Kế hoạch bài học môn Địa lí Lớp 4 - Tuần 12

Kế hoạch bài học môn Địa lí Lớp 4 - Tuần 12

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Tuần: 12.

 ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

(Chuẩn KTKN: 123 ; SGK: 98 )

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng)

 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ :

 + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên ; đây là đồng bằng lớn thứ hai của ta.

 + Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.

 + Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống ngăn lũ.

- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt nam.

- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ) : sông Hồng, sông Thái Bình.

HS khá, giỏi :

+ Dựa vào hình ảnh trong SGK, mô tả đồng bằng Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảng ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước.

+ Nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ.

Tích hợp: đắp đê ven sông , sử dụng nước để tưới tiêu .

 

doc 3 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn Địa lí Lớp 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí. KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần: 12. 
 ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Chuẩn KTKN: 123 ; SGK: 98 )
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) 
	- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ :
	+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên ; đây là đồng bằng lớn thứ hai của ta.
	+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
	+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống ngăn lũ.
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt nam.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ) : sông Hồng, sông Thái Bình.
HS khá, giỏi :
+ Dựa vào hình ảnh trong SGK, mô tả đồng bằng Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảng ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước.
+ Nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ.
Tích hợp: đắp đê ven sơng , sử dụng nước để tưới tiêu .
II.CHUẨN BỊ:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu: 
1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc:
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí của đồng bằng Bắc Bộ.
+ GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì & cạnh đáy là đường bờ biển.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân..
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên? (HSY)
+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta? (HSY)
+ Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng có địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co, những nơi có màu xám hơn là làng mạc của người dân
2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ:
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các sông của đồng bằng Bắc Bộ.
+ Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng?
GV chỉ trên bản đồ Việt Nam sông Hồng & sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng (SGV/81)
+ Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường như thế nào?
+ Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?
+ Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
GV nói thêm về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê: nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng bằng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân
GDMT: Để cải tạo môi trường, con người đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu.
Tích hợp: nêu tác dụng của việc đắp đê , đồng bằng bắc bộ ? ( ngăn lũ , dẫn nước , vào ruộng). 
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
+ Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì?
+ Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
+ Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
- GV nhận xét – kết luận. 
Củng cố – dặn dị:
GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ & mô tả về đồng bằng Bắc Bộ & hệ thống đê ven sông? (HS khá, giỏi)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- mở sách giáo khoa 
- HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK
HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
- bạn khác nhận xét và bổ sung 
- HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ,kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi.
-Sơng hồng bồi đắp nên 
-lớn thứ hai 
- khá bằng phẳng 
- HS trả lời câu hỏi của mục 2, sau đó lên bảng chỉ .
- Vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng
- Nước ở các sông thường dâng cao .
- Trùng với mùa hạ trong năm.
- Dâng cao thường gây lũ lụt ở đồng bằng.
-lắng nghe 
- HS dựa vào việc quan sát hình ảnh, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc khung xanh( 2-3 em )
- HS lên bảng chỉ và mô tả.
Nhận xét:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_dia_li_lop_4_tuan_12.doc