Kế hoạch bài dạy môn Tập đọc Lớp 2 - Học kì I - Nguyễn Thị Hạnh

Kế hoạch bài dạy môn Tập đọc Lớp 2 - Học kì I - Nguyễn Thị Hạnh

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức :

 - Học sinh đọc trơn được cả bài.

 - Đọc đúng rõ ràng tồn bài

 - Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 2. Kĩ năng :

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.

 - Hiểu nghĩa câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.(HS khá giỏi )

 - Hiểu nội dung của bài: Câu chuyên khuyên chúng ta phải biết kiên trì và nhẫn nại. Kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công.

 3. Thái độ : kiên trì nhẫn nại trong mọi công việc.

 4. Kỹ năng sống :

 - Tự nhận thức về bản thân: Hiểu và biết được kiên trì, nhẫn nại làm một việc gì đó sẽ thành công.

 - Lắng nghe tích cực.

 - Kiên định: Nhất định kiên nhẫn làm việc để thành công.

 - Đặt mục tiêu.

 

doc 153 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tập đọc Lớp 2 - Học kì I - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày dạy:......tháng......năm 20......
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức :
 - Học sinh đọc trơn được cả bài.
 - Đọc đúng rõ ràng tồn bài
 - Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 2. Kĩ năng :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
 - Hiểu nghĩa câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.(HS khá giỏi )
 - Hiểu nội dung của bài: Câu chuyên khuyên chúng ta phải biết kiên trì và nhẫn nại. Kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công.
 3. Thái độ : kiên trì nhẫn nại trong mọi công việc.
 4. Kỹ năng sống : 
 - Tự nhận thức về bản thân: Hiểu và biết được kiên trì, nhẫn nại làm một việc gì đó sẽ thành công.
 - Lắng nghe tích cực.
 - Kiên định: Nhất định kiên nhẫn làm việc để thành công.
 - Đặt mục tiêu.
 II. CHUẨN BỊ :
 - Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa (SGK)
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1p
2p
32p
A. ỔN ĐỊNH
B. CUNG CẤP KIẾN THỨC MỚI
 1.Khám phá :
- Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì ?
- Muốn biết bà cụ đang mài cái gì, bà nói gì với cậu bé, chúng ta cùng đọc bài hôm nay: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Ghi đầu bài lên bảng.
 2. Kết nối :
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu.
 a) Đọc từng câu
- Cho HS đọc từng câu nối tiếp.
- Hướng dẫn phát âm từ khó, kết hợp sửa đọc sai.
 b) Đọc từng đoạn trước lớp
- Chia đoạn cho HS nhận biết.
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo từng đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài.
- Kết hợp giúp HS nắm nghĩa cùa từ.
 c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm.
 d) Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh.
- Trả lời: Tranh vẽ một bà cụ già và một cậu bé. Bà cụ đang mài một vật gì đó, bà vừa mài vừa trò chuyện với cậu bé.
- Mở SGK Tiếng Việt 2/1, trang 4.
- Học sinh theo dõi sgk, đọc thầm theo.
- Mỗi học sinh đọc một câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Học sinh tự phát hiện từ khó đọc
- Đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tiếp nối nhau đọc các đoạn (đọc 2 vòng).
- 3-5 HS đọc. Cả lớp đồng thanh các câu.
- Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc tiếp nối, đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
TIẾT 2
20p
3p
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+ Tính nết cậu bé lúc đầu thế nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì ?
( Rèn kỹ năng kiên định)
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
 + Bà cụ giảng giải thế nào ?
( Rèn kỹ năng lắng nghe tích cực )
 + Theo em, cậu bé có tin lời bà cụ không ? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó ?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4.
 + Câu chuyện này khuyên em điều gì ?
( Rèn kỹ năng tự nhận thức bản thân- đặt mục tiêu )
- Nhận xét, chốt ý.
 + Em hãy nói lại ý nghĩa của câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” bằng lời của em.(khá, giỏi )
v Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 2.
- Đọc mẫu, lưu ý học sinh giọng điệu chung của đoạn.
- Hướng dẫn, uốn nắn.
- Gọi 2 HS đọc lại cả bài.
3.Phần cuối :
 + Trong câu chuyện, em thích ai ? Vì sao ?
- Dặn học sinh luyện đọc.
- Chuẩn bị bài Tự thuật.
-1 HS đọc mẫu, cả lớp theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- Làm việc gì cũng mau chán không chịu khó học, chữ viết nguệch ngoạc, đọc sách được vài dòng bỏ đi chơi.
- Cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- HS đọc đoạn 3
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.
- Cậu bé tin. Cậu hiểu ra và quay về nhà học bài.
- HS đọc đoạn 4
- Phải nhẫn nại kiên trì
- Nhẫn nại kiên trì sẽ thành công.
- Việc khó đến đâu nếu nhẫn nại, kiên trì cũng làm được.
- HS chọn đọc đoạn văn em yêu thích.
- 2 HS đọc lại cả bài.
- Em thích nhất bà cụ, vì bà đã dạy cho cậu bé tính nhẫn nại kiên trì. / Vì bà cụ là người nhẫn nại kiên trì.
- Em thích nhất cậu bé, vì cậu bé hiểu được điều hay và làm theo./ Vì cậu bé biết nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa.
- Lắng nghe, thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày dạy:......tháng......năm 20......	 
TỰ THUẬT
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Học sinh đọc trơn,đúng rõ ràng được cả bài.
 - Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các phần, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
 2. Kĩ năng :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ của phần yêu cầu tự thuật.
 - Có hiểu biết ban đầu về một bảng Tự thuật.
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
 3.Thái độ : Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt .
 II. CHUẨN BỊ :
 - Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính.
Thành phố / Tỉnh ® Quận / Huyện ® Phường / Xã
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1p
4p
2p
15p
10p
7p
1p
A. ỔN ĐỊNH
B. KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ: Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Kiểm tra 2 học sinh.
- Nhận xét, ghi điểm cho học sinh.
C. CUNG CẤP KIẾN THỨC MỚI
 1. Khám phá :
- Cho học sinh xem ảnh và nói: Đây là một bạn học sinh. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được nghe bạn ấy tự kể về mình. Những lời tự kể về mình như thế được gọi là Tự thuật. Qua lời Tự thuật, chúng ta sẽ được biết tên, tuổi và nhiều thông tin khác về bạn.
- Ghi tên bài lên bảng.
 2. Kết nối:
Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
 a) Đọc từng câu
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý sửa đọc sai.
- Hướng dẫn phát âm từ khó: tự thuật, huyện , trường ....
Đọc từng đoạn trước lớp
- Chia đoạn cho HS nhận biết.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Yêu cầu HS tìm cách ngắt câu dài.
- Cho HS đọc chú giải và giải thích thêm một số từ mới .
 c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cho HS đọc theo nhóm.
 d) Thi đọc giữa các nhóm
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- Giáo viên nêu câu hỏi sách giáo khoa.
- Chuyển hoạt động: Chúng ta đã hiểu thế nào là Tự thuật. Bây giờ hãy Tự thuật về bản thân mình cho các bạn cùng biết.
- Đặt câu hỏi chia nhỏ bài Tự thuật theo từng mục để gợi ý cho học sinh. (Em tên là gì ? Quê em ở đâu ?...)
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn HS đọc câu, đoạn, bài.
3. Phần cuối :
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà viết một bảng Tự thuật và chuẩn bị bài Phần thưởng.
- Hát.
- Học sinh 1: Đọc đoạn 1, 2 bài Có công mài sắt có ngày nên kim và tìm những từ ngữ cho thấy cậu bé rất lười biếng.
- Học sinh 2: Đọc đoạn 2, 3 và nêu bài học rút ra từ câu chuyện.
- Mở sách giáo khoa trang 7.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Mỗi học sinh đọc một câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Học sinh phát âm 3-5 em ,cả lớp.
- HS luyện đọc từng đoạn nối tiếp.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu dài. 
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn trong nhóm.
- Từng HS đọc theo nhóm các HS khác bổ sung .
- Các nhóm cử đại diện thi đọc
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ.
- Chia nhóm: Tự thuật trong nhóm.
- Mỗi nhóm cử 2 đại diện, một người thi Tự thuật về mình, một người thi thuật lại về một bạn trong nhóm của mình.
- Lắng nghe, thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
TUẦN 2
Ngày dạy:......tháng......năm 20......
PHẦN THƯỞNG
 I. MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức :
- Đọc trơn được cả bài.
- Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các cụm từ.
 2.Kĩ năng :
- Hiểu nghĩa các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tấm lòng, tốt bụng.
- Hiểu được đặc điểm, tính cách của Na là một cô bé tốt bụng.
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Lòng tốt rất đáng quý và đáng trân trọng. Các em nên làm nhiều việc tốt. Trả lời được các câu hỏi 1,2,4.
 3.Thái độ :
- Giáo dục lòng nhân ái của con người.
 4. Kỹ năng sống : + Xác định giá trị : Hiểu lòng tốt con người rất đáng quý, tôn trọng những người có tấm lòng tốt.
 + Thể hiện sự cảm thông.
 II. CHUẨN BỊ :
 - Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 TIẾT 1
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1p
4p
1p
24p
A.ỔN ĐỊNH
B. KIỂM TRA KT CŨ: Tự thuật
- Kiểm tra 2 học sinh.
C. CUNG CẤP KT MỚI
 1. Khám phá :
- Trong bài hôm nay, em sẽ làm quen với một bạn gái tên Na. Na học chưa giỏi nhưng tốt bụng. Em thường xuyên giúp đỡ bạn bè. Lòng tốt của Na đã được cô giáo và các bạn khen ngợi. Na là một gương tốt cho chúng ta.
 2. Kết nối :
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- GV đọc mẫu.
 a) Đọc từng câu
- Đọc từng câu trong bài.
 Hướng dẫn phát âm từ khó,kết hợp sửa đọc sai.
 b) Đọc từng đoạn trước lớp
- Chia đoạn cho HS nhận biết 
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo từng đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài.
 Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp/ túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm.//
- Kết hợp giúp HS nắm nghĩa cùa từ
 Hỏi HS về nghĩa của các từ ngữ: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ
 c) Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm.
 d) Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh.
- Hát
- Đọc bài tự thuật và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc.
- Lần lượt từng học sinh đọc nối tiếp nhau.
- 3-5 HS đọc. Cả lớp đồng thanh.
- Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc tiếp nối.
- Đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
TIẾT 2
10p
12p
3p
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Cho HS đọc thầm đoạn 1,2.
- Hỏi: Câu chuyện kể về bạn nào ?
 + Bạn Na là người như thế nào ?
 + Hãy kể những việc tốt mà Na đã làm ?
 + Các bạn đối với Na như thế nào ?
 + Tại sao luôn được các bạn quý mến mà Na lại buồn ?
 + Chuyện gì đã xảy ra vào cuối năm học ?
 + Các bạn của Na đã làm gì vào giờ ra chơi ?
( Rèn kỹ năng xác định giá trị)
 + Theo em, các bạn của Na bàn bạc điều gì ?
( Rèn kỹ năng thể hiện sự cảm thông )
- Chuyển: Để biết chính xác điều bất ngờ mà cả lớp và cô giáo muốn dành cho Na chú ...  TIÊU :
 1. Kiến thức : 
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Đọc trơn được các bài tập đọc đã học. (Tốc độ 40 chữ/ phút. Phát âm rõ ràng)
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các dấu câu và giữa các cụm từ.
 2. Kỹ năng : 
Tìm được từ chỉ hoạt động theo tranh và đặt câu với từ chỉ hoạt động.
Biết nói lời mời, nhờ ,lời đề nghị phù hợp với tình huống cụ thể .(BT3)
 3. Thái độ : 
Yêu quý Tiếng Việt, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Tranh minh họa bài tập 2.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1p
28p
4p
A. ỔN ĐỊNH
B. CUNG CẤP KIẾN THỨC MỚI
 1. Khám phá :
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
 2. Kết nối:
v Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
- Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
v Hoạt động 2: Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động
- Treo tranh minh họa và yêu cầu HS gọi tên hoạt động được vẽ trong tranh.
- Yêu cầu HS đặt câu với từ tập thể dục.
- Yêu cầu HS tự đặt câu với các từ khác viết vào Vở bài tập.
- Gọi một số HS đọc bài, nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 3: Ôn luyện kĩ năng nói lời mời, lời đề nghị
- Gọi 3 HS đọc 3 tình huống trong bài.
- Yêu cầu HS nói lời của em trong tình huống 1.
Yêu cầu HS suy nghĩ và viết lời nói của em trong các tình huống còn lại vào Vở bài tập.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm HS.
3. Phần cuối :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 6.
- Hát
- 7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
- Nêu: 1 – tập thể dục; 2 – vẽ tranh; 3- học bài; 4 – cho gà ăn; 5 – quét nhà.
- Một vài HS đặt câu. Ví dụ:
 Chúng em tập thể dục/ Lan và Ngọc tập thể dục/ Buổi sáng, em dậy sớm tập thể dục./
- Làm bài cá nhân.
- HS đọc bài, bạn nhận xét.
- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- Một vài HS phát biểu. Ví dụ: Chúng em mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của lớp ạ!/ Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam với lớp chúng em ạ!/
- Làm bài cá nhân.
- HS đọc bài, bạn nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày dạy:......tháng......năm 20......
ÔN TẬP
TIẾT 6
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : 
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Đọc trơn được các bài tập đọc đã học. (Tốc độ 40 chữ/ phút. Phát âm rõ ràng )
 2. Kỹ năng : 
Dựa theo tranh kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt được tên cho câu chuyện (BT2 )
Viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể.(BT3 )
 3. Thái độ : 
Yêu quý Tiếng Việt, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng trong chương trình học kỳ I. Tranh minh họa bài tập 2.
HS: SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1p
28p
4p
A. ỔN ĐỊNH
B. CUNG CẤP KIẾN THỨC MỚI
 1. Khám phá :
 Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
 2. Kết nối:
v Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
- Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh và đặt tên cho truyện
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1.
- Hỏi: Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại thế nào ?
- Ai đang đứng trên lề đường ?
- Bà cụ định làm gì ? Bà đã làm được việc bà muốn chưa ?
- Yêu cầu kể lại toàn bộ nội dung tranh 1.
- Yêu cầu quan sát tranh 2.
- Hỏi: Lúc đó ai xuất hiện ?
- Theo em, cậu bé sẽ làm gì, nói gì với bà cụ. Hãy nói lại lời cậu bé.
- Khi đó bà cụ sẽ nói gì ? Hãy nói lại lời bà cụ. 
- Yêu cầu quan sát tranh 3 và nêu nội dung tranh.
- Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu HS đặt tên cho truyện.
 Hướng dẫn: Đặt tên cần sát với nội dung của truyện hoặc nêu nhân vật có trong truyện
v Hoạt động 3: Viết tin nhắn
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Vì sao em phải viết tin nhắn ?
- Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể đi dự Tết Trung Thu ?
- Yêu cầu HS làm bài. 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét hai tin nhắn của 2 HS lên bảng. Gọi một số em trình bày tin nhắn, nhận xét và cho điểm.
 - Ví dụ: 
Lan thân mến!
Tớ đến nhưng cả nhà đi vắng. Ngày mai, 7 giờ tối, cậu đến Nhà văn hoá dự Tết Trung Thu nhé!
Chào cậu: Hồng Hà
3. Phần cuối :
- Nhận xét chung về tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 7
- Hát
- 7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- Trên đường phố người và xe đi lại tấp nập.
- Có 1 cụ bà già đang đứng bên lề đường.
- Bà cụ định sang đường nhưng mãi vẫn chưa sang được.
- Thực hành kể chuyện theo tranh 1.
- Lúc đó một cậu bé xuất hiện.
- Cậu bé hỏi: Bà ơi, cháu có giúp được bà điều gì không ?/ Bà ơi, bà muốn sang đường phải không, để cháu giúp bà nhé!/ Bà ơi, bà đứng đây làm gì ? . . .
- Bà muốn sang bên kia đường nhưng xe cộ đi lại đông quá, bà không sang được.
- Cậu bé đưa bà cụ qua đường./ Cậu bé dắt tay đưa bà cụ qua đường . . .
- Kể nối tiếp theo nội dung từng tranh. Sau đó 2 HS kể lại nội dung của truyện.
- Nhiều HS phát biểu. VD: Bà cụ và cậu bé/ Cậu bé ngoan/ Qua đường/ Giúp đỡ người già yếu...
- Đọc yêu cầu.
- Vì cả nhà bạn đi vắng.
- Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức.
- Làm bài cá nhân.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày dạy:......tháng......năm 20......
ÔN TẬP
TIẾT 7
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : 
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Đọc trơn được các bài tập đọc đã học. (Tốc độ 40 chữ/ phút. Phát âm rõ ràng )
 2. Kỹ năng : 
Tìm được từ chỉ đặt điểm trong câu(BT2).
Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo.(BT3)
 3. Thái độ : 
Yêu quý Tiếng Việt, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Phiếu ghi tên bài thơ, chỉ định đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1p
28p
4p
A. ỔN ĐỊNH
B. CUNG CẤP KIẾN THỨC MỚI
 1. Khám phá :
 Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
 2. Kết nối:
v Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
- Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm của người và vật.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Sự vật được nói đến trong câu càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì ?
- Càng về sáng tiết trời ntn ?
- Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng ?
- Yêu cầu tự làm các câu còn lại và báo cáo kết quả làm bài.
- Theo dõi và chữa bài.
v Hoạt động 3: Ôn luyện về cách viết bưu thiếp.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Yêu cầu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số HS đọc bài làm, nhận xét và ghi điểm.
3. Phần cuối :
- Nhận xét chung về tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 8
- Hát
- 7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Là tiết trời.
- Càng lạnh giá hơn.
- Lạnh giá.
b) vàng tươi, sáng trưng, xanh mát.
c) siêng năng, cần cù.
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày dạy:......tháng......năm 20......
ÔN TẬP
TIẾT 8
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : 
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Đọc trơn được các bài tập đọc đã học. (Tốc độ 40 chữ/ phút. Phát âm rõ ràng )
 2. Kỹ năng : 
Biết nói câu đồng ý, không đồng ý.
Bít viết đoạn văn ngắn (5 câu) theo chủ đề cho trước.
 3. Thái độ : 
Yêu quý Tiếng Việt, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Phiếu ghi tên, đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc lòng.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1p
28p
4p
A. ỔN ĐỊNH
B. CUNG CẤP KIẾN THỨC MỚI
 1. Khám phá :
 Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
 2. Kết nối:
v Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
- Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: Ôn luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 2 HS làm mẫu tình huống 1.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành theo tình huống, sau đó gọi một số nhóm trình bày.
- Nhận xét và ghi điểm từng cặp HS.
v Hoạt động 3: Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số em đọc bài làm và chỉnh sửa lỗi cho các em, nếu có.
- Ghi điểm một số bài tốt.
3. Phần cuối :
- Nhận xét chung về tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 9
- Hát
- 7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Làm mẫu: Ví dụ với tình huống a):
 + HS 1 (vai bà): Hà ơi, xâu giúp bà cái kim!
 + HS 2 (vai cháu): Vâng ạ! Cháu sẽ giúp bà ngay đây ạ!/ Vâng ạ.
Bà đưa kim đây cháu xâu cho ạ!...
- Tình huống b):
 + HS 1: Ngọc ơi! Em nhặt rau giúp chị với!
 + HS 2: Chị chờ em một lát. Em xong bài tập sẽ giúp chị ngay./ Chị ơi, một tí nữa em giúp chị được không? Em vẫn chưa làm xong bài tập 
- Tình huống c):
 + HS 1: Hà ơi! Bài khó quá, cậu làm giúp tớ với.
 + HS 2: Đây là bài kiểm tra, mình không thể làm giúp bạn được, bạn thông cảm.
- Tình huống d):
 + HS 1: Ngọc ơi, cho tớ mượn cái gọt bút chì.
 + HS 2: Đây, cậu lấy mà dùng./ Đây nó đây./ Oi mình để quên nó ở nhà rồi, tiếc quá
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài và đọc bài làm.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
TIẾT 9
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tap_doc_lop_2_hoc_ki_i_nguyen_thi_hanh.doc