Hướng dẫn khoa học Một số lỗi chính tả của học sinh lớp 1 và biện pháp khắc phục

Hướng dẫn khoa học Một số lỗi chính tả của học sinh lớp 1 và biện pháp khắc phục

Chương 1.

Một số lỗi chính tả thường gặp của học sinh lớp 1(Qua khảo sát tại Trường tiểu học Tân Định, Bến Cát, tỉnh Bình Dương)

 1.1. Vài nét về chữ viết tiếng Việt và chính tả tiếng Việt

 1.1.1. Đặc điểm chữ viết tiếng Việt

 Tiếng Việt là một ngôn ngữ âm tiết tính. Trong tiếng Việt, ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị. Chữ viết tiếng Việt, một chữ viết ghi âm với nguyên tắc chính tả thuần tuý ngữ âm học, không phản ánh một cách phát âm tự nhiên thực tế tồn tại của tiếng Việt hiện đại. Đối chiếu với phát âm của tiếng địa phương miền Bắc, mà trung tâm là Hà Nội, thì phát âm mà nói phản ánh có thêm đến năm loại âm tiết: những âm tiết có phụ âm đầu viết bằng TR-, viết bằng S-, viết bằng R- và những âm tiết có vần –ưu, -ươu.

doc 25 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn khoa học Một số lỗi chính tả của học sinh lớp 1 và biện pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM 
 LÊ THỊ VINH 
MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 1 VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
(QUA THỰC TẾ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ĐỊNH, 
HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG)
 TIỂU LUẬN KHOA HỌC CUỐI KHÓA 
	 Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. Thái Thị Hoài An
BÌNH DƯƠNG, 2011
LỜI CẢM ƠN
 Tiểu luận cuối khóa của tôi nay đã hoàn thành. Có được kết quả hôm nay, tôi đã nhận được nhiều sự đóng góp, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, cơ quan nơi tôi công tác, người thân trong gia đình và các em học sinh.
 Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo khoa Sư phạm trường Đại học Tây Nguyên, đặc biệt là cô giáo Thái Thị Hoài An đã tận tình dạy bảo, góp ý, giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu và thực hiện đề tài.
 Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh lớp 1 trường Tiểu học Tân Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các tác giả của những tài liệu mà trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng.
 Với năng lực có hạn, lại là lần đầu tiên viết tiểu luận nên kinh nghiệm thiếu. Mặt khác, nơi công tác chưa phải là nơi hoàn toàn thuận lợi, việc tìm kiếm các nguồn thông tin còn gặp khó khăn, nên dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Bình Dương , Ngày 8 tháng 9 năm 2011
 Người thực hiện
 Lê Thị Vinh
MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Theo quan điểm của khoa học giáo dục thì quá trình học tập của học sinh về bản chất là quá trình nhận thức của học sinh. Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp, đối với học sinh tiểu học thì giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức giao tiếp phổ biến nhất. Theo Luật giáo dục ban hành năm 2005, tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường.
 Xuất phát từ thực trạng của quá trình dạy học ở địa phương, chúng tôi nhận thấy việc tiếp cận với tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt của học sinh (đa số là học sinh con em ở ngoài Bắc, Miền Trung và con em ở Miền Tây tời làm công nhân tạm trú tại địa phương) còn gặp nhiều khó khăn. Với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt trở thành một thức “ngoại ngữ” sau tiếng mẹ đẻ. Một trong những khó khăn thường gặp là hiện tượng học sinh viết sai chính tả, kéo theo việc nghe sai và nói sai. Đặc biệt, đối với học sinh tiểu học thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình nhận thức của học sinh.
 Vì vậy, chúng tôi là những người đang công tác tại một vùng có nhiều đối tượng có vấn đề về chính tả mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số lỗi chính tả thường gặp của học sinh lớp 1” qua khảo sát tình hình thực tế ở một trường tiểu học, nơi chúng tôi trực tiếp giảng dạy.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Tìm hiểu những lỗi chính tả thường gặp của học sinh lớp 1 trường tiểu học Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, từ đó giải thích nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp hạn giúp học sinh chế lỗi chính tả.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu một số lỗi chính tả thường gặp ở học sinh lớp 1 và đề xuất giải pháp khắc phục.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1, trường tiểu học Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và đề xuât giải pháp khắc phục.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chỉ rõ những lỗi chính tả cơ bản mà học sinh thường mắc phải.
Chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi và đề xuất các biện pháp khắc phục.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Khi tiến hành nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin thông qua các hoạt động: trao đổi, chuyện trò, quan sát, khảo sát trên bài kiểm tra viết, ...để phân tích và so sánh từ đó rút ra nguyên nhân của vấn đề. Đồng thời, chúng tôi cũng đã tiến hành tìm kiếm tài liệu tham khảo, đọc và khai thác các tài liệu này cùng với việc tham khảo các đề tài sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp kết hợp với việc nghiên cứu các tình huống mắc lỗi về chính tả của học sinh thông qua việc quan sát, nói chuyện với học sinh và dự giờ của đồng nghiệp cùng với việc tổng hợp những kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân. Vì vậy, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 
 - Phương pháp điều tra 
 - Phương pháp thống kê
 - Phương pháp so sánh đối chiếu
Chương 1.
Một số lỗi chính tả thường gặp của học sinh lớp 1(Qua khảo sát tại Trường tiểu học Tân Định, Bến Cát, tỉnh Bình Dương)
 1.1. Vài nét về chữ viết tiếng Việt và chính tả tiếng Việt
 1.1.1. Đặc điểm chữ viết tiếng Việt
 Tiếng Việt là một ngôn ngữ âm tiết tính. Trong tiếng Việt, ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị. Chữ viết tiếng Việt, một chữ viết ghi âm với nguyên tắc chính tả thuần tuý ngữ âm học, không phản ánh một cách phát âm tự nhiên thực tế tồn tại của tiếng Việt hiện đại. Đối chiếu với phát âm của tiếng địa phương miền Bắc, mà trung tâm là Hà Nội, thì phát âm mà nói phản ánh có thêm đến năm loại âm tiết: những âm tiết có phụ âm đầu viết bằng TR-, viết bằng S-, viết bằng R- và những âm tiết có vần –ưu, -ươu. Những âm tiết này đều có trong phát âm của những phương ngữ khác, với sự khu biệt tr- và ch-, s- và x-, r- và d-/gi-, -ưu và –iu, -ươu và –iêu. Có thể nói rằng chữ viết của tiếng Việt phản ánh phát âm tiết tiếng Việt một cách tổng hợp, nghĩa là phản ánh những khu biệt âm tiết của tất cả các phương ngữ. Về mặt này, chữ viết có tác dụng thể hiện và giữ gìn sự thống nhất của tiếng Việt, vì nó tạo ra một tâm lí khá phổ biến cho rằng phát âm phản ánh trên chữ viết, vốn không tồn tại một cách tự nhiên trong thực tế, là phát âm chuẩn thống nhất của tiếng Việt. Chính tả trở thành cơ sở của chính âm. Dần dần, ngày càng có thêm những người có ý thức dựa theo chính tả uốn nắn phát âm phương ngữ của mình cho phù hợp với chữ viết. Nên coi đây là một hiện tượng tích cực.
 1.1.2. Một số kiến thức cần thiết về chính tả tiếng Việt
 1.1.2.1. Vài nét về chữ viết và chính tả tiếng Việt
 Hệ thống ngữ âm và các phát âm chuẩn tiếng Việt hiện nay phát triển theo xu hướng thống nhất. Tuy nhiên vẫn còn có thể hiểu phát âm chuẩn trên thực tế, phát âm theo cách viết chuẩn thống nhất tức là lấy phương ngôn Bắc làm hệ thống âm chuẩn, bổ sung thêm những yếu tố tích cực của các phương ngôn khác.
 Tiếng Việt không phải là một thực thể nhất dạng mà luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Để bảo đảm thiên chức của mình, công cụ giao tiếp giữa người và người thì ngôn ngữ xét về mặt cấu trúc và chức năng phải được thống nhất trong cộng đồng. Do vậy chuẩn ngôn ngữ thường có tính ổn định tương đối, tính lựa chọn và tính bắt buộc.
 Tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện xã hội. tuỳ thuộc vào cấu trúc nội bộ của từng ngôn ngữ và mỗi quốc gia, mặc dù dựa trên những nguyên tắc chung nhưng vẫn có cách khác nhau trong việc xác định âm chuẩn. Tình hình thực tế trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra luận thuyết về việc lấy hệ thống âm của Hà Nội làm chuẩn. 
 Theo nguyên tắc này chuẩn mực ngữ âm rất phù hợp với hệ thống ngữ âm mà chữ quốc ngữ phản ánh, tức là rất phù hợp với chữ viết. Nó sẽ tránh được hiện tượng đồng âm. Chính vì thế, bên cạnh chuẩn phát âm quốc gia chúng ta chấp nhận thêm một khái niệm nữa “chuẩn phát âm địa phương”.
 1.1.2.2. Đặc điểm chữ viết tiếng Việt
 Tiếng Việt là ngôn ngữ âm tiết tính: cách phát âm được tách bạch rõ ràng trong dòng lời nói. Vì thế khi viết các chữ biểu thị âm tiết được viết rời, cách biệt nhau.
	Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định (tiếng Việt có sáu thanh) khi viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết.
	Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng Việt có cấu tạo như sau:
Thanh điệu
Phụ âm đầu
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Trong đó âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được trong cấu tạo của âm tiết.
	Cách xác định ký hiệu ghi âm chính trong chữ: muốn xác định ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào trong khuôn âm tiết.
 1.1.2.3. Một số kiến thức cần thiết về chính tả tiếng Việt
- Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết
 	+ Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đầu đều có thể làm kí hiệu ghi âm đầu của âm tiết.
 	+ Tất cả các chữ cái ghi nguyên âm đều có thể làm kí hiệu ghi âm chính của âm tiết.
 	+ Các chữ cái để ghi âm đệm giữa chúng có sự phân bố rõ rệt.
Ví dụ: O và U
 	+ Các kí hiệu: p, t, m, n, c, ng (nh), i (y), u, (o) biểu thị các âm cuối.
- Sự phân bố vị trí giữa các ký hiệu cùng biểu thị một âm
 Các quy tắc bổ sung đã được xã hội hoá và trở thành thói quen chính tả của người Việt. Nhờ chúng mà chính tả chữ quốc ngữ khắc phục được tính phức tạp, rắc rối. Phát hiện từ những trường hợp vi phạm nguyên tắc ngữ âm học. Sau đây là các quy tắc bổ sung đó: K, C, Q
+ K viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm ( bộ phận nguyên âm đôi): e, ê, i. Ví dụ: kính, kiên, kia 
+ C viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm đôi ( bộ phận nguyên âm đôi): a, ă, â; o, ô, ơ; u, ư. Ví dụ : ca, co, cô, cư 
+ Q viết trước âm đệm: u. Ví dụ; quả, quan, quăng 
Riêng trường hợp ka, ghi theo thói quen k vẫn viết trước a.
* G,GH; NG, NGH
+ G, NG viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm đôi): a, ă, â; o, ô, ơ; u, ư. Ví dụ: nga, go, gù 
- GH, NGH khi viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm đôi) e, ê, i. Ví dụ: nghe, ghế, nghiêng 
* IÊ, YÊ, IA, YA
+ IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối: chiến, tiên 
+ YÊ viết sau âm đệm, trước âm cuối: tuyên, quyên  hoặc khi mở đầu âm tiết: yên, yết 
+ IA viết sau âm đầu, không có âm cuối: chia, phía 
+ YA viết sau âm đệm, không có âm cuối: khuya.
* UA, UÔ
- UA viết khi không có âm cuối: của, múa 
- UÔ viết trước âm cuối; suối, suốt 
* ƯA, ƯƠ
- ƯA viết khi không có âm cuối: chưa, thừa 
- ƯƠ viết trước âm cuối: nước, thương 
* O, U làm âm đệm
- Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết U: quang, quân, quen 
- Sau các phụ âm khác hoặc mở đầu âm tiết: uống, ong 
	Viết O trước các nguyên âm: a, ă, e (hoa, khoăn, toét )
	Viết U trước các nguyên âm: â, ê, y, ya, yê (huân, hu ...  số dạng bài tập sau đây:
 2.1.4.1. Bài tập trắc nghiệm
 Khoanh tròn vào chữ cai trước những chữ viết đúng chính tả:
a. Hướng dẩn	b. Hướng dẫn
c. Giải lụa	d. Dải lụa
e. Oan uổng	f. Oan uổn
 2.1.4.2. Điền chữ đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô trống trước những chữ viết sai chính tả:
Rau muốn	Rau muống
Chải chuốc	Chải chuốt
Giặc quần áo	Giặt quần áo
2.1.4.3. Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính tả
A	B
bênh	trái
bên	vực
bện	tật
bệnh	tóc
 2.1.4.4. Bài tập chọn lựa
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
Cháu bé đang uống  (sửa, sữa)
Học sinh ...........mũ chào thầy giáo. (ngả, ngã).
Đôi  này đế rất .. (giày, dày)
Sau khi . con, chị ấy trông thật  (xinh, sinh)
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
Học sinh . đèn học bài.. đêm khuya. (trong, chong)
Lan thích nghe kể.hơn đọc.. (truyện, chuyện)
Trời nhiều .., gió heo lại về. (mây, may)
 2.1.4.5. Bài tập phát hiện
Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
Xuân diệu là một nhà thơ trử tình nổi tiếng. 
Cả phòng khéc lẹc mùi thuốc lá.
Lá vàng bay liệng trong gió chiều.
Bức tườn bị nức ngang nức dọc.
 2.1.4.6. Bài tập điền khuyết
* Điền vào chỗ trống:
l/n: lành. ặn, naoúng,anh lảnh
s/x: chimẻ, sanẻ, ẻ gỗ. uất khẩu, năng.uất.
ươn/ương: bay l..., b. chải, bốn ph.. , chán ch\
iêt/ iêc: đi biền b....., thấy tiêng t/.., xanh biêng b/..
* Điền tiếng láy thích hợp vào chỗ trống:
Hắn bỡ.. trước cuộc sống mới lạ.
Buổi trưa hè, trời nắng chói .
Dây leo chằng, chắn cả lối đi.
Tiếng gà kêu quang 
 2.1.4.7 Bài tập tìm từ
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa.
* Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ươt hoặc ươc có nghĩa như sau:
Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ: 
Thi không đỗ:
Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh:
* Tìm các từ chỉ hoạt động:
Chứa tiếng bắt đầu bằng r:
Chứa tiếng bắt đầu bằng d:
Chứa tiếng bắt đầu bằng gi:
Chứa tiếng có vần ươt:
Chứa tiếng có vần ươc:
* Tìm từ ngữ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có ý nghĩa như sau:
Trái nghĩa với từ thật thà:
Đoạn đường nhỏ hẹp trong thành phố:
Cây trồng để làm đẹp:
Khung gỗ để dệt vải:
2.1.4.8. Bài tập phân biệt
Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau:
nồi - lồi
no - lo
chúc - chút
lụt - lục
ngả - ngã
 2.1.4.9. Bài tập giải câu đố
* Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:
	Mặt.. òn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
	Suốt ngày lơ lửng ên cao
Đêm về đi ngủ, .ui vào nơi đâu?
	(là gì?)
* Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm rồi giải câu đố sau:
	Cánh gì cánh chăng biết bay
Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi
	Đôi ngàn vạn giọt mồ hôi
Bát cơm trắng deo, đia xôi thơm bùi.
 	(là gì?)
Ngoài ra, khi tổ chức học cần chú ý kết hợp các phương pháp theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên lựa chọn các bài tập có tính chất trò chơi hoặc gắn những lỗi sai với những tình huống dễ nhớ, gần gũi với các em, kích thích sự hứng thú của các em.
Khi đánh giá, nhận xét bài viết chính tả, có thể để học sinh tự trao đổi, chấm bài chéo cho bạn dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sẽ giúp các em nhớ lâu hơn khi gặp những tình huống “có vấn đề”.
 2.2. Về những giải pháp cụ thể cho học sinh Trường tiểu học Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
 2.2.1. Nâng cao điều kiện cơ sở vật chất (giúp học sinh học trực quan)
 Giáo viên và nhà trường cần tạo cho các em một môi trường học tập đảm bảo đầy đủ về trang thiết bị và đồ dùng trực quan: tranh, ảnh, máy vi tính, máy chiếu, máy ghi âm, đầu VCD, ..
 Bên cạnh đó, giáo viên cần được trang bị đầy đủ các loại sách, tài liệu tham khảo như: từ điển tiếng Việt, sách về ngôn ngữ học, máy vi tính để khai thác thông tin trên internet, máy in, 
2.2.2. Xác định thái độ học tập đúng đắn cho học sinh
 Để phát âm cho đúng âm chuẩn, giáo viên cần tập cho học sinh thói quen tự mình kiên trì luyện phát âm cho chính mình, khắc phục những lỗi sai do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ.
 Thông qua các cuộc họp với phụ huynh học sinh và nhiều hình thức khác, giáo viên nên phối hợp và đề nghị với gia đình học sinh tăng cường việc sử dụng tiếng Việt và chữa lỗi khi nói, viết tiếng Việt cho các em.
 Khích lệ các em trong việc tăng cường sử dụng tiếng Việt khi đến trường, khi chơi; quan hệ thân thiện với mọi người xung quanh, nhất là bạn học cùng lớp, để mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, qua đó tự học được cách sử dụng đúng tiếng Việt khi nói, khi viết.
2.2.3. Phân hóa đối tượng để tìm những giải pháp phù hợp trong việc khắc phục lỗi chính tả của học sinh
 Khi dạy chính tả, giáo viên phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình thành nội dung giảng dạy, phải xác định được những lỗi mang tính đặc thù của địa phương đó.
 Phân loại học sinh theo nhóm lỗi chính tả thường mắc phải để chọn lựa những bài tập phù hợp và tổ chức cho các em học tập, trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau trong việc học tốt phân môn chính tả.
 2.2.4. . Tổ chức hoạt động ngoại khóa
 Ngoài việc tổ chức dạy học chính khóa theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định, có thể tổ chức các hoạt động ngoài giờ theo quy mô lớp hoặc khối lớp, với các hình thức phong phú, đa dạng về nội dung, chú trọng việc tổ chức cho các em học sinh rèn luyện kỹ năng diễn đạt, kỹ năng viết và kỹ năng giao tiếp trong môi trường tập thể. Nhất là đối với học sinh dân tộc, họat động này rất có ý nghĩa. Thông qua giao tiếp, các em có thể tự học, tự so sánh để sửa chữa các lỗi sai của mình. Thông qua các trò chơi về ngôn ngữ, sẽ giúp các em nắm được bản chất của vấn đề và sẽ ghi nhớ lâu hơn.
KẾT LUẬN
 Qua khảo sát, thống kê và thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy vấn đề lỗi chính tả của học sinh tiểu học, nhất là với đối tượng học sinh dân tộc là một vấn đề cần được quan tâm, đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc và triệt để đối với cả quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh. 
 Việc phát hiện lỗi chính tả, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy học tiếng Việt. Nhưng chỉ như vậy thì chưa đủ, mà cần có thời gian; người giáo viên cần phải kiên trì, bền bỉ và biết chờ đợi kết quả. Trong quá trình dạy học tiếng Việt, giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ, .. tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết mà dẫn đến sai sót; cần quan sát, kiểm tra thường xuyên để phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh một cách kịp thời; khi phát hiện lỗi sai của học sinh, cần phải sửa một cách cẩn thận, chu đáo tránh làm việc qua loa. Và cuối cùng, muốn trò giỏi thì thầy phải giỏi. Người giáo viên nên thường xuyên tự học, tự nghiên cứu bằng nhiều hình thức và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để qua đó nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. Có như thế mới có thể dạy tốt và giúp học sinh học thật tốt không chỉ trong phân môn chính tả mà trong tất cả các môn học.
 Thực tế cho thấy lời nói tồn tại ở cả hai dạng: nói và viết. Hai dạng này có liên quan mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Muốn học sinh nói chuẩn (chuẩn chính âm) và viết đúng (chuẩn chính tả), khi dạy chính tả ngoài nguyên tắc đặc thù, giáo viên phải dạy theo đúng các nguyên tắc chính tả. Vì nguyên tắc chính tả là cơ sở cho việc tổ chức dạy học chính tả, quyết định sự thành bại của quá trình dạy tiếng Việt, trong đó có dạy chính tả. Việc rèn luyện sửa lỗi cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong tất cả các môn học cũng như trong giao tiếp. Nhất là việc luyện viết “từ khó” trong giờ chính tả là một thao tác không thể thiếu được. Chỉ có trong giao tiếp, các yếu tố ngôn ngữ mới bộc lộ hết đặc điểm của nó. Dù dạy bất cứ yếu tố chính tả nào cũng phải hướng dẫn cho học sinh thấy chúng được sử dụng trong giao tiếp như thế nào và liên hệ với bản thân mình để có phương pháp tự sửa chữa. Đặc biệt, giáo viên phải hướng dẫn cho các em có ý thức nói, viết đúng chính tả ở mọi lúc, mọi nơi; giao tiếp ở trường cũng như giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, dạy học vốn đã là một việc khó, dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc trong đó có dạy học chính tả lại càng khó hơn. Việc càng khó đòi hỏi thầy càng giỏi. 
 Qua thăm dò ý kiến của nhiều đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy việc học sinh dân tộc thiểu số học tiếng Việt cần được chú ý nhiều hơn nữa. Cần có sự quan tâm đầu tư về nhiều mặt và có những công trình nghiên cứu khoa học với đối tượng học sinh này. Với nét đặc thù riêng, nên thiết nghĩ cần có một chương trình học, sách giáo khoa, phương pháp và phương tiện dạy học tiếng Việt dành riêng cho học sinh dân tộc. Nếu cần thiết, nên kéo dài thời gian học ở Tiểu học đối với học sinh dân tộc lên 6 năm. Năm đầu tiên, chỉ dành riêng cho việc làm quen và học tiếng Việt. Nội dung trong sách giáo khoa cũng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh người dân tộc thiểu số. 
 Đối với giáo viên đang giảng dạy tại vùng có tỷ lệ học sinh có dân trí thấp, cần có sự ưu đãi nhiều hơn nữa. Để động viên giáo viên bám lớp, bám trường, yên tâm công tác và cống hiến tâm trí, sức lực cho nhà trường, cho học sinh. Ngay từ khâu đào tạo giáo viên tiểu học trong trường sư phạm, cần đưa vào một số nội dung liên quan đến dạy học tiếng Việt cho học sinh những vùng gặp khó khăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Trung Hoa (2005), Lỗi chính tả và cách khắc phục, Nxb Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh.
Trần Trọng Kim (2007), Việt Nam văn phạm, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Lê Phương Nga – Đỗ Xuân Thảo – Lê Hữu Tính (2000), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2007), Tiếng Việt 3 Tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2009), Tiếng Việt 3 Tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Như Ý (2009), Từ điển chính tả học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Một số tài liệu, tạp chí giáo dục khác liên quan đến vấn đề dạy học chính tả tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_khoa_hoc_mot_so_loi_chinh_ta_cua_hoc_sinh_lop_1_va.doc