Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình môn Toán ở tiểu học

Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình môn Toán ở tiểu học

Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả HS cần phải đạt được sau từng giai đoạn học tập. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán đối với từng lớp tiểu học đã được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/ 2006/ QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ).

Tài liệu Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình Môn toán ở tiểu học được soạn theo kế hoạch dạy học quy định (Tuần, tiết-bài) và dựa theo các bài học trong SGK môn Toán đang được sử dụng trong các trường tiểu học toàn quốc. Đối với từng bài học (tiết dạy) trong SGK, tài liệu đề cập tới nội dung mức độ cần đạt. Đây là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả HS cần phải đạt được sau tiết học. Để đảm bảo thực hiện được mức độ cần đạt của mỗi bài học, trong số các bài tập thực hành, luyện tập của bài học ở SGK có các bài tập cần làm. Đây là các bài tập cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với học sinh. Như vậy, nội dung cơ bản của tài liệu nhằm giúp GV có cơ sở xác định mức độ cần đạt và các bài tập cần làm trong SGK (Toán 1, Toán 2, Toán 3, Toán 4, Toán 5) đối với HS để bảo đảm mọi đối tượng HS đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Toán trong chương trình. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi lớp học GV khuyến khích, tạo điều kiện cho những HS có khả năng, có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong SGK; chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng SGK trong dạy học cho các đối tượng khác nhằm phát triển năng lực của cá nhân HS, góp phần thực hiện dạy học phân hoá ở Tiểu học.

Mục ghi chú sẽ đề cập tới những ví dụ cụ thể để làm rõ mức độ cần đạt (ở một số trường hợp cần thiết) hoặc chi tiết, cụ thể mức độ cần đạt ở những bài toán mở trong các bài tập cần làm ( chẳng hạn : có bài tập có nhiều lựa chọn thì chỉ cần học sinh làm được một lựa chọn).

 

doc 30 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình môn Toán ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình các Môn học 
ở tiểu học
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD &ĐT) đã ban hành bộ Chương trình GDPT cấp Tiểu học (Quyết định số 16/ 2006/ QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006) trong đó có chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng chủ đề nội dung của từng môn học. Trong phần “ Những vấn đề chung” của chương trình đã xác định : “Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. Mỗi cấp học có chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ mà HS cần phải đạt được. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục”. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, quản lý và cũng là mức độ cần đạt để GV thực hiện dạy học đảm bảo những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của chương trình giáo dục cấp Tiểu học, thực hiện dạy học phù hợp với các đối tượng HS; đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân HS, tạo cơ hội cho GV chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học, từng bước thực hiện chất lượng giáo dục thực sự và sự bình đẳng trong phát triển năng lực của cá nhân HS; góp phần thực hiện chuẩn hoá và thực hiện dạy học phân hoá ở cấp Tiểu học. 
Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng là quá trình dạy học bảo đảm mọi đối tượng HS đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản của các môn học trong chương trình bằng sự nỗ lực đúng mức của bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng HS trong từng môn học hoặc lĩnh vực học tập. Như vậy, dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng thực chất là quá trình tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập để mọi đối tượng HS đều đạt được chuẩn và phát triển được các năng lực của cá nhân bằng những giải pháp phù hợp.
Triển khai dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng đòi hỏi một hệ thống đồng bộ các giải pháp, bao gồm: 
- Giải pháp về nhận thức trong chỉ đạo, dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên.
- Giải pháp về tổ chức thực hiện dạy học, kiểm tra trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học.
- Giải pháp về quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến cơ sở trường học.
 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình và chỉ đạo dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau, như : Công văn 896/BGD&ĐT- GDTH ngày 13 - 2 - 2006 về Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học; Công văn 9832/BGDĐT-GDTH ngày 01 - 9 - 2006 về Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5. Đồng thời, Bộ đã có những hướng dẫn giáo viên (GV) vận dụng linh hoạt chương trình và SGK theo đặc điểm vùng, miền, và phù hợp với đối tượng học sinh (HS) nhưng không ít GV vẫn lúng túng khi vận dụng chương trình, SGK trong dạy học cho các đối tượng khác nhau.
 Thực hiện các văn bản này, để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và cán bộ quản lý, chỉ đạo chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình các Môn học dành cho từng lớp ở cấp tiểu học. Đây là giải pháp cơ bản cùng với các giải pháp khác trong hệ thống các giải pháp đảm bảo cho việc dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng đạt được mục tiêu đề ra.
Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình các môn học ở tiểu học được soạn theo kế hoạch dạy học quy định (Tuần, tiết-bài) và dựa theo các bài học trong SGK môn học (hoặc SGV đối với các môn học không có SGK) đang được sử dụng trong các trường tiểu học toàn quốc. Đối với từng bài học (tiết dạy) trong SGK (SGV) môn học, tài liệu đề cập tới nội dung mức độ cần đạt. Đây là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả HS cần phải đạt được sau tiết học nhằm bảo đảm cho mọi đối tượng HS đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản của các môn học trong chương trình. Mục ghi chú sẽ đề cập tới những ví dụ cụ thể để làm rõ mức độ cần đạt (ở một số trường hợp cần thiết).
Ngoài cấu trúc chung thống nhất ở tất cả các môn học của tài liệu, có môn học thêm mục riêng mang tính đặc thù của môn học đó.
 Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình Môn toán 
 ở tiểu học
Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả HS cần phải đạt được sau từng giai đoạn học tập. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán đối với từng lớp tiểu học đã được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/ 2006/ QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ). 
Tài liệu Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình Môn toán ở tiểu học được soạn theo kế hoạch dạy học quy định (Tuần, tiết-bài) và dựa theo các bài học trong SGK môn Toán đang được sử dụng trong các trường tiểu học toàn quốc. Đối với từng bài học (tiết dạy) trong SGK, tài liệu đề cập tới nội dung mức độ cần đạt. Đây là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả HS cần phải đạt được sau tiết học. Để đảm bảo thực hiện được mức độ cần đạt của mỗi bài học, trong số các bài tập thực hành, luyện tập của bài học ở SGK có các bài tập cần làm. Đây là các bài tập cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với học sinh. Như vậy, nội dung cơ bản của tài liệu nhằm giúp GV có cơ sở xác định mức độ cần đạt và các bài tập cần làm trong SGK (Toán 1, Toán 2, Toán 3, Toán 4, Toán 5) đối với HS để bảo đảm mọi đối tượng HS đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Toán trong chương trình. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi lớp học GV khuyến khích, tạo điều kiện cho những HS có khả năng, có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong SGK; chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng SGK trong dạy học cho các đối tượng khác nhằm phát triển năng lực của cá nhân HS, góp phần thực hiện dạy học phân hoá ở Tiểu học. 
Mục ghi chú sẽ đề cập tới những ví dụ cụ thể để làm rõ mức độ cần đạt (ở một số trường hợp cần thiết) hoặc chi tiết, cụ thể mức độ cần đạt ở những bài toán mở trong các bài tập cần làm ( chẳng hạn : có bài tập có nhiều lựa chọn thì chỉ cần học sinh làm được một lựa chọn).
Với các tiết kiểm tra theo quy định (định kỳ, cuối học kỳ), tài liệu có nêu những nội dung kiến thức, kỹ năng cần tập trung kiểm tra đánh giá. Đây là cơ sở giúp GV xây dựng đề kiểm tra. Đồng thời, GV cần tham khảo SGV và bộ đề kiểm tra học kỳ cấp tiểu học môn Toán (NXBGD/2008). Cần lưu ý, với HS có khó khản trong học tập (vùng khó khăn, miền núi,) có thể kéo dài thời gian làm bài kiểm tra từ 40 phút lên 60 phút nhưng không giảm mức độ, yêu cầu nội dung đề kiểm tra.
Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình Môn toán đối với từng lớp ở tiểu học được cụ thể như sau: 
lớp 3
Cả năm (35 tuần): 175 tiết
Tuần
Tên bài dạy
Mức độ cần đạt 
Bài tập cần làm
 Ghi chú 
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số (trang 3) 
Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số 
- Bài 1, bài 2 và bài 3.
- Bài 4.
Cộng, trừ các số có ba chữ số, không nhớ (trang 4)
Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn
- bài 1 (Cột a, c)
 - Các bài 2, 3, 4.
1
Luyện tập (trang 4)
- Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
- Biết giảI bài toán về “Tìm x ”, giải toán có lời văn (có một phép trừ).
Các bài 1, 2, 3.
Cộng các số có ba chữ số, có nhớ một lần (trang 5)
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Tính được độ dài đường gấp khúc.
- Bài 1 (cột 1, 2,3 ).
- Bài 2 (cột 1, 2,3 ).
- Các bài 3 (a), 4.
Luyện tập (trang 6)
 - Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Các bài 1, 2, 3, 4.
2
Trừ các số có ba chữ số, có nhớ một lần (trang 7)
Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm). Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
- Bài 1 (cột 1, 2,3 ).
- Bài 2 (cột 1, 2,3 ).
- Bài 3.
Luyện tập (trang 8)
Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ một lần).
Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ).
-Bài 1.
- Bài 2 (cột a).
-Bài 3 (cột 1, 2,3 ).
-Bài 4.
2
Ôn tập các bảng nhân (trang 9)
- Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức.
- Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn (có một phép nhân).
-Bài 1.
-Bài 2 (a, c).
- Các bài 3, 4.
Ôn tập các bảng chia (trang 10)
- Thuộc các bảng chia (chia cho 2, 3, 4, 5 ).
- Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (phép chia hết)
- Các bài 1, 2, 3.
Luyện tập (trang 10)
- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân).
- Các bài 1, 2, 3.
Ôn tập về hình học (trang 11)
- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
 - Các bài 1, 2, 3.
Ôn tập về giải toán (trang 12)
- Biết giải bài toán về “nhiều hơn, ít hơn”.
- Biết giải bài toán về “hơn kém nhau một số đơn vị”.
- Các bài 1, 2, 3.
3
Xem đồng hồ (trang 13)
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
- Các bài 1, 2, 3, 4.
Xem đồng hồ (tiếp theo) (trang 14)
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 và đọc được theo hai cách,
- Các bài 1, 2, 4.
Chẳng hạn đọc “8 giờ 35 phút” hoặc “9 giờ kém 25 phút”
Luyện tập (trang 17)
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
- Biết xác định 1/2, 1/3 của nhóm đồ vật.
- Các bài 1, 2, 3.
Luyện tập chung (trang 18)
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị) 
- Các bài 1, 2, 3, 4.
Kiểm tra
Tập trung vào đánh giá :
- Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơ ... ăm chữ số.
- Biết thứ tự của các số có năm chữ số.
- Làm quen với các số tròn nghìn (từ 10 000 đến 19 000)
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4
-Với trường hợp số có năm chữ số trở lên, khi học đọc và viết số, có thể viết tách các chữ số lớp đơn vị và các chữ số lớp nghìn (trong các phép tính thì không viết tách ra).
27
Các số có năm chữ số (tiếp theo)
 (trang 143)
- Biết viết và đọc các với trường hợp chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số.
- Biết về thứ tự của các số có năm chữ số và ghép hình.
- Bài 1
- Bài 2 (a, b ) 
- Bài 3 (a, b ).
- Bài 4
Luyện tập (trang 145)
- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số (trong năm chữ số đó có chữ số là chữ số 0).
-Biết thứ tự của các số có năm chữ số.
- Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4
Số 100000 – Luyện tập (trang 146)
- Biết số 100000.
- Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có năm chữ số.
- Biết số liền sau của số 99 999 là số 100 000
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3 (dòng 1, 2, 3 )..
- Bài 4 
So sánh các số trong phạm vi 100000 (trang 147) 
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100000.
- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4 (a).
Luyện tập (trang 148)
- Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số.
- Biết so sánh các số.
- Biết làm tính với các số trong phạm vi 100000 (tính viết và tính nhẩm).
- Bài 1
- Bài 2 (ý b ).
- Bài 3.
- Bài 4
- Bài 5
28
Luyện tập (trang 149)
- Đọc, viết số trong phạm vi 100000.
- Biết thứ tự các số trong phạm vi 100000.
- Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Diện tích của một hình (trang 150)
- Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
- Biết: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình đó bé hơn diện tích hình kia; Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích của hai hình đã tách.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Đơn vị đo diện tích - Xăng-ti-mét vuông (trang 151)
- Biết đơn vị đo diện tích : Xăng-ti-mét vuông và là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Diện tích hình chữ nhật (trang 152)
Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó. 
- Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Luyện tập (trang 153)
- Biết tính diện tích hình chữ nhật.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
29
Diện tích hình vuông (trang 153)
- Biết quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó và bước đầu vận dụng tính diện tích một số hình vuông theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Luyện tập (trang 154)
- Biết tính diện tích hình vuông.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3 (a).
Phép cộng các số trong phạm vi 100000 (trang 155)
- Biết cộng các số trong phạm vi 100000 (đặt tính và tính đúng).
- Giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính
- Bài 1
- Bài 2 (a).
- Bài 4
Luyện tập (trang 156)
- Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ).
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- Bài 1 (cột 2, 3)
- Bài 2 
- Bài 3.
Phép trừ các số trong phạm vi 100000 (trang 157)
- Biết trừ các số trong phạm vi 100000 (đặt tính và tính đúng).
- Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
30
Tiền Việt Nam (trang 157)
- Biết các tờ giấy bạc : 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
- Bước đầu biết đổi tiền.
- Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4 (dòng 1, 2 ).
Luyện tập (trang 159)
- Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Biết trừ các số có đến năm chữ số (có nhớ) và giải bài toán có phép trừ.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4 (a) 
Luyện tập chung (trang 160)
- Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4
Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (trang 161)
- Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp)
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Luyện tập (trang 162)
- Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số – Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.(b)
- Bài 4
31
Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (trang 163)
- Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có một lượt chia có dư và là phép chia hết.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số - tiếp theo (trang 164)
- Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp chia có dư
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3 (dòng 1, 2).
Luyện tập (trang 165)
- Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp ở thương có chữ số 0,
- Giải bài toán bằng hai phép tính
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4
Luyện tập chung (trang 165)
- Biết đặt tính và tính nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Giải toán có phép nhân (chia).
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị - tiếp theo (trang 166)
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
32
Luyện tập (trang 167)
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Các bài 1, 2, 3 đầu trang
Luyện tập (trang 167) 
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết lập bảng thống kê (theo mẫu).
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3 (ý a).
- Bài 4
Các bài 1, 2, 3 cuối trang
Luyện tập chung (trang 168)
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bài 1
- Bài 3, 4
 Kiểm tra 
 Tập trung vào việc đánh giá:
- Kiến thức, kỹ năng đọc, viết số có năm chữ số.
- Tìm số liền sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không liên tiếp); chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau.
- Giải toán có đến hai phép tính.
Ôn tập các số đến 100000 (trang 169)
- Đọc, viết được số trong phạm vi 100000.
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3 (a; cột1/ b).
- Bài 4
33
Ôn tập các số đến 100000 - tiếp theo (trang 170)
- Biết so sánh các các số trong phạm vi 100000.
- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3, 5
Các bài 1, 2 đầu trang
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000 (trang 170)
- Biết cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100000.
- Giải toán bằng hai cách.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Các bài 1, 2 cuối trang
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000 - tiếp theo (trang 171)
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết ).
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4.
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000 - tiếp theo (trang 172)
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết ) các số trong phạm vi 100000.
- Giải được bài toán bằng hai phép tính.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4 (cột 1, 2 )
Bài 1 đầu trang
Ôn tập về các đại lượng (trang 172)
- Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền việt Nam).
- Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4
Bài1 cuối trang
34
Ôn tập về hình học (trang 174)
- Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
- Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông. 
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4
Bài 1 đầu trang
Ôn tập về hình học (tiếp theo)(trang 174)
Biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Bài1 cuối trang
Ôn tập về giải toán (trang 176)
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
Các bài 1, 2, 3 đầu trang
Ôn tập về giải toán (tiếp theo) (trang 176)
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
-Tính giá trị biểu thức.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3
- Bài 4 (a).
Các bài 1, 2, 3 cuối trang
Luyện tập chung (trang 177)
- Biết đọc, viết các số có đến năm chữ số.
- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia; tính giá trị của biểu thức.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút)
- Bài 1(a, b, c)
- Bài 2 
- Bài 3 .
- Bài 4
- Bài 5
35
Luyện tập chung (trang 178)
- Biết số liền trước của một số; số lớn nhất (số bé nhất) trong một nhóm bốn số.
- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Đọc và biết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3.
- Bài 4 (a, b, c)
Luyện tập chung (trang 179)
- Biết số liền sau của một số; so sánh được các số; biết sắp xếp một nhóm bốn số; Biết cộng, trừ, nhân, chia với các số có đến 5 chữ số.
- Biết các tháng có 31 ngày; 
- Biết giải toán có nội dung hình học bằng hai phép tính.
- Bài 1
- Bài 2 
- Bài 3 
- Bài 4 (ý a).
- Bài 5 
- Bài 5 : tính một cách
Kiểm tra định kì
 ( cuối học kì II )
Tập trung vào việc đánh giá:
- Tìm số liền sau của một số có bốn hoặc năm chữ số.
- so sánh các số có bốn hoặc năm chữ số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có bốn , năm chữ số (có nhớ không liên tiếp); nhân (chia) số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số (nhân có nhớ không liên tiếp; chia hết và chia có dư trong các bước chia).
- Xem đồng hồ (chính xác đến từng phút), mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 3.doc