Tiết 1
Tập đọc
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kỉ năng đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Bước dầu biết đọc phân biệt được giọng người kể với giọng các nhân vật ( ông, ba cháu: Xuân, Vân , Việt)
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hài lòng, thơ dại, nhân hậu
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
Tiết 2 Luyện vẽ ( Giáo viên chuyên biệt ) ----------***---------- Tiết 3 Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao ( Tổng phụ trách dạy ) -- ----------***------------- Tuần 29 Buổi sáng Thứ 2, ngày 31 tháng 3 năm 2008 Tiết 1 Tập đọc Những quả đào I. Mục tiêu: - Rèn kỉ năng đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Bước dầu biết đọc phân biệt được giọng người kể với giọng các nhân vật ( ông, ba cháu: Xuân, Vân , Việt) Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hài lòng, thơ dại, nhân hậu Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào. II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ minh họa III. Hoạt động dạy học: Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: - 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài “ Cây dừa” - Trả lời câu hỏi nội dung bài B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài học: 2.Luyện đọc: - Giáo viên đọc toàn bài. Hai học sinh đọc - Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẽ, thốt lên - Đọc nối tiếp câu - Đọc nối tiếp đoạn , kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Người ông dành những quả đào cho ai? - Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào? - Nêu nhận xét của ông về từng cháu? Vì sao ông nhận xét như vậy? - Em thích nhân vật nào? vì sao? 4. Luyện đọc lại: - 2 đến 3 nhóm thi đọc phân vai. - Giáo viên cùng lớp nhận xét. - Học sinh xung phong đọc toàn bài. 5.Cũng cố dặn dò: Nhận xét giờ học ----------***---------- Tiết 3 Toán Các số từ 111 đến 200 I. Mục tiêu: - Nắm được cách đọc, cách viết các số từ 111 đến 200. - So sánh các số từ 111 đến 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200 - Đếm được các số trong phạm vi 200 II. Đồ dùng dạy học : - Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật. III. Hoạt động dạy và học : 1. Đọc và viết số từ 111 đến 200. - Giáo viên các hình vuông to, hình chữ nhật, hình vuông nhỏ để biểu diễn các số 111 đến 200 ( như SGK) - Hướng dẫn đọc và viết số 111 Học sinh nêu các trăm, chục, đơn vị. Giáo viên ghi vào các cột tương ứng Giáo viên làm tương tự với các số còn lại 3. Thực hành : Bài 1: Học sinh tự điền theo mẫu. Bài 2: Học sinh vẽ tia số và viết các số cho trước vào vở, sau đó tự điền các số thích hợp vào chỗ chấm a, 111 ... 113....... 115 ..... .... 118 ..... ..... .... 122 b, 131 ..... ..... ..... 135 136 ..... .... 139 .... ...... ..... c, 181 ... 183 .... .... 186 ...... ..... ..... ...... ..... ..... Bài 3: So sánh các số: 123.... 124 Hướng dẫn so sánh: Xét chữ số cùng hàng của 2 số theo thứ tự: Hàng trăm: hai số có cùng hàng trăm là 1 Hàng chục: hai số có cùng hàng chục là 2 Hàng đơn vị: 3 < 4 .Nên 123 < 124 Học sinh làm các bài còn lại Bài 4: Trò chơi: Vẽ đúng vẽ nhanh 4.Cũng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------***--------- Tiết 4 mỹ thuật ( Giáo viên chuyên biệt ) ---------***--------- Buổi chiều Tiết 1 Tập viết Chữ a hoa kiểu 2 I. mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết chữ. - Biết viết chữ a hoa kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ. - Viết cụm từ ứng dụng: Ao liền ruộng cả. II. Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu A III. các hoạt động dạy hoc: A. Bài cũ: Học sinh lên bảng viết chữ y. - Giáo viên theo dõi nhận xét. B. Bài mới: Giới thiệu bài. 1. Hướng dẫn viết chữ hoa: A - Giáo viên cho học sinh quan sát chữ A hoa. - Học sinh nhận xét chữ A hoa. - Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết. - Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con: A 2. Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng: - Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ao liền ruộng cả. - Học sinh quan sát, nhận xét về độ cao các con chữ. - Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con chữ A. 3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở. - Chấm chữa bài. IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------***--------- Tiết 2 Luyện âm nhạc ( Giáo viên chuyên biệt ) ---------***--------- Tiết 3 Ngoài giờ lên lớp Giáo dục an toàn giao thông. I. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được: - Cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tham gia giao thông. - biết và nhớ được các loại biển báo giao thông. II. Lên lớp: 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh nêu tên các biển báogiao thông đãhọc. - Các nhóm quan sát các biển báo và nêu tên. - Lớp cùng giáo viên theo dõi nhận xét. 2. An toàn giao thông: - Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: ? Khi đi bộ ta thường đi ở đâu ? ? Khi đi qua ngã 3, ngã 4 ta cần chú ý điều gì. ? Khi đi ô tô, xe máy ta cần chú ý điều gì. 3. Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày. - Lớp cùng giáo viên nhận xét. III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------***--------- Thứ 3, ngày 1 tháng 4 năm 2008 Buổi sáng Tiết 1 Thể dục Trò chơi: con cóc là cậu ông trời - Chuyền bóng tiếp sức I. Mục tiêu: Học sinh làm quen với trò chơi: Con cóc là cậu ông trời và chuyền bóng tiếp sức. - Yêu cầu học sinh tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Khởi đông, điểm số báo cáo. - Ôn bài thể dục 8 động tác 1 lần. 2. Phần cơ bản: - Chơi 2 trò chơi: Con cóc là cậu ông trời và chuyền bóng tiếp sức. - Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi. - Học sinh tham gia chơi thử. - Học sinh chơi thật, giáo viên theo dõi hướng dẫn. 3. Phần kết thúc: - Một số động tác thả lỏng. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài học. - Nhận xét giờ học. ---------***--------- Tiết 2 Toán Các số có 3 chữ số I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết so sánh các số có 3 chữ số. - Nắm được thứ tự các số ( Không quá 1000 ). II. Đồ dùng dạy học: các hình vuông to, nhỏ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ôn lại cách viết số có 3 chữ số. - Giáo viên ghi các dãy số có 3 chữ số lên bảng, học sinh đọc. - Viết số: Học sinh lên bảng lần lượt viết các số có 3 chữ số, cả lớp viết vào vở nháp. 2. So sánh số: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách so sánh số có 3 chữ số. - So sánh theo chữ số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị. 234 < 235 235 > 234 - Chữ số hàng trăm đều là 2. - Chữ số hàng chục đều là 3. - Hàng đơn vị: 4 < 5 . Ta kết luận : 234 < 235. - Tương tự như vậy học sinh so sánh các số khác. 543 534 125 .215 764 746 305 350 3. Thực hành: - Học sinh làm vào vở bài tập. - Giáo vên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài tập. - Chấm , chữa bài, nhận xét. IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------***--------- Tiết 3 Kể chuyện Những quả đào I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói: - Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn chuyện bằng một cụm từ hoặc một câu. - Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể. II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ sách giáo khoa. III. các hoạt động dạy học: A. bài cũ: Hai học sinh nối tiếp nhau kể chuyện kho báu. - Lớp cùng giáo viên theo dõi nhận xét. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện. - Giáo viên tóm tắt nội dung từng đoạn chuyện. Đoạn 1: Chia đào. Đoạn 2: Chuyện của Xuân. Đoạn 3: Chuyện của Vân. Đoạn 4: Chuyện của Việt. 3. Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt. - Các nhóm luyện kể, giáo viên đi từng nhóm theo dõi học sinh kể. - Đại diện các nhóm lên kể. - Các nhóm khác theo dõi nhận xét. - Giáo viên theo dõi, nhận xét chung. 4. Phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh phân vai. - Các nhóm cử đại diện lên kể theo hình thức phân vai. - Giáo viên nhận xét. IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------***--------- Tiết 4 Chính tả Những quả đào I. Mục tiêu: Chép lại chính xác 1 đoạn tóm tắt chuyện : Những quả đào. - Luyện viết các tiếng có âm, vần dễ lẫn : s / x , in / inh. II. các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Học sinh viết từ khó bài học trước: Giếng sâu, xâu kim, xong việc. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả: - Giáo viên đọc bài chép một lần. - Hai học sinh khá đọc lại. ? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao phải viết hoa. - Hướng dẫn học sinh viết từ khó vào bảng con. - Học sinh viết từ khó vào bảng con: Vân, Việt, Xuân, thèm , nhân hậu. - Giáo viên theo dõi nhận xét. 3. Học sinh chép bài: - Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở. - Giáo viên theo dõi học sinh chép đúng chính tả. - Chấm, chữa bài. 4. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: - Học sinh nêu yêu cầu, giáo viên hướng dẫn . - Học sinh làm vào vở, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài chính tả. - Chấm chữa bài, nhận xét. III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------***--------- Buổi chiều Tiết 1. Thủ công Làm vòng đeo tay I. Mục tiêu: Học sinh biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy. - Yêu cầu làm đẹp và đúng kĩ thuật. - Học sinh có ý thức trong giờ học thực hành. II. chuẩn bị: Giấy màu, quy trình làm vòng đeo tay. III. các hoạt động dạy học: Tiết 1 1. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu vòng đeo tay. - Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu vòng đeo tay. 2. Hướng dẫn mẫu: Bước 1: Cắt thành các nan giấy. Bước 2: Dán nối các nan giấy. Bước 3: Gấp các nan giấy. Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay. - Giáo viên vừa làm mẫu, vừa nêu quy trình. - Học sinh quan sát, làm theo. 3. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp vòng đeo tay. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn. IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------***--------- Tiết 3 Luyện toán Các số có 3 chữ số. I. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết thành thạo các số có 3 chữ số. - Củng cố về cấu tạo số. - Luyện tập về số có 3 chữ số. II. Lên lớp: 1. Học sinh hoàn thành vở bài tập buổi sáng. - Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài. 2. Học sinh làm thêm một số bài tập sau: Bài 1: Điền dấu thích hợp , = 259 . 522 190 .180 + 10 415 . 630 951 . 995 125 .. 152 372. 737 Bài 2: Sắp xếp các số sau theo thứ tự: a. Theo thứ tự từ bé đến lớn b. Theo thứ tự từ lớn đến bé 170, 159, 163, 406, 275, 592, 119, 315, 498. - Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn. - Chấm chữa bài. - Nhận xét. ... hai trò chơi : Con cóc là cậu ông trời và tâng cầu. - Yêu cầu học sinh tham gia chơi một cách chủ động sáng tạo. - Học sinh vừa chơi vừa đọc vần điệu. - Học sinh có ý thức khi tham gia trò chơi. II. địa điểm phương tiện: Sân trường, còi, cầu. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Khởi động, điểm số báo cáo. - Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc. 2. Phần cơ bản: - Chơi hai trò chơi: con cóc là cậu ông trời và tâng cầu. - Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi. - Học sinh chơi thử. - Học sinh chơi thật, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh đọc vầ điệu. - Giáo viên là người trọng tài. 3. Phần kết thúc: - Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc. - Một số động tác thả lỏng. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài học. - Nhận xét giờ học. ---------***--------- Tiết 2 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Luyện tập so sánh các số có 3 chữ số. - Nắm được thứ tự các số không quá 1000. - Luyện ghép hình. II. Lên lớp: 1. Ôn lại cách so sánh các số có 3 chữ số. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: - Học sinh làm miệng, lớp theo dõi nhận xét. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu: - Điền số còn thiếu vào chỗ chấm: 400, 500, , ., 800, 900,., 910, 920, 930, ., , , 970,., 990, ., 212,., 213, 214, , .., 217, 218, ., 693, 694, .,.., 697,.,..,., 701, Bài 3: Học sinh lên bảng làm: -So sánh số: - Giáo viên ghi bài lên bảng, học sinh lần lượt so sánh các số: hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Ví dụ: 563 560 hàng trăm: Chữ số hàng trăm là 5 Hàng chục : Chữ số hàng chục là 5 Hàng đơn vị : 3 > 0 Vậy 563 > 560 2. Luyện tập: - Học sinh làm vào vở bài tập. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài. - Chấm chữa bài. - Nhận xét III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------***--------- Tiết 3 Đạo đức Giúp đỡ người khuyết tật ( tiết 2 ) Hoạt động 3: Xử lí tình huống. - Giáo viên nêu tình huống: - Các nhóm nghe và thảo luận tình huống giáo viên đưa ra. - Đại diên các nhóm trình bày và nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung. - Giáo viên kết luận. Hoạt động 4: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật. Tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tư liệu đã sưu tầm được. - Các nhóm trình bày tư liệu của nhóm mình. - Học sinh các nhóm trình bày. - Lớp cùng giáo viên theo dõi nhận xét. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận tư liệu của các nhóm. Kết luận : Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nên giúp đỡ người khuyết tật. ---------***--------- Tiết 4 Luyện từ và câu Từ ngữ về cây cối - Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? I. Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về cây cối. -Đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: Để làm gì? - Vận dụng vào làm bài tập luyện từ và câu. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh một số cây ăn quả. III. các hoạt động dạy học: A. Bài cũ : B. Bài mới: Giới thiệu bài. 1. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: - Giáo viên gắn lên bảng tranh ảnh một số loài cây ăn quả, học sinh quan sát. - Học sinh chỉ và nêu tên cayy, các bộ phận của cây. - Rễ, gốc, thân ,lá, hoa, quả. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài viết. - Tìm những từ có thể tả các bộ phận của cây. Ví dụ: Rễ cây: Dài ngoằn ngèo - Gốc cây: To, thô, ráp,.. - Lá : Xanh biếc, xanh tươi, .. - Hoa: vàng tươi, - Quả : Đỏ ối, đỏ mọng, - Ngọn: Chót vót, Bài 3: Học sinh quan sát trả lời câu hỏi để làm gì? 2. Học sinh làm vào vở bài tập . - Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài. - Chấm chữa bài, nhận xét. IV. củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học ---------***--------- Buổi chiều Luyện tiếng việt Tiết 1 Luyện viết : Những quả đào I. Mụctiêu : Học sinh luyện viết bài: Những quả đào. - Yêu cầu học sinh viết đẹp, chữ viết đúng mẫu. - Rèn luyện tính cẩn thân cho học sinh. II. Lên lớp: 1. Hướng dẫn luyện viết: - Giáo viên đọc bài chính tả một lần. - Hai học sinh khá đọc lại. -? Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào. ? Trong bài những từ nào phải viết hoa. - Học sinh viết từ khó vào vở nháp. 2. Chép bài: - Học sinh nhìn sách chép bài vào vở. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả. - Học sinh viết xongđổi vở cho nhau để kiểm tra bài bạn. - Giáo viên chấm bài, nhận xét. III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ----------------***---------------- Tiết 2 Tự học toán So sánh các số có 3 chữ số I. Mục tiêu: học sinh luyện so sánh các số có 3 chữ số. - Biết so sánh các số có 3 chữ số. - Luyện làm bài tập về so sánh số có 3 chữ số. II. Lên lớp: 1. Kiểm tra: Hai học sinh lên bảnglàm bài tập sau: Điền dấu: > , < , = 127 . 121 865 .865 185 .754 342 . 432 - Nhận xét bài bạn làm trên bảng. 2 Học sinh hoàn thành vở bài tập buổi sáng. 3. Luyện tập: - Học sinh làm vàovở bài tập: - bài 1, 2, 3. Trang 148 - Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn . - chấm chữa bài, nhận xét. III. củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ----------------***---------------- Tiết 3 Luyện âm nhạc Chú ếch con I. Mục tiêu: Học sinh tập hát bài : Chú ếch con. - Bước đầu hát thuộc lời bài hát. - Học sinh yêu thích giờ học âm nhạc. II. Lên lớp: 1. Giáo viên hát mẫu một lần. - Học sinh nghe giai điệu bài hát. - Giáo viên giới thiệu tác giả bài hát. 2. Luyện tập : - Giáo viên luyện tập lần lượt từng câu - Học sinh luyện tập, hát theo dãy, theo bàn. - Học sinh hát cá nhân. - Giáo viên theo dõi sửa sai cho học sinh. - Thi đua giữa các tổ. III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------------***--------------- Thứ 6, ngày 4 tháng 4 năm 2008 Buổi sáng Tiết 1 Chính tả Hoa phượng I. Mục tiêu: Học sinh nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ. - Bài : Hoa phượng - Học sinh luyện viết đúng âm, vần dễ lẫn. - Làm đúng bài tập chính tả. II. Lên lớp: A. Bài cũ : Học sinh viết từ khó bài học trước. - Giáo viên nhận xét. B. Bài mới: Giới thiệu bài: 1. Hướng dẫn nghe viết: - Giáo viên đọc bài chép 1 lần. - Hai học sinh khá đọc lại. ? Hoa phượng có màu gì. ? Vẻ đẹp hoa phượng như thế nào. - Học sinh viết từ khó vào bảng con 2. Chép bài: - Giáo viên đọc, học sinh chép bài vào vở. - Chấm chữa bài. 3. Học sinh làm bài tập chính tả: - Học sinh làm bài 1, 2 vở bài tập. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài. - Chấm chữa bài, nhận xét. III. củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. ---------------***--------------- Tiết 2 toán Mét I. mục tiêu: Giúp học sinh: nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị ( mét) - Làm quen với thước mét. - Biết làm các phép tính cộng, trừ ( có nhớ ) trên số đo đơn vị là mét. - Tập đo độ dài các đoạn thẳng khoảng 3cm. II. Đồ dùng dạy học: Thước mét. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ôn tập. - hãy chỉ ra trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm. 2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài là mét (m ) và thước mét. a. Học sinh quan sát thước mét ( có vạch chia từ 0 đến 100 ) - Đọ dài từ vạc 0 đến 100 là 1 mét. - Mét viết tắt là m. - Học sinh lên bảng đo độ dài 1m. 1mét = 10 dm 10 dm = 1 mét ? 1m dài bằng bao nhiêu cm. 1m = 100 cm. - Đọ dài 1m được tính từ vạch nào đến vạch nào trên thước mét. - Từ vạch 0 đến 100 ( học sinh quan sát thước trên bảng 0 3. Thực hành : - Học sinh làm vào vở bài tập. - giáo viên theo dõi hướng dẫn. - Chấm chữa bài, nhận xét. III. củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Tiết 3 Tập làm văn Đáp lời chia vui nghe và trả lời câu hỏi ? I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói. Tiếp tục nêu cách đáp lời chia vui. - Rèn kĩ năng nghe, hiểu. - Nghe kể chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương. - Trả lời câu hỏi nội dung bài. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài kể chuyện. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập. - Học sinh nêu lần lượt từng bài. Bài 1: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau: a. Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em. b. Bác hàng xóm sang chúc tết. Bố mẹ em đi vắng, chỉ có em ở nhà. c. Em là lớp trưởng. Trong buổi họp cuối năm, cô giáo phát biểu chúc mừng thành tích của lớp. - Học sinh thực hành nói lời đáp. - Lớp cùng giáo viên theo dõi nhận xét. Bài 2: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi: - Chuyện : Sự tích hoa dạ lan hương. - Giáo viên kể chuyện, học sinh theo dõi. - Trả lời các câu hỏi nội dung câu chuyện. 3. Học sinh làm vào vở bài tập - học sinh làm bài giáo viên thro dõi hướng dận học sinh làm đúng bài. - Chấm một số bài. - Nhận xét sửa chữa. IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------------***--------------- Tiết 4 Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Lớp trưởng đánh giá tình hình trong tuần: - Nề nếp - Thể dục vệ sinh, lao động. - Học tập. II. Giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới: - Duy trì sỉ số 100% - Tiếp tục dành nhiều điểm tốt trong học tập. - Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập. - Vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Tiếp tục thu các khoản. ---------------***--------------- Buổi chiều Tiết 1 Luyện tiếng việt Làm bài tập tiếng việt I. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức LTVC đã học trong tuần. - Củng cố các từ ngữ về cây cối. - Đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ : Để làm gì? II. Lên lớp: 1. Học sinh hoàn thành vở bài tập buổi sáng. 2. Học sinh làm vào vở luyện tiếng việt bài tập sau: Bài 1: Đọc hiểu nội dung đoạn văn cây thông. - Trả lời các câu hỏi sau: ? Thân cây thông như thế nào. ? Lá thông có đặc điểm gì. ? Người ta trồng thông để làm gì. Bài 2; Kể tên ccs việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây. Sau đó dặt 3 câu hỏi có cụm từ để làm gì về 3 việc làm bạn đã nêu và tự trả lời câu hỏi đó. - Học sinh làm bài, giáoviên theo dõi hướng dẫn học sinh làm bài. - Chấm chữa bài, nhận xét. III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------------***--------------- Tiết 2 Luyện vẽ ( Giáo viên chuyên biệt ) ---------------***--------------- Tiết 3 Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao ( Tổng phụ trách dạy ) ---------------***---------------
Tài liệu đính kèm: