Tiếng Việt
On định tổ chức
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Giúp HS làm quen với sách giáo khoa Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt.
2/. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa kết hợp rèn nề nếp học tập môn Tiếng Việt.
3/. Thái độ: Giúp HS có ý thức bảo quản sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tạo hứng thú cho học sinh khi làm quen với sách giáo khoa môn học.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên : SGK -Bộ thực hành Tiếng Việt - Một số tranh vẽ minh họa.
2/. Học sinh :Sách giáo khoa, bộ thực hành Tiếng Việt.
Tuần 1 Thứ hai , ngày tháng năm 2007 Tiếng Việt Oån định tổ chức I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Giúp HS làm quen với sách giáo khoa Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt. 2/. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa kết hợp rèn nề nếp học tập môn Tiếng Việt. 3/. Thái độ: Giúp HS có ý thức bảo quản sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tạo hứng thú cho học sinh khi làm quen với sách giáo khoa môn học. II/. CHUẨN BỊ : 1/. Giáo viên : SGK -Bộ thực hành Tiếng Việt - Một số tranh vẽ minh họa. 2/. Học sinh :Sách giáo khoa, bộ thực hành Tiếng Việt. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Tiết 1 Hoạt động của thầy 1/.Ổn định. 2/. Kiểm tra bài cũ: Cho HS lấy sách giáo khoa và bộ thực hành. GV kiểm tra: Số lượng, sách vở đã được bao bìa dán nhãn và nhắc nhở học sinh chưa thực hiện tốt. Nhận xét -Tuyên dương : cá nhân, tổ, lớp 3/. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu sách. Mục tiêu: Nhận xét sách, cấu trúc của sách, kí hiệu hướng dẫn của sách. Đưa mẫu 2 quyển sách và giới thiệu. Sách tiếng việt 1 :Là sách bài học gồm có kênh hình và kênh chữ giúp các em học tập tốt môn Tiếng Việt là môn học dạy tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ Việt Nam -Minh họa một số tranh vẽ đẹp, màu sắc. Hướng dẫn học sinh xem cấu trúc của sách: gồm 2 phần, phần dạy âm, phần dạy vần Hướng dẫn học sinh làm quen với các kíù hiệu trong sách. Sách tập viết, vở in: Giúp các em rèn luyện chữ viết. HOẠT ĐỘNG 2: Rèn nếp học tập. Mục tiêu: Biết thực hiện các thao tác học tập có nề nếp. Hướng dẫn: -Cách mở sách, cầm sách, chỉ que, để sách. -Thao tác sử dụng bảng, viết bảng, xóa bảng, cất bảng. -Tư thế ngồi học, giơ tay phát biểu. HOẠT ĐỘNG 3 : Trò chơi ôn luyện. Mục tiêu: Thi đua theo nhóm, theo tổ hiện nhanh các thao tác nề nếp theo yêu cầu. Thực hiện các thao tác rèn nề nếp : Lấy đúng tên sách. Mở sách, gấp sách, cất sách, viết bảng, giơ bảng đúng thao tác - Nhận xét. Hoạt động của trò HS lấy sách giáo khoa và bộ thực hành -Tiếng Việt tập 1 -Tập viết, vở in Quan sát tranh vẽ trong sách giáo khoa. -Từng em nêu cảm nghỉ khi xem sách Nhận biết và học thuộc tên gọi các kiù hiệu Thực hiện các thao tác học tập . Thực hiện tư thế ngồi học. Cá nhân, Tổ nhóm thực hiện các thao tác rèn nề nếp : Lấy đúng tên sách Mở sách, gấp sách, cất sách, viết bảng, giơ bảng đúng thao tác Tiết 2 HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bộ thực hành TV. Mục tiêu: Nhận biết tác dụng của bộ thực hành. Biết cách sử dụng các vật dụng. Ham thích hoạt động. Kiểm tra bộ thực hành. Hướng dẫn học sinh phân loại đồ dùng của môn Tiếng Việt và Toán. -Có mấy loại đồ dùng môn Tiếng Việt -Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng, tác dụng của bảng chữ cái. -Bảng chữ có mấy màu sắc? Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng bảng cái: Tác dụng của bảng chữ là để ráp âm, vần tạo tiếng. 4/. Củng cố: Trò chơi. Thi đua chọn đúng các mẫu đồ dùng và sách giáo khoa. -Có mấy quyển sách dạy môn Tiếng Việt? -Bộ thực hành có mấy loại? -Nêu cách cầm sách, đọc sách. -Khi cô giáo giảng các em ngồi tư thế nào? -Khi cô hỏi các em làm sao? 5/. Dặn dò: Bảo quản sách và bộ thực hành. Chuẩn bị bút và vở tập viết in, tiết sau học bài: Các nét cơ bản. -2 loại Bảng chữ cái Bảng cài -2 màu : Xanh, đỏ Thực hiện thao tác ghép một vài âm, tiếng. HS trả lời Ngồi học im lặng, chú ý nghe cô giaó giảng Hoạt động và phát biểu sôi nổi, nghiêm túc trong học tập. Thứ ba , ngày tháng năm 2007 Tiếng Việt Các nét cơ bản I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức : Làm quen và thuộc tên các nét cơ bản : Nét ngang __; nét sổ ê; nét xiên trái \; nét xiên phải /; móc xuôi ü; móc ngược ỵ; móc hai đầu ; cong hở phải , cong hở trái ; cong kín , khuyết trên ; khuyết dưới ; nét thắt 2/. Kiõ năng: Rèn viết đúng đơn vị nét, dáng nét, biết đặt bút đúng dường kẻ. 3/. Thái độ : Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận và ý thức rèn chữ giữ vở. II/. CHUẨN BỊ : 1/. Giáo viên: Mẫu các nét cơ bản và kẻ bảng tập viết. 2/. Học sinh:Bảng, tập viết vở nhà. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Tiết 1 Hoạt động của thầy 1/. Oån định. 2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh è Nhận xét. 3/. Bài mới: Các nét cơ bản. HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu nhóm nét. ¾ ½ / \ Mục tiêu: HS nhận biết và thuộc tên gọi các nét, viết đúng các nét: Nét ngang ¾. Nét sổ ½,Nét xiên trái \,Nét xiên phải / Dán mẫu từng nét và giới thiệu -Nét ngang ¾ rộng 1 đơn vị có dạng nằm ngang -Nét sổ ½ cao 1 đơn vị có dạng thẳng -Nét xiên trái \ xiên rộng 1 đơn vị, có dạng nghiêng về bên trái. -Nét xiên phải / rộng 1 đơn vị, có dạng nghiêng về bên phải. Viết mẫu từng nét và hướng dẫn : ¾ Đặt bút tại điểm cạnh của ô vuông, viết nét ngang rộng 1 đơn vị. ½ Đặt bút ngang đường kẻ dọc, hàng kẻ thứ ba viết nét sổ 1 đơn vị. \ Đặt bút ngay đường kẻ dọc, đường li thứ ba viết nét xiên nghiêng bên trái. / Đặt bút ngay đường kẻ dọc, đường li thứ ba viết nét xiên nghiêng bên phải. HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu nhóm nét. Mục tiêu: Nhận biết, thuộc tên, viết đúng các nét: móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu.Dán mẫu từng nét và giới thiệu -Nét móc xuôi cao 1 đơn vị (2 dòng li) -Nét móc ngược cao 1 đơn vị (2 dòng li) -Nét móc hai đầu cao 1 đơn vị (2 dòng li) Hướng dẫn viết bảng, nêu qui trình viết -Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét móc xuôi cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất. -Đặt bút trên đường kẻ thứ ba, viết nét móc xuôi cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất. -Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét móc xuôi cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ hai. HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi -Tìm các mẫu chữ có dạng các nét vừa học - Chỉ và gọi tên các nét mà em tìm trong nhóm chữ. Hoạt động của trò Lớp sinh hoạt HS để các đồ dùng học tập lên bàn. Đọc tên của các nét ¾ Nét ngang ½ Nét sổ \ Nét xiên trái / Nét xiên phải Thao tác viết bảng con : Lần thứ nhất Viết từng nét Lần thứ hai Viết 4 nét ¾ ½ / \ -Đọc tên nét -Đọc tên nét, độ cao của nét Thao tác viết bảng con Lần thứ nhất viết từng nét vào bảng Lần thứ hai: Luyện viết liền 3 nét Đếm số, kết nhóm ngẫu nhiên. -Tham gia trò chơi -Các nét cần tìm có trong các chữ -Ví dụ : i, u, ư, n, m, p . . . Tiết 2 HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu nhóm nét Mục tiêu : Nhận biết, thuộc tên viết đúng các nét :nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín.Dán mẫu từng nét và giới thiệu: -Nét cong hở (trái) cao mấy đơn vị? -Nét cong hở (trái) cong về bên nào? -Nét cong hở (phải) cao mấy đơn vị? -Nét cong hở (phải) cong về bên nào? -Nét cong kín cao mấy đơn vị? -Vì sao gọi là nét cong kín? Hướng dẫn viết bảng, nêu qui trình viết : -Đặt bút dưới đường kẻ thứ hai, viết nét cong hở (trái), điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất Tương tự, nhưng viết cong về bên phải. -Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét cong kín theo hướng từ phải à trái nét cong khép kín điểm kết thúc trùng với điểm đặt bút. HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu nhóm nét. Dán mẫu từng nét và giới thiệu: Nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt. -Nét khuyết trên cao mấy dòng li? -Nét khuyết dưới mấy dòng li? à Nét khuyết dưới viết 5 dòng li hoặc nói các khác viết 2 đơn vị 1 dòng li. -Nét thắt cao mấy đơn vị? à Nét thắt cao 2 đơn vị nhưng điểm thắt của nét hơi cao hơn đường kẻ thứ hai 1 tí. Hướng dẫn viết bảng Nêu qui trình viết: -Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét khuyết trên 5 dòng li. Điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất. -Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ ba, viết nét khuyết dưới 5 dòng li. Điểm kết thúc trên đường kẻ thứ hai. 4/. Củng cố: Tìm các mẫu chữ có dạng có nét vừa học -Chỉ và đọc đúng tên các nét trong nhóm chữ. 5/. Dặn dò : Luyện viết các nét đã học - Xem trước bài âm e. Đọc tên nét và trả lời. . Cao hai đơn vị ..Bên phải . Cao hai đơn vị ..Bên trái . Cao hai đơn vị ..Nét cong không hở. Viết bảng con : -Lần thứ nhất viết từng nét, đọc tên nét .. Cong hở trái .. cong hở phải Cong kín -Lần hai viết 3 nét Nhắc lại tên các nét - 5 dòng li - 5 dòng li -2 đơn vị Luyện viết bảng con và đọc tên nét Lần thứ nhất Nét khuyết trên Nét khuyết dưới Nét thắt Viết lần hai Mỗi đội cử 8 bạn, thi đua tham gia trò chơi, dứt hai bài hát tính điểm trò chơi. Thứ tư , ngày tháng năm 2007 Tiếng Việt Bài 1: e I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Học sinh làm quen nhận biết được chữ và âm e. Luyện nói theo nội dung trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình. 2/. Kiõ năng: Nhận thức được mối liên hệ giữa tiếng và chữ chỉ đề vật, sự vật (nhận ra âm e trong các tiếng gọi tên).Phát triển được lới nói tự nhiên. 3/. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt qua hoạt động học âm e và luyện nói theo chủ đề.Phát biểu lời nói một cách tự tin. II/. CHUẨN BỊ : 1/. Giáo viên: Tranh vẽ theo sách giáo khoa – Mẫu chữ e – Chùm me. 2/. Học sinh: Sách giáo khoa -Bộ thực hành. III/. HOẠ ... gồm các bộ phận nào? HOẠT ĐỘNG 3: Tập thể dục Mục tiêu : Gây hứng thú, rèn luyện thân thể Hướng dẫn HS thực hiện bài tập thư giãn. à Chúng ta phải tích cực hoạt động để giúp cơ thể chúng ta nhanh nhẹn và khỏe mạnh 4/. Củng cố : Trò chơi -Ráp nối các phần của cơ thể. -Nêu tên gọi của các bộ phần và các phần trong cơ thể. 5/. Dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Chúng ta đang lớn. HOẠT ĐỘNG CỦA Trò Cả lớp hát và thực hiện các hoạt động Hai bạn cạnh nhau quan sát lẫn nhau. Tóc, mắt, mũi, miệng, rốn HS quan sát tranh Học nhóm, học cả lớp Các nhóm trình bày và thể hiện động tác -phần đầu cơ thể - Cổ -Miệng -Má -Lưng -Chân -Tay -Tay, chân -3 phần: Đầu, minh và tay chân HS trả lời tiếp theo các câu hỏi trên Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này là hết mệt mỏi Thực hiện động tác theo lời ca Tham gia trò chơi Trả lời câu hỏi Thứ , ngày tháng năm 2007 Thủ công Tiết 1: Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Nhận biết một số loại giấy sử dụng khi học môn thủ công, dụng cụ học tập phân môn. 2/. Kiõ năng: Biết cách sử dụng các vật dụng. 3/. Thái độ: Biết cách bảo quản dụng cụ học tập, kích thích lòng say mê khi học tập phân môn. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Giấy bìa, giấy màu, giấy nháp - Kéo, hồ, thước. 2/. Học sinh: Giấy màu, kéo, hồ, thước, tập. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1/. Ổn định :Hát 2/. Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra các đồ dùng học tập trong môn thủ công. 3/. Bài mới: Giới thiệu bài: Treo các mẫu vật đã thành mẫu sản phẩm à Môn thủ công sẽ tạo cho các em đôi tay khéo léo và các sản phẩm đẹp. Bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu đến các em: Một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công. HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu dụng cụ học môn thủ công. Đưa mẫu giấy bìa: Mẫu giấy cô đưa mỏng hay dày so với giấy tập à Đó gọi là giấy bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đề Hướng dẫn phân biệt giấy bìa: Quan sát vở hoặc sách so sánh bìa vở hoặc sách em thấy có gì khác so với các trang bên trong? à Giấy bìa là một dụng cụ học tập trong môn thủ công. Như các em thấy người ta dùng giấy bìa để làm bìa vở, sách và trang trí rất đẹp giúp cho vở, sách dùng được bền lâu và tạo cái đẹp cho mọi người Đưa mẫu các hình xếp gấp hoặc cắt dán bằng thủ công : -Các mẫu hình và các mẫu dán được làm bằng giấy gì? -Giấy thủ công có màu sắc như thế nào? -Phần sau mặt màu sắc em có nhận xét gì? à Giấy thủ công cũng là một dụng cụ học tập của môn. Nó giúp các em tạo ra những sản phẩm như các em đã được quan sát. à Ngoài giấy màu, giấy bìa . kể những dụng cụ nào khi học thủ công cần có? -Nêu tác dụng của từng dụng cụ à Nghe và bổ sung thêm các ý học sinh chưa nêu đủ. Giáo dục tư tưởng: -Không dùng thước để gõ bàn hoặc đánh nhau -Không dùng kéo châm chọc nhau à -Nên dùng hồ khô để đảm bảo vệ sinh.Phải biết bảo quản các vật dụng và dọn dẹp vệ sinh sau khi thực hành. HOẠT ĐỘNG 2: Trò chơi. Chọn đúng dụng cụ theo yêu cầu. Chia nhóm, thi đua lựa chọn các dụng cụ sau mỗi bài hát. - Nhóm nào chọn đúng, nhiếu thắng. 4/. Củng cố: -Giấy bìa so với giấy màu như thế nào? -Kể tên và nêu tác dụng các dụng cụ trong giờ học thủ công. 5/. Dặn dò: Đem đủ các dụng cụ trong giờ học thủ công. Xem trước bài: Xé dán hình chữ nhật, hình tam giác. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Đồ dùng học tập -Giấy màu -Thước, hồ, kéo Quan sát nhận xét màu sắc các mẫu tranh vẽ, nêu cảm nghỉ Một vài học sinh sờ và nêu nhận xét -Dày hơn so với bìa tập -Bìa vở, sách dày hơn so với trang bên trong. Quan sát mẫu vật và tranh mẫu trả lời: -làm bằng giấy thủ công -Nhiều màu sắc đẹp xanh, đỏ, tím, vàng -Có hàng kẻ ô li giống tập -Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán Thước để kẻ, để đo Bút chì để viết, để vẽ. Kéo dùng để cắt, dán sản phẩm Hồ để dán -gây nguy hiểm học sinh xem các mẫu hồ dán Tham gia trò chơi : Lựa đúng giấy bìa, giấy màu, thước, hồ, kéo trong các vật dụng lẫn lộn khác. -Dày hơn -Kéo, hồ, thước Thứ , ngày tháng năm 2007 Mĩ thuật Tiết1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi I/. MỤC TIÊU: 1/.Kiến thức: Học sinh làm quen và tiếp xúc với tranh vẽ thiếu nhi. 2/.Kỹ năng: Biết cách quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trong tranh. 3/.Thái độ: Giáo dục cảm xúc qua tranh vẽ.Tự tin phát biểu cảm nghỉ, tình cảm của mình qua tranh. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giaó viên: Sưu tầm các tranh vẽ thiếu nhi thể loại “Thiếu nhi vui chơi”. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1/. Oån định: 2/., Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra vở vẽ, các mẫu tranh và hình ảnh học sinh sưu tầm. 3/. Bài mới: Giới thiệu bài : Treo tranh, đặt câu hỏi khai thác nội dung tranh: -Tranh vẽ những hình ảnh gì? à Đây là tranh vẽ các bạn thiếu nhi vui chơi. Hôm nay các em sẽ : Xem tranh thiếu nhi vui chơi Tranh thiếu nhi vui chơi là một đề tài rất phong phú và hấp dẫn với người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được nhiều tranh đẹp. Chúng ta hãy cùng xem tranh bạn vẽ. HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát tranh theo nhóm Mục tiêu: Giúp các em tạo mối đoàn kết, thân ái với các bạn có cùng sở thích với mình, giúp các em tự tin trao đổi suy nghỉ của mình với bạn. Treo 4 mẫu tranh ở 4 vị trí dễ đứng theo nhóm quan sát -Tranh 1: Cảnh vui chơi ở sân trướng. -Tranh 2: Cảnh vui chơi ở biển. -Tranh 3: Cảnh Tham quan du loch. -Tranh 4: Cảnh vui rước đèn trung thu. HOẠT ĐỘNG 2: Khai thác nội dung tranh Mục tiêu: Hướng dẫn các em tiếp xúc với tranh vẽ thiếu nhi qua kỹ năng quan sát, mô tả hình ảnh trong tranh và nêu cảm xúc của mình qua tranh vẽ. Lần lượt treo từng tranh vẽ trên bảng lớp. Nêu câu hỏi khai thác nội dung tranh và chốt ý từng tranh. -Tranh vẽ có những hình ảnh nào? -Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? -Cảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu? (địa điểm) -Tranh vẽ có những màu sắc nào? Em thích màu nào nhất? -Vì sao em thích bức tranh này? Tranh 1: Tranh 2 : Tranh 3: Tranh 4: à Tranh vẽ thiếu nhi vui chơi là một đề tài rất phong phú và hấp dẫn. Muốn vẽ đẹp các em phải biết quan sát và ghi nhớ lại những hình ảnh đó trong trí. Vẽ được tranh có nghĩa là các em đã nêu lên được cảm nghỉ của mình cho người xem. 4/. Củng cố: - Bạn đã chọn đúng đề tài chưa? -Tranh vẽ cảnh gì? -Vì sao em chọn tranh này? 5/. Dặn dò: Nhận xét tiết học. Xem bài 2: Vẽ nét thẳng. Chuẩn bị dụng cụ học tập. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Lấy vở vẽ và các loại tranh vẽ và hình ảnh sưu tầm -Quan sát và trả lời : Bạn nắm tay đi chơi, bạn đá cầu, bạn chơi quần vợt, bạn nhảy dạy Học theo nhóm ngẫu nhiên. Kết bạn xem tranh mà mình thích. Cùng trao đổi sở thích của mình với bạn. Vì sao bạn thích bức tranh này . Trả lời nội dung câu hỏi của tranh mà mình quan sát ở hoạt động 1. Xem hình ảnh, mô tả hình dáng, động tác trong tranh -Chính : Người, động tác vui chơi -Phụ : cảnh vật -Sân trường, biển hoặc sở thú -Kể các màu sắc trong tranh - Nêu cảm xúc -Vẽ cảnh vui chơi ở sân trường có nhiều hoạt động bắn bi, nhảy dây, ô quan, đá cầu hình ảnh rất ngộ nghỉnh, màu sắc tươi sáng và đẹp -Cảnh vui chơi ở biển, có nhiều người đến nghỉ mát, tắm biển, trò chuyện. -.Cảnh tham quan du lịch ở suối Tiên có nhiều cảnh đẹp và trò chơi cho trẻ em như đu quay, cầu trượt, máy bay - Cảnh vui rước đèn trung thu có nhiều bạn nhỏ, cầm lồng đèn vui hội trăng rằm HS trả lời và lớp nhận xét Thứ , ngày tháng năm 2007 ÂM NHẠC Tiết1: Quê hương tươi đẹp . I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Thuộc nội dung bài hát, tên tác giả, thể loại.Hát đúng giai điệu lời ca. 2/. Kỹ năng: Hát đúng, rõ lời. 3/. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quê hướng qua nội dung bài. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Máy hát, nhạc cụ, chép lời, tranh dân tộc. 2/. Học sinh: Nhạc cụ, sách hát. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1/. Ổn định. 2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách hát và nhạc cu.ï 3/. Bài mới: Giới thiệu bài Treo tranh vẽ phong cảnh quê hương. Tranh người dân tộc -Tranh 1 vẽ gì? -Tranh 2 vẽ gì? à Qua tranh vẽ các em thấy quê hương Việt nam ta rất giàu đẹp. Để thể hiện cảm xúc yêu quê hương tác giả Anh Hoàng đã sáng tác ra bài hát Quê hương tưới đẹp HOẠT ĐỘNG 1: Tập hát Mục tiêu: Hát đúng lời bài hát. Yêu thích giai điệu bài hát. Hát mẫu: -Tập đọc lời ca theo tiết tấu -Dạy hát từng câu -Hát toàn bài HOẠT ĐỘNG 2: Vận động theo nhạc Mục tiêu: Biết vỗ tay theo phách và nhún chân theo nhạc. -Vỗ mẫu Quê hương em biết bao tươi đẹp -Hướng dẫn vỗ theo phách -Nhún chân mẫu -Hướng dẫn nhún chân theo giai điệu 4/. Củng cố: -Kiểm tra bài hát -Thi đua vỗ tay, nhún chân -Nhận xét, ghi lời khen 5/.Dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà tập hát, vỗ tay, nhún chân, chuẩn bị múa. HOẠT ĐỘNG CỦA Trò Quan sát tranh nêu cảm nghỉ qua nội dung tranh Thực hiện theo hướng dẫn giáo viên Thực hiện theo hướng dẫn giáo viên Tham gia: cá nhân, nhóm
Tài liệu đính kèm: