Toán (52)
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Thuộc bảng trừ 11 trừ đi một số.
- Thực hiện phép trừ dạng 51 – 15.
- Biết tìm số hạng trong một tổng.
- Biết giải bài toán có một php trừ dạng 31 – 5.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng phục vụ cho trò chơi.
26/10/2009 Tuần 11 | Bùi Khắc Minh Lớp 2B KẾ HOẠCH BÀI DẠY Thứ hai 26 tháng 10 năm 2009 Sinh hoạt đầu tuần Tuần 11 Đi học đều đúng giờ Giữ vệ sinh chung Trật tự ra vào lớp ____________________________________ Toán (52) Luyện tập I/ Mục tiêu: - Thuộc bảng trừ 11 trừ đi một số. - Thực hiện phép trừ dạng 51 – 15. - Biết tìm số hạng trong một tổng. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5. II/ Đồ dùng dạy học: - Đồ dùng phục vụ cho trò chơi. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm: 51 – 15. - Gọi HS lên thực hiện các phép tính sau: 61 – 19 = 42 61 – 19 42 51 – 35 = 16 51 – 35 16 81 – 43 = 38 81 – 43 38 - Nhận xét bài kiểm. 3/ Bài mới: Bài 1/51: Miệng - HS tiếp nối nhau đọc kết quả của từng bài. 11 – 2 = 9 11 – 4 = 7 11 – 6 = 5 11 – 8 = 3 11 – 3 = 8 11 – 5 = 6 11 – 7 = 4 11 – 9 = 2 Bài 2/51: Bảng con + Gọi HS đọc yêu cầu. + Khi đặt tính em phải chú ý gì ? - Đặt tính rồi tính. - Đặt tính phải chú ý: Cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳnh cột chục. 41 – 25 = 16 41 – 25 16 71 – 9 = 62 71 – 9 62 51 – 35 = 16 51 – 35 16 38 + 47 = 85 38 + 47 85 Bài 3/53: Bảng con, bảng lớp. + yêu cầu 1 HS nhắc lại qui tắc tìm SH chưa biết trong 1 tổng. a) x + 18 = 61 x = 61 – 18 x = 43 b) 23 + x = 71 x = 71 – 23 x = 48 § Bài 4/53: Bảng gài - Gọi HS đọc đề toán. - 1 HS lên tóm tắt bài toán (theo câu hỏi của GV) + Bán đi nghĩa là thế nào ? (bớt đi, lấy đi) + Muốn biết còn lại bao nhiêu làm sao ? (tính cộng) + 1 HS lên bảng giải. + Lớp thực hiện bảng gài. + Gọi HS nhận xét bài của bạn. Tóm tắt Có : 51kg Bán đi : 26kg Còn lại : ?kg Giải Số kg táo còn lại là: 51 – 26 = 25 (kg) Đáp số: 25kg 4/ Củng cố, dặn dò: - Thi nối kết quả vào phép tính đúng. 71 – 5 11 – 6 5 66 48 – 24 61 – 18 43 24 - Dặn HS về nhà xem lại các dạng bài tập đã học. ____________________________________ Thể dục Bµi 21 (GV chuyên dạy) _________________________________ Tập đọc (tiết 41, 42) SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ A/Mục tiêu : -Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng. - Hiểu ND: Ca ngợi tình cảm bà cháu quí hơn vàng bạc, châu báu.(TL được CH 1, 2, 3, 4(HSG) SGK). B/Đồ dung: Tranh minh hoạ sgk C/Lên lớp : Tiết 1: Bà cháu II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc SGK. - Bảng phụ ghi các câu văn, từ ngữ cần luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy học: Bài kiểm: Thương ông. - Gọi HS đọc bài và TLCH theo nội dung bài. + Chân ông đau thế nào ? + Em học được gì ở bạn Việt? + sưng tấy, đi phải chống gậy. + thương ông, biết giúp đỡ, an ủi ông khi bị đau chân. - Nhận xét. 2. Bài mới: + GT: Hôm nay các em sẽ đọc một câu chuyện rất cảm động của hai bạn nhỏ đối với bà của mình. Tình cảm còn quí hơn vàng, bạc. Giáo viên đọc mẫu: toàn bài. HS đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài. Chú ý các từ khó. Từ khó: làng, nuôi nhau, giàu sang, sung sướng, màu nhiệm, lúc nào. Từ mới: (SGK) Đầm ấm: Cảnh mọi người trong nhà, gia đình gần gũi thương yêu nhau. Màu nhiệm: có phép lạ, tài tình. Đọc từng đoạn trước lớp: HS đọc từng đoạn trước lớp. (chú ý ngắt nghỉ hơi) HD ngắt nhịp: Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. // Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, / ra lá, / đơm hoa, / kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc. // Bà hiện ra, / móm mém, / hiền từ, / dang tay ôm ha đứa cháu hiểu thảo vào lòng. // HS đọc trong nhóm: nối tiếp nhau. Thi đọc: giữa các nhóm. HS đồng thanh: toàn bài. Tiết 2 3/ Tìm hiểu bài: + Câu 1:Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống thế nào ? - Tuy sống vất vả, nghèo khổ, nhưng không khí gia đình như thế nào ? + Câu 2: Cô tiên cho hạt đào và nói gì ? + Những chi tiết nào cho biết cây đào phát triển rất nhanh ? + Cây đào này có gì đặc biệt ? + Câu 3: Sau khi bà mất hai anh em sống ra sao ? Giàu sang sung sướng, buồn bã. Thoải mái, hạnh phúc, giàu sang. + Câu 4: Vì sao hai anh em trở nên giàu có, sung sướng mà vẫn thấy buồn ? + Câu 5: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ? Vàng bạc, châu báu là quí nhất. Tình bà cháu quí hơn vàng bạc. + Hai anh em cần gì và không cần gì ? + GVKL: Cuối cùng bà sống lại, hiền lành, dang rộng hai tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng. Còn lâu đài, ruộng vườn, nhà cửa biến mất. + sống rất nghèo khổ, rau cháo nuôi nhau. + đầm ấm và hạnh phúc. + khi bà mất gieo hạt đào lên mộ sẽ được giàu sang sung sướng. + vừa gieo xuống, hạt nảy mầm, ra á, đơm bông, kết bao nhiêu là trái. + kết toàn là trái vàng, trái bạc . + HS chọn câu a). + vì vàng bạc không thể thay thế được tình thương ấm áp của bà. + HS chọn câu b). + cần bà sống lại, không cần vàng bạc, giàu có. 4/ Luyện đọc lại: - Mỗi nhóm 4HS đọc theo vai. - Thi đọc toàn câu chuyện. 5/ Củng cố, dặn dò: + Qua câu chuyện em hiểu điều gì ? + Tình bà cháu quí hơn vàng bạc, quí hơn mọi của cải trên đời. - Dặn HS về nhà đọc lại bài. - GV nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009 Kể chuyện (tiết 11) Bà cháu A ) Mục tiêu : - Dựa theo tranh , kể lại được từng đoạn câu chuyện Bà cháu. HS KG kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2). B) Đồ dùng : Tranh như SGK . C) Lên lớp : I/ Kiểm tra : 3 hs đọc phân vai câu chuyện sáng kiến của bé Hà . II/ Bài mới : + Câu chuyện Bà cháu có nội dung kể về ai ? + Câu chyện ca ngợi ai ? Về điều gì ? + ... kể về cuộc sống và tình cảm của ba bà cháu sống với nhau. + ... ca ngợi hai anh em và tình cảm của những người thân trong gia đình quý hơn tất cả. - Hôm nay lớp chúng ta sẽ kể lại câu chuyện Bà cháu. a)Kể lại từng đoạn theo gợi ý: Tranh 1: + Trong tranh vẽ những nhận vật nào ? + Bức tranh vẽ ngôi nhà như thế nào ? + Cuộc sống của ba bà cháu như thế nào? + Ai đưa cho hai anh em hạt đào ? + Cô tiên dặn hai anh em điều gì ? + ba bà cháu và cô tiên. + rách nát. + cực khổ, rau cháu nuôi nhau, nhưng sống rất ấm cúng. + cô tiên. + ... khi bà mất nhớ gieo hạt đào lên mộ, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng. Tranh 2: + Hai anh em đang làm gì ? + Bên cạnh mộ có gì lạ ? + Cây đào có đặc điểm lạ thế nào ? + đang khóc bên mộ bà. + mọc lên một cây đào. + ... nảy mầm, ra lá, đơm bông, kết toàn trái vàng, trái bạc. Tranh 3: + Cuộc sống của hai anh em sau khi bà mất ra sao ? + Vì sao ? + trở nên giàu có, nhưng càng ngày càng buồn bã. + vì nhớ thương bà. Tranh 4: + Hai anh em lại xin cô tiên điều gì ? + Khi biết mình được viết bút mực, Mai cảm thấy thế nào ? + Điều kì lạ gì đã đến ? + đổi lại ruộng vườn, nhà cửa để bà sống lại. + bà sống lại như xưa, ruộng vườn nhà cửa biến mất. b) Kể trong nhóm: HSQS tranh ở SGK, tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm. HS kể toàn bộ câu chuyện: - Gọi 4HS nối tiếp nhau kể từng đoạn trước lớp. - 1 HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Khi kể chuyện ta phải chú ý điều gì ? (kể bằng lời của mình). Khi kể phải thay đổi nét mặt, cử chỉ điệu bộ. - Về nhà kể lại cho người thân nghe. - GV nhận xét tiết học ________________________________ Toán(Tiết 53) 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 12 – 8 A)Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trứ dạng 12 – 8 , lập được bảng 12 trừ đi một số. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 12 – 8. - BT 1,3. HS KG làm bài còn lại. B) Đồ dung: que tính, thẻ một chục, bảng con. C) Lên lớp: III/ Các hoạt động dạy học: Bài kiểm: Luyện tập - Cho HS lên bảng thực hiện. 61 – 17 = 54 61 - 17 54 41 – 15 = 26 41 - 15 26 11 – 3 = 8 11 - 3 08 Bài mới: + Phép trừ 12 – 8 + Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? + Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm sao ? + Nghe và nhắc lạ bài toán. + Thực hiện phép trừ: 12 – 8 + Viết bảng: 12 – 8 + Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả và thông báo lại. + Yêu cầu HS nêu cách bớt. + Vậy 12 – 8 = ? + Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính. + HS thao tác trên que tính (12 bớt 8 còn 4 que tính) + Đầu tiên bớt 2 que tính rời, sau đó tháo bó 1 chục và bớt thêm 6 que tính nữa. Vậy còn lại 4 que tính. + 12 – 8 = 4 + HS lên bảng thực hiện: 12 – 8 4 + Bảng công thức: 12 trừ đi một số. + Cho HS sử dụng que tính tìm kết quả các phép tính trong phần đầu bài học. Yêu cầu HS thông báo kết quả và ghi lên bảng. + Xóa dần bảng công thức và cho HS HTL. + HS thao tác trên que tính và trả lời nối tiếp nhau. + HS HTL bảng công thức. 12 – 3 = 9 12 – 4 = 8 12 – 5 = 7 12 – 6 = 6 12 – 7 = 5 12 – 8 = 4 12 – 9 = 3 3. Luyện tập – Thực hành: Bài 1/53: Miệng a) 9 + 3 = 12 3 + 9 = 12 12 – 9 = 3 12 – 3 = 9 8 + 4 = 12 4 + 8 = 12 12 – 8 = 4 12 – 4 = 8 + Vì sao 9 + 3 = 3 + 9 + Vì sao biết 9 + 3 = 12 có thẻ ghi ngay kết quả của 12 – 9 và 12 – 3 mà không cần tính. + Vì đổi chỗ các số hạng tổng ... dị: - GV nhận xét giờ học - Dặn: HS nhớ qui tắt chính tả g / gh Rèn chữ đẹp _______________________________ Đạo đức (Tiết 11) Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối HKI I/ Mục tiêu: Giúp HS hiểu: - Biểu hiện của việc gọn gàng, ngăn nắp. - Ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp. II/ Chuẩn bị: - Phiếu thảo luận cho hoạt động 1, 3. - Một số đồ dùng, sách vở của HS. II/ Các hoạt động dạy học: Bài kiểm: Biết nhận lỗi và sửa lỗi. - GV nêu tình huống, HS thực hiện (nhóm đôi) + Mãi chơi với bạn, quên quét nhà thì mẹ về. + Lỡ tay làm gãy thước của bạn. + Mượn vở của bạn và sơ ý làm rách. + Xin lỗi mẹ và lấy chỗi quét nhà. + Xin lỗi bạn, ngày mai mua trả lại cho bạn. + Xin lỗi bạn và dán lại cho bạn. - Nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: QS tranh và trả lời câu hỏi (Nhóm). + Tranh 3:Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? + Bạn đã làm như thế nào và nhằm mục đích gì ? + Bạn nhỏ đang cất sách vở đã học xong lên giá sách. + Bạn làm như thế để giữ gìn, bảo quản sách vở, làm cho sách vở luon phẳng. + Bạn làm như thế nhằm mục đích giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. GVKL: Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt. Hoạt động 2: Thảo luận và nhận xét nội dung tranh.(Nhóm) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: “Nhận xét xem nơi học và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng ngăn nắp chưa ? Vì sao ? - HS thảo luận nhóm. Cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. Tranh 1: Đến giờ ngủ trưa, trong lớp bán trú, các bạn đang xếp dép thành đôi trước khi lên giường. Tiến đang treo mũ lên giá. Tranh 2: Nga đang ngồi trước bàn học, cạnh Nga, xung quanh bàn và sàn nhà, nhiều sách vở, đồ chơi, giày dép vứt lung tung. Tranh 4: Trong lớp học, bàn ghế để lệch. Nhiều giấy vụn trên sàn nhà, hộp phấn để trên ghế ngồi của GV. GVKL: Nơi học tập và sinh hoạt của các bạn ở tranh 1 là gọn gàng, ngăn nắp. (tranh 2, 4 là chưa) Vì đồ dùng, sách vở lộn xộn, không đúng nơi qui định. + Nên sắp đồ dùng, sách vở như thế nào là gọn gàng ?. + Sắp xếp đúng qui định, để khi cần khỏi mất công tìm kiếm. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - Phân tích “Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi” (Lớp) + Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng ? + Nếu không gọn gàng, ngăn nắp thì gây ra hậu quả gì ? + Vì khi lấy các thứ, chúng ta sẽ không mất nhiều thời gian. + Ngoài ra ngăn nắp, gọn gàng giúo ta giữ được đồ dùng bền, đẹp. + Các thứ sẽ để lộn xộn, mất thời gian, khi cần tìm không thấy. + không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bừa bãi, bẩn thỉu. GVKL:chúng ta nên bày tỏ ý kiến của mình, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi đúng chỗ. - Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn, khi cần mất nhiều thời gian tìm kiếm. - Do đó, các em nên tập thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sịnh hoạt. 3. Củng cố – Dặn dò: + Qua tiết học này cho các em hiểu biết thêm điều gì ? + Gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt và học tập được mọi người đồng tính và yêu mến. - Về nhà thực hiện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện tốt những điều đã học. ______________________________________________________________________________ Thư sáu 30 tháng 10 năm 2009 Tập làm văn(tiết 11) CHIA BUỒN, AN ỦI A/Mục tiêu : - Biết nĩi lời chia buồn, an ủi đơn giản với ơng, bà trong những tình huống cụ thể .( BT1, BT2) - Viết được bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ơng bà khi biết tin quê nhà bị bão.(BT3) II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK. II/ Các hoạt động dạy học: 1. Bài kiểm: Kể về người thân. - Gọi vài HS đọc đoạn văn ngắn về ông bà, người thân của mình (Tuần10). - Nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: + GT: Trong cuộc sống, các em không chỉ nói lời cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị mà các em còn phải biết nói lời chia buồn, an ủi với người thân và những người xung quanh (Để thể hiện sự thông cảm, quan tâm) luyện viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà. + Khi thấy người khác buồn em phải làm gì ? + Có thường nói chuyện với ông bà mình không ? + giúp đỡ và nói lời an ủi. + Có (không) + HD làm bài tập: Bài tập 1/94: Miệng + Gọi 1 HS đọc yêu cầu. _ GV nhắc HS: Cần nói lời thăm hỏi sức khoẻ ông bà ân cần, thể hiện sự quan tâm và tình cảm thương yêu. _ HS nói: Câu văn của mình. Sau mỗi lần HS nói, GV sửa chữa từng lời nói. + HS đọc yêu cầu. _ Cả lớp và GV nhận xét. Ông ơi ! Ông mệt à ! cháu lấy nước cho ông uống nhé ! Bà ơi, bà cứ nghỉ ngơi. Cháu sẽ giúp bà làm mọi việc. Bài tập 2/94: Miệng + 1 HS đọc yêu cầu bài. + Treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ? + Khi cây, hoa do ông (bà) trồng bị chết. + Khi kính đeo của ông (bà) bị vở. + Hãy nói lời an ủi của em với ông (bà). + Hai bà cháu đứng cạnh cây non đã chết. + Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình sẽ trồng lại cây khác. Ông đừng tiếc nữa nhé ! + Ông (bà) bị vở kính rồi, bố mek cháu sẽ mua tặng ông (bà) kính mới. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà (viết ngắn, gọn, khoảng 2, 3 câu thể hiện sự quan tâm lo lắng). _______________________________ Toán (Tiết 56) LUYỆN TẬP A/Mục tiêu : - Thuộc bảng 12 trừ đi một số. - Thực hiện được phép trừ dạng 52 – 28. - Biết tìm số hạng của một tổng. - Biết giải bài tốn cĩ một phép trừ dạng 52 – 28. - BT 1, 2 (cột1, 2), 3(a, b), 4. HS KG làm bài còn lại. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài kiểm: 52 – 28. a) 42 – 15 = 27 42 – 15 27 b) 62 – 38 = 24 62 – 38 24 c) 72 – 34 = 38 72 – 34 38 - Nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: Bài 1/55: Miệng – Nhóm cặp. 12 – 3 = 9 12 – 4 = 8 12 – 5 = 7 12 – 6 = 6 12 – 7 = 5 12 – 8 = 6 12 – 9 = 3 12 – 10 = 2 Qua bài tập chúng ta luyện tập được gì ? (12 trừ đi một số dạng: 12 – 8) Bài 2/55: Bảng con + Gọi HS đọc yêu cầu của bài. + Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì ? + Tính từ đâu tới đâu ? + Đặt tính và tính. + Viết số sao cho thẳng cột (đơn vị và chục) + Từ phải sang trái. a) 62 – 27 = 35 62 – 27 35 72 – 15 = 57 72 – 15 57 b) 53 + 19 = 72 53 + 19 72 36 + 36 = 72 36 + 36 72 - Qua bài tập 2 chúng ta luyện tập được gì ? (Đặt tính và thực hiện tính – Cộng trừ các số trong phạm vi 100 có nhớ) Bài 3/55: Bảng con + Cho HS nhắc lại qui tắc tìm SH chưa biết. + muốn tìm SH chưa biết trong một tổng: Lấy Tổng trừ SH đã biết. x + 18 = 52 x = 52 – 18 x = 34 c) x + 24 = 62 x = 62 – 24 x = 38 Bài 4/55: Bảng cài + Gọi 1 HS đọc đề bài. + Gọi 1 HS(K- G) tóm tắt. + 1 HS(TB) lên bảng làm. * Lớp vở nháp. * Nhận xét bài của bạn. + HS đọc đề toán + Tóm tắt Gà và thỏ: 42 con Thỏ : 18 con Gà : ? con Bài giải Số con gà có là: 42 – 18 = 24(con) Đáp số: 24 con Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét tiết học – Tuyên dương. - Về nhà xem lại các bài tập đã học. ___________________________ Thủ công (Tiết 11) ÔN TẬP – KIỂM TRA CHƯƠNG I Âm nhạc(Tiết 11) Cộc, cách, tùng, cheng Nhạc và lời: Phan Trần Bảng I/ Mục tiêu: - Biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc: sênh, thanh la, mõ, trống. - Biết hát theo giai điệu lời ca. - HS khá, giỏi biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Tham gia trị chơi. II/ GV chuẩn bị: - Tập hát chuẩn xác bài: “Cộc, cách, tùng, cheng”. - Chép lời ca vào bảng phụ. - Băng nhạc, nhạc cụ quen dùng. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Bài kiểm: Ôn tập: Chúc mừng sinh nhật. - Gọi HS hát + Nhạc cụ quen dùng. - Nhận xét – Tuyên dương. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Dạy bài hát Cộc, cách, tùng, cheng. - GV hát mẫu (2 lần). - HD HS đọc lời ca. - HDHS hát từng câu – Hết bài. - Cả lớp hát đồng thanh cả bài. - Từng dãy bàn hát. - Hát + Kết hợp vỗ tay theo nhịp (Phách hoặc tiết tấu lời ca) - GV nhận xét – Tuyên dương. Hoạt động 2: Trò chơi với bài hát. - Chi lớp thành 4 nhóm (theo dãy bàn), mỗi nhóm tượng trưng cho một nhạc cụ (hoặc xướng âm) + Nhóm 1: sol sol, sol la sol đô, đô đô đô, đô đô đô x x x x + Nhóm 2: la la, la đô đô sol, sol sol sol, sol sol sol x x x x + Nhóm 3: la sol, sol sol la mi, mi mi mi, mi mi mi x x x x + Nhóm 4: sol rê, đô mi rê đô, đô đô đô, đô đô đô x x x x * Cả 4 nhóm: sol sol sol sol la đô / sol la đô, đô đô / sol la đô, đô đô// * Nói: Cộc cách tùng cheng 3. Củng cố – Dặn dò: - Cho HS lên biểu diễn + nhắc HS sử dụng nhạc cụ quen dùng. - Lớp nhận xét – GV nhận xét. - Về nhà HTL bài hát. ________________________________ Sinh hoạt lớp Tuần 11 1/ Kiểm điểm tuần qua: - Học tập: .. - Duy trì sỉ số: . - Trật tự: + Trong lớp: .. + Ngoài lớp: ... - Thể dục: .. - Vệ sinh: + Vệ sinh thân thể: . + Vệ sinh lớp học: - Về đường: .. 2/ Hướng khắc phục: Giao nhiệm vụ cho các Tổ trưởng làm việc, thường xuyên nhắc nhở và theo dõi. 3/ Tuyên dương – Phê bình: - Tuyên dương tập thể: . - Tuyên dương cá nhân: .. - Phê bình: ... 4/ Công việc tuần 12: - - - Kí duyệt TCM Hồ Phi Giao
Tài liệu đính kèm: