Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 22 (chuẩn)

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 22 (chuẩn)

Tiết 1.Chào cờ

Tiết 2+3. Tập đọc : MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN

I) Mục tiêu

 -Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện

 - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kêu căng, xem thường người khác.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5.HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.

* Giáo dục KNS: - Ra quyết định.

 - Tư duy sáng tạo.

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 22 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 21 tháng 01 năm 2013
Tiết 1.Chào cờ
Tiết 2+3. Tập đọc : MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I) Mục tiêu
 -Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện
 - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kêu căng, xem thường người khác.
 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5.HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
* Giáo dục KNS: - Ra quyết định. 
 - Tư duy sáng tạo. 
 - Ứng phó với căng thẳng.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn các câu cần luyện đọc
III) Hoạt động dạy học Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS HTL bài vè, trả ,lời câu hỏi:
 + Kể tên các loài chim có trong bài?
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài:
 - HS quan sát tranh và hỏi:
 + Tranh vẽ những gì?
 - Hôm nay các em học truyện một trí khôn hơn trăm trí khôn. Vì sao một trí khôn lại hơn trăm trí khôn. Đọc truyện này các em sẽ hiểu.
 - Ghi tựa bài
b) Luyện đọc
* Đọc mẫu: giọng người kể chậm rãi,giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng. Cuối truyện rất chân thành; giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh tự tin. Nhấn giọng các từ ngữ: trí khôn, coi thường, chỉ có một, cuống quýt, đằng trời, thọc.
* Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
 - Đọc câu: HS nối tiếp nhau luyện đọc câu
 - Đọc từ khó: vẫn ngầm, cuống quýt, đằng trời, buồn bã, đắn đo, mẹo, quẳng, thình lình, vùng chạy, vọt ra. Kết hợp giải nghĩa các từ ở mục chú giải. 
* Giải thích thêm từ 
+ Mẹo (kế).
+ Ngầm (kín đáo không lộ ra ngoài)
+ Cuống quýt (vội đếm mức rối lên)
+ Đắn đo (cân nhắc xem lợi hay hại)
+ Thinh lình (bất ngờ)
 - Đọc đoạn: HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn.
 - Đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng.
 Chợt thấy một người thợ săn, / chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. //( hồi hộp, lo sợ).
 Chồn bảo Gà Rừng: // “ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. //( cảm phục)
 - Đọc đoạn theo nhóm
 - Thi đọc giữa các nhóm( CN, từng đoạn).
 - Nhận xét tuyên dương
- Hát vui
- Vè chim
- HTL bài vè, trả lời câu hỏi
- Kể tên các loài chim
- Quan sát
- Phát biểu
- Nhắc lại
- Luyện đọc câu
- Luyện đọc từ khó
- Luyện đọc đoạn
- Luyện đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng
- Luyện đọc nhóm
- Thi đọc nhóm
TIẾT 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
C) Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Tìm những câu nói lên thái độ của chồn coi thường gà Rừng?
* Câu 2: Khi gặp nạn Chồn như thế nào?
* Câu 3: Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn?
* Câu 4: Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao?( dành cho HS khá giỏi).
* Câu 5: Đặt tên khác cho câu chuyện?
d) Luyện đọc lại
 - HS thi đọc lại câu chuyện theo vai.
 - Nhận xét tuyên dương
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Em thích con vật nào? Vì sao?
 - Nhận xét tuyên dương
 - GDHS: Không nên coi thường bạn bè của mình, mọi người xung quanh, đối xử tốt với các bạn và mọi người xung quanh.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà luyện đọc lại bài
 - Xem bài mới
- Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.
- Khi gặp nạn, Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì.
- Gà Rừng giả chết rồi vùng chạy để đánh lạc người thợ săn. Tạo cơ hội cho Chồn chạy ra khỏi hang.
- Chồn thay đổi hẳn thái độ nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn trăm trí khôn của mình.
- Chồn và Gà Rừng
 Gà Rừng thông minh
 Gặp nạn mới biết ai khôn.
- Thi đọc theo vai
- Nhắc tựa bài
- Phát biểu
 T4.Toán: KIỂM TRA(Tiết 106)
I) Mục tiêu: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
 - Bảng nhân 2, 3, 4, 5.
 - Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc.
 - Giải toán có lời văn bằng một phép nhân.
II) Nội dung kiểm tra
 * Bài 1: Tính nhẩm( 4 điểm)
 2 x 7 = 3 x 6 = 4 x 4 = 5 x 5 =
 2 x 8 = 3 x 9 = 4 x 5 = 5 x 8 =
 2 x 10 = 3 x 5 = 4 x 7 = 5 x 7 =
 2 x 3 = 3 x 4 = 4 x 9 = 5 x 10 =
* Bài 2: Tính( theo mẫu) ( 2 điểm)
M: 4 x 8 + 32 = 32 + 32
 = 64
 a)3 x 7 + 29 =
 b)5 x 6 – 16 =
 * Bài 3: Bài toán( 2 điểm)
 Mỗi nhóm có 4 học sinh, có 8 nhóm như vậy. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh?
 * Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc( 2 điểm).
 4cm
 B C
 3cm 3cm
 A D 5cm E
ĐÁP ÁN
* Bài 1: Tính nhẩm( mỗi phép tính đúng 0,25 điểm)
 2 x 7 = 14 3 x 6 = 18 4 x 4 = 16 5 x 5 = 25
 2 x 8 = 16 3 x 9 = 27 4 x 5 = 20 5 x 8 = 40
 2 x 10 = 20 3 x 5 = 15 4 x 7 = 28 5 x 7 = 35
 2 x 3 = 6 3 x 4 = 12 4 x 9 = 36 5 x 10 = 50
* Bài 2: Tính (theo mẫu) (mỗi bài đúng 1 điểm)
 a) 3 x 7 + 29 = 21 + 29 b) 5 x 6 – 16 = 30 – 16 
 = 50 = 14
 * Bài 3: Bài toán( 2 điểm)
Bài giải
Số học sinh 8 nhóm là: (0,5 đ)
4 x 8 = 32(học sinh) (1 đ)
Đáp số: 32 học sinh (0,5)
* Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc( 2 điểm)
Bài giải
 Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: (0,5đ)
3 + 4 + 3 + 5 = 15( cm) ( 1đ)
Đáp số: 15 cm ( 0,5đ)
T5.Mĩ thuật. Bài 22: VẼ TRANG TRÍ : TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I- Mục tiêu :
 - Hiểu biết về cách trang trí đường diềm, cách sắp xếp hoạ tiết, ứng dụng vào cuộc sống 
 - Vẽ đươc trang trí đường diềm, vẽ màu theo ý thích của mình .
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí đường diềm .
II- Đồ dùng dạy hoc:
 + GV: Đồ vật trang trí đường diềm.Bài trang trí đường diềm.Bài vẽ của HS năm cũ.
 + HS : 	 Giấy vẽ, bút chì màu, SGK.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra : Đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới:* Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu bài trang trí đường diềm yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo nhóm 
Nhóm 1:Đường diềm thường dùng những hoạ tiết nào để trang trí ?
- Các hoạ tiết chính sắp xếp vị trí nào trên đường diềm
Nhóm 2:Các hoạ tiết phụ vẽ vị trí nào ?
- Cách sắp xếp trên đường diềm như thế nào ?
Nhóm 3: Hoạ tiết vẽ có đặc điểm gì ?
- Màu sắc vẽ như thế nào ?
HS thảo luận song cho các nhóm lên trình bày 
- Tóm tắt : Cách sắp xếp vị trí của các hoạ tiết, màu sắc đường diềm. 
Hoạt động 2: Cách trang trí
GV cho HS thảo luận nhóm tìm ra cách vẽ 
HS thảo luận song cho các nhóm lên trình bày
+ Cách vẽ : Kẻ 2 đường thẳng song song cách đều nhau. Chia khoảng cách các ô đều nhau
- Kẻ trục và phác các mảng chính, phụ - Vẽ hoạ tiết phù hợp vào các mảng - Vẽ màu theo ý thích,có đậm nhạt.
- Giới thiệu bài của HS năm cũ.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
 Quan sát HD HS thực hành.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
Chọn bài đính lên bảng, yêu cầu HS nhận xét 
-Ycầu HS xếp loại theo cảm nhận của mình 
- Nhận xét chung, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp .
4. Dặn dò:Qsát tranh ảnh về mẹ hoặc cô giáo.
- Hát
- Quan sát nhận biết .
- Quan sát trả lời câu hỏi .
- Dùng hoạ tiết hoa, lá, con vật ....
- Hoạ tiết chính sắp xếp vị trí giữa.
- Hoạ tiết phụ vẽ ở các góc .
- Sắp xếp xem kẽ, nhắc lại ....
- Cân đối đều nhau.
- Màu sắc tươi sáng, có đậm nhạt 
- Lần lượt các nhóm lên trình bày 
- Các nhóm thảo luận tìm ra cách vẽ 
- Các nhóm lần lượt lên trình bày 
- Quan sát tham khảo.
Thực hành trên vở tập vẽ 
- Nhận xét theo cảm nhận của mình .
- Xếp loại theo cảm nhận .
- Ghi nhớ chuẩn bị :
Thứ ba, ngày 22 tháng 01 năm 2013
T1.Toán. Tiết 107: PHÉP CHIA
I) Mục tiêu
 - Nhận biết được phép chia.
 - Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia.
 - Các bài tập cần làm là: bài 1, 2.
II) Đồ dùng dạy học
 - Các hình vuông
 - Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
III) Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS lên bảng làm bài tập
 - Nhận xét ghi điểm
 3 x 7 + 29 = 21 + 29 5 x 6 – 16 = 30 – 16 
 = 50 = 14
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài- Ghi tựa bài
b) Nhắc lại phép nhân 3 x 2
Mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi 2 phần có mấy ô vuông?
 - HS nêu phép tính - Nhận xét sửa sai
c) Giơi thiệu phép chia.
 - Gắn lên bảng 6 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau.
 + Mỗi phần có mấy ô vuông?
 - Ta thực hiện một phép tính mới là phép chia” sáu chia hai bằng ba”. Viết 6 : 3 = 2
 Dấu : gọi là dấu chia - HS đọc phép chia
d) Giới thiệu phép chia 3
 - Sử dụng 6 ô vuông trên bảng.
 + 6 ô vuông chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô vuông?
 - Ta có phép chia 6 : 3 = 2
 Đọc: sáu chia ba bằng hai.
 Viết: 6 : 3 = 2
đ) Nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
 - Mỗi phần có 3 ô vuông, 2 phần có 6 ô vuông. HS nêu phép nhân.
 - Có 6 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau mỗi phần có 3 ô vuông. HS viết bảng con phép chia.
 - Từ phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng.
 8 : 2 = 4
3 x 2 = 6 <
 8 : 4 = 2
e) Thực hành
* Bài 1: Cho hai phép nhân, viết hai phép chia( theo mẫu).
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn mẫu: Từ phép nhân ta viết được 2 phép chia tương ứng:
 8 : 2 = 4
4 x 2 = 8 <
 8 : 4 = 2
 - HS làm bài tập bảng con + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
 15 : 5 = 3
a) 3 x 5 = 15 <
 15 : 3 = 5
 12 : 3 = 4
b) 4 x 3 = 12 < 
 12 : 4 = 3
 10 : 5 = 2
c) 2 x 5 = 10 < 
 10 : 2 = 5
* Bài 2: Tính
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn HS làm 
 - HS làm bài vào vở + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
a) 3 x 4 = 12 b) 4 x 5 = 20
 12 : 3 = 4 20 : 5 = 4
 12 : 4 = 3 20 : 4 = 5
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS lên thi viết phép chia từ phép nhân
 - Nhận xét tuyên dương
 12 : 6 = 2
 2 x 6 = 12 <
 12 : 2 = 6
 - GDHS: Chăm chỉ học và làm toán cẩn thận.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Kiểm tra
- Làm bài tập bảng lớp
- Nhắc lại
- Nêu phép tính
- 3 x 2 = 6
- Mỗi phần có 3 ô vuông
- Đọc phép chia
- Có 2 phần
- Đọc phép chia
- 3 x 2 = 6
- 6 : 3 = 2
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập bảng con + bảng lớp
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở + bảng lớp
- Nhắc tựa bài
- Thi viết nhanh phép chia
T4.Chính tả (Nghe viết): MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I) Mục tiêu
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật.
 - Làm được bài tập 2, 3 a/ b
II) Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2, 3 a
III) Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của tr ... ệp của người dân ở địa phương mình?- Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài- Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Làm việc nhóm
 - HS quan sát các tranh SGK và nói về những gì đã nhìn thấy trong hình
 - Gợi ý:+ Những bức tranh trang 46, 47 tả cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
 + Kể tên các nghề nghiệp của người dân được vẽ trong các hình 2, 3, 4, 5, trong SGK.
 - HS trình bày
=> Kết luận: Những tranh thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở thành phố, thị xã.
* Hoạt động 2: Nói về cuộc sống của người dân ở địa phương( liên hệ thực tế).
 - HS thảo luận theo cặp về nghề nghiệp và cuộc sống của người dân địa phương.
 - HS phát biểu- Nhận xét tuyên dương
*VSCN Bài 6: Phòng bệnh mắt hột.
Gv nêu vấn đề - Yêu cầu TLCH
? Nêu các dấu hiệu của bệnh mắt hột? Bệnh mắt hột có hại gì? Có ảnh hưởng tới việc học không?
? Nêu cách phòng bệnh mắt hột?
GV nhận xét – kết luận.
4) Củng cố: HS nhắc lại tựa bài
 - GDHS: yêu quê hương và yêu nghề nghiệp bố mẹ thường làm hằng ngày.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài- Xem bài mới
- Hát vui
- Cuộc sống xung quanh
- Kể
- Nhắc lại
- Quan sát
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Thảo luận theo cặp
- Phát biểu
- HS theo dõi và trả lời câu hỏi
Nhận xét – bổ sung
- Nhắc tựa bài
Thứ sáu, ngày 25 tháng 01 năm 2013
T1.Toán. LUYỆN TẬP(Tiết 110)
I) Mục tiêu
 - Thuộc bảng chia 2
 - Biết giải bài toán có một phép chia( trong bảng chia 2).
 - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau.
 *Điều chỉnh: Không làm bài tập 5.
II) Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 2.
 - Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng nhóm
III) Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tựa bài
 - HS HTL bảng chia 2
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài- Ghi tựa bài
b) Thực hành
* Bài 1: Tính nhẩm - HS đọc yêu cầu
 - HS nhẩm các phép tính
 - HS nêu miệng kết quả - Ghi bảng
 - HS nhận xét sửa sai
* Bài 2: Tính nhẩm- HS đọc yêu cầu
 - HS nhẩm các phép tính
 - HS nêu miệng kết quả - Ghi bảng
 - HS nhận xét sửa sai
* Bài 3: Bài toán - HS đọc bài toán
 - Hướng dẫn:+ Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Bài toán yêu cầu tìm gì?
 - HS làm bài vào vở + bảng nhóm
 - HS trình bày- Nhận xét tuyên dương
Tóm tắt:
Có: 18 lá cờ
Chia đều: 2 tổ
Mỗi tổ: lá cờ?
* Bài 4: Bài toán
 Dành cho HS khá giỏi
4) Củng cố – Dặn dò:- HS nhắc lại tựa bài
 - HS HTL bảng chia 2
- Nhận xét tiết học
 - Về nhà ôn lại bảng chia - Xem bài mới
- Hát vui
- Một phần hai
- HTL bảng chia 2
- Nhắc lại
- Đọc yêu cầu
- Nhẩm
- Nêu miệng kết quả
- Nhận xét sửa sai
- Đọc yêu cầu
- Nhẩm
- Nêu miệng kết quả
- Nhận xét sửa sai
- Đọc bài toán
- Có 18 lá cờ chia đều cho 2 tổ.
- Mỗi tổ được mấy lá cờ?
- Phát biểu
- Làm bài vào vở + bảng nhóm
- Trình bày
Bài giải
Số lá cờ mỗi tổ có là:
18 : 2 = 9( lá cờ)
Đáp số: 9 lá cờ
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập bảng con
- Nhắc tựa bài
- HTL bảng chia 2
T2.Tập làm văn : ĐÁP LỜI XIN LỖI. TẢ NGẮN VỀ LOÀI
I) Mục tiêu
 - Biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, 2).
 - Tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí (BT3).
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
- Giao tiếp: ứng xử văn hóa.
- Lắng nghe tích cực.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong SGK- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
 - Bảng nhóm ghi các câu văn bài tập 3
III) Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tựa bài
 - HS thực hành nói lời cảm ơn và đáp lại lời ơn theo tình huống.
 + HS1: Mình cho bạn mượn cây viết này đó.
 + HS1: Mình cho bạn xin lại cây viết nè.
 + HS1: Để mình giúp bạn khie6ng cái ghế nhé.
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài- Ghi tựa bài
b) Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: miệng- HS đọc yêu cầu
 - HS quan sát tranh đọc lời nhân vật
 - HS nêu nội dung tranh
 - Nhận xét sửa sai
 - HS thảo luận theo cặp
 - HS thực hành nói lời xin lỗi
 - Nhận xét tuyên dương
 + Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi?
+ Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ thế nào?
* Bài 2: miệng
 - HS đọc yêu cầu, tình huống
 - HS làm mẫu( tình huống 1).
 + HS1: Xin lỗi, cho tớ đi trước một chút nhé.
 - HS thảo luận
 - HS thực hành
b) HS1: Xin lỗi. Tớ vô ý quá
c) HS1: Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi.
d) HS1: Xin lỗi. Tớ quên mang sách trả cậu rồi.
* Bài 3: Viết
 - HS đọc yêu cầu
 - Nhắc HS: đoạn văn có 4 câu cần sắp xếp lại cho hợp lí. 4 câu văn này sẽ tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Sắp xếp cho đúng thứ tự, cần đọc kĩ từng câu, để xem câu nào trước để tạo thành đoạn văn hợp lí.
 - HS làm bài vào vở
 - HS lên bảng sắp xếp
 - Nhận xét ghi điểm
 - Phân tích
b) Câu mở đầu: Giới thiệu sự xuất hiện của chú chim gáy.
a) Tả hình dáng. Những đốm cườm trắng trên cổ chú.
d) Tả hoạt động. Nhẩn nha nhặt thóc rơi
c) Câu kết. Tả tiếng gáy của chú làm cánh đồng thêm yên ả, thanh bình.
4) Củng cố: HS nhắc lại tựa bài
GDHS: Nói lời xin lỗi cần chân thành và lịch sự
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim
- Thực hành nói lời cảm ơn
- HS2: Mình cảm ơn bạn
- HS2: Cảm ơn bạn nhé
- HS2: Mình cảm ơn bạn nhiều lắm
- Nhắc lại
- Đọc yêu cầu
- Quan sát
- Nêu nội dung tranh
Bạn ngồi bên phải đánh rơi vở của bạn ngồi bên trái, vội nhặt lên và xin lỗi bạn. Bạn này trả lời không sao.
- Thảo luận theo cặp
- Thực hành nói lời xin lỗi
- Khi làm sai, không phải với người khác và làm người khác buồn.
- Tùy theo lỗi, có thể nói lời đáp khác nhau vui vẻ, buồn phiền, trách Cần thể hiện thái độ lịch sự, biết thông cảm vì người mất lỗi đã xin lỗi mình.
- Đọc yêu cầu, tình huống
- Làm mẫu tình huống 1
- HS2: Bạn cứ đi đi
- Thảo luận- Thực hành
- HS2: Không sao đâu.
- HS2: Không sao, lần sau bạn cẩn thận hơn nhé.
- HS2: Không sao, mai cậu nhớ mang nhé
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở
- Làm bài tập bảng lớp
- Nhắc tựa bài
********************************************
T3. Đạo đức. Bài 10 : BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ(Tiết 2)
I) Mục tiêu
 - Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác.
- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong VBT đạo đức
 - Phiếu thảo luận nhóm hoạt động 2
III) Hoạt động dạy học Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Muốn nhờ người khác giúp đỡ mình các em cần phải làm gì?
 + Khi cần người khác giúp đỡ em cần phải nói như thế nào?
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài- Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Tự liên hệ
 - Nêu yêu cầu: Em đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự cần được giúp đỡ? Em hãy kể một vài trường hợp cụ thể.
 - HS phát biểu- Tuyên dương HS
* Hoạt động 2: Đóng vai
 Chia lớp thành 3 nhóm và thảo luận tình huống.
 + Tình huống 1: Em muốn được bố hoặc mẹ cho đi chơi vào ngày nghỉ chủ nhật. Em sẽ nói thế nào?
 + Tình huống 2: Em muốn hỏi thăm chú công an đường đi đến nhà một người quen.
 + Tình huống 3: Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút rơi.
 - HS thảo luận nhóm
 - HS đóng vai
 - HS nhận xét: lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị được giúp đỡ của các nhóm.
 => Kết luận: khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động, cử chỉ phù hợp.
* Hoạt động 3: Trò chơi
 Văn minh, lịch sự
 - Phổ biến luật chơi: Người chủ đứng nói câu đề nghị nào đó với các bạn trong lớp. Ví dụ:
 + Mời các bạn đứng lên
 + Mời các bạn ngồi xuống
 - Nếu lời đề nghị lịch sự thì HS trong lớp làm theo. Nếu chưa lịch sự thì các bạn không thực hiện. Nếu không thực hiện đúng luật chơi sẽ bị phạt do lớp đề nghị.
 - HS thực hành chơi
 - Nhận xét đánh giá
=> Kết luận ghi bảng: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác.
 Ghi nhớ: 
 Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
4) Củng cố
- HS nhắc lại tựa bài
 - GDHS: Muốn nhờ người khác giúp mình cần nói lời yêu cầu, đề nghị với thái độ lịch sự.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị
- Cần phải nói lời yêu cầu, đề nghị
- Cần phải nói lịch sự vui vẻ
- Nhắc lại
- Phát biểu 
- Thảo luận nhóm
- Đóng vai
- Chơi trò chơi
- Nhắc tựa bài
*********************************
Tiết 4: Sinh hoạt : NHẬN XÉT CUỐI TUẦN 
 A.Mục tiêu
 - Giáo dục học sinh biết nghiêm túc trong giờ sinh hoạt , biết khắc phục tồn tại và duy trì ưu điểm.Giúp học sinh thực hiện tốt bảng cam kết an ninh học đường.Lễ phép với mọi người xung quanh.Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, biết bảo vệ của công.
 - HS nắm được phương hướng tuần 23.
 B. Tiến trình dạy học:
 1.Cả lớp vui hát : Bốn phương trời 
 2.GV nhận xét :
 * Đạo đức : Đa số các em thực hiện tốt bản cam kết an ninh học đường .Các em chăm , ngoan , lễ phép , thực hiện đúng nội quy của nhà trường.Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường .Các em đi học chuyên cần,không vắng trường hợp nào .
 *Học tập : Hầu hết các em tham gia phát biểu tốt- có chuẩn bị bài và đồ dùng đầy đủ trước khi đến lớp . Ra lớp hiểu bài vào lớp thuộc bài. Biết giúp đỡ những bạn học yếu vươn lên trong học tập. 
 * Hoạt động khác :Tham gia tốt phong trào của đội. Tập thể dục nhanh, tập tương đối đúng động tác, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn .
 4.Phương hướng tuần 23.
 - Thực hiện theo kế hoạch của đội và của nhà trường đề ra .
 - Duy trì nề nếp của lớp . 
 - Không chạy nhảy , xô đẩy lẫn nhau. 
 - Bao bọc sách vở cẩn thận .Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 5. Cả lớp bình xét HS có ý thức để tuyên dương .
 6.Dặn dò
 - Về nhà thực hiện tốt lời cô dặn dò, chuẩn bị bài cho tuần sau.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22 CKTKNTHANH.doc