Giáo án tổng hợp môn học lớp 3 - Tuần 2

Giáo án tổng hợp môn học lớp 3 - Tuần 2

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

AI CÓ LỖI

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A. TẬP ĐỌC :

- Giúp HS luyện đọc đúng : khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, nổi giận, Cô –rét –ti, En –ri –cô. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bàivà bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến câu chuyện.

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu :

 + Hiểu nghĩa các từ khó : kiêu căng, hối hận, can đảm .

 + Nắm được diễn biến và hiểu ý nghĩa câu chuyện : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn , dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .

 - Giáo dục học sinh tính thật thà, dũng cảm nhận lỗi.

B. KỂ CHUYỆN :

 * Rèn kĩ năng nói :

- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện .

- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung .

 * Rèn kĩ năng nghe :

- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện .

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn .

 * HS biết quý trọng tình bạn .

 

doc 30 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 3 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2	 Ngày soạn : 10/9/2006
 	 Ngày dạy : Thứ hai, ngày 11/9/2006
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
AI CÓ LỖI 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A. TẬP ĐỌC :
- Giúp HS luyện đọc đúng : khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, nổi giận, Cô –rét –ti, En –ri –cô. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bàivà bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
 + Hiểu nghĩa các từ khó : kiêu căng, hối hận, can đảm .
 + Nắm được diễn biến và hiểu ý nghĩa câu chuyện : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn , dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .
 - Giáo dục học sinh tính thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
B. KỂ CHUYỆN :
 * Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung .
 * Rèn kĩ năng nghe :
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện .
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn .
 * HS biết quý trọng tình bạn .
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc và truyện kể SGK .
 Bảng viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
 -HS : Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1. Ổn định :Hát
 2. Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài: “Đơn xin vào Đội”.
 H. Đơn này là của ai gửi cho ai ?( Bảo)
 H. Nhờ đâu em biết điều đó ?( Hoàng)
 H. Nhận xét về cách trình bày lá đơn ?( Huyền Trang)
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Đối với bạn bè các em phải có thái độ như thế nào?( 2HS trả lời) -GV: để biết được En- ri-cô và Cô-rét- ti có thái độ như thế nào trong tình bạn ? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện: “Ai có lỗi”. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1 :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- GV đọc mẫu lần 1 .
- Gọi 1 HS đọc .
- Yêu cầu lớp đọc thầm .
H. Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật ? Đó là những nhân vật nào ?
- Yêu cầu đọc theo từng câu, đoạn .
- GV theo dõi - Hướng dẫn phát âm từ khó. .
- Hướng dẫn đọc trong nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu .
- GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu đọc đoạn 1 ,2 
H. Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
* Giảng từ : kiêu căng : cho rằng mình hơn người khác , coi thường người khác .
 Ý1 : Hai bạn nhỏ giận nhau .
- Yêu cầu đọc đoạn 3 , 4 .
H. Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
* Giảng từ :hối hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình .
can đảm : không sợ đau , không sợ xấu hổ hay nguy hiểm .
H. Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
Ý 2 : Hai bạn làm lành với nhau .
- Yêu cầu đọc đoạn 5
H.Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ?
H. Lời trách mắng của bố có đúng không ? Vì sao 
Ý 3 : Bố đã giúp En-ri-cô nhận ra lỗi của mình .
H. Theo em , mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
-Yêu cầu HS suy nghĩ rút ra nội dung chính.
- GV rút nội dung chính - ghi bảng .
Nội dung chính : Bạn bè phải thương yêu nhau, dũng cảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn .
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn cách đọc bài: Giáo viên treo bảng phụ .
- Giáo viên theo dõi, sửa sai - Giáo viên đọc lại đoạn văn.
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
Chuyển tiết: Cho học sinh hát.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (tiếp theo)
- Yêu cầu học sinh đọc nhóm bốn.
- Tổ chức cho bốn nhóm thi đọc theo vai. 
- Gọi HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương .
Hoạt động 4 : Kể chuyện 
- GV nêu nhiệm vụ : Quan sát 5 tranh minh hoạ cho 5 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện .
- Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ .
-Yêu cầu HS 5 nhóm kể nối tiếp theo tranh.
- GV nhận xét – tuyên dương .
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc toàn bài và chú giải .
- Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu .
-Bốn nhân vật : En-ri-cô, Cô-rét-ti, thầy giáo, bố.
- HS đọc nối tiếp từng câu, từng đoạn .
- HS phát âm từ khó .
- HS đọc theo nhómbàn .
- Đại diện các nhóm đọc – nhận xét .
- HS đọc đoạn 1,2 – lớp đọc thầm .
- Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng . En-ri-cô giận bạn , để trả thù , đã đẩy Cô-rét-ti , làm hỏng hết trang viết của Cô -rét-ti .
-1HS nhắc lại.
- HS đọc đoạn 3, 4 - lớp đọc thầm .
- Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô -rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình . Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn , muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm .
-HS theo dõi.
- Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình , En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay . Nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị “ Ta lại thân nhau như trước đi !”khiến En-ri-cô ngạc nhiên , rất vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn .
-1HS nhắc lại.
- HS đọc đoạn 5 – lớp đọc thầm .
- Bố mắng : En-ri-cô là người có lỗi , đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn .
- Lời trách của bố rất đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước . En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi bạn .
-3HS nhắc lại.
- HS trả lời .
- HS suy nghĩ - trả lờiø.
 -3 HS nhắc lại.
- Học sinh quan sát - 3HS đọc đoạn văn.
- Học sinh theo dõi
-HS theo dõi.
- Lớp trưởng cho cả lớp hát.
- Học sinh đọc phân vai theo nhóm (mỗi nhóm bốn em)
- Bốn nhóm đọc – học sinh nhận xét .
-2HS nhận xét.
- HS lắng nghe. 
- HS quan sát - tập kể từng đoạn theo nhóm ( 5 em 
- Đại diện 5 nhóm kể nối tiếp 5 đoạn của câu chuyện theo tranh .
- Lớp nhận xét .
	4. Củng cố - dặn dò : H. Em học được điều gì qua câu chuyện này ? (bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, nghĩ tốt về nhau, yêu thương nhau )
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe .
________________________
 ĐẠO ĐỨC
 KÍNH YÊU BÁC HỒ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu những việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
 - HS biết : Đồng tình, noi gương những bạn thiếu nhi đã làm tốt “Năm điều Bác Hồ dạy”. Không đồng tình với những bạn thiếu nhi chưa thực hiện được điều đó.
-HS có ý thức rèn luyện và làm theo “Năm điều Bác Hồ dạy”.
II. CHUẨN BỊ:
	 - GV: Bảng phụ, phiếu bài tập - Một số câu hỏi thảo luận.
	 - HS: Tranh ảnh sưu tầm của HS về Bác Hồ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
1.Ổn định: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ : 
H: Chúng ta có thái độ như thế nào đối với Bác Hồ?( Uyên)
H: Đọc Năm điều Bác Hồ dạy?( Thành Đạt)
3.Bài mới:Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt dộng 1: Bày tỏ ý kiến.
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng của bản thân và có hướng phấn đấu, rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng .
* Cách tiến hành:
-Treo bảng phụ có ghi các ý kiến cho sẵn.
o Năm điều Bác Hồ dạy là để dạy cho thiếu nhi.
o Muốn trở thành cháu ngoan Bác Hồ, thiếu nhi cần làm đúng theo 5 điều Bác Hồ dạy.
o Phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi là đã thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
o Chỉ cần đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, không cần thực hiện bằng hành động.
o Ai cũng kính yêu Bác Hồ, kể cả bạn bè và thiếu nhi trên giới.
- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận. 
- Yêu cầu các nhóm đưa ra ý kiến của mình.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ.
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu biết về thông tin Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
* Cách tiến hành:
- GV phổ biến cuộc thi( Mỗi nhóm cử 2 HS lập 1 đội để dự thi tìm hiểu về chủ đề Bác Hồ.
-GV nêu luật thi. (Mỗi đội sẽ tham dự 3 vòng thi ).
+Vòng 1:GV đọc cho các đội 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi 4 lựa chọn khác nhau. Các đội sẽ lựa chọn câu trả lời bằng cách lựa chọn a, b, c, d. Mỗi câu trả lời đúng đội ghi được 1 điểm.
1. Trong các tên gọi sau đây, tên nào là của Bác Hồ?
Nguyễn Sinh Sắc.
Nguyễn Sinh Cung.
Nguyễn Sinh Khiêm.
Nguyễn Sinh Tư.
2. Tên nào sau đây không phải tên của Bác Hồ?
Nguyễn Tất Thành.
Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Văn Tư.
Hồ Chí Minh.
3. Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào năm nào?
1954
1945
1950
1956
4. Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường nào?
Hà Nội. 
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ba Đình.
Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám.
5. Tìm cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ chấm trong câu.
“ đều kính yêu Bác Hồ”
Thiếu nhi
Các ông,bà già.
Các chiến sĩ bộ đội.
Mọi người dân Việt Nam.
+Vòng 2:Bốc thăm và trả lời câu hỏi.
Mỗi đội được bốc thăm một lần và trả lời câu hỏi của mình.
1. Bác Hồ sinh vào năm nào? Ở đâu?
2. Tại sao Bác lại mang nhiều tên và kể 5 tên gọi khác của Bác?
3. Bác đã có công như thế nào đối với dân tộc Việt Nam?
4. Bác Hồ có tình cảm như thế nào với các cháu thiếu nhi?
+Vòng 3: Hát, múa, kể chuyện về Bác.
- Mỗi đội cử ra đại diện để múa hát hoặc kể chuyện về Bác.
- Cho HS tiến hành chơi.
- GV nhận xét từng phần thi của các đội và tuyên dương.
- HS theo dõi.
-HS thảo luận theo yêu cầu. 
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình.
-Các nhóm nhận xét ,bổ sung ý kiến.
-HS theo dõi.
-Đại diện các đội lên chơi.
4.Củng cố ,dặn dò:
- GD học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức để lớn lên trở thành những ... i tiếp sức, mỗi HS 1 phép tính với 1 kết quả.
-Mỗi phép tính 10 điểm, đội nào xong trước được thưởng 20 điểm.
- Yêu cầu HS chơi.
-Nhận xét đội thắng cuộc.
-Thi đọc bảng chia theo 2 dãy.
-2 HS nêu yêu cầu của đề.
-HS suy nghĩ và nêu kết quả bằng cách đọc nối tiếp theo dãy.
 3 × 4 = 12 2 × 5 = 10
 12 : 3 = 4 10 : 2 = 5
 12 : 4 = 3 10 : 5 = 2
 5 × 3 = 15 	 4 × 2 = 8
 15 : 3 = 5 8 : 2 = 4
 15 : 5 = 3 8 : 4 = 2
-HS nhận xét và nêu mối quan hệ giữa nhân và chia.
-2 HS nêu yêu cầu bài tập 2.
-HS giải miệng.
-1 HS đọc đề.
-1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời.(2 cặp HS)
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán cho biết gì?
- HS Tóm tắt và giải vào vở, 1 em lên bảng giải.
Tóm tắt:
 4 hộp :24 cái cốc.
 1 hộp : cái cốc?
Bài giải:
 Mỗi hộp có:
 24 : 4 = 6(cái cốc).
 Đáp số: 6 cái cốc.
-HS đổi chéo vở sửa bài.
-HS chia thành 2 đội theo yêu cầu.
-HS chơi - cả lớp theo dõi cổ vũ.
 4. Củng cố ,dặn dò.
	- Gọi HS đọc bảng chia 2, 3, 4, 5.
	- Về nhà luyện làm thêm bài tập về các bảng nhân ,bảng chia.
	- Nhận xét ,tuyên dương.
 ____________________________________________________________________
	 Ngày sọan : 14/9/2006
 Ngày dạy : Thứ sáu, ngày 15/09/2006
 CHÍNH TẢ: ( Nghe - viết)
CÔ GIÁO TÍ HON 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nghe - viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bài: “Cô giáo tí hon” .
 - Biết phân biệt s/x (hoặc ăn/ ăng) , tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x (hoặc có vần ăn /ăng) .
 - Học sinh có ý thức rèn chữ viết .
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : Bảng phụ chép bài tập 2 b
 -HS : Sách giáo khoa và vở chính tả ,Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định :
 2. Bài cũ : Gọi 2 HS viết : nguệch ngoạc , khuỷu tay (Thu Thảo, Thu Hằng) – Lớp viết bảng con .
 3.Bài mới : Giới thiệu bài:Cô giáo tí hon.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe –viết .
- GV đọc đoạn văn .
- Gọi 1 HS đọc .
H. Đoạn văn có mấy câu ?
H. Chữ đầu các câu viết như thế nào ?
H. Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ?
H. Tìm tên riêng trong đoạn văn ?
H. Cần viết tên riêng như thế nào 
- Yêu cầu lớp đọc thầm .Tìm từ khó.
- GV gạch chân các từ khó ở bảng phụ .
- GV đọc từ khó.
- Nhận xét – sửa sai .
- Hướng dẫn viết vở – nhắc nhở cách trình bày bài , tư thế ngồi 
- GV đọc bài 
- Theo dõi , uốn nắn .
- Hướng dẫn sửa bài .
- Thu bài chấm - sửa bài . Nhận xét chung 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : Yêu cầu đọc đề .
- Hướng dẫn làm vào vở .
- Treo bảng phụ - sửa bài .
b) Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau :
*gắn : gắn bó, hàn gắn, keo gắn, gắn kết 
*gắng : cố gắng , gắng sức , gắng gượng , gắng công  
*nặn : nặn tượng , nhào nặn , nặn óc nghĩ 
* nặng : nặng nề , nặng nhọc , nặng cân 
* khăn : khó khăn , khăn tay , khăn lụa 
* khăng : khăng khăng , khăng khít 
- Nhận xét - sửa bài .
-Giáo viên đánh giá chung .
- HS lắng nghe .
- HS đọc đoạn văn – Lớp đọc theo dõi.
 - 5 câu.
- Viết hoa chữ cái đầu câu .
- Viết lùi vào một chữ .
-Bé 
- Viết hoa
- Cả lớp đọc thầm - HS gạch chân từ khó 
vào sách và nêu .
- HS đọc những từ khó .
- HS viết bảng con - 2 HS viết bảng lớp .
- HS lắng nghe .
- HS viết bài vào vở .
- HS tự soát bài . Đổi chéo bài - sửa sai .
- Theo dõi - sửa bài .
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- 1 HS lên bảng làm - lớp làm vở .
- HS sửa đúng sai .
 4. Củng cố – Dặn dò:
- GV cho HS sửa lỗi chính tả.
- Nhận xét tiết học - Tuyên dương HS học tốt.
- Yêu cầu HS viết sai bài chính tả về nhà viết lại .
_________________________________
TẬP LÀM VĂN
VIẾT ĐƠN 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Dựa theo mẫu đơn của các bài tập đọc : Đơn xin vào Đội , mỗi HS viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu Tiền phong Hồ Chí Minh .
 - Rèn kĩ năng viết đơn cho HS .
 - HS có ý thức phấn đấu để được kết nạp vào Đội .
 II. CHUẨN BỊ :
 -GV : Mẫu đơn xin vào Đội. . Bảng phụ chép cách trình bày lá đơn .
 -HS : Vở bài tập.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định :Nề nếp.
 2. Bài cũ : Kiểm tra vở của 3 HS: Viết đơn xin cấp thẻ đọc sách .
 3.Bài mới : Giới thiệu bài: “Viết đơn”-Ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn cách làm đơn .
- Yêu cầu đọc đề .
- GV dán lá đơn viết mẫu .
– Hướng dẫn thảo luận nhóm .
a) Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu , phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn theo mẫu ? Vì sao ?
- GV chốt : ( treo bảng phụ )
* Lá đơn phải trình bày theo mẫu : 
- Mở đầu đơn phải viết tên Đội .
- Địa điểm , ngày , tháng , năm viết đơn . Tên của đơn : Đơn xin 
- Tên người hoặc tổ chức nhận đơn .
- Họ , tên và ngày , tháng , năm sinh của người viết đơn ; người viết là HS của lớp nào 
- Trình bày lí do viết đơn .
- Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng .
- Chữ kí và họ , tên của người viết đơn .
* Trong các nội dung trên thì phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu . Vì mỗi người có một lí do, nguyện vọng và lời hứa riêng .
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV nhận xét chung .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành .
- Yêu cầu làm vở . 
- GV theo dõi - nhắc nhở .
-Gọi HS đọc đơn.
-GV nhận xét, đánh giá chung.
- HS đọc đề - lớp đọc thầm theo .
- HS quan sát - Nêu nhận xét về cách trình bày lá đơn .
- HS thảo luận nhóm bàn - Trình bày .
- HS quan sát - theo dõi .
- HS làm miệng - lớp nhận xét .
- HS làm bài vào vở .
- 2HS đọc đơn - lớp nhận xét .
 4. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc lá đơn.
- Nhận xét tiết học và nhấn mạnh : có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn .
- Nhớ mẫu đơn và thực hành .
________________________________
TOÁN 
 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
 -Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn .
 -Rèn kỹ năng xếp ghép hình theo mẫu .
 -Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài .
II. CHUẨN BỊ :
 -GV :4 hình tam giác như hình vẽ SGK .
 -HS: Vở bài tập, 4 hình tam giác .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
1.Ổn định :Nề nếp .
2.Kiểm tra bài cũ : 3HS lên bảng .
 * Bài 1: Tính :
 4 x 5 + 24 (Thảo) 32 : 4 × 5( Trung Hiếu)
 *Bài 2: (Hạnh) 
Tóm tắt :
4 bạn :24 quả cam .
1 bạn : ? quả cam .
3.Bài mới : Giới thiệu bài , ghi bảng : “Luyện tập”
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện tập .
+Bài 1: 
-Gọi HS đọc đề bài .
-GV cho HS làm vào vở , từng HS lên bảng .
-GV nhận xét, sửa bài .
-GV chốt ý :tính lần lượt từ trái sang phải
+Bài 2:
-Gọi HS đọc đề và làm miệng . 
-GV nhận xét .
+Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề .
-Gọi HS phân tích đề .
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở .
Hoạt động 2: Tập xếp hình.
+Bài 4:
-GV cho HS đọc yêu cầu của bài 4.
-Cho HS thảo luận cách xếp hình.
-Yêu cầu HS trình bày trên bảng.
-GV tổng kết tuyên dương.
-HS đọc .
-3 HS lên bảng . Lớp làm vào vở.
5 × 3 + 132 = 15 + 132 
 = 147
32 : 4 + 106 = 8 + 106 
 = 114
 20 x 3 : 2 = 60 : 2
 = 30
-HS đổi chéo vở sửa bài .
-HS đọc đề , làm miệng , khoanh tròn số con vịt ở hình a.
-HS đọc đề .
-2 HS phân tích đề .
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
Tóm tắt.
 1 bàn : 2 học sinh
 4 bàn :  học sinh?
Bài giải:
 Bốn bàn có là:
 2 × 4 = 8 (học sinh).
 Đáp số: 8 học sinh.
-HS đọc yêu cầu của đề.
-HS thảo luận nhóm bàn - ghép hình rồi dán vào tờ giấy khổ to.
-Các nhóm dán lên bảng.
 4.Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại kiến thức bài học.
-Nhận xét giờ học.
- Làm thêm bài tập ở nhà.
_________________________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TÌM HIỂU NỘI QUY TRƯỜNG LỚP
I. MỤC TIÊU:
 -HS nắm được các quy định trong nội quy của trường đề ra như : thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, đúng đồng phục, nề nếp và kỉ luật trường lớp, 
 - HS thực hiện tốt các nội quy đã đề ra.
 - HS có ý thức tích cực thực hiện nội quy trường lớp, tích cực thi đua giành nhiều cờ xuất sắc.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1:Thảo luận về nội quy trường lớp.
- GV yêu cầu HS thảo luận về các nội quy, quy định của trường cần thực hiện theo nhóm tổ.
- GV quan sát giúp đỡ học sinh để giúp các em hoàn thành bảng nội quy nhà trường đề ra.
Hoạt động 2 : Trình bày thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng HS trong lớp nhận xét,bổ sung.
- GV chốt ý : Mỗi HS phải thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường như sau :
 + Đi học chuyên cần, đúng giờ.
 + Đồng phục đúng quy định.
+ Đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.
+ Không ăn quà vặt, không nói tục chửi thề, không đánh nhau, không nói chuyện riêng trong lớp, không chơi những trò chơi nguy hiểm.
+Tham gia tốt các hoạt động của trường,
- HS thực hiện chia nhóm và thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe.
 * Tổng kết : Tổ chức cho HS sinh hoạt văn nghệ. Phát động thi đua giữa các tổ.
 - Phát tờ giấy in sẵn nội quy của trường học .Dặn dò HS thực hiện tốt các nội quy của trường đã đề ra.
_____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong T2.doc