Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần 19 - Trường tiểu học Lê Văn Tám

Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần 19 - Trường tiểu học Lê Văn Tám

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Giúp HS:

- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính

- Giải bài toán đưa về nhân 2.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Giáo viên: Phấn màu

Học sinh: Vở bài tập.

III - HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 17 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần 19 - Trường tiểu học Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Luyện tập
Môn: Toán	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 5	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
Giúp HS:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính
- Giải bài toán đưa về nhân 2.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Phấn màu
Học sinh: Vở bài tập.
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A - Bài cũ:
Kiểm tra lại HS đọc thuộc bảng nhân 2
B - Bài mới:
GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài
x 3
GV hướng dẫn HS làm theo mẫu, chẳng hạn viết lên bảng
 2 
(viết 6 vào ô trống vì 2 x 3 = 6)
x 3
Chú ý: HS có thể viết vào vở, có thể viết thành:
 2 6
Bài 2:
HS tự làm
HS tự nêu cách làm
HS viết phép nhân vào vở theo mẫu
Chữa bài
Tự tính rồi điền kết quả
Bài 3: HS đọc thầm đề toán
Nêu tóm tắt rồi giải
Bài giải:
Số bánh xe của 8 xe đạp là:
2 x 8 = 16 (bánh xe)
Đáp số: 16 bánh xe
1 HS lên bảng làm, chữa bài
Bài 4:
Hướng dẫn HS lấy 2 nhân với 1 số ở hàng trên được tính là bao nhiêu thì viết vào ô trống thích hợp ở hàng dưới theo mẫu
HS đọc từng phép nhân và nêu tên gọi
Bài 5
Cho về nhà
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Bảng nhân hai
Môn: Toán	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 4	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh:
- Lập bảng nhân 2 (2 nhân với 1, 2, 3, 10) và học thuộc bảng nhân này
- Thực hành bảng nhân 2. Giải bài toán và đếm thêm 2.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Các tấm bìa có 2 chấm tròn
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A - Bài cũ:
Chữa bài tập 1, 2, 3
Gọi HS đọc tên các thành phần trong phép tính:
 2 x 5 = 10
thừa số thừa số tích
B - Bài mới:
1. GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 2
- Ta lấy 1 tấm bìa tức là 2 chấm tròn, được lấy 1 lần, ta viết: 2 x 1 = 2
- Đọc là 2 nhân 1 bằng 2
 2 được lấy 2 lần ta viết:
2 x 2 = 2 + 2 = 4
Vậy: 2 x 2 = 4
Tương tự lập: 2 x 10 = 20
Luyện đọc lại nhiều lần bảng nhân 2 -> đọc xuôi ngược
HS nhắc lại
HS đọc lại toàn bộ kết quả của bảng nhân
2. Thực hành
Bài 1: HS phải ghi nhớ các công thức trong bảng để làm bài không tính tổng tương ứng
Chẳng hạn: 2 x 6, ta phải nêu ngay được 2 x 6 = 12
HS tự làm rồi chữa vào vở BT
HS đọc bài chữa. Cả lớp chữa bài
Bài 2: 
Lưu ý HS viết phép tính giải bài toán
2 x 6 = 12 (chân)
Bài 3:
- Tìm số thích hợp ở ô trống
- Bắt đầu từ số thứ 2, mỗi vở đều bằng số đứng trước cộng thêm 2
- HS đọc từ 2 đến 20 gọi là thêm 2
- HS đọc từ 20 đến 2 gọi là “bớt 2”
HS tự làm bài rồi chữa
HS tự làm
HS nhận xét đặc điểm của dãy số
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Thừa số tích
Môn: Toán	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 3	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh:
- Biết tên gọi, thành phần và kết quả của phép nhân
- Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Các tấm bìa ghi sẵn thừa số, tích
Học sinh: Vở bài tập toán.
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A - Bài cũ:
- Chuyển phép cộng thành phép nhân
- Nói cách tính kết quả
3 + 3 + 3 + 3 = 5 + 5 + 5 =
GV và cả lớp nhận xét
2 HS lên bảng
B - Bài mới:
1. GV hướng dẫn HS nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân
a) GV viết 2 x 5 = 10
 2 x 5 = 10
thừa số thừa số tích
2. Thực hành
Bài 1: GV hướng dẫn HS chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng tổng tương ứng
3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 = 15
Bài 2: HS phải chuyển tích thành tổng rồi tính tích đó:
6 x 2 = 6 + 6 = 12
Vậy 6 x 2 = 12
HS nêu từng thành phần
HS tự làm
Chữa bài phần a, b, c
HS chữa phải đọc phép tính và nêu tên các thành phần
HS tự làm rồi chữa bài
Bài 3: HS tự làm bài.
Khi tích tính nên cho HS tính tổng tương ứng
HS chú ý làm theo mẫu
2 HS lên bảng chữa
IV - Rút kinh nghiệm bổ sung:
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Phép nhân
Môn: Toán	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 2	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
- Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với 1 tổng các số hạng bằng nhau
- Biết đọc, viết và cách tính kết quả của phép nhân.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh ảnh, tấm bìa
Học sinh: Vở bài tập.
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A - Bài cũ:
Chữa bài tập 1, 2, 3
3 HS lên bảng làm bài
Cả lớp nhận xét, chữa bài
B - Bài mới:
1. Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân
a) GV cho HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn.
- Tấm bìa có mấy chấm tròn?
- Có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn, ta phải tính tổng:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 (chấm tròn)
b) GV giới thiệu:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng. Mỗi số hạng đều bằng 2, ta chuyển thành phép nhân:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
 2 x 5 = 10
đọc là 2 nhân 5 bằng 10
Viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần
Chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được.
HS lấy 5 tấm bìa có chấm tròn
HS lưu ý: 2 là số hạng
5 là số các số hạng
2. Thực hành
GV hướng dẫn HS xem tranh vẽ để nhận ra
a) 4 được lấy 2 lần, tức là 4 + 4 = 8 và chuyển thành phép nhân: 4 + 2 = 8
Cho HS đọc: 4 nhân 2 bằng 8
Bài 1: GV giúp HS tự viết được phép nhân theo mẫu
Bài 2: GV giúp HS quan sát tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết phép nhân phù hợp
Ta có phép nhân 5 x 2 
Để tính 5 x 2 ta tính 5 + 5 = 10.
Vậy 5 x 2 = 10
HS quan sát tranh
HS nêu: 5 cầu thủ được lấy 2 lần
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Tổng của nhiều số
Môn: Toán	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 1	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
- Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số
- Chuẩn bị hai phép nhân.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Phấn màu
Học sinh: Vở bài tập.
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính
a) GV viết lên bảng:
2 + 3 + 4 =
Đây là tổng của các số 2, 3, 4.
Đọc là “Tổng của 2, 3, 4”
GV giới thiệu cách viết theo cột dọc
b) GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng:
12 + 34 + 40 = 12
 + 34
 40
 86
2. Hướng dẫn HS thực hành tính tổng của nhiều số
Bài 1:
Khuyến khích HS tính nhẩm
Bài 2:
15 + 15 + 15 + 15
HS nhận ra các số hạng bằng nhau
Bài 3:
GV hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số còn thiếu vào chỗ chấm (ở trong vở)
20 lít = 5 lít + 5 lít + 5 lít + 5 lít
HS tính tổng rồi nêu kết quả
HS nêu cách tính như SGK
HS nêu cách tính như SGK
HS làm bài 
HS nhận xét về các số hạng
HS làm bài vào vở
HS tự điền vào vở
IV - Rút kinh nghiệm bổ sung:
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Thư Trung thu
Môn: Tập đọc	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 3	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ
- Giọng đọc diễn cảm diễn tả được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu niên. Cảm nhận được tình yêu thương của Bác đối với các em
- Học thuộc lòng bài thơ trong thư của Bác.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh minh họa SGK
Học sinh: SGK, sưu tầm tranh.
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A - Bài cũ:
GV kiểm tra 2 HS dọc bài “Lá thư nhầm địa chỉ”, trả lời câu hỏi 2, 3 trong SGK
Gọi 2 em đọc bài
B - Bài mới:
I - Giới thiệu bài 
II - Luyện đọc
1. GV đọc diễn cảm, giọng vui, đầm ấm
2. Luyện đọc và giải nghĩa từ
HS quan sát tranh
a) Đọc từng câu
Những từ cần chú ý: năm, lắm, trả lời, làm việc, yêu, ngoan ngoãn, tuổi nhỏ, việc nhỏ
HS đọc nối tiếp từng câu 
Phát âm từ khó
b) Đọc từng đoạn trước lớp
Chia bài làm 2 đoạn:
c) Giải nghĩa từ
Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hòa bình
Nhi đồng từ 4 đến 9 tuổi
Phân biệt thư khác thơ
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
HS đọc ngắt nhịp cuối các dòng thơ
Trả lời các câu hỏi
GV giới thiệu các tranh ảnh về Bác Hồ
Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu như thế nào?
4. Học thuộc lòng bài thơ
GV xóa dần chữ trên từng dòng thơ
HS đọc thầm từng đoạn thơ
HS thi đọc thuộc lòng phần lời thơ
IV - Củng cố, dặn dò
Cả lớp hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh”
1 HS đọc lại bài Thư Trung thu
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Lá thư nhầm địa chỉ
Môn: Tập đọc	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 2	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn cả bài, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, giữa các cụm từ dài
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ trong bài.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Một phong bì thư, có dán tem và dấu bưu điện.
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A - Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn Chuyện bốn mùa, trả lời câu hỏi về nội dung
2 em đọc nối tiếp, mỗi em đọc 1 đoạn
B - Bài mới:
I - Giới thiệu bài 
II - Luyện đọc
1. GV đọc mẫu 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
HS quan sát phong bì thư
a) Đọc từng câu
Chú ý các từ khó: ngạc nhiên, Tường, bưu điện Lạch Tray, chuyển, vòng về
HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
b) Đọc từng đoạn 
Chú ý nhấn giọng, ngắt hơi
- Người gửi:/ Nguyễn Viết Nhân/ hai mươi sáu/ đường Lạch Tray/ Hải Phòng//.
- Người nhận:/ Ông Tạ Văn Tường/ năm mươi tám/ đường Điện Biên Phủ/ Đà Nẵng//.
GV giải nghĩa: Ngạc nhiên: lấy làm lạ
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
III - Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Đoạn 1: Trả lời câu hỏi 1
- Đoạn 2: Trả lời câu hỏi 2
- Đọc toàn bài: Trả lời câu hỏi 3
HS đọc thầm từng đoạn
Trả lời các câu hỏi
IV - Luyện đọc lại
GV và cả lớp nhận xét
V - Củng cố, dặn dò
Nhắc HS không được bóc thư của người khác 
Một số HS thi đọc lại bài văn
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Chuyện bốn mùa
Môn: Tập đọc	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200 
Tiết số: 1	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Nghỉ ngắt hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ. Biết đọc với giọng người kể, với giọng các nhân vật.
- Hiểu 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh minh họa SGK
Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập.
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu ... ) Kể toàn bộ câu chuyện
GV và cả lớp bổ sung, nhận xét
Từng HS kể lại đoạn 2 trong nhóm
2, 3 em lên kể
c) Dựng lại câu chuyện theo vai
- Mỗi nhân vật tự nói lời của mình
- Các em cử đại diện lên thi kể. Nhóm nào nhập vai tốt, các nhóm khác bình điểm
Các nhóm thi dựng lại truyện
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
IV - Rút kinh nghiệm bổ sung:
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Thư Trung thu
Môn: Chính tả	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200 
Tiết số: 2	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
- Nghe, viết, trình bày đúng 12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu theo cách trình bày bài thơ 5 chữ
- Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ l/n.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Bút dạ, giấy khổ to
Học sinh: Vở bài tập, bảng con
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A - Bài cũ:
Cả lớp viết nháp: lưỡi trai, lá lúa, năm, nằm, vỡ tổ, bão táp, nảy bông
2 HS lên bảng lớp viết
B - Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe, viết
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 12 dòng thơ của Bác
- GV hỏi: Nội dung bài thơ nói gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét
+ Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào? (Bác, các cháu)
+ Những từ nào trong bài phải viết hoa?
2, 3 HS đọc lại
HS viết vào bảng con những chữ cần viết hoa
b) GV đọc từng dòng thơ, HS viết vào vở
c) Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập lựa chọn:
Chiếc lá - Quả na - Cuộn len - Cái nón
Cái tủ - Khúc gỗ - Cửa sổ - Con muỗi
GV nhận xét
HS làm bài vào vở
Bài tập 3: 
a) lặng lẽ, nặng nề b) thi đỗ, đổ rác
- lo lắng, đói no - giả vờ, giã gạo
GV chốt lại lời giải đúng
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về xem lại BT2, BT3
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Chuyện bốn mùa
Môn: Chính tả	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 1	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
- Chép lại một đoạn trích trong Chuyện bốn mùa. Biết viết hoa đúng tên riêng
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn l/n, hỏi/ngã.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Bảng lớp có đoạn văn cần chép
Học sinh: Phấn, bảng con
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tập chép
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chép trên bảng
- GV hỏi:
+ Đoạn chép này ghi lời của ai trong Chuyện bốn mùa? (Lời bà Đất)
+ Bà Đất nói gì? (Khen các nàng tiên)
- GV hướng dẫn HS nhận xét
+ Đoạn chép có những tên riêng nào?
(tựu trường, ấp ủ)
- GV theo dõi uốn nắn
1, 2 HS nhìn bảng đọc lại
HS viết nháp tên riêng 
HS chép bài vào vở
b) Chấm, chữa bài
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập
HS tự chữa lỗi ra lề
2 bạn đổi vở chữa bài
Bài 2: (lựa chọn)
a) Mồng một lưỡi trai
 Mồng hai lá lúa
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối
b) Kiến cánh vỡ tổ bay ra
 Bão táp mưa sa gần tới
- Muốn cho lúa nẩy bông to
Cày sâu, bừa kỹ, phân gio cho nhiều
Cả lớp làm vở
1 HS lên bảng làm bài
Bài tập 3: Lựa chọn
Bắt đầu bằng chữ l:
là, lộc, lại, làm, lửa, lúc, lá
Bắt đầu bằng chữ n:
năm, nàng, nào, nảy, nói
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Từ ngữ về các mùa. Trả lời câu hỏi khi nào
Môn: Luyện từ và câu	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 1	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
- Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa. Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp
- Biết đặt câu và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Phiếu bài tập
Học sinh: Vở bài tập
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: (miệng)
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét
- GV ghi tên tháng trên bảng theo cột dọc: Xuân, Hạ, Thu, Đông
1 HS đọc yêu cầu của bài
HS trao đổi trong nhóm
Tháng giêng
Tháng hai
Tháng ba
Tháng bảy
Tháng tám
Tháng chín
Tháng tư
Tháng năm
Tháng sáu
Tháng mười
Tháng mười một
Tháng mười hai
Trên thực tế thời tiết mỗi vùng một khác
VD: ở miền Nam, chỉ có 2 mùa
Bài tập 2: (viết)
- GV nhắc HS nói về điều hay của mỗi mùa
- Các em hãy xếp mỗi ý đó vào bảng cho đúng lời bà Đất
1 HS đọc thành tiéng BT2
Cả lớp đọc thầm lại
HS làm bài vào phiếu
HS làm bài vào giấy khổ to dán lên
Bài tập 3: (miệng)
Trò chơi Xuân Hạ Thu Đông
A - Khi nào HS được nghỉ hè?
B - Đầu tháng sáu HS được nghỉ hè
1 HS đọc yêu cầu của bài 
HS tạo từng cặp Hỏi - Đáp
Mỗi HS viết vào vở 1 câu hỏi, 1 câu đáp
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại tên các tháng
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: P. Phong cảnh hấp dẫn
Môn: Tập viết	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 1	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
- Rèn kỹ năng viết chữ
- Biết cách viết chữ P hoa theo cỡ chữ vừa và cỡ chữ nhỏ
- Biết viết ứng dụng cụm từ Phong cảnh hấp dẫn cỡ nhỏ
- Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Mẫu chữ P, bảng phụ
Học sinh: Vở bài tập
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ P
Cấu tạo: Chữ P cỡ vừa cao 5 li gồm 2 nét: Nét 1 giống nét 1 của chữ B, nét 2 là nét cong trên có 2 đầu uốn vào không đều nhau
Cách viết
GV viết mẫu, vừa viết vừa nói cách viết
b) Hướng dẫn HS viết trên bảng con
GV nhận xét, uốn nắn
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
HS quan sát chữ mẫu và nhận xét
HS nhắc lại quy trình viết
HS tập viết chữ P 2, 3 lần
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn
b) Hướng dẫn HS quan sát cụm từ ứng dụng, nêu nhận xét
- Độ cao của các chữ cái
- Cách đặt dấu thanh
- Khoảng cách giữa các chữ
1 HS đọc cụm từ ứng dụng
HS tập viết 2, 3 lượt
4. Hướng dẫn HS viết vào vở
1 dòng chữ P cỡ vừa
1 dòng chữ Phong cỡ vừa
1 dòng chữ Phong cỡ nhỏ
2 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ
HS thực hành viết vào vở BT
5. Chấm, chữa bài
6. Củng cố, dặn dò
Về viết tiếp phần BT về nhà
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu
Môn: Tập làm văn	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 1	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
- Rèn kỹ năng nghe và nói: Nghe và biết cách đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp
- Rèn kỹ năng viết: Điền đúng các lời đáp và chỗ trống trong lời đối thoại.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh minh họa
Học sinh: Vở bài tập.
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
Hôm nay cô sẽ dạy các em cách đáp lại lời chào hoặc tự giới thiệu của người khác
2. Hướng dẫn làm bài 
Bài 1: (làm miệng)
- Đọc lời của chị phụ trách trong tranh 2
- Đọc lời chào của chị phụ trách trong tranh 1
- GV cho HS thực hành lời đối đáp trước lớp theo 2 tranh
- Cả lớp nhận xét
- Chọn lời đáp hay nhất
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp đọc thầm 
- HS quan sát tranh
HS cần nói lời đáp với thái độ lịch sự, lễ độ, vui vẻ
Bài 2: (miệng)
- GV nhắc các em suy nghĩ về các tình huống bài tập nêu ra
- Các nhóm thay nhau nói lời ứng xử của mình
- GV và cả lớp bình chọn lời nói hay nhất
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp đọc đồng thanh
- 3, 4 cặp HS thực hành nói
Bài 3: (viết)
GV nêu yêu cầu của bài (viết vào vở lời đáp của bạn Nam trong đoạn đối thoại)
HS làm bài vào vở bài tập
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhắc HS nhớ thực hành đáp lại lời chào hỏi
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Đường giao thông
Môn: Tự nhiên XH	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 1	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
Sau bài, học sinh biết:
- Có 4 loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không
- Kể tên các phương tiện đi trên các loại đường.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Hình vẽ trong SGK
Học sinh: 1 bộ bìa vẽ tấm biển báo.
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài:
- Các em hãy kể tên một số phương tiện giao thông mà các em biết
- GV ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 1: 
Cho HS quan sát tranh và nhận biết các loại đường giao thông
Bước 1:
- GV dán 5 bức tranh lên bảng
- Phát cho mỗi HS 1 tấm bìa
Bước 2:
GV gọi HS nhận xét kết quả làm việc của các bạn
HS trực quan trong hình vẽ
HS gắn tấm bìa vào bức tranh cho phù hợp
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Bạn hãy kể tên các loại xe đi trên đường bộ
- Đố bạn biết phương tiện giao thông nào đi trên đường sắt
- Hãy nói tên các loại tàu, thuyền đi trên sông, biển
- Máy bay có thể đi được ở đường nào?
Bước 2: GV gọi HS trả lời trước lớp
HS quan sát hình vẽ trang 40, 41
Trường tiểu học lê văn tám
Kế hoạch bàI giảng
Tên bài dạy: Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng (T1)
Môn: Thủ công	Lớp: 2	Ngày tháng năm 200
Tiết số: 1	Tuần: 19	
I - Mục đích yêu cầu
- HS biết cách gấp, trang trí thiếp chúc mừng
- Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng
- HS hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
II - Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Một số mẫu thiếp chúc mừng
Học sinh: Quy trình gấp, giấy màu.
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu hình mẫu và đặt câu hỏi
- Em hãy kể tên những thiếp chúc mừng mà em biết
HS được xem hình mẫu
2. GV hướng dẫn mẫu
Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng
- Cắt tờ giấy trắng hoặc giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 20cm, rộng 15cm
- Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô
HS thực hành gấp, cắt và trang trí theo sự hướng dẫn của GV
Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng
- Tùy theo nội dung từng thiếp chúc mừng để trang trí
- Để trang trí trên thiếp, các em có thể vẽ, cắt, xé dán lên ngoài thiếp
- Viết chữ chúc mừng bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài
GV tổ chức cho HS tập cắt, gấp, trang trí
HS tự trang trí
IV - Rút kinh nghiệm bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docga2 t19.doc