Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 10 năm 2013

Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 10 năm 2013

TUẦN 10

Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013

 TẬP ĐỌC Tiết 28+29:

 SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

SGK/75 - Thời gian dự kiến 70 phút

A. Mục tiêu

 -Ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu ND: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

-Xác định giá trị

-Tự nhận thức bản thn

-Lắng nghe tích cực

-Thể hiện sự cảm thơng

B.Phương tiện dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có), bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

- HS: SGK

C.Tiến trình dạy học:

 Hoạt động 1 : Bài cũ : ôn tập

 Hoạt động 2 : Bài mới : Sáng kiến của bé Hà

 Hoạt động 3 : Luyện đọc

- GV đọc mẫu lần 1

 

doc 21 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 10 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
 TẬP ĐỌC Tiết 28+29: 
 SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
SGK/75 - Thời gian dự kiến 70 phút
A. Mục tiêu
 -Ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- Hiểu ND: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
-Xác định giá trị 
-Tự nhận thức bản thân 
-Lắng nghe tích cực 
-Thể hiện sự cảm thơng 
B.Phương tiện dạy học:
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có), bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
HS: SGK 
C.Tiến trình dạy học:
 Hoạt động 1 : Bài cũ : ôn tập
 Hoạt động 2 : Bài mới : Sáng kiến của bé Hà
 Hoạt động 3 : Luyện đọc
GV đọc mẫu lần 1
 HS đọc nối tiếp nhau từng câu – rút từ khó : ngày lễ, , suy nghĩ, hiếu thảo, điểm mười
HS đọc đoạn – giải nhgiã từ : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
Hướng dẫn đọc : “ Con đã . . . nào cả “
Đọc đoạn trong nhóm : nhóm đôi
Thi đọc : đoạn 1
Đồng thamh : đoạn 2 , 3
Hoạt động 4 : Tìm hiểu bài : HS đọc thầm + TLCH
-Lắng nghe tích cực 
-Thể hiện sự cảm thơng 
-Trình bày 1 phút
Câu 1 : tỏ chức ngày lễ cho ông bà
Câu 2 : chọn ngày lập đông . Vì . . . cụ già
Câu 3 : chuẩ n bị quà biếu
Câu 4 : cố gắng học tập
Câu 5 : bé ngoan , thông minh
Hoạt động 5 : Luyện đọc lại 
-Xác định giá trị 
-Tự nhận thức bản thân 
-Trải nghiệm -Đĩng vai
 - Hướng dẫn đọc toàn bài 
 - GV đọc mẫu lần 2
 - HS đọc 
Hoạt động 6 : củng cố – dặn dò
 D.Phần bổ sung:..
 TOÁN
Tiết 46 LUYỆN TẬP
SGK/46 – Thời gian dự kiến 35phút
A. Mục tiêu
 - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số cĩ khơng quá hai chữ số).
- Biết giải bài tốn cĩ một phép trừ.
Bài 1, bài 2 (cột 1, 2), bài 4, bài 5
B.ĐDDH:
GV: Trò chơi. Bảng phụ, bút dạ.
HS: Bảng con, vở bài tập.
C.HĐDH:
Hoạt động 1 : Bài cũ T
GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập và phát biểu qui tắc tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng.
GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài mới : Luyện tập
Bài 1: + Biết tìm x trong các BT dạng: x + a = b; a + x = b(với a, b là các số có không quá 2 chữ số.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Vì sao x = 10 – 8
Nhận xét 
Bài 2 : Biết tính nhẩm ghi ngay kết quả
Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài.
Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 và 10 – 1 được không? Vì sao?
 Bài 4 : + Biết giải các bài toán có một phép trừ.
Gọi 1 HS đọc đề bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm ntn?
Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
Bài 5: Biết khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng
Yêu cầu HS tự làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò
Trò chơi: Hoa đua nở.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Số tròn chục trừ đi 1 số.
 D.Phần bổ sung:
 ĐẠO ĐỨC
Tiết 10 CHĂM CHỈ HỌC TẬP (TT).
SGK/17 – Thời gian dự kiến 35phút
A Mục tiêu 
 - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
- Biết được lợi ích của chăm chỉ học tập.
- Viết được chăm chỉ học tập là lợi ích của HS.
- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
* Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
B.ĐDDH:
GV: Dụng cụ sắm vai: bàn học, khăn rằn, sách vở, phiếu luyện tập. 
HS: SGK.
C.HĐDH:
1. Khởi động 
2. Bài cũ : Chăm chỉ học tập
Chăm chỉ học tập có lợi gì?
Thế nào là chăm chỉ học tập?
GV nhận xét.
3. Bài mới : Chăm chỉ học taâp5
Hoạt động 1: Đóng vai.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.
Tổ chức cho HS chơi mẫu.
Phần chuẩn bị của GV.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức.
Yêu cầu: HS thảo luận cặp đôi, đưa ra cách xử lí tình huống và đóng vai.
-Kết luận
Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS đánh giá hành vi chăm chỉ học tập và giải thích.
Yêu cầu: Một vài cá nhân HS kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
GV nhận xét HS.
GV khen những HS đã chăm chỉ học tập và nhắc nhở những HS chưa chăm chỉ cần noi gương các bạn trong lớp:
Kết luận:
4. Củng cố – Dặn dò :Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Quan tâm giúp đỡ bạn.
D.Phần bổ sung:
 Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
THỂ DỤC
Tiết 19 Bài Thể Dục Phát Triển Chung
Thời gian dự kiến 35 phút
A.Mục tiêu: 
- Thực hiện đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vịng trịn.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
Ơn tập bài thể dục phát triển chung.
Làm quen với điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vịng trịn.
 B. Địa điểm phương tiện.
 - Sân trường 
C. Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu.
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Đứng vổ tay hát
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại
* Kiểm tra bài củ: động tác điều hoà
2. Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung
- GV cho cả lớp ôn bài thể dục 8 động tác
- GV sữa sai- Gọi HS thực hiện
* Đi đều – GV nhắc lại tư thế đi điều
- HS đi điều – GV sữa sai
 - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
* Lồng ghép hoạt động ngồi giờ :Trị chơi bỏ khăn 
3. Phần kết thúc
- Nhảy thả lỏng thu nhỏ vòng tròn 
 - GV hệ thống bài học
-Nhận xét giờ học cho bài tập về nhà
D.Phầnbổsung: 
 KỂ CHUYỆN
Tiết 10 SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ.
SGK/ 79 - Thời gian dự kiến : 35phút
A. Mục tiêu
 - Dựa vào các ý cho trước, kể lại được toàn bộ câu chuyện Sáng kiến của bé Hà
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện(BT2)
B.ĐDDH:
GV: Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn truyện.
HS: SGK 
C.HĐDH:
1 . Bài cũ : Ôn tập.
Kể chuyện theo tranh
GV nhận xét 
2 . Bài mới : Sáng Kiến Của Bé Hà
 Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn truyện
Ÿ Mục tiêu: Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện.
GV tiến hành tương tự như các tiết kể chuyện trước đã giới thiệu.
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ nội dung truyện.
Ÿ Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ tranh minh hoạ kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện.
GV chọn 1 trong 2 hình thức sau rồi cho HS thi kể lại truyện.
+ Kể nối tiếp.
+ Kể theo vai.
Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu truyện.
4. Củng cố – Dặn dò 
GV tổng kết giờ học.
Dặn dò HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe. Chuẩn bị: Bà cháu.
D.Phầnbổsung: 
 TOÁN
Tiết 47 SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ.
SGK/47 – Thời gian dự kiến 35phut
A. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+ Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100-trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số.
+ Biết giải bài toán có một phép trừ( số tròn chục trừ đi một số).
- Các BT cần làm:Bài 1, bài 3.
B.ĐDDH:
GV: Que tính. Bảng cài.
HS: Vở BT, bảng con, que tính.
C.HĐDH:
Hoạt động 1 : Bài cũ 
Sửa bài 4
 -GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Bài mới :Số tròn chục trừ đi một số 
 Phép trừ 40 - 8
Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục.
Bước 1Nêu bài toán: Có 40 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Yêu cầu HS nhắc lại bài toán.
Hỏi: Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
Viết lên bảng: 40 – 8
Bước 2: Đi tìm kết quả.
Yêu cầu HS lấy 4 bó que tính. Thực hiện thao tác bớt 8 que để tìm kết quả.
Còn lại bao nhiêu que tính?
Hỏi: Em làm ntn?
Hướng dẫn lại cho HS cách bớt (tháo 1 bó rồi bớt)
Vậy 40 trừ đi 8 bằng bao nhiêu?
Viết lên bảng 40 – 8 = 32
Bước 3: Đặt tính và tính
Mời 1 HS lên bảng đặt tính. (hướng dẫn HS nhớ lại cách đặt tính phép cộng, phép trừ đã học để làm bài).
- GV nêu cách đặt tính
Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 48 - 18
 Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có 2 chữ số (có nhớ) 
Tiến hành tương tự theo bước 4 như trên để HS rút ra cách trừ:
 40 0 không trừ được 8, lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2 nhớ 1.
-18 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
 22
 Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
 Bài 1: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100-trường hợp số bị trừ là số tròn
Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài sau đó tự làm bài.
Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
Hỏi thêm về cách thực hiện các phép tính trừ khi tiến hành tìm x.
Bài 3. Biết giải bài toán có một phép trừ( số tròn chục trừ đi một số).
2 chục bằng bao nhiêu que tính?
Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm ntn?
Hoạt động 4. Củng cố – Dặn dò 
Yêu cầu nhấn mạnh kết quả của phép tính: 
	Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà luyện tập thêm về phép trừ dạng: Số tròn chục trừ đi một số.
 D.Phầnbổsung: 
CHÍNH TẢ
Tiết 19 NGÀY LỄ
SGK/79 – Thời gian dự kiến 35phút
A.Mục tiêu:
-Chép chính xác, trính bày đúng bài chính tả Ngày lễ.
Làm đúng BT2; BT3(a,b) hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn
B. ĐDDH:
-Bảng phụ
C.Hoạt động dạy và học
1. Bài cũ Ôn tập.
Kiểm tra bài Dậy sớm.
HS viết các từ sai.
GV nhận xét.
2. Bài mới Giới thiệu: 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
Ÿ Mục tiêu: Chép lại chính xác đoạn văn Ngày lễ.
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép.
GV treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần chép
Đoạn văn nói về điều gì?
Đó là những ngày lễ nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày.
Hãy đọc chữ được viết h ... n bảng làm, mỗi HS làm một ý.
 Nhận xét và cho điểm.
 Bài 3: Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31-5
 - Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 Bài 4: Nhận biết giao điểm của 2 đoạn thẳng.
Gọi 1 HS đọc câu hỏi.
Yêu cầu HS trả lời.
Yêu cầu nhiều HS nhắc lại câu trả lời.
*Hoạt động 4. Củng cố – Dặn dò 
Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 31 – 5.
D.Phầnbổsung:
TẬP VIẾT
Tiết 10 Chữ hoa H
 – Thời gian dự kiến 35phút
A. Mục tiêu
 -Viết đúng chữ H(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Hai(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng(3 lần)
B.ĐDDH:
GV: Chữ mẫu H . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
C.HĐDH:
1 . Bài cũ 
Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: -G 
Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
Viết : Góp sức chung tay. 
GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ H
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ H
Chữ H cao mấy li? 
Gồm mấy đường kẻ ngang?
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ H và miêu tả: Gồm 3 nét:
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết.
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ.
Giới thiệu câu: Hai sương một nắng.
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
GV viết mẫu chữ: Hai lưu ý nối nét H và ai.
HS viết bảng con
- GV nhận xét và uốn nắn.
 Hoạt động 3: Viết vở
Ÿ Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận.
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò 
GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
D.Phầnbổsung:
 ÂM NHẠC
Tiết 10 ƠN BÀI HÁT : CHÚC MỪNG SINH NHẬT
Sgk / 11 Thời gian dự kiến : 35phút
A.Mục tiêu :
 - Biết hát theo gai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
* Tham gia trò choi đố vui.
B.ĐDDH : 
-Gv: thanh phách – song lon
C.Hoạt động dạy học :
 Hoạt động 1 : bài cũ : Chúc Mừng Sinh Nhật
 Hoạt động 2 : bài mới : Ơn bài hát : Chúc Mừng Sinh Nhật
 a . Ơn bài hát : Chúc Mừng Sinh Nhật
 - Chia lớp 3 nhĩm - hát theo kiểu đối đáp
 - Gõ đệm theo nhịp ¾ 
 b. Tập biễu diễn bài hát
 - HS hát đơn ca , tốp ca
 - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ theo nhịp ¾
 c. Trị chơi đố vui
 - Gv hát – HS đĩn nhịp nào
 Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dị
 D.Phần bổ sung:
AN TOÀN GIAO THÔNG - Tiết 4 - STL/ 15
 ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu: 
- Ôn lại kiến thức về đi bộ và qua đường đã học ở lớp 1
- Hs biết cách đi bộ, biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau ( vỉa hè có nhiều vật cản, không có vỉa hè, đường ngõ...)
- Hs biết quan sát phía trước khi đi đường
- Hs biết chọn nơi qua đường an toàn
- Ở những đoạn đường nhiều xe qua lại tìm người lớn đề nghị giúp đỡ khi qua đường
- Hs có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường
B- Đồ dùng dạy học:
GV: 5 tranh vẽ như trong sách, Phiếu học tập ghi các tình huống của hoạt động 3
C- Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
v Hoạt động 2: Quan sát tranh
Ÿ Mục tiêu: Giúp hs nhận thức được những hành vi đúng sai để đảm bảo an toàn khi đi bộ trên đường phố
- Chia thành 5 nhóm, các nhóm quan sát hình vẽ trong sách thảo luận nhận xét các hành vi đúng sai trong mỗi bức tranh
- Gv treo tranh, hs thảo luận. Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
* Kết luận: Khi đi bộ trên đường, các em cần phải đi trênvỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi sát lề đường. Đi đúng đường dành riêng cho người đi bộ. Ở ngã tư, ngã năm... muốn qua đường phải đi theo tín hiệu đèn hay chỉ dẫn của CSGT
v Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm
Ÿ Mục tiêu: Hs thực hiện những hành vi đúng khi đi bộ trên đường
- Chia nhóm thảo luận tìm ra cách giải quyết tình huống. Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Khi đi bộ trên đường các em cần quan sát đường đi, không mải nhìn quầy hàng hoặc vật lạ hai bên đường, chỉ qua đường ở những nơi có điều kiện an toàn. cần quan sát kĩ đi lại khi qua đường, nếu thấy khó khăn cần nhờ người lớn giúp đỡ
v Hoạt động 4: Củng cố
- Luôn nhớ và chấp hành đúng những quy định khi đi bộ và qua đường
- Nhận xét tiết học
D-Phần bổ sung:.....................................................................................................................
 Thứ sáu ngày 01tháng 11 năm 2013
CHÍNH TẢ
Tiết 20 ÔNG CHÁU
SGK/ 84 – Thời gian dự kiến 35phút
A. Mục tiêu
* Yêu cầu cần đạt:
 - Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ.
- Làn được BT2, BT3(a,b), Hoặc BTCT phương ngữ do GV chọn.
B.ĐDDH:
GV: Bảng ghi nội dung bài tập 3. Bảng phụ, bút dạ.
HS: Vở, bảng con.
C.HĐDH:
1. Bài cũ : Ngày lễ
Gọi 2 HS lên bảng viết các từ HS mắc lỗi, các từ luyện phân biệt, tên các ngày lễ lớn của giờ chính tả trước.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới :Ông cháu.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
Ÿ Mục tiêu: Nghe và viết lại chính xác bài thơ Ông cháu
a/ Giới thiệu đoạn thơ cần viết.
GV yêu cầu HS mở sách, GV đọc bài thơ lần 1.
Khi ông bà và cháu thi vật với nhau thì ai là người thắng cuộc?
Khi đó ông đã nói gì với cháu.
Giải thích từ xế chiều và rạng sáng.
b/ Quan sát, nhận xét.
Bài thơ có mấy khổ thơ.
Mỗi câu thơ có mấy chữ?
c/ Viết chính tả.
GV đọc bài, mỗi câu thơ đọc 3 lần.
d/ Soát lỗi.
GV đọc lại toàn bài, phân tích các chữ khó viết cho HS soát lỗi.
e/ Chấm bài.
Thu và chấm 1 số bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Ÿ Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả.
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu và câu mẫu.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau tìm các chữ theo yêu cầu của bài. Khi HS nêu, GV ghi chữ các em tìm được lên bảng.
Bài 2:
Gọi HS đọc đề bài sau đó cho các em tự làm bài. 1 HS làm trên bảng lớp.
Chữa bài trên bảng lớp.
4. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết tiết học.
Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi sai, chú ý các trường hợp chính tả cần phân biệt.
Chuẩn bị: Bà cháu.
 D.Phần bổ sung:
TOÁN
Tiết50 51-15
SGK/50 – Thơi gian dự kiến 35phút
A. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt: 
- Biết thực hiện phép trừ cĩ nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15.
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ơ li).
Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (a, b), bài 4
 B.Đồ dùng dạy học:
-GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi
-HS: Vở bài tập.
C.HĐDH:
*Hoạt động 1 : Bài cũ 
Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
 - GV nhận xét.
*Hoạt động 2:. Bài mới 
Ÿ Mục tiêu: Củng cố kỹ năng về phép trừ có nhớ ở hàng chục.
HS dùng que để tìm kết quả 51-15
HS lấy 5 bó chục que tính và 1 que tính rời để tìm ra kết quả 51-15
Hướng dẫn trù cột dọc
HS đặt tính 51-15=36
*Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51-15
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, gọi 1 HS lên bảng tóm tắt 
Bán đi nghĩa là thế nào? 
Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam táo ta phải làm gì?
Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa. 
Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2 :HS biết đặt tính rồi tính hiệu.
Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
Viết lên bảng: 9  6 = 15 và hỏi: Cần điền dấu gì, + (cộng) hay – (trừ)? Vì sao? 
Có điền dấu – được không? . 
 Bài 4 :HD HS làm 
*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Trò chơi: Tiếp sức 
 D.Phần bổ sung:
TẬP LÀM VĂN
Tiết10 KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
SGK / 86 – Thời gian dự kiên 35phút
A. Mục tiêu
-Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý( BT1)
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân(BT2).
B.ĐDDH:
GV: Bảng ghi các câu hỏi bài tập 1.
HS: Vở bài tập.
C.HĐDH:
1. Bài cũ Ôn tập.
Nói vài câu mời, nhờ, đề nghị hoặc xin lỗi người khác.
Nói theo mẫu câu: Khẳng định, phủ định.
GV nhận xét.
2 . Bài mới : Kể về người thân
Hoạt động 1: Kể về ông bà, người thân.
Ÿ Mục tiêu: HS biết kể về ông bà hoặc người thân.Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Gọi 1 HS làm bài mẫu. GV hỏi từng câu cho HS trả lời.
Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
Gọi HS trình bày trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
Hoạt động 2: Viết về ông bà, người thân.
Ÿ Mục tiêu: HS biết viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu.
Bài 2:
Yêu cầu HS viết bài vào Vở bài tập. Chú ý HS viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
Gọi 1 vài HS đọc bài viết của mình.
GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết tiết học.
Dặn dò HS suy nghĩ thêm và kể thêm nhiều điều khác về ông bà, người thân. Về những kỉ niệm em vẫn nhớ về người thân, về ông bà của mình.
D.Phần bổ sung:
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 10
 Tự quản
A .N.xét tình hình tuần qua:
-Tổ trưởng nhận xét chung trong tổ
-Lớp trưởng nhận xét chung
B.Phương hướng tuần tới:
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Rèn đọc cho những em đọc yếu, rèn viết cho hs yếu 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc