I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩa của hai nhân vật ( người em và người anh )
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ mới.
- Hiểu nghĩa các từ đã chú giải
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi tình anh em - Anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau
II. Đồ dùng
GV : Tranh minh họa trong SGK
HS : SGK
Tuần 15 Ngày soạn 12/12/2008 Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008 Tập đọc Hai anh em I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩa của hai nhân vật ( người em và người anh ) + Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Nắm được nghĩa các từ mới. - Hiểu nghĩa các từ đã chú giải - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi tình anh em - Anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau II. Đồ dùng GV : Tranh minh họa trong SGK HS : SGK III. các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ - Đọc bài: Nhắn tin - Trả lời câu hỏi 2,3,4 (Tr.105) - GV nhận xét 2/ Bài mới a Giới thiệu bài - GV giới thiệu, ghi đầu bài b Luyện đọc bài + GV đọc mẫu toàn bài - HD cách đọc : giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng các từ ngữ : công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau + HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu - Chú ý các từ ngữ : lấy lúa, rất đỗi, kì lạ ... * Đọc từng đoạn trước lớp + Chú ý ngắt giọng đúng các câu : - Nghĩ vậy, / người em ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của anh. // - Thế rồi / anh ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em. // * Đọc từng đoạn trong nhóm * Thi đọc giữa các nhóm ( ĐT, CN ) - 2 HS đọc, trả lờicâu hỏi - Nhận xét + HS theo dõi SGK + HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài - HS luyện ngắt giọng cho các câu - Đọc từ chú giải cuối bài + HS đọc theo nhóm đôi - Nhận xét bạn đọc cùng nhóm + Đại diện các nhóm thi đọc Tiết 2 c HD tìm hiểu bài - Lúc đầu hai anh em chia lũa như thế nào? - Người em nghĩ gì và đã làm gì ? - Người anh nghĩ gì và đã làm gì ? - Mỗi người cho thế nào là công bằng ? - Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em ? d Thi đọc bài - Họ chia lúa thành hai đống bằng nhau, để ở ngoài đồng - Người em nghĩ : " Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần của mình cũng bằng phần của anh thì không cộng bằng. " Nghĩ vậy người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh - Người anh nghĩ : " em ta sống một mình vất vả. Nếu phần lúa của ta cũng bằng phần chú ấy thì thật không cộng bằng " Nghĩ vậy anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em - Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con - Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau + HS thi đọc lại truyện 3/ Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Nhắc nhở HS biết nhường nhịn, yêu thương anh chị em để cuộc sống gia đình hạnh phúc Toán - Tiết 71 100 trừ đi một số I. Mục tiêu: - HS biét cách thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số. - Rèn KN tính và giải toán. - GD HS chăm học. II. Đồ dùng: - SGK, que tính III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài mới: a- HĐ 1: Hướng dẫn phép trừ 100 - 36 - Nêu bài toán:" Có 100 qt, bớt đi 36 qt. Hỏi còn lại bao nhiêu qt?" - Để biết còn lại bao nhiêu qt ta làm ntn? - GV ghi: 100 - 36 - GV HD cách đặt tính và tính theo cột dọc 100 - 36 064 * Tương tự với phép trừ 100 - 5 b- HĐ 2: Thực hành - Khi đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc ta cần chú ý gì? - Chữa bài, nhận xét - GV ghi KQ - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Cách giải? - Chấm chữa bài 3/ Các hoạt động nối tiếp: * Củng cố:- Nêu cách đặt tính và thứ tự thưc hiện phép tính theo cột dọc? * Dặn dò: Ôn lại bài. - Nêu lại bài toán - Thực hiện phép trừ 100 - 36 - HS nhiều em nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính * Bài 1: (Làm bảng con, HS yếu tính 2 PT đầu, cả lớp tính 3 PT còn lại) - Viết các hàng thẳng cột với nhau và thực hiện từ phải sang trái 100 100 100 - - - 4 9 22 096 091 078 * Bài 2: Tính nhẩm - HS tính nhẩm theo mẫu - Đọc KQ 100 - 20 = 80 100 - 40 = 60 100 - 70 = 30 100 - 10 = 90 * Bài 3: Làm vở - Bài toán về ít hơn Bài giải Số hộp sữa buổi chiều cửa hàng bán được là: 100 - 24 = 76(hộp) Đáp số: 76 hộp sữa Ngày soạn 13/12/2008 Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2008 Toán - Tiết 72 tìm số trừ I. Mục tiêu: - Giúp HS biết tìm số trừ khi biết SBT và hiệu. áp dụng để giải toán có lời văn. - Rèn KN tính và tìm số trừ - GD HS chăm học II. Đồ dùng: - Hình vẽ SGK phóng to, bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thâỳ Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra: 100 - 27 = 100 - 35 = 2/ Bài mới: a- HĐ 1: Tìm số trừ - Nêu bài toán:" Có 10 ô vuông, Bớt đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hỏi bớt đi mấy ô vuông?" - Lúc đầu có mấy ô vuông? - Bớt đi mấy ô vuông? - Số ô vuông chưa biết gọi là x - Còn lại bao nhiêu ô vuông? - 10 ô vuông, bớt đi x ô vuông, còn lại 6 ô vuông, đọc phép tínhđó? - Muốn tìm số ô vuông chưa biết ta làm ntn? - Gọi tên các thành phần trong phép trừ? - Vậy muốn tìm số trừ ta làm ntn? b- HĐ 2: Thực hành. - x là số gì? - cách tìm x? - GV treo bảng phụ - Số cần điền vào ô trống là số gì? - Muốn điền được số vào ô trống ta làm ntn? - Bài toán thuộc dạng toán nào? Vì sao? - Cách giải? - Chấm chữa bài 3/ Các hoạt dộng nối tiếp: * Củng cố: - Muốn tìm số trừ ta làm ntn? * Dặn dò: Ôn lại bài. - HS làm bảng con - Nhận xét - Nêu lại bài toán - 10 ô vuông - chưa biết -6 ô vuông - 10 - x = 6 x = 10 - 6 x = 4 - Hs nêu - Muốn tìm số trừ ta lấy SBT trừ đi hiệu. - Nhiều HS nhắc lại qui tắc và học thuộc * Bài 1: - Số trừ a) 15 - x = 10 42 - x = 5 x = 15 - 10 x = 42 - 5 x = 5 x = 37 * Bài 2: - Số trừ - Tìm số trừ - HS tính ra nháp rồi điền KQ vào ô trống. - 2 HS làm trên bảng phụ * Bài 3: Làm vở - Bài toán về ít hơn, vì: " rời bến " có nghĩa là bớt đi Bài giải Số ô tô đã rời bến là: 35 - 10 = 25( ô tô) Đáp số: 25 ô tô Kể chuyện Hai anh em I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng nói : - Kể được từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý - Biết tưởng tượng những chi tiết không có trong chuyện ( ý nghĩa của người anh và người em khi gạp nhau trên cánh đồng ) + Rèn kĩ năng nghe : - Có khă năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết các gợi ý a, b, c, d ( diễn biến của câu chuyện ) HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ - Kể lại chuyện : Câu chuyện bó đũa - Nêu ý nghĩa của câu chuyện ? - GV nhận xét 2/ Bài mới a Giới thiệu bài b HD kể chuyện * Kể từng phần câu chuyện theo gợi ý - Đọc yêu cầu và gợi ý a, b, c, d ( diễn biến câu chuyện ) - GV mở bảng phụ ( viết sẵn gợi ý ) * Đọc yêu cầu 2 - GV nhận xét * Đọc yêu cầu 3 - GV nhận xét - 2 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện - Anh em phải thương yêu nhau - Nhận xét bạn + Kể từng đoạn câu chuyện : Hai anh em a) Mở đầu câu chuyện b) ý nghĩ và việc làm của người em c) ý nghĩ và việc làm của người anh d) Kết thúc câu chuyện + HS kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý ( theo nhóm ) - Đại diện nhóm thi kể + Nói ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên đồng - 1 HS đọc đoạn 4 của câu chuyện - HS phát biểu ý kiến - Cả lớp nhận xét + Kể lại toàn bộ câu chuyện - 4 HS nối tiếp nhau kể theo 4 gợi ý - Kể toàn bộ câu chuyện - Nhận xét bạn kể 3/ Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học - Khuyến khích HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe Chính tả ( tập chép ) Hai anh em I. Mục tiêu - Chép chính xác trình bày đúng 2 đoạn của chuyện : Hai anh em - Viết đúng và nhớ cách viết của một số tiếng có âm, vần dễ lẫn : ai / ay, s / x, ất / ấc II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết nội dung cần chép HS : VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ - Viết : lên bảng, nên người, ấm no, lo lắng - GV nhận xét 2/ Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của bài học b HD tập chép * HD HS chuẩn bị - GV treo bảng phụ đã viết đoạn chép + Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em + Suy nghĩ của người em đực ghi với những dấu câu nào ? - Từ ngữ dễ viết sai : nuôi, lúa, ra đồng .... * GV HD HS chép bài vào vở - GV theo dõi, uốn nắn * Chấm, chữa bài - GV chấm 5, 7 bài - Nhận xét bài viết của HS c HD làm bài tập chính tả * Bài tập 2 - Đọc yêu cầu - GV giúp HS nắm vững yêu cầu - GV HD HS nhận xét, sửa chữa, VD : - Từ có tiếng chứa vần ai: ai, chai, dẻo dai.. - Từ có tiếng chứa vần ay : máy bay, dạy, rau đay .... * Bài tập 3 - Đọc yêu cầu bài tập phần a - GV giúp HS sửa chữa lỗi sai VD : + Chỉ thầy thuốc : bác sĩ + Chỉ tên một loài chim : sáo, sẻ, sơn ca ... + Trái nghĩa với đẹp : Xấu - 2 HS lên bảng - Cả lớp viết bảng con - Nhận xét bạn viết + 1, 2 HS nhìn bảng đọc lại - " Anh mình còn phải nuôi vợ con ... công bằng " - Suy nghĩ của người em được đặt trong ngoặc kép, ghi sau dấu hai chấm + HS viết bảng con - HS chép bài vào vở chính tả + Tìm 2 từ có tiếng chứa vần ai, 2 từ có tiếng chứa vần ay - Làm bài vào giấy nháp - 2, 3 HS làm bài trên bảng lớp - Nhận xét + Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s ( ) x - HS làm vào bảng con - Nhận xét bạn 3/ Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà kiểm tra lại bài chép và các bài tập chính tả, sửa hết lỗi nếu có Đạo đức – Tiết 15 Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (Tiếp) I. Mục tiêu: - Củng cố nhạn biết việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp - Rèn thói quen giữ trường lớp sạch đẹp. - GD HS chăm vệ sinh trường lớp II. Đồ dùng: - Vở BT - Phiếu HT III. Các hoạt dộng dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra: - Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp? - Em làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp? 2/ Bài mới: a- HĐ 1: Trò chơi:" Tìm đôi" - GV đưa cây hoa dân chủ - GV HD chơi: Mỗi HS bốc 1 phiếu. Mỗi phiếu là một câu hỏi hoặc câu trả lời. Sau khi bốc phiếu, mỗi HS đọc phiếu và đi tìm bạn có phiếu tương ứng với mình. Đôi nào tìm được nhau đung và nhanh thì đôi đó thắng cuộc. - GV nhận xét, đánh giá * KL chung: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành. b- HĐ 2: Thực hành làm sạch đẹp lớp học - Lớp mình đã sach, đẹp chư ... chữa bài - GV chấm 5, 7 bài - Nhận xét bài viết của HS c HD làm bài tập chính tả * Bài tập 2 ( SGK trang 125 ) - Đọc yêu cầu bài tập - GV giúp HS sửa cách viết sai * Bài tập 3 ( SGK trang 125 ) - Đọc yêu cầu bài tập phần a - GV nhận xét bài làm của HS - Lời giải : sắp xếp, xếp hàng, sáng sủa, xôn xao 3/Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, khen những HS học tốt, có tiến bộ, nhắc nhở những em chưa cố gắng - Yêu cầu cả lớp về nhà xem lại các bài tập chính tả đã làm - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con - Nhận xét bạn - 2, 3 HS đọc lại - Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, trong và đen láy - HS viết bảng con + HS viết bài vào vở chính tả + Tìm những từ chứa tiếng có vần ai hoặc ay - Cả lớp làm bài vào bảng con - Nhận xét bạn + Điền vào chỗ trống s hay x - HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng phụ Tự nhiên và xã hội - Tiết 15 Trường học I. Mục tiêu: Sau bài học, h/s biết: - Tên trường địa chỉ của trường mình và ý nghĩa của tên trường mình. - Mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường( vị trí các lớp học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường...) - Cơ sở vật chất của trường và một số hoạt động diễn ra trong nhà trường; - Tự hào và yêu quý trường học của mình. II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ sgk trang 32, 33. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra: * Để tránh ngộ độc khi ở nhà chúng ta phải làm gì? 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài b/ Các hoạt động HĐ1: Quan sát trường học *Mục tiêu: Biết quan sát và mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường mình. *Cách tiến hành: +Tổ chức cho h/s đi tham quan trường học để khai thác một số nội dung sau: - Tên trường và ý nghĩa của tên trường? - Các lớp học? - Các phòng khác? - Sân trường và vườn tường? +Yêu cầu vài h/s lên nói trước lớp về cảnh quan của trường mình - Nhận xét. + Kết luận: HĐ2: Làm việc với sgk * Mục tiêu: Biết một số hoạt động thường diễn ra trong lớp học, thư viện, phòng điều hành, phòng y tế * Cách tiến hành:Yêu cầu h/s làm việc theo cặp + Các cặp quan sát các hình 3; 4; 5; 6 ở trang 33 và trả lời các câu hỏi sau với bạn: - Ngoài các phòng học, trường của bạn còn có những phòng nào? - Nói về các hoạt động diễn ra ở lớp học, phòng điều hành, thư viện và phòng y tế trong các hình? - Bạn thích phòng nào, tại sao? + Yêu cầu vài nhóm thảo luận trước lớp. + Kết luận: 3. Hoạt động nối tiếp: + Củng cố: Trò chơi "hướng dẫn viên du lịch" * Mục tiêu: Biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình. * Cách tiến hành: GV phân vai cho h/s nhập vai: Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên thư viện, nhân viên y tế, một số vai khác ở các phòng chức năng, số còn lại đóng vai khách tham quan nhà trường. + Dặn dò: - HS lên bảng, lớp nhận xét. *HĐ cả lớp - HS tham quan: - HS đứng ở cổng trường, đọc tên và địa chỉ của trường. - Sau đó h/s đứng xếp hàng ở sân trường để quan sát các lớp học, nói địa chỉ của từng lớp. - Tiếp tục cho h/s tham quan phòng BGH, phòng hội đồng, thư viện, phòng đội, phòng y tế, phòng để đồ dùng dạy học. +HS vài em nêu nhận xét của mình. + Lớp bổ sung. * HĐ nhóm đôi: - Các nhóm quan sát các hình vẽ trang 33 và trong nhóm một em hỏi một em trả lời và ngược lại. - Một số cặp thảo luận trước lớp. - Nhận xét, bổ sung , nhắc lại * HS tham gia đóng vai: - HS nhận vai của mình. +HD viên du lịch: giới thiệu về trường mình. +Vai thư viện: Giới thiệu các hoạt động diễn ra ở thư viện. +Nhân viên y tế: Giới thiệu các hoạt động diễn ra ở phòng y tế. +Khách thăm quan: Hỏi các câu hỏi. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cả lớp hát bài " em yêu trường em" - VN ôn bài Ngày soạn 16/12/2008 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2008 Toán - Tiết 75: luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố về phép cộng , phép trừ trong phạm vi 1ô. Tìm số hang trong một tổng, SBT, ST. Giải bài toán có lời văn. - Rèn KN tính và giải toán - GD HS tự giác học toán II. Đồ dùng: - Bảng phụ - SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Luyện tập: - Treo bảng phụ - Ghi KQ vào bảng - Nêu yêu cầu? - Khi đặt tính ta chú ý gì? - Nhận xét - GV chữa bài - Đọc đề? - Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao? - Chấm bài , nhận xét 2/ Các hoạt động nối tiếp: * Củng cố: - Cách tìm số hạng? - Cách tìm số bị trừ? - Cách tìm số trừ? * Dặn dò: Ôn lại bài. * Bài 1: - Đọc đề - Nhẩm miệng- Đọc KQ * Bài 2: - Đặt tính rồi tính - Các hàng thẳng cột với nhau và thực hiện từ phải sang trái. - HS làm bảng con theo 3 nhóm * Bài 3: - HS làm bảng con - HS yếu tính: 42-12-8=22 - Cả lớp làm các phần còn lại * Bài 5: - HS đọc đề - Dạng toán về ít hơn. Vì: ngắn hơn nghĩa là ít hơn - HS tự làm bài vào vở Bài giải Băng giấy màu xanh dài là: 65 - 17 = 48( cm) Đáp số: 48 cm. Tập làm văn Chia vui. Kể về anh chị em. I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng nghe và nói : - Biết nói lời chia vui ( chúc mừng ) hợp với tình huống giao tiếp + Rèn kĩ năng viết : - Biết viết đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của mình II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc HS : VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ - HS làm lại BT 1 ( tiết TLV tuần 14 ) - Nhận xét 2/ bài mới a Giới thiệu bài b HD làm bài tập * Bài tập 1 ( M ) - Đọc yêu cầu bài tập - HS nối tiếp nhau nói lại lời của Nam - Chú ý : Nói lời chia vui một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng của em trai trước thành công của chị * Bài tập 2 ( M ) - Đọc yêu cầu bài tập - GV khuyến khích HS bày tỏ lời chúc mừng theo các cách khác nhau - GV nhận xét * Bài tập 3 ( V ) - Đọc yêu cầu bài tập - GV theo dõi uốn nắn - GV nhận xét bài viết của HS - HS làm - Nhận xét + Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải Nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời của Nam - Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu - Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất + Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên - HS nối tiếp nhau phát biểu + Viết 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột ( hoặc anh, chị, em họ ) của em - HS làm bài vào VBT - Từng HS đọc bài viết của mình - Nhận xét bạn 3/ Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học - Yêu cầu HS thực hành nói lời chia vui khi cần thiết. - Về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn về anh, chị, em. Thể dục – Tiết 30 Bài thể dục phát triển chung Trò chơi " vòng tròn" I. Mục tiêu: +Ôn bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện từng động tác tương đối chính xác, đúng nhịp,đều và đẹp. + Ôn trò chơi " vòng tròn". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II.Địa điểm, phương tiện: Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ. Phương tiện : Còi, chuẩn bị sân để cho h/s chơi trò chơi " vòng tròn" III.Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Thời lượng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Phần mở đầu 2.Phần cơ bản 3. Phần kết thúc 4-5 ph 24-25 ph 5-6 ph Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy. Cho h/s tập một số động tác khởi động. Ôn tập 8 động tác đã học +Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình vòng tròn. +Từ đội hình vòng tròn cho h/s đứng quay mặt vào tâm( để tập TD ) Cho h/s ôn trò chơi " vòng tròn": +Hướng dẫn h/s cách thực hiện *Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng. + Cùng h/s củng cố bài : - Hôm nay chúng ta đã ôn lại được bài gì? và trò chơi nào? - Nhận xét giờ học: + Giao bài tập về nhà cho h/s. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. +Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. +Chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên ( 2 vòng quanh sân) +Đi theo vòng tròn hít thở sâu. Từ hàng dọc chuyển đội hình về hàng ngang, vòng tròn +Từ đội hình đó cho h/s quay mặt vào tâm. + Tập 8 ĐT: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy, điều hoà ( tập cả lớp, tập theo tổ, tập cá nhân) ( vài lượt) + Học sinh thi giữa các tổ, chọn tổ tập đều, đẹp nhất. Học sinh về đội hình vòng trònđể chơi trò chơi: + Nghe g/v hướng dẫn: + Cả lớp ôn lại trò chơi vòng tròn (vài lượt) * Đi đều theo 2 -4 hàng dọc và hát. - Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng. - Cúi lắc người thả lỏng + Nhảy thả lỏng. - HS nêu - vài em nhắc lại. + Nghe g/v nhận xét giờ học. + Nhận bài tập về nhà: Ôn lại các ĐT của bài TD 8 ĐT và trò chơi " vòng tròn" Thủ công – Tiết 15 Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiềuvà biển báo cấm xe đi ngược chiều I. Mục tiêu + HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều + Gấp, cắt, dán được biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều + Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông II. Đồ dùng GV: Hai hình mẫu biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều. Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giáo thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều có hình vẽ minh hoạ cho từng bước HS : Giấy thủ công hoặc giấy màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV nhận xét sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới * GV HD HS quan sát và nhận xét - So sánh kích thước, hình dáng, màu sắc hai biển báo - GV nhắc nhở HS khi đi đường cần tuân theo luật lệ giao thông như không đi xe vào đoạn đường có biển báo cấm xe đi ngược chiều * GV HD mẫu + Bước 1 : Gấp, cắt biển báo đi thuận chiều - Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ HV có cạnh là 6 ô - Cắt HCN màu trắng có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô - Cắt HCN màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ôlàm chân biển báo + Bước 2 : Dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều - Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng - Dán chân hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô - Dán chân HCN màu trắng vào giữa hình tròn - GV nhắc HS : chú ý bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để hình được phẳng 3/ Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Giờ sau mang giấy để gấp, cắt,dán tiếp - Giấy thủ công hoặc giấy màu + HS quan sát 2 hình mẫu - Mặt biển báo đều là hình tròn có kích thước giống nhau nhưng màu khác nhau, một là màu xanh và một là màu đỏ. ở giữa hình tròn đều có HCN màu trắng, chân biển báo hình chữ nhật + HS quan sát + Học sinh nêu quy trình + Học sinh thực hành + HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều
Tài liệu đính kèm: