Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (chuẩn)

Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (chuẩn)

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.

- Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp thức ăn tiêu hoá dễ dàng. Chạy nhảy sau ăn no có hại cho tiêu hoá

- HS có ý thức: Ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no. Không nhịn đi đại, tiểu tiện

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá, bánh mì

- Học sinh : .

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 127 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1051Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Thứ............... ngày ..............tháng .............. năm
Môn: Tự nhiên và Xã hội Tiết: 
Bài : Tiêu hoá thức ăn
Mục tiêu: 
Học sinh biết nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp thức ăn tiêu hoá dễ dàng. Chạy nhảy sau ăn no có hại cho tiêu hoá
HS có ý thức: Ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no. Không nhịn đi đại, tiểu tiện
Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá, bánh mì
Học sinh : ........................................................
Hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
30’
25’
2’
1– Bài cũ: Kể tên cơ quan tiêu hoá ?
? Cơ quan tiêu hoá có nhiệm vụ gì đối với cơ thể mỗi con người?
Nhận xét
2– Bài mới:
2.1) Giới thiệu
Trò chơi khởi động
“Chế biến thức ăn”
- GV phổ biến trò chơi và làm mẫu cho HS quan sát.
- Chơi thử một lần
- Tổ chức chơi
2.2) Hoạt động
* Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận sự tiêu hoá ở miệng, dạ dày.
? Nêu vai trò của răng, lưỡi, nước bọt khi ta ăn?
? Thức ăn vào dạ dày biến đổi thành gì?
? Tại sao nên nhai kĩ? 
=> ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt -> thực quản 
-> dạ dày -> co bóp -> chất bổ.
* Hoạt động 2: Thảo luận sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non, ruột già
? Vào đến ruột, thức ăn biế đổi thành gì?
? Chất bổ dưỡng đi đâu?
? Chất cạn bã được đưa đi đâu? 
? Ruột già có vai trò gì? Tại sao cần đi đại, tiểu tiện hàng ngày?
=> Thức ăn biến thành chất bổ dưỡng ở ruột, thấm qua ruột non -> máu -> nuôi cơ thể. Chất cặn bã -> ruột già
* Hoạt động 3: 
? Tại sao nên ăn chậm, nhai kĩ? 
? Tại sao không nên chạy nhảy sau khi ăn? 
3 – Củng cố
Nhận xét tiết học
Dặn dò: Ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa sau khi ăn no
- 2 HS trả lời
Nhận xét
- HS lắng nghe và chơi thử
- HS chơi 2 -> 3 lần
- Thảo luận theo cặp (Trang 14)
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát tranh trang 15
- Thảo luận nhóm 2 Làm bài tập 1 và 2
- Đại diện trình bày
- HS trả lời
Nhận xét, bổ sung
- Hs nghe
Tranh cơ quan tiêu hoá
Bổ sung:	
Tuần: 
Thứ............... ngày ..............tháng .............. năm
Môn: Tập đọc Tiết: 
Bài : Người thầy cũ
Mục tiêu: 
Rèn đọc trơn toàn bài, nghỉ đúng dấu. Đọc phân vai. Hiểu nghĩa từ chú giải
Hiểu nội dung bài: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Tranh sách giáo khoa
Học sinh : .................................
Hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
2’
30’
15’
15:17’
5’
A– Bài cũ: Mua kính
? Bác bán kính muốn khuyên cậu bé điều gì ?
Nhận xét, đánh giá
B– Bài mới:
1) Giới thiệu
2) Luyện đọc
2.1) GV đọc mẫu
Dẫn chuyện từ tốn, lời thầy vui vẻ, giọng chú Khánh lễ phép, cảm động.
2.2) Đọc nối tiếp từng câu
Sửa đọc cá nhân tiếng sai
Luyện phát âm: Ngạc nhiên, lễ phép
2.3) Đọc từng đoạn
Đọc chú giải: Xúc động, hình phạt, mắc lỗi, lễ phép.
Luyện câu: Nhưng...../hình ........ ấy/.... đâu
- Nhấn giọng ở một số từ thầy khuyên
2.4) Đọc đoạn trong nhóm
2.5) Các nhóm thi đọc
Nhận xét, tuyên dương
- Đọc đồng thanh đoạn 3
3) Tìm hiểu bài (tiết 2)
- Đọc đoạn 1
? Bố Dũng đến trường làm gì ?
Con đoán xem vì sao bố Dũng đến ngay trường gặp thầy ?
- Đọc đoạn 2
? Khi gặp thầy bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào ?
? Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm nào về thầy ?
- Đọc đoạn 3
? Dũng nghĩ gì khi bố đã về
4) Luyện đọc lại
- Thi đọc phân vai ở các nhóm
Nhận xét, tuyên dương
5) Củng cố
? Con cần có thái độ, tình cảm như thế nào đối với thầy cô giáo?
Dặn dò tập kể chuyện
- 2 HS đọc
HS trả lời
- HS đọc thầm
- HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc 
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc 
-> HS luyện đọc 
- HS luyện đọc 
- Nhóm 3
- 3 nhóm
- 1 em đọc
- HS trả lời
Nhận xét 
- 1 em đọc, lớp đọc thầm và trả lời
- 1 em đọc
- HS trả lời
- 3 nhóm
- HS trả lời
Nhận xét
Hs nghe
Bổ sung:	
Tuần:
Thứ .......... ngày ........ tháng ....... năm .........
	Môn: Đạo đức Tiết: 
	Bài : Chăm làm việc nhà (Tiết 1)
I.Mục Tiêu: 
Học sinh cần có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng. Chăm làm việc nhà thể hiện tình thương yêu của em với ông bà, cha mẹ.
Học sinh tự giác tham gia làm việc nhà.
Học sinh có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà.
II. Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên: Tranh VBT
Học sinh: VBT
III. Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
30’
5’
1- Bài cũ: Tình huống
Bạn Nga đi tìm dép mãi không thấy, khi đến giờ đi học. Theo con bạn Nga cần sắp xếp đồ dùng như thế nào ?
- Liên hệ bản thân
Nhận xét, đánh giá
2- Bài mới:
Giới thiệu
* Hoạt động 1: Phân tích bài thơ “Khi mẹ vắng nhà”
- GV đọc
? Bạn nhỏ làm việc gì khi mẹ vắng nhà?
? Những việc đó thể hiện tình cảm như thế nào với mẹ?
? Con đoán xem mẹ bạn nhỏ nghĩ gì khi bạn làm những việc đó?
=> Bạn nhỏ biết chia sẻ vất vả với mẹ, mang lại niềm vui cho mẹ. Cần phải học tập
* Hoạt động 2:
- Bài tập 3
Thảo luận theo nhóm các tình huống theo bức tranh từ 1 -> 6
- Liên hệ: Em làm được những việc gì giúp đỡ mẹ?
=> Chúng ta cần làm những công việc nhà phù hợp với khả năng
(Chơi đoán việc làm qua động tác)
* Hoạt động 3
- Bài tập 4:
GV đọc từng ý kiến
Nêu lí do chọn
=> Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em. Qua đó thể hiện tình càm yêu thương đối với ông bà cha mẹ
3 – Củng cố
Dặn dò, thực hành làm việc nhà
- 3 HS trả lời
Nhận xét
- Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung
HS trả lời
Nhận xét
- 1 em nêu yêu cầu
Nhóm 2
- Đại diện trình bày – Nhận xét
- 1 HS làm động tác, lớp đoán việc làm
- 1 em nêu yêu cầu
HS giơ tay biểu quyết
Tuần
Thứ .......... ngày ........ tháng ....... năm .........
	Môn: Chính tả Tiết: 
	Bài : Người thầy cũ (T/c)
I.Mục Tiêu: 
Chép lại chính xác, trình bày đúng lại một đoạn bài “Người thầy cũ”
Luyện tập phân biệt ui/uy, tr/ch
II. Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên: Bảng phụ viết bài tập
Học sinh: .................................
III. Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
32’
A – Bài cũ: GV đọc
Bài, trai, máy, chảy
Nhận xét, đánh giá
B – Bài mới:
1) Giới thiệu: Mục đích, yêu cầu
2) Hướng dẫn tập chép
2.1) GV đọc bài
? Dũng nghĩ gì khi bố mẹ ra về?
- Nêu từ, chữ viết khó: cửa sổ, mắc lỗi
- Luyện bảng
- Nhận xét, sửa
? Nêu cách trình bày?
2.2) Chép bài
GV lưu ý đọc cả cụm từ rồi viết
GV quan sát uốn nắn
2.3) Soát lỗi
- GV đọc từng câu
* Chấm 5 bài
3 – Hướng dẫn bài tập chính tả
- Bài 1: Phân biệt ui, uy
? Vì sao điền ui (bụi phấn)
 uy (huy hiệu)
- Bài 2: Điền ch, tr
? Vì sao điền ch (con chăm)
 tr (trả lại)
4 – Củng cố
Nhận xét bài chấm
Dặn dò nhớ luật chính tả
- 1 HS viết bảng trên lớp. Lớp viết bảng con
- 1 em đọc
- HS trả lời
- HS viết bảng con
1 em lên bảng viết
-> 1 em đọc lại bài.
HS nhìn bảng chép bài
- HS tự soát lỗi
Đổi vở – Nhận xét
- 1 em nêu yêu cầu. 1 em lên bảng
Lớp làm bài
Nhận xét
- 1 em nêu yêu cầu
1 em lên bảng
Lớp làm bài
Nhận xét
Bổ sung:	
Tuần
Thứ .......... ngày ........ tháng ....... năm .........
	Môn: Kể chuyện Tiết: 
	Bài : Người thầy cũ 
I.Mục Tiêu: 
Rèn kĩ năng nói: Xác định 3 nhân vật trong chuyện chú bộ đội, thầy giáo, Dũng
Kể được toàn bộ chuyện đủ ý, đúng trình tự, diễn biến
Tham gia dựng lại phần chính câu chuyện. Nghe, đánh giá lời bạn kể
II. Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên: Chuẩn bị phục trang: Nón bộ đội, kính.
Học sinh: ..............................................................
III. Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
32’
A – Bài cũ: Mẩu giấy vụn
Nhận xét, đánh giá
B – Bài mới:
1) Giới thiệu: Mục đích, yêu cầu
2) Hướng dẫn tập chép
- Nêu yêu cầu 1: Chuyện có những nhân vật nào?
- Yêu cầu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện (nhóm). Lời thầy vui vẻ, trìu mến. Chú Khánh thì lễ phép
- Thi kể các nhóm
Nhận xét: Nội dung, giọng kể các nhân vật
- Tuyên dương nhóm kể tự nhiên, thể hiện đúng giọng nhân vật
* Thi kể phân vai đoạn 2
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thể hiện tự nhiên phối hợp điệu bộ nét mặt
3) Củng cố
 Nhận xét, tuyên dương
Dặn dò tập kể chuyện
- 4 HS kể phân vai
- HS trả lời
- Kể nhóm 3
- Đại diện 3 nhóm thi kể
(Mỗi em kể một đoạn nối tiếp)
- Nhóm 3
Đại diện 2 nhóm thi
- Nhận xét
Mũ kính
Bổ sung:	
Tuần:
Thứ .......... ngày ........ tháng ....... năm .........
	Môn: Luyện từ và câu Tiết: 
	Bài : Từ ngữ về môn học. Từ chỉ hoạt động
I.Mục Tiêu: 
Củng cố từ về các môn học, hoạt động của người.
Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động.
II. Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên: Tranh SGK
Học sinh: ..................
III. Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
32’
A – Bài cũ: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân
Bạn Lan là học sinh giỏi
Môn học em yêu thích là Tiếng việt
- Tìm cách nói giống nghĩa câu sau
Em không thích xem phim?
Nhận xét, đánh giá
B – Bài mới:
1) Giới thiệu: Mục đích, yêu cầu
2) Hướng dẫn bài tập
- Bài 1: Kể tên các môn học L2
 GV ghi tên các môn học lên bảng
- Bài 2: Tìm từ chỉ hoạt động
- Bài 3: Đặt câu
Nhận xét bài làm
Chốt cách viết câu
- Bài 4: Tìm từ chỉ hoạt động điền vào chỗ trống
3) Củng cố: 
Thi tìm từ chỉ hành động
Đặt 1 câu với từ vừa tìm
- Nhận xét, tuyên dương
- 1 HS lên bảng 
- 1 HS trả lời
- 1 em nêu yêu cầu. 1 em lên bảng
Lớp làm bài
- Đọc bài nối tiếp
- 1 em đọc lại
Nhận xét
- 1 em nêu yêu cầu
- Lớp thảo luận nhóm 2
Đại diện trình bày
- Lớp làm bài
2 em lên bảng
Mỗi em đọc 2 câu
- 1 em nêu yêu cầu
1 em lên bảng
Lớp làm bài
Nhận xét
- Tiếp sức 2 phút
Bổ sung:	
Tuần
Thứ .......... ngày ........ tháng ....... năm .........
	Môn: Tập đọc Tiết: 
	Bài : Thời khoá biểu
I.Mục Tiêu: 
Rèn đọc đúng thời khoá biểu, nghỉ hơi sau nội dung từng cột, ngắt hơi sau từng dòng đọc, đọc rõ ràng, rành mạch.
Nắm được một số tiết học chính, tiết học bổ sung, tự học.
Hiểu tác dụng của thời khoá biểu: Giúp học sinh theo dõi tiết học từng buổi để chuẩn bị sách vở ... xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện
Làm đúng bài tập phân biệt ng/ngh, ch/tr
II. Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên: Bảng phụ
Học sinh: ...............
III. Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
30’
1 – Bài cũ: Giáo viên đọc
Thác ghềnh, sạch sẽ 
Nhận xét, sửa
Nhận xét bài chấm
2 – Bài mới:
2.1) Giới thiệu: Mục đích, yêu cầu
2.2) Hướng dẫn nghe viết
a) GV đọc bài viết
? Cành lá, đài hoa, quả xuất hiện như thế nào?
? Nêu từ, chữ khó viết: Trổ ra, nở trắng
Nhận xét, sửa
b) Đọc lại đoạn viết
? Nêu cách trình bày văn xuôi?
c) GV đọc toàn bài một lần
- GV đọc toàn câu, mỗi câu 3 lần cho Hs viết
- GV uốn nắn tư thế
d) Soát lỗi: GV đọc từng câu
Chấm bài
3 – Hướng dẫn làm bài tập
- Bài 1: Điền vào chỗ trống ng/ngh
? Vì sao điền ng (Người cho)
 ngh (Con nghé)
=> Chốt
- Bài 2: (a) tr/ch
? Vì sao điền tr (Trồng cây)
 ch (Chồng bát)
4 – Củng cố:
Nhận xét tiết học
Chốt quy tắc chính tả
- HS viết bảng
1 em lên bảng
 - 1 em đọc lại
Hs trả lời 
-> Hs nêu từ khó nối tiếp
Luyện bảng con
Nhận xét
- 1 em đọc lại
Hs trả lời
- Hs viết bài
- Hs soát lỗi
Đổi vở – Nhận xét
5 bài
- 1 em nêu yêu cầu. Lớp làm bài 
1 em lên bảng
Đọc bài – Nhận xét
Hs trả lời
- 1 em nêu yêu cầu. Lớp làm bài. 
1 em lên bảng
Đọc bài – Nhận xét
Hs trả lời
Hs nghe
Bảng con
Bổ sung:	
Tuần:
Thứ .......... ngày ........ tháng ....... năm .........
	Môn: Kể chuyện Tiết: 
	Bài : Sự tích cây vú sữa
I.Mục Tiêu: 
Rèn kĩ năng nói: Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện (đ1) băng lời của mình. Biết dựa theo ý tóm tắt, kể lại được phần chính câu chuyện. Biết kể đoạn kết theo lời của mình
Rèn kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể và nhận xét
II. Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên: .................
Học sinh: .................
III. Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
30’
A – Bài cũ: 
Kể lại chuyện Bà cháu (Đ1 + 2; Đ 3 + 4)
? Nêu tình cảm của bà và cháu đối với nhau?
Nhận xét, đánh giá
B – Bài mới:
1) Giới thiệu: Mục đích, yêu cầu 
2) Hướng dẫn kể chuyện
2.1) Kể lại đoạn một theo lời của mình
Một em giỏi kể mẫu
* Lưu ý kể bằng lời của mình
VD: Ngày xưa có một làng nọ có hai mẹ con sống trong một lều tranh. Cuộc sống rất vât vả, mẹ làm lụng suốt suốt ngày cũng chỉ đủ rau và cháo để ăn. 
Tuyên dương những em kể bằng lời tự nhiên
2.2) Kể tóm tắt theo từng ý
a) Cậu bé không về nhà.
b) Không thấy mẹ, cậu ôm cây khóc.
c) Từ trên cây, quả xuất hiện rơi vào cậu.
d) Cậu nhìn cây ngỡ là mẹ.
Tuyên dương nhóm kể hay
2.3) Kể đoạn cuối câu chuyện bằng lời của mình
- Thi kể
Nhận xét, tuyên dương những em kể tự nhiên, nội dung hấp dẫn, đúng cốt chuyện
3 – Củng cố
? Tình cảm của mẹ với con như thế nào?
? Con cần làm gì để mẹ vui
Dặn dò, tập kể chuyện 
- 2 em kể 
- Hs trả lời
Nhận xét
Hs ghi vở
- 1 em nêu yêu cầu. Lớp kể nhóm 2
Các nhóm kể đại diện
Nhận xét
Đánh giá lời kể
- 1 em nêu yêu cầu. 
Thi kể nhóm 4
- Thi kể giữa các nhóm
Nhận xét, tuyên dương
- Nhóm 2 tập kể
3 nhóm thi kể nhận xét
- HS trả lời 
- Hs nghe
Bổ sung:	
Tuần:
Thứ .......... ngày ........ tháng ....... năm .........
	Môn: Luyện từ và câu Tiết: 
	Bài : Từ ngữ về tình cảm gia đình. Dấu phẩy
I.Mục Tiêu: 
Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
Biết đặt dấu ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu.
II. Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên: .................
Học sinh: ..................
III. Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
30’
2’
1 – Bài cũ: 
? Nêu một số đồ dùng trong gia đình và nêu tác dụng các đồ dùng đó?
? Tìm từ chỉ việc làm mà em đã giúp đỡ bố mẹ?
Nhận xét, đánh giá
2 – Bài mới:
2.1) Giới thiệu: Mục đích, yêu cầu 
2.2) Hướng dẫn làm bài tập
- Bài 1: Ghép tiếng sau thành từ có 2 tiếng
Yêu, thương, quý, mến, kính
Đáp án: Yêu thương, quý mến, yêu mến, kính yêu, yêu kính, thương yêu, mến yêu, quý mến
- Bài 2: Chọn từ điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh
* Lưu ý học sinh không dùng từ: Yêu mến ông bà. Vì yêu mến chỉ tình cảm bạn bè
- Bài 3: Nói 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con
Nhận xét, sửa câu
GV có thể nêu câu hỏi gợi ý
? Mẹ và bạn gái đang làm gì?
? Em bé đang làm gì?
? Thái độ của mọi người như thế nào?
VD: Mẹ ôm em bé ngủ trong lòng. Bạn nhỏ hớn hở khoe mẹ điểm 10 đỏ chót...
- Bài 4: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu
GV hướng dẫn
a) Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng
=> GV chốt: Các bộ phận giống nhau trong câu ta đặt dấu phẩy
3 – Củng cố
? Tìm các từ chỉ tình cảm gia đình?
Dặn dò thực hành dấu phẩy
- 1 Hs nêu
- Hs trả lời nối tiếp
Nhận xét
Hs ghi vở
- 1 em nêu yêu cầu. Lớp làm bài 
2 em lên bảng thi viết từ
Nhận xét 
- 1 em nêu yêu cầu. Lớp làm bài
1 em lên bảng
Nhận xét
- 1 em nêu yêu cầu. Lớp trả lời miệng nối tiếp
Nhận xét, bổ sung
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- Hs nêu yêu cầu. Hs quan sát mẫu
Lớp làm bài
1 em lên bảng
Nhận xét
Hs trả lời nối tiếp
Bổ sung:	
Tuần:
Thứ .......... ngày ........ tháng ....... năm .........
	Môn: Tập viết Tiết: 
	Bài : Chữ K 
I.Mục Tiêu: 
Rèn học sinh biết viết K theo cỡ vừa và nhỏ. 
Biết viết ứng dụng cụm từ: Kề vai sát cánh theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên: Viết chữ mẫu K, bảng phụ
Học sinh: Vở tập viết
III. Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
30’
2’
A – Bài cũ: 
Viết: I, ích
Nhận xét đánh giá
B – Bài mới:
1) Giới thiệu: Mục đích, yêu cầu
2) Hướng dẫn viết chữ K
GV đính chữ K
? Chữ K cao mấy li? Gồm bao nhiêu nét?
Cách viết: 
- Nét 1 và 2 viết giống I
Nét 3: ĐB trên ĐK5 viết nét móc xuôi, đến giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ, viết tiếp nét mọc ngược phải, DB ở ĐK2
- GV viết chữ mẫu
- Luyện bảng con – Uốn nắn
2.3) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a) Hs quan sát đọc: Kề vai sát cánh
? Thế nào là kề vai sát cánh
b) Nhận xét
? Nêu độ cao cách viết các chữ
Hướng dẫn viết chữ Kề. Chú ý nối từ điểm cuối nét móc ngược phải chữ K và ê
-> Hs luyện bảng chữ Kề
3) Học sinh viết vở
GV hướng dẫn các dòng viết
GV quan sát uốn nắn tư thế
4) Củng cố: Chấm bài 
Nhận xét, ưu khuyết điểm
5) Dặn dò viết thêm
Thi viết đẹp: Kiên giang
Nhận xét, tuyên dương
- 1 HS viết lên bảng 
Lớp viết bảng con
- Hs nghe
- HS quan sát chữ mẫu và nhận xét
(5 li)(3 nét : nét 1 và 2 giống chữ I, nét 3 gồm 2 nét cơ bản móc xuôi phải và móc ngược phải, tạo vòng xoáy thân chữ)
- HS quan sát
Hs viết bảng con
- Hs đọc
- Hs trả lời (Góp sức đoàn kết bên nhau gánh vác mọi việc)
- Hs trả lời 
- Hs viết bảng con
Nhận xét
- Hs viết vở
5 bài
2 em thi viết, lớp nhận xét
Chữ mẫu
Bảng con
Bảng con
Bổ sung:	
Tuần:
Thứ............... ngày ..............tháng .............. năm
Môn: Tập đọc Tiết: 1
Bài : Mẹ
I.Mục tiêu: 
Rèn kĩ năng đọc trơn toàn bài, ngắt nhịp 2/4, 4/4. Dòng 7, 8 nhịp 3/3, 3/5. Nhấn từ gợi tả âm thanh, đọc giọng nhẹ, tình cảm.
Rèn kĩ năng đọc – hiểu. Hiểu nghĩa từ chú giải và hình ảnh so sánh: Mẹ là ... suốt đời. Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con.
Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên: ................
Học sinh : .................
III. Hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
30’
2’
15’
7’
6:8’
2’
A– Bài cũ: 
Điện thoại
? Khi gọi điện cần chú ý gì?
Nhận xét, đánh giá
B– Bài mới:
1) Giới thiệu 
2) Luyện đọc
2.1) GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng tình cảm
2.2) Đọc và giải nghĩa từ
a) Đọc nối tiếp từng câu (2 dòng)
Sửa đọc: Kẽo cà, nắng...
b) Đọc từng đoạn nối tiếp
Giải nghĩa từ
Đ1: 2 câu đầu
Đ2: 6 câu tiếp theo
Đ3: 2 câu cuối
Chú ý ngắt đúng nhịp câu thơ
c) Đọc từng đọan trong nhóm 
d) Thi đọc giữa các nhóm 
 Nhận xét, tuyên dương
3) Tìm hiểu bài
? Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức?
? Mẹ làm gì để con ngủ yên giấc?
? Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
? Con hiểu thế nào là ngọn .... suốt đời?
4) Học thuộc lòng
 GV xoá từng cụm từ, cả bài
Thi đọc thuộc cả bài
5) Củng cố
? Tình cảm của mẹ với con như thế nào?
? Con thích hình ảnh nào?
- 2 em đọc
(Giải thích tên, nói gọn...)
- Hs ghi vở
- Hs đọc thầm
- Hs đọc nối tiếp từng câu 2 lần
- 3 Hs đọc từng đoạn – Nhận xét 
- Đọc chú giải
Hs luyện câu
-Nhóm 3 luyện đọc
3 nhóm thi thi – NX 
- Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Đọc đoạn 2
Hs trả lời
- Hs đọc cả bài
Hs trả lời
Nhận xét, bổ sung
- Hs luyện đọc thuộc từng khổ, cả bài
3 em thi đọc
- Hs trả lời
- Hs trả lời
Bổ sung:	
Tuần:
Thứ .......... ngày ........ tháng ....... năm .........
	Môn: Chính tả Tiết: 
	Bài : Mẹ (Tập chép)
I.Mục Tiêu: 
Học sinh chép lại chính xác 1 đoạn trong bài thơ Mẹ.
Biết viết hoa chữ đầu dòng, biết trình bày dòng thơ lục bát.
Làm đúng bài tập phân biệt ie/ye/ya, gi/r
II. Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên: Bảng phụ viết bài chép
Học sinh: ....................................
III. Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
30’
A – Bài cũ: 
Giáo viên đọc: Con nghé, người cha, con trai.
Nhận xét, sửa
B – Bài mới:
2.1) Giới thiệu: Mục đích, yêu cầu
2.2) Hướng dẫn tập chép
a) GV đọc bài viết
? Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
? Nêu từ khó viết: Lời ru, quạt
Nhận xét, sửa
2.3) Đọc bài viết
? Bài thơ trình bày theo thể thơ nào? Các chữ đầu dòng viết như thế nào?
2.4) Chép bài
GV uốn nắn, lưu ý học sinh đọc từng cụm từ 
2.5) Soát lỗi
GV đọc từng câu
3)Hướng dẫn làm bài tập
- Bài 1: Điền vào chỗ trống yê/ya
Nhận xét
? Vì sao điền yê (Yên tĩnh – ghi chữ cái đầu)
 ya (khuya) -> Ghi vần
- Bài 2: (a) Điền gi/r
=>Chốt phân biệt gi/r
4 – Củng cố:
Chấm bài
Nhận xét, dặn dò
- HS viết bảng con
1 em lên bảng
Đọc bài viết
- Hs nghe
Hs đọc thầm
1 em đọc
Hs trả lời 
Hs trả lời 
Hs luyện bảng - NX
- 1 em đọc lại
Hs trả lời (Hết câu xuống dòng, viết hoa...)
- Hs tự chép bài và tự soát lỗi
- Hs đổi vở
- 1 em nêu yêu cầu. Lớp làm bài 
1 em lên bảng
Đọc bài làm
- Hs trả lời – Nhận xét
- 1 em nêu yêu cầu. Lớp làm bài. 
1 em lên bảng
Đọc bài – Nhận xét
- 5 bài
 Hs nghe
Bảng con
Bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_Q2_2A.doc