Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 19

Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 19

Tự học

 ÔN : TỔNG CỦA NHIỀU SỐ

I- Mục tiêu:

- Củng cố cách tính tổng của nhiều số

- Rèn KN tính và đặt tính.

- GD HS chăm học toán.

II- Đồ dùng:

- Vở BTT

 

doc 39 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 810Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn 9/1/2009
Ngày giảng:	 Thứ hai ngày 12 tháng 01 năm 2009
 Tự học
 ôn : tổng của nhiều số
I- Mục tiêu:
- Củng cố cách tính tổng của nhiều số
- Rèn KN tính và đặt tính.
- GD HS chăm học toán.
II- Đồ dùng:
- Vở BTT
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Luyện tập:
- Bài yêu cầu gì?
- Khi đặt tính ta chú ý gì?
- Chữa bài, nhận xét.
- Muốn điền số vào ô trống ta làm ntn?
- Chữa bài, nhận xét.
2/ Củng cố:
- Khi tính tổng của nhiều số ta cần chú ý gì?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
* Bài 1: HS ghi kết quả vào vở BT
* Bài 2: Đặt tính và tính.
- Các hàng thẳng cột với nhau và thực hiện từ phải sang trái.
 45 24 12
 30 13 12
 8 31 12
 83 68 12 
 48
* Bài 3: HS điền số vào VBT
* Bài 4: HS khá giỏi làm
Tiếng việt
Luyện đọc : Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu
	- HS tiếp tục rèn đọc theo đúng nội dung bài
	- GD HS có ý thức học tập
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét
2/ Ôn luyện
- GV đọc bài 1 lần
- GV HD HS đọc bài
-Giúp đỡ HS yếu đọc từng câu, đoạn
- GV cho HS đọc phân vai ( HS khá, giỏi đọc)
- GV cho HS đọc câu hỏi, TLCH trong SGK
- GV nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò
	- Thi đọc phân vai
	- GV nhận xét giờ học
- 2 HS đọc bài : Chuyện bốn mùa
- Nhận xét bạn đọc
+ HS theo dõi SGK
- HS đọc từng câu
- HS đọc từng đoạn
- Nhận xét bạn đọc
+ HS thực hiện đọc theo nhóm
-Trả lời trước lớp
 - Nhận xét
Ngày soạn 10/1/2009
Ngày giảng:	 Thứ ba ngày 13 tháng 01 năm 2009
Tiếng việt
Luyện viết: Chuyện bốn mùa
I.Mục tiêu
- Nghe viết chính xác một đoạn trích trong Chuyện bốn mùa. Biết viết hoa đúng các tên riêng
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn : l / n, dấu hỏi / dấu ngã
II.Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết nội dung BT2b), 3b)
	HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD tập chép
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn cần viết
- Đoạn nàyghi lại lời của ai trong chuyện bốn mùa ?
- Bà Đất nói gì ?
- Đoạn chép có những tên riêng nào ?
- Những tên riêng ấy phải viết thế nào ?
- Từ ngữ dễ viết sai : tựu trường, ấp ủ, ...
* GV đọc cho HS viết
+ GV theo dõi, uốn nắn
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS 
3. HD làm BT chính tả
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập 2b
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 3 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập phần b
+ GV nhận xét bài làm của HS chốt lại lời giải đúng
3/Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Khen những HS chép bài chính tả chính xác, trình bày đẹp
- Yêu cầu những HS còn mắc lỗi chính tả viết vào vở nhiều lần cho đúng những chữ còn chép sai
+ HS theo dõi.
- 2, 3 HS đọc lại
- Lời bà Đất
- bà Đất khen các nàng tiên mỗi người mỗi vẻ, đều có ích, đều đáng yêu
- Xuân, Hạ, Thu, Đông
- Viết hoa chữ cái đầu ?
- HS viết bảng con
+ HS chép bài vào vở
- HS tự soát lỗi bằng bút chì 
- Ghi dấu hỏi hay dấu ngã?
- HS làm bài vào VBT
- 1 em lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Tìm trong chuyện bốn mùa 2 chữ bắt đầu bằng l, 2 chữ có dấu hỏi, dấu ngã
- Cả lớp đọc thầm chuyện bốn mùa
- Làm bài vào VBT
- Đổi vở cho bạn, nhận xét
Âm nhạc – Tiết 19
Múa vận động phụ hoạ : trên con đường đến trường
(Nhạc và lời: Ngô Mạnh Nhu)
I. Mục tiêu:
- H/s hát đúng giai điệu và lời ca.
- Hát kết hợp múa đơn giản.
II. Chuẩn bị: gv: Nhạc cụ.
	 HS: Phách
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Ôn tập bài hát trên con đường đến trường
- GV hát mẫu bài hát.
- Gv bắt nhịp 
Hoạt động 2: Tập vận động phụ hoạ.
- Gv hát múa mẫu.
- Dạy múa từng câu.
- Gv nhận xét và sửa.
Củng cố:
Gv gọi 4 h/s biểu diễn bài hát
Gv nhận xét.
Dặn dò: Vn luyện hát.
- H/s nghe hát.
- Hát ôn bài hát theo từng tổ, nhóm và cá nhân.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2/4 và theo tiết tấu lời ca.
- Theo dõi và học múa từng câu ngắn.
Câu 1: “ Trên con đường đến trường
 Có cây là cây xanh mát”
Tay trái đưa lên ngang tầm mắt chân nhún theo nhịp 2/4.
Câu 2: “ có gió gió mát từng cơn”
Hai tay đưa lên trên đầu và đưa từ trái sang phải.
Câu 3: “ Trên con đường .....hót”
Hai tay đưa lên miệng làm mỏ chim tượng trưng hình ảnh chim đang hót.
Câu 4: “ Nó hót nó hót làm sao
 ban ơi bạn cùng đi thật mau”
Hai tay chống lên vai chân đi đều tại chỗ.
- Luyện hát, múa cả bài theo tập thể, tổ, nhóm,cá nhân.
	Ngày/ 1 2009
	Đã duyệt
	HP :
Ngày soạn 12/1/2009
Ngày giảng:	 Thứ năm ngày 15 tháng 01 năm 2009
 Mĩ thuật – Tiết 19
ôn Vẽ tranh đề tài: Sân trường trong giờ ra chơi
I.Mục tiêu:
- H/S biết quan sát các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường/v
- Biết vẽ tranh đề tài: Sân trường em trong giờ ra chơi
-Vẽ được tranh theo cảm nhận riêng
II.Chuẩn bị:
-H/S: vở vẽ, bút màu.
III.Hoạt động dạy học:
1/Giới thiệu bài:
2/Bài mới: 
Hoạt động 1: Ôn lại cách vẽ tranh
-Y/c HS nêu lại cách vẽ
Hoạt động2:Thực hành
- G/v quan sát lớp vẽ và gợi ý H/S vẽ
- giúp đỡ HS yếu
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá
-Chọn một số bài vẽ đẹp, gợi ý H/S nhận xét
+Nội dung đã rõ đề tài chưa?
+Hình vẽ có thể hiện các hoạt động không?
+Màu sắc của tranh như thế nào?
-GV tóm tắt và y/c H/S tự xếp loại các bài vẽ
* Dặn dò: Hoàn thành bài vẽ ở nhà.
- HS nêu:
+Vẽ hình chính trước.
+Vẽ các hình phụ sau
+Vẽ màu.
- Thực hành vẽ đề tài vào giấy.
- Nhận xét bài bạn vẽ.
Tự nhiên và xã hội – Tiết 19
Thực hành : Đường giao thông
I. Mục tiêu:
- HS thực hành được đường giao thông ở địa phương.
- HS thấy được một số đường giao thông và các phương tiện tham gia giao thông.
- Biết cách tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về đường hàng không, máy bay.
- Tranh ảnh về đường sắt, tàu hoả.
- Tranh ảnh về đường bộ, ô tô, xe máy...
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Thực hành:
HĐ1: Học ngoài trời (26 -28 phút)
- GV phổ biến yêu cầu của giờ học:
- Cho h/s đi theo hàng đi quan sát thực tế ở đường từ ttường ra đến chợ.
+ Thực hành quan sát đường bộ
+ Yêu cầu khi quan sát nhớ: 
. Đây là đường gì?
. Đường này có những đặc điểm gì?
. Đường này có những loại xe nào tham gia giao thông?
HĐ2: Thảo luận trong lớp
- Vừa qua chúng ta đã đi thăm quan ở đâu?
- Thăm được những loại đường gì?
- Treo các tranh đã sưu tầm:
- Trong số những loại đường này em đã đi tham quan được những đường nào?
- Đường đó có đặc điểm gì?
- Những xe nào tham gia loại đường đó?
2/ Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
- Khi đi học qua đường bộ  em cần chú ý những gì?
- Khi đi qua đường đường sắt em phải chú những gì?
- Khi qua cần đi như thế nào?
* Dặn dò:
- Ghi nhớ nội dung bài học
* Cả lớp
- Nghe phể biến giờ học
- Đi theo 1 hàng dọc ra đường từ trường ra đến chợ.
- HS quan sát
- Hết thời gian đi theo hàng về lớp.
* Cả lớp báo cáo kết quả thực hành:
- Trả lời từng câu hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS nêu: Chú ý đi đúng làn đường quy định
- Lúc không có tàu thì đi tự nhiên nhưng lúc chuẩn bị có tầu thì phải đứng cách rào chắn 5m đẻ đảm bảo an toàn giao thông.
Ngày soạn 13/1/2009
Ngày giảng:	 Thứ sáu ngày 16 tháng 01 năm 2009
Thể dục – Tiết19
ôn : Trò chơi " Bịt mắy bắt dê" và " nhóm ba, nhóm bảy"
I. Mục tiêu:
+ Ôn trò chơi " Bịt mắt bắt dê"và trò chơi " nhóm ba, nhóm bảy". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II.Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, chuẩn bị sân để cho h/s chơi trò chơi " bịt mắt bắt dê"và trò chơi " nhóm ba, nhóm bảy".
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời
 Lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
6-8 ph
10-12 ph
8-10ph
7-8 ph
Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho h/s tập một số động tác khởi động.
Trò chơi " Bịt mắt bắt dê" 
- Hướng dẫn h/s thực hiện:
- Em nào nêu lại được luật chơi cho cô?
Cho h/s ôn trò chơi " Nhóm ba, nhóm bảy":
+Hướng dẫn h/s cách thực hiện :
+ Em nào nêu lại luật chơi của trò chơi này?
* Cho h/s tập một số ĐT hồi tĩnh rồi kết thúc bài:
- Hôm nay chúng ta đã ôn lại những trò chơi nào?
- Nhận xét giờ học:
+ Giao bài tập về nhà cho h/s.
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- Chạy nhẹ nhàng vòng quanh sân tập 2lượt.
- Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, hông
Từ hàng dọc chuyển đội hình về đội hình vòng tròn 
+Từ đội hình đó cho h/s chơi trò chơi " Bịt mắt bắt dê":
+HS nêu cách chơi:
+ Cho h/s chơi cả lớp ( vài lượt)
Học sinh về đội hình 1 vòng tròn để chơi trò chơi: " Nhóm ba, nhóm bảy"
+ Nghe g/v hướng dẫn:
+ HS nêu, nhận xét, nhắc lại
+ Cả lớp ôn lại trò chơi " Nhóm ba, nhóm bảy" (vài lợt)
* Đi đều theo địa hình tự nhiên và hát
- Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng
- HS nêu - vài em nhắc lại.
+ Nghe g/v nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà: Ôn lại các ĐT của bài TD 8 ĐT và trò chơi " Bịt mắt bắt dê"; trò chơi " nhóm ba, nhóm bảy".
Toán – Tiết 19
ôn : bảng nhân 2
I- Mục tiêu:
- Củng cố về bảng nhân 2. Vận dụng bảng nhân2 để làm tính và giải toán.
- Rèn KN tính và giải toán cho HS
- GD HS chăm học toán.
II- Đồ dùng:
- Bảng phụ,VBT
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Luyện tập:
- Chữa bài.
- đọc yêu cầu?
- Muốn tìm số chân chim ta làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
- HS khá, giỏi làm thêm bài 3, 4
2/ Củng cố:
- Thi đọc bảng nhân 2
* Dặn dò: Ôn lại bài.
* Ôn bảng nhân 2:
- HS thi đọc bảng nhân 2( Đọc nối tiếp, nhóm, cả lớp)
* Bài 1( VBT/6)
- HS điền KQ vào vở BT
* Bài 2: Làm vở BT
- Đọc đề
- Ta lấy 2 nhân với 10.Vì mỗi con chim có 2 chân.
 Bài giải
 Số chân chim là:
 2 x 10 = 20( chân)
 Đáp số: 20 chân chim.
* Bài 3: HS tự giải vào vở
* Bài 4: HS điền KQ vào vở BT
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 19
I. Mục tiêu:
- Sơ kết đánh giá những ưu nhược điểm trong tuần.
- Phương hướng hoạt động trong tuần sau
- Giáo dục HS thực hiện tốt các nền nếp học tập, nội quy trườn ... cần:Đi học đều đúng giờ, đảm bảo sĩ số.
+ Nền nếp: Thực hiện tốt mọi nền nếp, nội quy trường lớp.
+ Học tập: 
Chăm chỉ học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Duyên, Đức, Kiên.
Lười học: Hảo, Cường
+ Vệ sinh trường lớp : Có ý thức tự giác, vệ sinh sạch sẽ.
+ Vệ sinh cá nhân chưa sạch: Dũng
3. Đánh giá thi đua các tổ: Tổ trưởng từng tổ bổ xung
4. Phát động thi đua: 
- Tiếp tục duy trì sĩ số, đi học đúng giờ
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Thi đua học tập tốt
5. Sinh hoạt theo chủ điểm:
	- Vui văn nghệ, vệ sinh lớp học sạch sẽ. 
 Tuần 24
Ngày soạn 20/2/2009
Ngày giảng:	 Thứ hai ngày 23 tháng 02 năm 2009
 Tự học
Luyện đọc : Quả tim Khỉ
I. Mục tiêu:
- Củng cố nội dung bài tập đọc Quả tim Khỉ
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.
- Cần sống tốt với bạn bè.
II. Hoạt động dạy- học:
1/ GV nêu y/c nội dung tiết học.
2/ Luyện đọc:
-Chia nhóm cho HS đọc theo vai
- Y/C HS luyện đọc diễn cảm. 
3/ Ôn nội dung bài
- Y/C HS thảo luận nhóm đôi đưa ra một số câu hỏi và câu trả lời theo nội dung của bài.
- Y/C HS làm bài tập vào vở thực hành :
Đánh dấu x vào ô trống em cho là đúng
(Bài 1, 2, 3 )
- Y/C HS đổi bài, nhận xét bài bạn và đưa ra đáp án đúng.
4/ Củng cố, dặn dò: Bài tập đọc khuyên em điều gì? Em cần sống với bạn bè như thế nào?
- Nhận xết tiết học.
- Thực hiện theo y/c 
Làm bài. Sau đó báo cáo trước lớp.
- Trả lời theo ý của HS. 
Tiếng việt 
Luyện : Từ ngữ về muông thú.
 Đặt và trả lời câu hỏi : Như thế nào ?
I. Mục tiêu
	- HS tiếp tục ôn về từ ngữ muông thú
	- HS ôn câu hỏi như thế nào ?
	- GD HS có ý thức học tập
II. Đồ dùng
VTH/24 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các loại muông thú mà em biết ?
- GV nhận xét
2. Bài mới
- GV cho HS làm bài vào vở thực hành 
- HS trả lời
- Nhận xét
Bài 2
- Khoẻ như voi.
- Chạy như ngựa. 
- Nhận xét
3/Củng cố, dặn dò
	- Thi đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào ?
	- GV nhận xét giờ
	- Về nhà sưu tập tranh ảnh về muông thú
Ngày soạn 21/2/2009
Ngày giảng:	 Thứ ba ngày 24 tháng 02 năm 2009
Tiếng việt 
Luyện viết : Quả tim Khỉ
I. Mục tiêu
	- HS luyện viết đoạn 1
- Biết cách trình bày bài viết
- GD HS có ý thức rèn chữ giữ vở
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ ghi đoạn viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Quả tim Khỉ
2. Bài mới
- GV treo bảng phụ
- GV đọc bài viết một lần
- Đoạn viết có mấy câu ?
- Nêu cách trình bày đoạn viết ?
- Những tiếng nào được viết hoa ?
+ GV đọc cho HS chép bài vào vở
- GV chấm một số bài, nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Tuyên dương những em viết đẹp
	- Về nhà luyện viết thêm
- 2, 3 HS đọc bài
+ HS theo dõi bảng
- Có 11 câu
- HS nêu
- HS nêu
+ HS chép bài vào vở
- Đổi vở chữa bài, nhận xét
Âm nhạc- Tiết 24:
Múa vận động phụ họa.
I.Mục tiêu:
- H. biết múa những động tác đơn giản theo lời bài hát mà mình thích.
- Bồi dưỡng năng lực tự sáng tác.
II. Hoạt động dạy học:
1/ GV nêu y/c nội dung tiết học.
2 GV chọn một số bài hát, y/c HS tự múa hoặc tập một số động tác phụ họa cho bài hát mình chọn
- HS khác nghe quan sát và nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá khả năng sáng tạo của HS.. 
3/ Tuyên dương khen thưởng HS đạt thành tích xuất sắc.
4/ Nhận xét tiết học.
	Ngày..../ 2 / 2009
	Đã duyệt
	HP: Nguyễn Trọng Cương
Ngày soạn 22/2/2009
Ngày giảng:	 Thứ năm ngày 26 tháng 02 năm 2009
Mĩ thuật - Tiết 24:
Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật.
I.Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm 1 số con vật quen thuộc. 
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ được con vật theo ý thích.
II. Chuẩn bị: 
 - GV: ảnh một số con vật; Hình minh họa hướng dẫn vẽ
 - HS: Tranh ảnh các con vật, bút chì, bút màu.
 III- Các hoạt động dạy- học
1/ Kiểm tra : 
 Sự chuẩn bị của HS
2/ Bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Các hoạt động:
* Hoạt động1: Quan sát, nhận xét
- Yêu cầu kể1 số con vật quen thuộc.
-Treo tranh, ảnh vẽ các con vật gợi ý để HS nhận biết tên và đặc điểm của con vật.
* Hoạt động2: Cách vẽ con vật
- Treo hình minh họa để HS nhận ra cách vẽ
-GV vẽ phác hình lên bảng một vài con vật cho HS quan sát.
* Hoạt động 3:Thực hành
-Cho HS xem một số bài vẽ đẹp của HS
- Y/C HS tự vẽ con vật theo ý thích vào trong vở.
* Hoạt động4: Nhận xét đánh giá
- Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp
-GV bổ sung và chỉ ra các bài vẽ đẹp.
3/Củng cố, dặn dò 
Nhận xét tiết học
Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh vẽ các con vật.
- HS nối tiếp nhau nêu tên các con vật
- Quan sát tranh và thực hiện theo y/c 
VD: Con trâu( thân dài, đầu có sừng); 
- Quan sát hình minh họa và nêu: Vẽ bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau. Vẽ chi tiết cho đúng, rõ đặc điểm của con vật
- Quan sát bài vẽ đẹp.
- Thực hành theo y/c.
- Nhận xét theo tiêu chí đánh giá.
Tự nhiên và xã hội - tiết 24
Ôn : Cây sống ở đâu ?
I. Mục tiêu
	- Tiếp tục củng cố kiến thức của bài và biết vận dụng vào làm bài tập
- GD HS biết chăm sóc và bảo vệ cây cối
 II.. Đồ dùng
	GV : VBT
	HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra VBT
2. Bài mới
a. HĐ1 : Làm VBT
- GV cho HS tự làm bài 1, 2, 3 ( 22 )
- Nêu tên một số cây sống trên cạn ?
- Nêu tên một số cây sống dưới nước ?
b. HĐ2 : Thi nói về loại cây
- Mỗi HS chuẩn bị sẵn một bức tranh, ảnh về một loại cây
+ GV gọi HS lên giới thiệu cho cả lớp biết về loại cây ấy theo trình tự :
- Giới thiệu tên cây ?
- Nơi sống của loài cây đó
- Mô tả qua về đặc điểm của loại cây đó
+ GV nhẫn xét, bổ xung ý kiến của HS
- HS lấy VBT
- HS làm bài
- HS nêu
- HS chuẩn bị nội dung
- HS trình bày trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ xung
3.Hoạt động nối tiếp
	- Cây có thể sống ở đâu ?
	- Cây thường được sống ở đâu ? ( Cây rất cần thiết và đem lại lợi ích cho chúng ta. Bởi thế dù cây được trồng ở đâu, chúng ta cũng phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ chúng )
	- Về nhà học bài.
Ngày soạn 23/2/2009
Ngày giảng:	 Thứ sáu ngày 27 tháng 02 năm 2009
Thể dục – tiết 24
ôn: Đi nhanh chuyển sang chạy - Trò chơi " kết bạn"
I. Mục tiêu:
- Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện bước chạy tương đối chính xác.
- Ôn trò chơi: " kết bạn". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, kẻ một vạch xuất phát, chạy, đích ( như bài 46) 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời
 Lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
4-6 ph
12-14 ph
8-10 ph
5-7 ph
*Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho h/s tập một số động tác khởi động:
+ Yêu cầu h/s ôn các ĐT của bài TD 8 ĐT:
+ Yêu cầu h/s chơi trò chơi khởi động
* Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông: (2 -3 lần) 10-15m.
* Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang: ( 2-3 lần) 10-15m
* Đi nhanh chuyển sang chạy:
 ( 3-4 lần) 18 - 20 m.
* Trò chơi: " kết bạn":
- HD h/s thực hiện:
- Nêu trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Yêu cầu h/s đọc vần điệu.
* Tập một số ĐT hồi tĩnh, thả lỏng:
+ Cùng h/s củng cố bài 
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn dò h/s về nhà.
*Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
+ Xoay đầu gối, xoay hông, xoay cổ chân, vai.
+ Gậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
+ Ôn một số ĐT của bài TD phát triển chung (tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy) mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+ Trò chơi " Diệt các con vật có hại"
* Chuyển về đội hình hàng dọc, chuẩn bị tập các ĐT:
- Lớp trưởng hô, các bạn tập cả lớp.
- Cho h/s tập theo tổ, các bạn theo dõi quan sát, nhận xét.
* Ôn trò chơi "kết bạn"
- Chuyển thành đội hình vòng tròn, nghe g/v hướng dẫn lại cách chơi.
- Vài em nhắc lại, đọc vần điệu .
- HS chơi thử ( vài lượt).
- HS chơi thật.
*Học sinh chuyển về đội hình hàng ngang, tập các động tác thả lỏng:
- Đi thường theo 2 -3 hàng dọc và hát.
- Cúi người thả lỏng.
+ Nghe g/v nhận xét giờ học.
+ VN ôn các động tác đã học.
Toán – tiết 24
ôn bảng chia 4; bảng chia 5; một phần tư
I- Mục tiêu:
- Củng cố bảng chia 4, bảng chia 5 và 1/4 của đơn vị. Giải thành thạo các bài toán có lời văn.
- Rèn trí nhớ và KN tính toán cho HS
- GD HS chăm học toán
II- Đồ dùng:
- Bảng phụ, SGK
I
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập- Thực hành:
* Bài 1:
- Thi đọc thuộc lòng bảng chia4 và bảng chia 5 bằng cách lên nhúp phiếu
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 2/ 24:
- Đọc đề?
- Có tất cả bao nhiêu kg gạo?
- 24kg gạo được chia thành mấy túi?
- Muốn biết mỗi túi có bao nhiêu kg gạo làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 3/27:
Nhận xét
* Bài3/25:
 - Nhận xét, cho điểm
3/ Củng cố:
- Đọc đồng thanh bảng chia 4, chia 5?
* Dặn dò:
- Ôn lại bài
- Hát
- HS thi đọc( cá nhân- nhóm)
- 24 kg
- thành 4 túi đều nhau
 Bài giải
 Mỗi túi có số kg gạo là:
 24 : 4 = 6( kg)
 Đáp số: 6 kg
 Bài giải
 Lớp đó có số tổ là:
 30 : 5 = 6( tổ)
 Đáp số: 6 tổ
 - Khoanh vào số con chuồn chuồn rồi tô màu
	 Hoạt động tập thể – tiết 24
Sơ kết tháng 2
I. Mục tiêu:
- Sơ kết đánh giá những ưu nhược điểm trong tháng vừa qua.
- Phương hướng hoạt động trong tuần sau
- Giáo dục HS thực hiện tốt các nền nếp học tập, nội quy trường lớp.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Đánh giá các công việc trong tháng 2
- Tiếp tục duy trì sĩ số, nền nếp
- Bồi dưỡng HS năng khiếu và chọn 2 bạn tham gia thi vòng huyện.
- Khảo sát chất lượng giữa kỳ II
2. Sơ kết, tổng kết
- Giáo viên đánh giá:
+ Chuyên cần:Đi học đều đúng giờ, Vắng ( Kiên ) nghỉ ốm có phép.
+ Nền nếp: Thực hiện tốt mọi nền nếp, nội quy trường lớp.
+ Học tập: 
Chăm chỉ học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Duyên, Đức, Phương, Quyên.
Lười học:Dũng, Cường
+ Vệ sinh trường lớp : Có ý thức tự giác, vệ sinh sạch sẽ.
+ Vệ sinh cá nhân chưa sạch: Cường
3. Đánh giá thi đua các tổ: 
Tổ trưởng từng tổ có ý kiến bổ xung
4. Phát động thi đua: 
- Tiếp tục duy trì sĩ số, đi học đúng giờ
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Thi đua học tập tốt
5. Sinh hoạt theo chủ điểm:
	- Vui văn nghệ, vệ sinh lớp học sạch sẽ, kê lại bàn ghế ngay ngắn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc