Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 29 năm học 2012

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 29 năm học 2012

Thứ ngày tháng năm 2012

Tập đọc: NHỮNG QUẢ ĐÀO (2 tiết)

 (Trang 91, 92)

I. Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu ND: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.

* GDKNS: Tự nhận thức; Xác định giá trị bản thân.

II. Đồ dùng: Ghi sẵn các từ ngữ, các câu cần luyện đọc

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 29 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 29.	
Thứ ngày tháng năm 2012
Tập đọc: NHỮNG QUẢ ĐÀO (2 tiết)
 (Trang 91, 92)
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ND: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.
* GDKNS: Tự nhận thức; Xác định giá trị bản thân.
II. Đồ dùng: Ghi sẵn các từ ngữ, các câu cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: 
- Đọc thuộc bài “ Cây dừa”
3 em đọc, lớp theo dõi nhận xét.
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
a. Giáo viên đọc:
 Học sinh theo dõi
b. Luyện đọc câu
Đọc nối tiếp từng câu đến hết bài
- Rút từ khó
Học sinh luyện đọc
c. Luyện đọc đoạn
- Giáo viên chia đoạn
4 đoạn
+ Để đọc tốt bài tập đọc chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc?
Giọng đọc của Xuân, Vân, ông, Việt và người dẫn chuyện
- Đọc đoạn 1
2 em
- Đọc đoạn 2: đọc câu nói của bạn Xuân
 ( chú ý đọc giọng hồn nhiên, nhí nhảnh)
3 em đọc
- Đọc đoạn 3
2 em
+ Em hiểu “ thơ dại” là ntn?
Là còn bé quá, chưa biết gì.
- Đọc đoạn 4: chú ý giọng đọc của Việt đọc với giọng rụt rè, lúng túng.
2 em đọc
d. Đọc đoạn nối tiếp
4 em
e. Luyện đọc theo nhóm
Đọc theo nhóm đôi
g. Thi đọc
Các nhóm đọc thi
3. Tìm hiểu bài: 
- Đọc lại bài
1 em đọc
+ Người ông dành những quả đào cho ai?
những quả đào cho vợ và cháu.
+ Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?
Xuân đã ăn quả đào, lấy hạt trồng vào cái vò. Em hy vọng đào sẽ mọc thành cây đào to.
+ Ông đã nhận xét về Xuân ntn?
..cháu sẽ trở thành 1 người làm vườn giỏi.
+ Vì sao ông lại nhận xét về Xuân như vậy?
Vì Xuân đã biết lấy hạt đào trồng để sau này có một cây đào thơm ngon như thế.
+ Bé Vân đã làm gì với quả đào của ông?
ăn hết quả đào của mình rồi đem hạt vứt đi. Đào ngon đến nỗi cô bé ăn xong vẫn còn thèm.
+ Ông nhận xét về Vân ntn?
Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá.
+ Việt đã làm gì với quả đào của ông?
Việt đem quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốmtrốn về.
+ Ông nhận xét về Việt như thế nào?
Việt là người có tấm lòng nhân hậu.
+ Em hiểu “ nhân hậu” là ntn?
+ Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy?
Vì Việt rất thương bạn,sẵn sàng dành phần ngon cho bạn.
- Em thích nhân vật nào nhất?
Học sinh trả lời
4. Luyện đọc lại. 
 Học sinh luyện đọc lại bài.
2 em đọc thi
C. Củng cố, dặn dò: 
Nhờ những quả đào mà người ông biết được tính nết của những người cháu, ông rất vui mừng vì thấy các cháu của mình là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt Việt là một người có lòng nhân hậu.
- Về nhà ôn lại cả bài
 ------------------------------------------------------------
 Toán: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
 (trang144, 145)
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
- Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
- Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
II. Đồ dùng:
- Các hình vuông. Mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục.
III. Các hoạt động dạy –học:
A. Bài cũ: 
- Viết các số từ 101 đến 110
1 em lên bảng viết.
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu các số từ 111 đến 200 
- GV gắn lên bảng hình biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi:
+ Có mấy chục, mấy đơn vị?
Có 1 chục và 1 đơn vị
Viết: 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị
- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 đơn vị, trong toán học người ta dùng số một trăm mười một và viết 111.
- Giới thiệu số 112, 115 tương tự
Học sinh thảo luận để viết các số.
- Học sinh đọc và viết các số còn lại trong bảng: 118; 120; 121; 122; 135.
3. Luyện tập: 
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm bài vào vở – 1 em làm vào bảng phụ
+ Nhận xét và chữa bài
Bài 2a: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Làm vào vở bài tập - Đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào vở – 2 em lên làm trên bảng.
+ Nêu cách làm: Trước tiên ta so sánh hàng trăm, nếu hàng trăm = nhau ta so sánh tiếp hàng chục, nếu hàng chục = nhau ta so sánh tiếp hàng đơn vị
* BTMR: Bài 2(b,c)
- Hs làm bài và nêu miệng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
 ------------------------------------------------------------
 Luyện Toán: ÔN: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
- Biết cách đọc, viết các số 111 đến 200.
- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
II. Các hoạt động dạy học:
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
Giới thiệu
b)Làm việc cá nhân: VBT
Bài 1 : 
- Tổ chức cho học sinh làm bài,chữa bài.
Bài 2:
Điền số. 
- GV hướng dẫn Hs điền số vào chỗ chấm trên các tia số. 
- GV theo dõi HS làm chú ý HS yếu, chậm.
Bài 3:
Điền dấu > < = .
-GV theo dõi HS làm lớp nhận xét và chữa bài .
 -Gv kết hợp thu 1 số vở chấm.
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu và đọc số vừa viết 
110 Một trăm mười.
111 Một trăm mười một.
117 Một trăm mười bảy.
. . . . . . . . . . . .
 195 Một trăm chín lăm.
Bài 2 : Điền số vào chỗ chấm .
HS tự làm bài kết hợp chữa bài.
- Hs làm bài vào vở, chữa bài.
 123 < 124 120 < 152 
 129 > 120 186 = 186
 136 = 136 135 > 125 
 155 < 158 199 < 200
- 2 HS lên bảng làm bài, chữa bài
 ------------------------------------ *** ----------------------------------
	Thứ ngày tháng năm 2012
Toán: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
 (146, 147)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng.
- Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị.
II. Đồ dùng:
- Thẻ trăm, chục, đơn vị.
III. Các hoạt động dạy – học:
A.Bài cũ: 
- Viết các số: 111; 134; 145; 180; 171
Học sinh viết bảng con
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu các số có 3 chữ số: 
a. Đọc viết các số theo hình biểu diễn:
- Gắn lên bảng 2 hình vuông và hỏi:
+ Có mấy trăm? 
2 trăm
- Gắn tiếp 4 hình chữ nhật và hỏi:
+ Có mấy chục?
4 chục
- Gắn 3 hình vuông nhỏ và hỏi: có mấy đơn vị?
Có 3 đơn vị
- Học sinh viết số gồm 2 trăm 4 chục và 3 đơn vị?
243
- Đọc số vừa viết
Học sinh đọc: hai trăm bốn mươi ba
- Tương tự: 235; 310; 340; 411; 205; 252
b. Tìm hình biểu diễn số:
- GV đọc số yêu cầu học sinh lấy hình biểu diễn số tương ứng với mỗi số
Học sinh thực hiện trên đồ dùng của mình
3. Luyện tập: 
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào vở - Đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau
+ Nhận xét kết quả
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào vở – 2 em lên làm trên bảng.
+ Nhận xét và chữa bài
* BTMR: Bài 1: Tổ chức cho hs trả lời miệng.
- Hs làm bài, trả lời miệng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
 ---------------------------------------------------------
	Luyện Toán: ÔN: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh : 
- Đọc và viết thành thạo các số có ba chữ số.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài.
2. HD ôn tập:
 Bài 1:
Nêu yêu cầu của bài?
Hướng dẫn Hs làm theo mẫu.
Hs làm bài.
Chữa bài.
Nhận xét.
Bài 2. Đọc số: 
- Gv lần lượt viết lên bảng các số, gọi hs đọc lần lượt.
 402, 122, 404, 552, 132, 560, 405, 406, 407, 125, 408, 409, 138, 410,
 121, 123,140, 124, 126, 127, 128, 129, 130.
 Nhận xét giờ học
Hs nêu yêu cầu.
Hs làm bài, chữa bài.
Viết số
Trăm
Chục
Đơn vị
Đọc số
352
......
638
.....
3
1
6
9
5
0
3
0
2
5
8
9
Ba trăm năm mươi hai
Một trăm linh năm
.............................
Chín trăm linh chín.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs lần lượt đọc các số.
 ------------------------------------------------------------- 
Tập đọc: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG 
 (93, 94)
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ.
- Hiểu ND: Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.
II. Đồ dùng:
- Ghi sẵn các từ ngữ, các câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: 
- Đọc bài “ Những quả đào”
- 3 em đọc bài.
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Dùng tranh để giới thiệu
2. Luyện đọc: 
a. Giáo viên đọc: Chú ý giọng nhẹ nhàng, sâu lắng.
Học sinh theo dõi
b. Luyện đọc câu
Đọc nối tiếp từng câu đến hết bài
- Rút từ khó
Học sinh luyện đọc
c. Luyện đọc đoạn
- Giáo viên chia đoạn
2 đoạn
- Đọc đoạn 1
Hướng dẫn ngắt giọng: Trong vòm lá,/ gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười đang nói.//
1 em
- Đọc lại đoạn 1
+Em hiểu “ li kì” là ntn?
1 em đọc
Lạ và hấp dẫn
- Đọc đoạn 2: chú ý nhấn giọng: lúa vàng gợn sóng, nặng nề, lững thững.
2 em
+ Em hiểu “lững thững” là ntn?
Là ( đi ) chậm, từng bước một
d. Đọc đoạn nối tiếp
2 em 
e. Luyện đọc theo nhóm
Đọc theo nhóm 2
g. Thi đọc
Các nhóm đọc thi
3. Tìm hiểu bài: 
- Đọc đoạn 1
1 em đọc
+ Những từ ngữ cho biết cây đa đã sống rất lâu?
Cây đa nghìn năm  thân cây
+ Em hiểu “ thời thơ ấu” là ntn?
 lúc còn là trẻ con
+ Cũ và có vẻ trang nghiêm được gọi là gì?
Trang nghiêm
+ Tác giả tả bộ phận nào của cây đa?
Thân, cành, ngọn, rễ
+ Các bộ phận đó được tác giả so sánh bằng những hình ảnh nào?
Thân cây như một toà lâu đài cổ kính, chín mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể, cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn cây chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những con rắn hổ mang ...
+ Em hiểu “ chót vót” là ntn?
(cao) vượt lên hẳn những vật xung quanh.
- Đọc câu hỏi 3
2 em
+ Nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa?
Thảo luận nhóm đôi
+ Đại diện nhóm trả lời
Thân cây rất lớn/ to/
Cành cây rất to/ lớn/ 
Ngọn cây rất cao/ cao vút/ 
Rễ cây ngoằn ngoè/ kì dị/ 
- Đọc đoạn 2
Lớp đọc thầm
+ Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
Lúa vàng gợn sóng, xa xa giữa cánh đồng, đàn trâu ra về lững thững bước từng bước nặng nề.
+ Em hiểu “ quê hương” là ntn?
4. Củng cố, dặn dò: 
- Đọc lại cả bài
2 em đọc thi
+ Qua bài học cho em biết điều gì?
+Tình cảm của em đối với quê hương ntn?
Em sẽ làm gì để xây dựng quê hương của mình?
Học thật giỏi,.
+ Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau
	Luyện Tiếng việt: ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC	
I. Mục tiêu: 
+ Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, rành mạch cho học sinh:
- Đọc trơn đư ...  cụm từ để làm gì để đặt câu hỏi cho các câu sau đây.
a, Các bạn học sinh trồng cây ở sân trường.
b, Các bạn học sinh quét lá rụng ở sân trường.
- Giáo viên thu chấm một số bài, nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
- Từng cặp học sinh kể và trình bày trước lớp.
(Rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn)
- Học sinh thực hiện theo cặp đôi và trình bày trước lớp.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Trình bày bài làm.
a, Các bạn trồng cây ở sân trường để làm gì?
b, Các bạn học sinh quét lá rụng để làm gì?
- Hoàn thành bài vào vở bài tập.
 ------------------------------- *** -----------------------------------
 Thứ ngày tháng năm 2012
Toán: Mét / 150
I. Mục tiêu: 
- Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề- xi - mét, xăng - ti - mét.
- Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng:
- Thước mét
III. các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: 
- Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học?
cm; dm
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học tiếp đơn vị đo độ dài đó là “ Mét”
2. Giới thiệu thước mét. 
- GV chỉ cho học sinh thấy vạch 0, vạch 100.
Giới thiệu độ dài đo từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
- Gv vẽ đoạn thẳng dài 1 mét lên bảng:
Giới thiệu: Đoạn thẳng này dài 1 mét
- Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là: m
- Học sinh đọc.
- Học sinh dùng thước để đo lại đoạn thẳng trên dài bao nhiêu dm
Học sinh thực hành đo: dài 10 dm
Gv: 1m bằng 10 dm, viết 1m = 10 dm
Học sinh đọc lại
- Học sinh dùng thước mét đo đoạn thẳng trên dài bao nhiêu cm?
Dài 100 cm
- Nêu 1m bằng 100cm
Viết: 1 m = 100 cm
3. Luyện tập: 
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào bảng con
+ Nhận xét và chữa bài
1 dm =  cm cm = 1 m
1 m =  cm dm = 1m 
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào vở - Đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau
+ Nêu kết quả
Bài 4: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm 2
- Tổ chức trò chơi “ tiếp sức”
2 nhóm lên tham gia chơi, mỗi nhóm 2 em. Nhóm nào làm đúng và nhanh là thắng cuộc chơi.
Bài 3: BTMR
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Học sinh tham gia chơi theo yêu cầu.
- Hs làm bài và nêu miệng.
 --------------------------------------------------------
	Luyện Toán: ÔN: MÉT
I. Mục tiêu:
+ Giúp học sinh : 
- Ôn lại đơn vị đo độ dài mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề- xi - mét, xăng - ti - mét.
- Ôn cách làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
II. Các hoạt động dạy - học	 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài.
2. HD làm bài tập:
Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài?
- Tổ chức cho học sinh làm bài.
Chữa bài nhận xét
Bài 2: Tính
Nêu yêu cầu của bài?
Gọi Hs làm bài trên bảng.
Chữa bài, Nhận xét
Bài 3.
Gọi Hs đọc bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán yêu cầu gì?
Muốn biết cuộn dây còn lại bao nhiêu mét em làm như thế nào?
Chữa bài, Nhận xét.
Bài 4.
Nêu yêu cầu của bài?
Gọi H đọc bài.
Chữa bài, Nhận xét
Nhận xét giờ học.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài
1m = 10 dm 5m = 50 dm
1dm = 10 cm 2dm = 20 cm
1m = 100 cm 30dm = 3m
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, chữa bài..
25m + 47m = 72m 5m x 3 = 15m
32m + 19m =51m 4m x 4 = 16m
54m – 28m = 26m 12m : 4 = 3m
75m – 59m = 16m 27m : 3 = 9m
Hs đọc đề bầi.
Hs phân tích đề bài.
Hs làm bài.
 Bài giải.
 Số mét cuộn dây điện còn lại là:
 50 - 27 = 23 (m) 
 Đáp số: 23 m
HS nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài
- Chân bàn học của em cao10 dm
- Lọ hoa cao 10 cm
- Cây đu đủ cao 3m
- Cột cờ ở sân trường cao 10m
 ---------------------------------------------------------
	Kể chuyện: NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết tóm tắt nội dung của từng đoạn truyện bằng 1 câu hoặc một cụm từ.
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào lời tóm tắt.
- Biết nghe và nhận xét bạn kể.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ 
- Kể chuyện “ Kho báu”
3 em kể
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện: 
a. Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện
Đọc yêu cầu BT1
1 em
- Đọc đoạn 1
1 em
+ SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 ntn?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
Chia đào ( Quả đào của ông) 
Chuyện của Xuân hoặc Người trồng vườn tương lai 
+ Nội dung đoạn 3 là gì?
Cô bé ngây thơ ( chuyện của Vân)
+ Nội dung đoạn 4 là gì?
Tấm lòng nhân hậu của Việt.
- GV nhận xét
b. Kể lại từng đoạn.
- Học sinh kể
Kể theo nhóm 4
+ Các nhóm lên kể
+ Nhận xét bạn kể
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện
Đọc yêu cầu BT3
1 em
+ Câu chuyện này có những vai nào?
Người dẫn chuyện, ông, Xuân, Việt và Vân.
- Các nhóm lên kể
Thi giữa các nhóm ; Mỗi nhóm 5 em
+ Nhận xét và tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- Về kể lại cho mọi người cùng nghe.
Chính tả: ( Nghe – viết) HOA PHƯỢNG
I. Mục tiêu: 
- Nghe – viết lại đúng bài thơ “ Hoa phượng”
- Làm đúng các bài tập phân biệt s/x.
II. Đồ dùng: 
- Chép sắn BT2
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: 
- Viết: xâu kim, chim sâu, cao su
Học sinh viết bảng con
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả: 
a. Ghi nhớ nội dung viết:
- Đọc bài thơ
2 em
+ Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
Tả về hoa phượng
+ Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng?
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu lá xanh
Sáng nay bừng lửa thẫm,....
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ có mấy khổ thơ?
3 khổ thơ
- Chữ đầu mỗi câu thơ viết ntn?
Viết hoa
c. Viết từ khó
Học sinh viết bảng con
d. Viết chính tả
- Giáo viên đọc 
Học sinh viết vàovở
- Đọc khảo bài
Dùng bút chì để sửa lỗi chính tả
g . Chấm và chữa bài
3. Luyện tập: 
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em làm vào bảng phụ
+ Nhận xét và chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện viết thêm
 --------------------------------------------------------
Tập làm văn: ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
 (trang 98)
I. Mục tiêu: 
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể.
- Nghe giáo viên kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
II. Đồ dùng:
- Tranh BT2
III. Các hoat động dạy – học:
A. Bài cũ: 
- 2 học sinh lên thực hành đáp lời cảm ơn của theo các tình huống ở tiết trước.
Học sinh thực hành hỏi đáp
+ Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh nêu tình huống 1
1 em
- Học sinh lên đóng vai
2 em
a. Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em.
HS1: Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật.
HS2: Mình cảm ơn bạn rất nhiều
- Học sinh thực hành các tình huống còn lại
Làm việc theo nhóm 2
- Đại diện các nhóm lên đóng vai
b. HS1: Năm mới bác sang chúc tết gia đình, chúc bố mẹ cháu luôn mạnh khỏe, công tác tốt; chúc cháu học giỏi, ....
HS2: Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin chúc gia đình bác sang năm mới luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc ạ.
c. HS1: Cô rát vui mừng và rất tự hào vì lớp ta năm học này đã đoạt giải về mọi mặt hoạt động. Chúc các em giữ vững và phát huy những thành tích ấy.....
HS2: Chúng em xin cảm ơn cô ạ.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
2 em
- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh sgk
Học sinh quan sát tranh
+ GV kể
Học sinh theo dõi
- Học sinh trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm bàn
- Đại diện các nhóm trả lời
Học sinh trả lời
- Kể lại toàn bộ câu chuyện
2 em lên kể
+ Qua câu chuyện cho em biết điều gì?
Ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
- Liên hệ: Học sinh kể những việc các đã làm đối với những người đã giúp các em
- Về nhà tập kể lại câu chuyện
 --------------------------------------------------------
	Luyện Tiếng việt: ÔN: ĐÁP LỜI CHIA VUI. 
 NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Mục tiêu: 	 	
- Tiếp tục rèn cách đáp lời chia vui.
- Nghe thầy cô kể chuyện sự tích hoa dạ lan hương nhớ và trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
II.Các hoạt động dạy học: 	
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
1/Giới thiệu bài :
2/Hướng dẫn làm bài tập .
Bài tập 1: Nêu yêu cầu của bài?
Hướng dẫn Hs đáp lại lời chia vui trong từng trường hợp.
Gọi Hs đọc bài làm.
Chữa bài, Nhận xét.
Bài tập 2: Nêu yêu cầu của bài?
Gọi H đọc câu chuyện Kho báu.
Hướng dẫn H trả lời câu hỏi trong vở bài tập.
Hướng dẫn Hs dựa vào phần trả lời viết đoạn văn ngắn.
Gọi Hs đọc bài.
3/Củng cố –Dặn dò : 
GV hỏi ý nghĩa câu chuyện .
GV nhắc nhở HS về nhà thực hành đáp lời chia vui theo đúng nghi thức.
Hs nêu yêu cầu của bài.
Hs thảo luận theo nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
A, Con cảm ơn bố mẹ nhiều.
B, Mình cảm ơn bạn. Chúc bạn và gia đình sang năm mới mạnh khoẻ.
C, Chúng em cảm ơn cô. Chúng em sẽ cố gắng học tốt để thầy cô tự hào về chúng em.
Hs nêu yêu cầu của bài.
Hs thảo luận theo nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
Hs viết đoạn văn.
Hai vợ chồng người nông dân làm lụng vất vả, một nắng hai sương. Cày sâu cuốc bẫm. Còn hai người con của họ lười lao động toàn mơ chuyện hão huyền. Trước khi mất người cha dặn lại các con: cha chẳng có gì để lại chỉ có một kho báu các con tự đào lấy mà dùng. Theo lời cha hai người con họ ra sức tìm kiếm mà chẳng thấy kho báu đâu, năm ấy họ cấy lúa bội thu. Hết mùa họ lại tìm kiếm nhưng cũng chẳng thấy.Cuối cùng họ đã hiểu được lời người cha. 
 ------------------------------------------------------------
	HĐTT: Sinh hoạt lớp
I/ Mục tiêu:
- Học sinh vạch ra được ưu và khuyết điểm trong tuần.
- Vạch ra được kế hoạch của tuần tới.
II/ Lên lớp:
A. Lớp trưởng nhận xét:
B. Giáo viên nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Các em đi học đúng giờ, chuyên cần
+ Các em đã chú ý học tập sôi nổi.
+ Nề nếp ra vào lớp nhanh nhẹn, nghiêm túc.
+ Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
+ Vệ sinh trường lớp kịp thời, sạch sẽ.
 - Tồn tại: 
+ 1 số em còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học như: Nam, Thái, Đức.
 - Kế hoạch tuần tới.
+ Khắc phục tồn tại trên.
+ Thực hiện tốt kế hoạch của trường và đội đề ra.
 ----------------------------------- *** ------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 2 buoi t29.doc