Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm 2010

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm 2010

Tập đọc

Tiết 79 : ôn tập giữa học kì ii (tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc rõ ràng , rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 ( phát âm rõ , ttốc độ đọc khoảng 45 tiếng / phút ; hiểu nội dụn đoạn đọc )

- Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào ? ( BT2, BT3) ; biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4)

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên các bài tập đọc

- Bảng quay bài tập 2

 - Tranh ảnh mái chèo bánh lái của thuyền.

 

doc 21 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
Hoạt động tập thể
 - Nhận xét hoạt động tuần 26
 - Phổ biến kế hoạch tuần 27
.
Tập đọc
Tiết 79 : ôn tập giữa học kì ii (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc rõ ràng , rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 ( phát âm rõ , ttốc độ đọc khoảng 45 tiếng / phút ; hiểu nội dụn đoạn đọc ) 
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào ? ( BT2, BT3) ; biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4) 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc
- Bảng quay bài tập 2
 - Tranh ảnh mái chèo bánh lái của thuyền. 
III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ
- Gọi HS đọc bài: Sông Hương, trả lời câu hỏi bài đọc
- GVNX
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Kiểm tra tập đọc 7-8 em
- GV gọi HS lên bốc thăm, chọn bài, chuẩn bị 2 phút sau đó đọc
- Đặt 1 -> 2 câu hỏi liên quan đến bài đọc cho HS trả lời
- GV nhận xét cho điểm, nếu không đạt kiểm tra trong tiết sau.
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: khi nào ?
- Gọi HS đọc đề bài
- Tổ chức cho HS làm bài vào vở, nêu miệng kết quả
- GV chữa bài, nhận xét
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
- Gọi HS đọc đề bài
- Nêu bộ phận in đậm trong câu? Bộ phận đó nói lên điều gì?
- Tổ chức cho HS suy nghĩ, tìm câu hỏi cho bộ phận in đậm ghi vào vở, nêu miệng KQ.
- Chữa bài, nhận xét
5 . Nói lời đáp của em 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp, đáp lời cảm ơn của người khác trong từng tình huống
- Gọi HS nêu kết quả
C, Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Thực hành đối đáp cảm ơn
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS theo dõi
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài TĐ (chuẩn bị 2 phút)
+ Đọc bài 
+ Trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc đề bài
- HS làm bài, nêu miệng kết quả
- Chốt lời giải đáp 
- ở câu a : + Mùa hè 
- ở câu b : + Khi hè về
- 1 HS đọc đề bài
- Những đêm trăng sáng; suốt cả mùa hè.
Nói về những đêm trăng sáng và cả mùa hè
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở
Lời giải:
a. Khi nào dòng sông trở thành 1 đường trăng lung linh dát vàng? 
b. Ve nhởn nhơ ca hát khi nào ?
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 cặp HS thực hành đối đáp tình huống a để làm mẫu 
- HS thảo luận cặp, chữa bài
Ví dụ
a. Có gì đâu 
b. Dạ, không có chi 
c. Thưa bác không có chi!
 Tập đọc
Tiết 80 : ôn tập giữa học kì ii (tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
- Mức độ và yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 
- Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa ( BT2) ; biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn ( BT3)
II.Đồ dùng dạy học 
 - Phiếu viết tên bài tập đọc (T19-26) 
- Trang phục chơi trò chơi 4 mùa
- Trang phục cho bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ
- Gọi HS thực hành nói lại lời cảm ơn trong bài tập 4 tiết 1
- GVNX
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Kiểm tra tập đọc từ 7-8 em 
- Gv gọi HS lên bốc thăm, chọn bài, chuẩn bị 2 phút sau đó đọc
- Đặt 1 -> 2 câu hỏi liên quan đến bài đọc cho hs trả lời
- Gv nhận xét cho điểm, nếu không đạt kiểm tra trong tiết sau.
3. Trò chơi mở rộng vốn từ (miệng)
a.Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ đóng vai 1 mùa, thảo luận và ghi lại đặc điểm của mùa đó. Gợi ý:
- Mùa của tôi bắt đầu ở tháng nào ? 
Kết thúc tháng nào ?
-Thành viên ở các tổ đứng dậy giới thiệu tên 1 loại hoa bất kì và đố theo bạn tôi ở tổ nào? (hoa đó chỉ nở ở mùa nào)
 - Các tổ đứng dạy giới thiệu tên quả chỉ có trong mùa của mình : Theo bạn tôi ở mùa nào ?
b.Lần lượt các thành viên tổ chọn tên với mùa thích hợp và đứng lên giới thiệu về mình.
Mùa xuân
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
Tháng 1,2,3
Tháng 4,5,6
Tháng 7,8,9
Tháng 10,11,12
Hoa mai
Hoa phượng
Hoa cúc
Hoa mận 
Hoa đào 
Măng cụt
Bưởi, cam
Dưa hấu
Vũ sữa 
Xoài
Na (mãng cầu)
Quýt 
Vải
Nhãn 
c. Từng mùa hợp lại, mỗi mùa chọn viết ra một vài từ để giới thiệu T/giới của mình.
4. Ngắt đoạn trích thành 5 câu
- HD HS đọc đoạn văn, tìm xem mỗi ý trong đoạn văn từ đâu đến đâu để ngắt câu.
- Tổ chức cho HS dùng bút chì đánh dấu vào sgk, nêu miệng kết quả
- GV nhận xét
5. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- 2 HS thực hành nói đối đáp trước lớp
- HS theo dõi
- Từng em lên bảng bốc thăm
( chuẩn bị 2' )
- Đọc bài (trả lời câu hỏi)
- 4 tổ, mỗi tổ 6 em thực hành thảo luận, ghi vào phiếu học tập 
- Các tổ lên trình bày dưới hình thức chơi trò chơi: các nhóm giới thiệu tên, đặc điểm của mình, nhóm khác đoán xem bạn ở tổ nào
+ Ghi các từ lên bảng : ấm áp, nóng bức, oi nồng, mát mẻ, se se lạnh, mưa phùn gió bấc, giá lạnh (từng mùa nói tên của mình, thời gian bắt đầu và kết thúc mùa. Thời tiết trong mùa đó
- 1 HS đọc yêu cầu
- 2 HS làm vào bảng phụ, lớp làm vào sgk
Lời giải 
Trờithu. Nhữngmùa.Trời nắng. Gióđồng. Trờilên
Toán
Tiết 131: Số 1 trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu:
- Biết số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. 
 -Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào chia cho 1 cũng bằng nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
II. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ
- Nêu cách tính chu vi tam giác, tứ giác?
- Gọi HS chữa bài 2, 3 tiết trước
- GVNX
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2, Giới thiệu phép nhân có thừa số là:
a. Nêu phép nhân ở sgk : 1 x 2 = 2
- HDHS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau: 1 x 2 = 1 + 1 = 2
*Tương tự với phép tính: 1 x 3 và1 x 4
- Em có nhận xét gì qua các ví dụ trên?
b. Nêu phép tính đầu tiên trong các bảng nhân đã học?
- Em có nhận xét gì ?
KL: sgk (HS nêu)
3, Giới thiệu phép chia cho 1 
- HD HS dựa vào quan hệ giữa phép nhân và phép chia để nêu.
KL: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
4, Thực hành 
Bài 1: Tính nhẩm 
MT:Củng cố nhân với 1, chia cho 1
- Gọi HS nhìn vào phép tính ở sgk, nối tiếp nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét
Bài 2:Số?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Tổ chức cho HS làm bài vào vở, chữa bài
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3: Tính ( Có ĐK làm)
MT:Củng cố thứ tự thực hiện biểu thức
- GV chữa bài, nhận xét
C, Củng cố dặn dò
- Gọi HS nêu lại kết luận của bài
- Nhận xét giờ học
2 HS nêu
- 2 HS lên bảng chữa 2 bài
- HS theo dõi
- HS đọc ví dụ
- HS chuyển thành tổng và tính kết quả
1 x 2 = 1 + 1 = 2
Vậy 1 x 2 = 2
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4
Vậy 1 x 4 = 4
* Vậy số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
2 x 1 = 2 3 x 1 = 3
4 x 1 = 4 5 x 1 = 5
- 3 HS nêu kết luận
- HS nêu phép chia và tính kết quả
3 : 1 = 3 4 : 1 = 4
* Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
- 1 HS đọc đề bài
- Nối tiếp mỗi em nêu 1 phép tính
1 x 2 = 2
2 x 1 = 2
2 : 1 = 2
1 x 3 = 3
3 x 1 = 3
3 : 1 = 3
1 x 5 = 5
5 x 1 = 5
5 : 1 = 5
1 x 1 = 1
1 : 1 = 1
- Nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài
1 x 2 = 2
2 x 1 = 2
5 x 1 = 5
5 : 1 = 5
3 : 1 = 3
4 x 1 = 4
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- HS làm vở, 3 HS lên bảng chữa 3 phần
a. 4 x 2 x 1 = 8 b. 4 : 2 x 1 = 2
c. 4 x 6 : 1 = 24
- HS trả lời 2 kết luận
Đạo đức
Tiết 27: Lịch sự khi đến nhà người khác (t2)
I. Mục tiêu:
- Biết được cách giao tiếp đơn giản 
- Biết cư sử lịch sự khi đến nhà bạn bè ,người quen 
II. Tài liệu phương tiện 
- Bộ đồ dùng để đóng vai 
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bãi cũ:
- Khi đến nhà người khác em cần làm gì ?
- GVNX
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2.Hoạt động 1: Đóng vai
MT:HS tập cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác
*Tiến hành:
- GV chia nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 tình huống, yêu cầu HS thảo luận, đóng vai
1- Em sang nhà bạn và thấy trong tủ có nhiều đồ chơi đẹp mà em thích em sẽ . . . 
2- Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình mà em thích xem nhưng nhà bạn lại không bật tivi ? em sẽ . . . 
3- Em đang sang nhà bạn chơi thấy bà của bạn bị mệt ? Em sẽ . . . 
- Các nhóm lên đóng vai trước lớp
- GV cùng cả lớp nhận xét
3 .Hoạt động 2: Trò chơi" Đố vui"
MT:Củng cố kiến thức của bài
*Tiến hành
- GV phổ biến luật chơi 
- Chia lớp 4 nhóm ; mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố, nhóm đưa ra tình huống nhóm kia trả lời và ngược lại.
VD: Tại sao cần lịch sự khi đến nhà người khác.
- Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác?
- 2 nhóm còn lại là trọng tài 
- GV nhận xét, đánh giá 
*Kết luận: Cư sử lịch sự khi đến nhà người khác thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư sử lịch sự được mọi người quý mến
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Vận dụng thực hành qua bài.
- 2HS trả lời
- HS theo dõi
- Các nhóm 4 HS TL đóng vai 
a. Em cần hỏi mượn được chủ nhà cho phép 
b. Em có thể đề nghị chủ nhà mở cho xem nhờ, không nên tự bật tivi xem khi chưa được phép .
c. Em cần đi nhẹ nói khẽ hoặc ra về lúc khác sang chơi 
- Đại diện các nhóm lên đóng vai trước lớp
- Nhóm 4 HS thảo luận, tìm câu hỏi cho trò chơi
VD : Vì sao cần lịch sự khi đến nhà người khác.
- Các nhóm thực hành chơi trò chơi
 Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
Thể dục
Tiết 53: bài tập rèn luyện TTCB
I. Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng động tác đi thường theo vạch kẻ thẳng , hai tay chống hông và giang ngang 
- Tham gia vào trò chơi
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm : Trên sân trường 
- Phương tiện: Kẻ các vạch 
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu: 
1. Nhận lớp: 
- Điểm danh 
- Báo cáo sĩ số 
- GVnhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập.
2. Khởi động: Đứng vỗ tay hát
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, xoay khớp đầu gối, hông, vai, ôn đi theo vạch kẻ thẳng, 2 tay chống hông (2- 4 hàng dọc) đi xong quay mặt lại, đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang 
b. Phần cơ bản:
1.Nội dung kiểm tra: Đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông hoặc dang ngang.
- T/chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra nhiều đợt, mỗi đợt 4-6 HS (chuẩn bị bắt đầu)
Tập theo động tác GV yêu cầu
* Cách đánh giá : 
+ Hoàn thành:Thực hiện động tác ở mức tương đối đúng trở lên
+ Chưa hoàn thành: thực hiện sai động tác
2.Trò chơi "Tung bóng vào đích "
- GV nêu tên trò chơi
- HS nhắc lại luật chơi
- HS chơi trò chơi
C. Phần kết thúc 
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát 
- GV nhận xét, đánh giá, công bố điểm KT
- Hệ thống bài
- Nhận xét tiết học
4 - 6'
18 - 22'
10m
1 lần
5 - 7'
4- 6'
2'
2'
1-2'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
Cán sự điều khiển
 - Từng nhóm 4 HS lên thực hiện để gv đánh giá
- HS chú ý cách chơi
- HS chơi trò chơi
 X X X X X
 X X X X X
  ... 
 1 x 1
2 : 2 : 1
- HS chú ý
 Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010
Thể dục
Tiết 54: Trò chơi : tung vòng trúng đích
I. Mục tiêu:
- Làm quen với trò chơi: Tung vòng vào đích
- Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia được trò chơi
- Có ý thức học bộ môn
- Tự giác tích cực học môn thể dục
II. Địa điểm – phương tiện:
- Trên sân trường, còi 12-20 vòng nhựa
III. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần Mở đầu:
- Tập hợp lớp 
 + Điểm danh
 + Báo cáo sĩ số 
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
2. Khởi động: Giậm chân tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông
Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy, ôn bài thể dục PTC
B. Phần cơ bản:
 1.Trò chơi: Tung vòng vào đích 
(nêu tên trò chơi, giải thích làm mẫu cách chơi)
- Cho 1 HS chơi thử
- Chia tổ để chơi (khi người trước lên nhặt vòng, người tiếp theo từ vị trí chuẩn bị vào vạch giới hạn )
c. Phần kết thúc:
- Đi đều và hát
- Một số động tác thả lỏng 
- Hệ thống nhận xét
- Giao bài tập về nhà
- Nhận xét giờ học
6-7'
1-2'
2 x 8 nhịp
18-20'
4' - 6'
 X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
X X X X X 
X X X X X 
 D
- HS chú ý cách chơi
- HS chơi trò chơi
X X X X X 
X X X X X 
 D
Tập viết
Tiết 27: ôn tập giữa học kì ii (tiết 7)
I. Mục đích , yêu cầu:
- Mức độ và yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với vì sao ? (BT2, BT3) biết đáp lời đồng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống BT4)
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên 4 bài tập TĐ có yêu cầu HTL
- Bảng phụ BT2
III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ
- Gọi HS kể về các con vật và nơi sống của chúng
- GVNX 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Kiểm tra HTL 7 - 8 em
- Gv gọi HS lên bốc thăm, chọn bài, chuẩn bị 2 phút sau đó đọc
- Đặt 1 -> 2 câu hỏi liên quan đến bài đọc cho hs trả lời
- GV nhận xét cho điểm
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi : Vì sao?
- Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao? Nêu nội dung gì?
- Tổ chức cho HS đọc 2 câu văn, suy nghĩ tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi ntn? ghi vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
- Tổ chức cho hs đọc bộ phận in đậm, suy nghĩ đặt câu hỏi cho bộ phận đó ghi vào vở
- Gọi HS nối tiếp nêu kết quả
- GV nêu yêu cầu
5. Nói lời đáp của em 
- GV HD: bài tập yêu cầu em đáp đồng ý
- Tổ chức cho HS đóng vai thực hành nói, đáp theo cặp
* Nhiều cặp HS đối đáp trong các tình huống a,b,c trước lớp
- GV đánh giá, chữa bài
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Thực hành nói, đáp lời đồng ý.
- 2 HS thi đua kể
- HS theo dõi
- Bốc thăm chuẩn bị 2'
- Đọc bài
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Nêu nội nguyên nhân, kết quả
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm giấy nháp
Lời giải
a. Vì khát
b. Vì mưa to
+ Lớp đọc kĩ yêu cầu bài
+ HS làm vào vở, 3 HS lên bảng làm
a. Bông cúc héo lả đi như thế nào ?
b.Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn ?
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 cặp HS khá thực hành đối đáp trong tình huống a
HS 1: (vai HS) chúng em kính mời thầy đến dự buổi liên hoan văn nghệ của lớp em chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam ạ.
HS2: Vai thầy hiệu trưởng 
Thầy nhất định sẽ đến. Em yên tâm
HS1: Chúng em rất cảm ơn thầy
a. Thay mặt lớp, em xin ảm ơn thầy
b. Chúng em rất cảm ơn cô 
 c. Con rất cảm ơn mẹ
 Toán
Tiết 134: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân , bảng chia đã học 
- Biết tìm thừa số , số bị chia 
- Biết nhân ( chia ) số tròn chục với ( cho )số có một chữ số 
- Biết giải bài toán có một phép chia
II. Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ
- Gọi HS chữa bài 2 tiết trước
 - GVNX
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.HD thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
MT:Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
- HS tính nhẩm theo cột , nối tiếp nêu miệng kết quả
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: Tính nhẩm: ( làm cột 2)
MT:Củng cố KN nhân chia số tròn chục
- Gọi 1 khá phân tích mẫu
- Tổ chức cho HS nhẩm và nêu miệng kết quả
- Gv nhận xét
Bài 3: Tìm x 
MT:Củng cố tìm thừa số, số bị chia chưa biết 
- HS nêu cách tìm t/số, số bị chia
- HS làm bài vào vở, chữa bài
Bài 4:Giải bài toán ( có ĐK làm )
MT:Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng
- Chữa bài, nhận xét
Bài 5: HDHS xếp 4 hình Tgiác thành hình vuông. ( có ĐK làm )
- Tổ chức cho hs dùng hình tam giác để xếp hình trước mặt
- Gv nhận xét, chữa bài
IV/ Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- 3 HS chữa 3 cột
- 3 hs đọc bảng chia 3
- Giới thiệu bài
- HS nêu yêu cầu
- HS làm sgk 
- Gọi 1 số đọc nối tiếp 
2 x 3 = 6 3 x 4 = 12 
6 : 2 = 3 12 : 3 = 4
6 : 3 = 2 12 : 4 = 3
- Gọi HS đọc đề bài
- 1 HS khá phân tích mẫu
- HS nhẩm miệng, nê u kết quả
 20 x 4 = 80 b. 60 : 2 = 30
 40 x 2 = 80 80 : 2 = 40
 30 x 3 = 90 80 : 4 = 20
- 1 HS đọc đề bài
- HS nêu cách tìm và làm bài
x x 3 = 15
 x = 15 : 3 
 x = 5
4 x x = 28
 x = 28 : 4
 x =7
b.y : 2 = 2
 y = 2 x 2 
 y = 4
y : 5 = 3
 y = 3 x 5
 y =15
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài
- HS giải bài, chữa bài
Bài giải
Số học sinh trong mỗi nhóm là:
12 : 4 = 3 (học sinh)
 Đáp số: 3 học sinh.
- HS xếp bằng bộ đồ dùng học toán nhận xét 
 Tự nhiên - Xã hội
Tiết 27: Loài vật sống ở đâu?
I. Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết 
- Loài vât có thể sống ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước 
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống của động vật
II. Đồ dùng – dạy học:
- Sưu tầm tranh ảnh các con vật 
III. Các hoạt động dạy học:
*Khởi động: Trò chơi: Chim bay cò bay 
1. Giới thiệu bài
HĐ1: Làm việc với sgk 
MT:HS có thể nhận ra loài vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không
*Tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV giới thiệu tranh ở sgk, yêu cầu hs thảo luận:
- Hình nào cho biết loài vật sống ở trên mặt nước ?
- Loài vật nào sống dưới nước?
- Loài vật nào bay lượn trên không? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Các loài vật có thể sống ở đâu?
HĐ2: Triển lãm 
MT:Củng cố những kiến thức đã học về nơi sống của loài vật
*Tiến hành
Bước 1: HĐ theo nhóm nhỏ 
- HĐ nhóm 4, trưng bày những sản phẩm sưu tầm được, cử người giới thiệu tên các loài vật, nơi sống của chúng
Bước 2: HĐ cả lớp 
- Gọi các lớp trình bày kết quả
GV nhận xét chốt lại bài 
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của loài vật
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về sưu tầm thêm các con vật và nói về nơi sống của chúng.
- HS chơi trò chơi
- HS quan sát sgk, thảo luận
H1: (Có nhiều chim bay trên trời, 1 số loài đậu dưới bãi cỏ)
H2: Đàn voi đang đi trên cỏ
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp 
- Loài vật có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không
- Nhóm 4 trưng bày sản phẩm
- Yêu cầu các nhóm đưa ra những tranh ảnh các loài vật đã sưu tầm cho cả lớp xem.
- Cùng nhau nói tên các con vật
- Phân tích 3 nhóm (trên không, dưới nước, trên cạn)
KL: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không, chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng.
- Chúng ta cần làm sạh môi trường không vứt rác xuống ao hồ , chăm sóc và bảo vệ chúng
Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010
Âm nhạc
Tiết 27: ôn tập bài hát:Chim chích bông
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 
- Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ đơn giản
II. giáo viên chuẩn bị
- Nhạc cụ, băng nhạc
- 1 số động tác phụ hoạ theo nội dung bài 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 số HS hát bài :Chim chích bông 
- Nhận xét cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Hoạt động 1:Ôn tập bài hát
- Tổ chức cho hs hát ôn bài hát
3. Hoạt động 2 :Hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- HDHS làm động tác, kết hợp làm mẫu
- Tổ chức cho hs thực hành theo HS
4. Hoạt động 3: Nghe nhạc
- Gv mở băng cho HS nghe 1 bài nhạc về ca khúc thiếu nhi
- Nêu cảm nhận của em khi nghe bài nhạc?
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 2 HS xung phong trình diễn
- HS theo dõi
- Hát tập thể : Luyện hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 
- Luyện tập theo tổ nhóm, vừa hát vừa vỗ theo tiết tấu lời ca
- HS theo dõi
- HS làm động tác theo gv
+ Chim vỗ cánh 
+ Vẫy gọi chim 
+ Như mỏ chim mổ vào lòng bàn tay.
- Biểu diễn trước lớp 
- Dùng thanh phách, song loan, trống nhỏ, xúc xắc gõ đệm.
+ Cho học sinh nghe 1 trích đoạn không lời.
- HS nêu
- Lớp hát có vỗ tay
Chính tả
Tiết 54: kiểm tra đọc - hiểu; luyện từ và câu
 .
Tập làm văn
Tiết 27: Kiểm tra chính tả + tập làm văn
(Đề và đáp án nhà trường ra )
Toán
Tiết 135: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân, chia đã học 
- Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kèm đơn vị đo 
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính ( trong đó có một dấu nhân hoặc chia ; nhân ; chia trong bảng tính đã học ) 
- Biết giải bài toán có một phép tính chia 
II.Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ
- Gọi hs chữa bài 4 tiết trước
- GVNX
B .Bài mới
1 Giới thiệu bài
2.HD thực hành
Bài 1: Tính nhẩm 
Câu a làm cột 1,2,3
Câu b làm cột 1,2 
MT: Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
- HS tự nhẩm điền kết quả vào sgk, nối tiếp nêu miệng kết quả
Bài 2: Tính 
MT:Củng cố kĩ năng thực hiện biểu thức
- HS đọc đề bài
- HS nêu thứ tự thực hiện
- HS làm bài, chữa bài
Bài 3: Giải bài toán ( Làm phần b)
- HS đọc yêu cầu đề, phân tích đề bài
- HS giải bài vào vở, 1 hs lên bảng chữa bài
- GV nhận xét
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về làm bài ở vở bài tập
- 1 HS lên bảng chữa, 3 học sinh đọc bảng chia 4 
- HS theo dõi
- HS nêu yêu cầu 
- làm sgk
- Đọc nối tiếp kết quả trước lớp
 2 x 4 = 8
8 : 2 = 4
8 : 4 = 2
3 x 5 = 15
15 : 5 = 3
15 : 5 = 3
2cm x 4 = 8cm
4l x 5 = 20l
10dm : 5 = 2dm 
- HS đọc đề bài
- HS nêu thứ tự thực hiện và làm bài, chữa bài
3 x 4 + 8 = 12 + 8
 = 20
3 x 10 -14 =30 – 14
 = 16
2 : 2 x 0 = 1 x 0
 = 0
0 : 4 + 6 = 0 + 6 
 = 6
- Học sinh đọc đề bài
- HS giải vở, chữa bài
Bài giải
 a. Số HS của mỗi nhóm là :
12 : 4 = 3 (học sinh)
 Đáp số :3 học sinh
b. Số nhóm chia được là:
12 : 3 = 4 (nhóm)
 Đáp số: 4 nhóm
Sinh hoạt lớp
 - Giáo viên chủ nhiệm hoạt động tuần 27
 - Xây dựng kế hoạch hoạt động tuần 28

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_27_nam_2010.doc