Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 08 - Năm học 2009-2010 - Trần Chí Tâm

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 08 - Năm học 2009-2010 - Trần Chí Tâm

Tập đọc (tiết 15)

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. MỤC TIÊU :

1- Hiểu ý nghĩa của bài : những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.

2- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng nhịp thơ . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi , thể hiện niềm vui , niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .

 3- Biết ước mơ về tương lai tốt đẹp .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 44 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 08 - Năm học 2009-2010 - Trần Chí Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19/10/2009
Tập đọc (tiết 15)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU :
1- Hiểu ý nghĩa của bài : những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.
2- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng nhịp thơ . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi , thể hiện niềm vui , niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .
	3- Biết ước mơ về tương lai tốt đẹp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
	- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Ở Vương quốc Tương Lai .
	- Kiểm tra 2 nhóm HS đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai : 
	+ Nhóm 1 : 8 em đọc màn 1 , trả lời câu hỏi 2 .
	+ Nhóm 2 : 6 em đọc màn 2 , trả lời câu hỏi 3 .
 3. Bài mới : (27’) Nếu chúng mình có phép lạ .
 a) Giới thiệu bài :
	Vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ mơ ước những gì . Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi . Chúng ta hãy đọc để xem đó là những mơ ước gì . ( Cho xem tranh minh họa bài thơ )
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 4 em tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại, giảng giải ,thực hành.
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ .Những điều ước ấy là gì ?
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ .
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ ? Vì sao ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc cả bài .
- Câu : Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ , lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ .
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết .
- Đọc cả bài .
- Khổ 1 : Muốn cây mau lớn để cho quả .
- Khổ 2 : Trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc .
- Khổ 3 : Trái đất không còn mùa đông .
- Khổ 4 : Trái đất không còn bom đạn , những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn .
- Đọc lại khổ 3 , 4 , giải thích ý nghĩa của những cách nói sau :
+ Ước không còn mùa đông . ( Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu , không còn thiên tai , không còn những tai họa đe dọa con người )
+ Ước hóa trái bom thành trái ngon . ( Ước thế giới hòa bình , không còn bom đạn , chiến tranh )
- Đó là những ước mơ lớn , những ước mơ cao đẹp : ước mơ về một cuộc sống no đủ , được làm việc , không còn thiên tai , thế giới chung sống hòa bình .
- Phát biểu tự do và giải thích vì sao em thích ước mơ đó .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 – 3 khổ thơ .
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 4 em đọc tiếp nối nhau 5 khổ thơ .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
+ Nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
+ Thi học thuộc lòng từng khổ , cả bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi : Bài thơ có ý nghĩa gì ? ( Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn )
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ .
* Rút kinh nghiệm:
Kể chuyện (tiết 8)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
1- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện .
2- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông , phi lí . Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
	3- Có ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa truyện Lời ước dưới trăng phóng to .
	- Một số sách , báo , truyện viết về ước mơ .
	- SGK .
	- Bảng lớp viết đề bài .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Lời ước dưới trăng .
	- Kiểm tra 1 em kể 1 , 2 đoạn truyện Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to , trả lời các câu hỏi SGK .
 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Mỗi em chắc đều biết một vài chuyện nói về ước mơ . Có những ước mơ cao đẹp , chắp cánh cho con người bay xa . Cũng có những ước mơ viển vông , phi lí , chỉ mang lại kết quả buồn chán . Tiết KC hôm nay tạo điều kiện để các em được kể cho nhau nghe những câu chuyện đó .
	- Kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà và chọn truyện ; mời một số em giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài .
MT : Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài 
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải.
- Gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để HS không kể chuyện lạc đề : được nghe , được đọc , ước mơ đẹp , viển vông , phi lí .
- Nói : Theo gợi ý , có 2 truyện vốn đã có trong SGK . Ngoài ra , còn có thêm các truyện khác ngoài SGK . Các em hãy chọn kể những truyện này để được cộng thêm điểm .
- Lưu ý HS : 
+ Phải kể có đầu có cuối , đủ 3 phần : mở đầu , diễn biến , kết thúc .
+ Kể xong câu chuyện , cần trao đổi với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện 
+ Với những truyện khá dài , có thể chỉ kể 1 , 2 đoạn .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc đề bài .
- 3 em nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý SGK . Cả lớp theo dõi .
- Đọc thầm lại gợi ý 1 .
- Suy nghĩ , trả lời câu hỏi : Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ cao đẹp hay về một ước mơ viển vông , phi lí ? Nói tên truyện em lựa chọn .
- Đọc thầm lại gợi ý 2 , 3 .
Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
MT : Giúp HS kể được truyện , nêu được ý nghĩa truyện .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành 
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Thi kể chuyện trước lớp . Mỗi em kể chuyện xong , cùng các bạn trao đổi , đối thoại về nhân vật , chi tiết , ý nghĩa truyện .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn chọn được truyện hay , bạn kể chuyện hấp dẫn , bạn đặt được câu hỏi hay .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe ; xem trước để chuẩn bị nội dung cho BT kể chuyện tiết sau .
* Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 36)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1- Củng cố về : Tính tổng của ba số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất . Tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ . Tính chu vi hình chữ nhật . Giải toán có lời văn .
	2- Làm thành thạo các phép tính , tìm đúng thành phần chưa biết và giải toán chính xác .
	3- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2, 4a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tính chất kết hợp của phép cộng .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố về cách thực hiện phép tính , vận dụng tính chất của phép tính và tìm thành phần chưa biết .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành 
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
+ Khuyến khích HS giải thích cách làm - Bài 3 : ( nếu còn thời gian mới làm)
Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài .
- Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài . 
- Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài .
a) x – 306 = 504 
 x = 504 + 306 
 x = 810 
b) x + 254 = 680
 x = 680 – 254 
 x = 426 
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán và tính chu vi hình chữ nhật .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành 
- Bài 4 : 
- Bài 5 : ( nếu còn thời gian mới làm)
+ Chú ý : Cho HS tập giải thích về công thức P = ( a + b ) x 2 .
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
GIẢI
a) Sau 2 năm , số dân xã đó tăng thêm :
 79 + 71 = 150 (người)
b) Sau 2 năm , số dân của xã là :
 5256 + 150 = 5406 (người)
 Đáp số : 5406 người
- Tự làm bài rồi chữa bài .
a) Chu vi hình chữ nhật :
 P = ( 16cm + 12cm ) x 2 = 56cm
b) Chu vi hình chữ nhật :
 P = ( 45cm + 15cm ) x 2 = 120cm
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại những nội dung vừa luyện tập .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập tiết 36 sách BT .
* Rút kinh nghiệm:
Đạo đức (tiết 8)
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tt)
I. MỤC TIÊU :
1- Nhận thức được : Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào . Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của .
2- Biết tiết kiệm , giư ...  để pha dung dịch ô-rê-dôn .
+ Quan sát chỉ dẫn ở hình 7 và làm theo ( Không yêu cầu nấu cháo ) .
- Các nhóm thực hiện .
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên làm trước lớp .
- Lớp theo dõi , nhận xét .
Hoạt động 3 : Đóng vai .
MT : Giúp HS vận dụng những điều đã học vào cuộc sống .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại 
- Yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống .
- Gợi ý : Ngày chủ nhật , bố mẹ Lan đi về quê . Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi . Lan nhận thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ một ít muối . Nhờ thế đã cứu sống được em bé .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra .
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất .
- Các bạn khác góp ý kiến .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Xem trước bài Phòng tránh tai nạn đuối nước .
* Rút kinh nghiệm:
Luyện từ và câu (tiết 16)
DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC TIÊU :
1- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép , cách dùng dấu ngoặc kép ( ND ghi nhớ) .
2- Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết .
	3- Giáo dục HS có ý thức ghi đúng dấu câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần Nhận xét ) .
	- Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 , 3 ( phần Luyện tập ) .
	- Tranh , ảnh con tắc kè ( nếu có ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài .
	- 1 em nêu lại ghi nhớ ; nêu ví dụ làm rõ nội dung ghi nhớ .
	- 1 em đọc cho 2 bạn viết ở bảng 4 , 5 tên người , tên địa lí nước ngoài trong BT2 , 3 tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Dấu ngoặc kép .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nhận xét . 
MT : Giúp HS nắm tác dụng của dấu ngoặc kép và cách dùng nó .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải 
- Bài 1 : 
+ Dán bảng tờ phiếu đã ghi sẵn nội dung BT . Hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn , suy nghĩ , trả lời các câu hỏi sau :
@ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ?
@Những từ ngữ vàcâu đó là lời của
 ai ?
@ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép .
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
+ Nói về con tắc kè , minh họa tranh ảnh : Đó là một con vật nhỏ , hình dáng hơi giống thạch sùng , thường kêu “tắc  kè” .
+ Hỏi : 
@ Từ lầu chỉ cái gì ?
@ Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không ?
@ Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì ? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Từ ngữ : “người lính  mặt trận” , “đầy tớ  nhân dân” . Câu : “Tôi chỉ có  học hành” .
- Lời của Bác Hồ .
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật . Đó có thể là :
+ Một từ hay cụm từ .
+ Một câu trọn vẹn hay một đoạn văn .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp suy nghĩ , trả lời câu hỏi : Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập , khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ?
- Đọc yêu cầu BT .
- Ngôi nhà tầng cao , to , sang trọng , đẹp đẽ .
- Tắc kè xây tổ trên cây , tổ nó nhỏ bé , không phải là cái lầu theo nghĩa của con người .
- Để đề cao giá trị của cái tổ đó . Dấu ngoặc kép lúc này được dùng với ý nghĩa đặc biệt .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải 
- Nhắc HS học thuộc .
Hoạt động lớp .
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành 
- Bài 1 : 
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu , mời 3 , 4 em lên bảng làm bài .
- Bài 2 : 
+ Gợi ý : Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn HS có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không ?
- Bài 3 : 
+ Gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b rồi đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ trả lời câu hỏi .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ trả lời câu hỏi .
- Không . Do đó không thể viết xuống dòng , đặt sau dấu gạch đầu dòng .
- 1 em đọc yêu cầu BT . Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ về yêu cầu của bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng dấu câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ của bài . Đọc trước nội dung bài sau .
* Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 40)
GÓC NHỌN , GÓC TÙ , GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU :
	1- Giúp HS nhận biết được góc vuông, góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
	2- Biết dùng ê-ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
	3- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập 1; 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ê- ke .
	- Bảng phụ vẽ các góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập chung .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
MT : Giúp HS nhận biết góc nhọn , góc tù , góc bẹt bằng ê-ke .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải 
a) Giới thiệu góc nhọn :
- Chỉ vào hình vẽ góc nhọn ở bảng phụ rồi nói : “ Đây là góc nhọn . Đọc là : Góc nhọn đỉnh O , cạnh OA , OB ” .
- Vẽ lên bảng một góc nhọn khác .
- Aùp ê-ke vào góc nhọn để HS quan sát rồi nói : Với hình ảnh như vậy , ta biết được góc nhọn bé hơn góc vuông .
b) Giới thiệu góc tù : 
- Theo các bước tương tự như trên .
c) Giới thiệu góc bẹt : 
- Theo các bước tương tự như trên .
- Lưu ý : Nếu xác định điểm I trên cạnh OC , điểm K trên cạnh OD của một góc bẹt đỉnh O , ta có 3 điểm I , O . K thẳng hàng .
Hoạt động lớp .
- Quan sát rồi đọc như trên .
- Nêu ví dụ thực tế về góc nhọn : Góc tạo bởi 2 kim đồng hồ lúc chỉ 2 giờ ; góc tạo bởi hai cạnh của một tam giác  
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành 
- Bài 1 : 
+ Yêu cầu HS nhận biết góc nào là góc nhọn , góc tù , góc vuông , góc bẹt 
- Bài 2 : 
+ Yêu cầu HS nêu được tam giác nào có 3 góc nhọn , tam giác nào có góc vuông , tam giác nào có góc tù  
Hoạt động lớp .
- Quan sát tổng thể để nhận dạng góc hoặc dùng ê-ke để nhận biết góc ; từ đó nêu được góc nào là góc nhọn , góc tù , góc vuông , góc bẹt .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Tổ chức các nhóm thi đua nhận dạng góc .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập tiết 40 sách BT .
* Rút kinh nghiệm:
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 5 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông.
HS biết tên gọi các loại phương tiện GTĐB.
HS biết các biển báo hiệu giao thông trên đường thủy.
2.Kĩ năng: HS nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thấy và tên gọi của chúng.
HS biết 6 biển báo hiệu giao thông đường thùy .
3.Thái độ: có ý thức khi đi trên đường thủy cũng phải đảm bảo an toàn.
II. CHUẨN BỊ:
Mẫu 6 biển báo hiệu giao thông đường thủy.
SGK an toàn giao thông lớp 4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:Ôn tập bài cũ,giới thiệu bài mới.
- GV nêu: ở lớp 3, chúng ta đã biết hai loại đường giao thông đó là GTĐB và GTĐS.Ngoài hai loại đường này người ta có thể đi lại bằng đường giao thông nào nữa không ? 
-GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao thông trên đường thủy.
- Gv hỏi: Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được?
-GV nói :Người ta chia GTĐT làm hai loại: GTĐT nội địa và giao thông đường biển.
Hoạt động 3:Phương tiện giao thông đường thủy nội địa.
GV nói : Để đi lại trên mặt nước, chúng ta các phương tiện giao thông riêng. Em nào cho biết đó là những loại phương tiện nào?
GV cho HS xem tranh.
Hoạt động 4:Biển báo hiệu giao thông nội địa.
-GV hỏi HS : em nào đã nhìn thấy biển báo hiệu giao thông ĐT, hãy vẽ lại biển báo đó cho các bạn xem.
-GV treo 6 biển báo hiệu giao thông ĐT cần biết.
- GV nêu ý nghĩa của từng biển báo.
- Gọi HS đọc nội dung bài học.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Về xem lại bài và thực tốt luật GTĐT.
HS nêu: đường sông.
Sông,biển,
Xuồng, ghe, tàu, .
Hs nêu.
HS quan sát tranh.
HS đọc bài học trong SGK.
SINH HOẠT TẬP THỂ
Nôi dung sinh hoạt:
1. Lớp trưởng báo cáo các hoạt động trong tuần:
+ Chuyên cần : nghỉ học có phép, không phép.
+ Vệ sinh lớp học: 
+ Nêu tên học sinh đạt điểm 10
+ Nêu tên học sinh đạt điểm kém.
+ Nề nếp lơp.
2. Ý kiến của tổ trưởng từng tổ và cá nhân học sinh.
3. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét các hoạt động trong tuần.
+ Tuyên dương học sinh có thành tích tốt nhất trong tuần.
+ Phê bình, nhắc nhở học sinh vi phạm nội quy học sinh.
4. GVCN nêu kế hoạch tuần tới cần thực hiên.
 Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_08_nam_hoc_2009_2010_tra.doc