Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 20 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 20 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân

Toán : Bảng nhân 3

I. Mục tiêu Lập được bảng nhân 3. Nhớ được bảng nhân 3. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhâ 3) Biết đếm thêm 3 Ham thích học Toán.

II. Chuẩn bị GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông. Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.

III. Các hoạt động Làm bài tập 1, 2, 3

 

doc 14 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 20 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 20
Caùnh ngoân : Thaø cheát chöù khoâng chòu laøm noâ leä
Thứ
Môn
Tên bài
Thứ 2
Chào cờ
Toán
Âm nhạc
Tập đọc
Tập đọc
Nói chuyện đầu tuần
Bảng nhân 3
Ôn tập bài hát “Trên con đường đến trường”
Ông Mạnh thắng thần gió
Ông Mạnh thắng thần gió
Thứ 3
Thể dục
Kể chuyện
Toán
Chính tả
Đứng kiễng gót, hai tay chống hông.
Ông Mạnh thắng thần gió
Luyện tập
Nghe – viết : Gió
Thứ 4
Tập đọc
Toán
LTVC
Thủ công
Thể dục
Mùa xuân đến
Bảng nhân 4
Từ ngữ về thời tiết. Đặt câu và trả lời câu hỏi khi nào ? Dấu chấm, dấu ..
Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng
Một số bài tập rèn luyện tư thế .
Thứ 5
Tập viết
Toán
Mĩ thuật
Chính tả
TNXH
Chữ hoa Q
Luyện tập 
Vẽ theo mẫu Vẽ cái túi xách
Nghe – viết : Mưa bóng mây
An toàn khi đi các phương tiện giao thông
Thứ 6
Toán
Đạo đức
Tập làm văn
HĐTT
Bảng nhân 5
Trả lại của rơi (t2)
Tả ngắn về bố mùa
Liên hoan tổng kết .
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Chào cờ : Nói chuyện đầu tuần
Toán : Bảng nhân 3
I. Mục tiêu Lập được bảng nhân 3. Nhớ được bảng nhân 3. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhâ 3) Biết đếm thêm 3 Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông. Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
III. Các hoạt động Làm bài tập 1, 2, 3
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Luyện tập.
3. Bài mới Trong giờ toán này, các em sẽ được học bảng nhân 3 và áp dụng bảng nhân này để giải các bài tập có liên quan.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 3.
Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
Ba được lấy mấy lần?
3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 3x1=3 (ghi lên bảng phép nhân này)
Yêu cầu HS đọc bảng nhân 3 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc bảng nhân 3 này.
Xoá dần bảng con cho HS đọc thuộc lòng.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài
Hỏi: Một nhóm có mấy HS?
Có tất cả mấy nhóm?
Để biết có tất cả bao nhiêu HS ta làm phép tính gì?
Yêu cầu HS viết tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Bài 3: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
Tiếp sau đó là 3 số nào?
3 cộng thêm mấy thì bằng 6?
Tiếp sau số 6 là số nào?
6 cộng thêm mấy thì bằng 9?
4. Củng cố – Dặn dò Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3 vừa học. Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 3. Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
Quan sát hoạt động của GV và trả lời: Có 3 chấm tròn.
Ba chấm tròn được lấy 1 lần.
Ba được lấy 1 lần.
HS đọc phép nhân 3: 3 nhân 1 bằng 3.
Quan sát thao tác của GV và trả lời: 3 chấm tròn được lấy 2 lần.
Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 3 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
Bài giải
Mười nhóm có số HS là:
	3 x 10 = 30 (HS)
	Đáp số: 30 HS.
Số đầu tiên trong dãy số này là số 3.
Tiếp sau số 3 là số 6.
3 cộng thêm 3 bằng 6.
Tiếp sau số 6 là số 9.
6 cộng thêm 3 bằng 9.
Âm nhạc : Ôn tập bài hát “Trên con đường đến trường”
Cô Kim Thu dạy
Tập đọc Ông Mạnh thắng thần gió 
I. Mục đích yêu cầu : - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rõ ràng lời nhân vật trong bài . Hiểu ND : Con người chiến thắng Thần Gió , tức là chiến thắng thiên nhiên - nhờ váo quyết tâm và lao động , nhưng cũng biết sống thân ái , hòa thuận với thiên nhiên ( trả lời được CH 1,2,3,4 ) Ham thích học môn Tiếng Việt.
*(KNS)
II. Chuẩn bị GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. 1. Khởi động 
2. Bài cũ Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Thư Trung thu.
3. Bài mới Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài Ông Mạnh thắng Thần Gió để biết tại sao một người bình thường như ông Mạnh lại có thể thắng được một vị thần có sức mạnh như Thần Gió.
Phát triển các hoạt động 	
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài một lượt, sau đó gọi 1 b) Luyện phát âm 
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
c) Luyện đọc đoạn
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Đồng bằng, hoành hành có nghĩa là gì?
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Trong đoạn văn có lời nói của ai?
Ông Mạnh tỏ thái độ gì khi nói với Thần Gió?
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
GV đọc mẫu đoạn 4.
Đoạn văn là lời của ai?
Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn cuối bài.
Gọi HS đọc lại đoạn 5.
(KNS) Giao tiếp ứng xử văn hoá ra quyết định ứng phó giải quyết vấn đề kiên định
v Hoạt động 2: Thi đua đọc
Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi cuối bài.
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Đồng bằng là vùng đất rộng, bằng phẳng. 
Trong đoạn văn có lời của ông Mạnh nói với Thần Gió.
Ông Mạnh tỏ thái độ rất tức giận.
HS đọc đoạn 2.
1 HS khá đọc bài.
Đoạn văn là lời của người kể.
Một số HS đọc bài cá nhân.
Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
HS đọc.
Tập đọc Ông Mạnh thắng thần gió(tt)
I. Mục đích yêu cầu : - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rõ ràng lời nhân vật trong bài . Hiểu ND : Con người chiến thắng Thần Gió , tức là chiến thắng thiên nhiên - nhờ váo quyết tâm và lao động , nhưng cũng biết sống thân ái , hòa thuận với thiên nhiên ( trả lời được CH 1,2,3,4 )
Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Tiết 1
3. Bài mới Giới thiệu: Tiết 2
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?
Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió làm gì?
Ngạo nghễ có nghĩa là gì?
Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió. (Cho nhiều HS kể)
em hiểu ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà ntn?
Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh?
Ăn năn có nghĩa là gì?
Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?
Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng Thần Gió?
Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai?
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại bài
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
4. Củng cố – Dặn dò Hỏi: Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc.
Hát
HS đọc bài.
Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay.
Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
Ngạo nghễ có nghĩa là coi thường tất cả.
Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông dẫn những cây gỗ thật lớn làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.
Là ngôi nhà thật chắc chắn và khó bị lung lay.
Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió phải bó tay.
Thần Gió rất ăn năn.
Ăn năn là hối hận về lỗi lầm của mình.
Ông Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi nhà ông.
Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động để thực hiện quyết tâm đó.
Ông Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của người, còn Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên.
5 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc một đoạn truyện.
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Thể dục : Đứng kiếng gót, hai tay chống hông ( dang ngang) trò chơi "chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau"
I.Mục tiêu Biết cách giữ thăng bằng khi đứng kiễng gót hai tay chống hông và dang ngang. Biết cách đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước (sang ngang, lên cao chếch chữ V). Biết cách chơi và tham gia chơi được. Tạo cho các em tính nhanh nhẹn và vui tươi
II. Địa điểm - phương tiện
1. Địa điểm : Sân thể dục vệ sinh sạch sẽ.
2. Phương tiện : Còi, kẻ sân
III. Nội dung,phương pháp tổ chức
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp,phổ biến nội dung bài học
- HS đứng tại chỗ vỗ tay , hát
- Chạy nhẹ theo 1 hàng dọc,
- Đi thường theo vòng tròn
- Khởi động các khớp
2. Phần cơ bản
- Ôn kiếng gót, hai tay chống hông
+ GV thực hiện động tác mẫu, giải thích
+ Ôn động tác đứng kiếng gót, hai tay dang ngang bàn 
 tay sấp
- Ôn phối hợp cả 2 động tác
+ GV sửa sai cho HS
- Học trò chơi "Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau"
+ GV nêu tên và luật chơi
3. Phần kết thúc- HS cúi người thả lỏng
- Củng cố bài học
- Nhận xét, giao bài về nhà
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O 
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O
 O O O O O
 O O O O
Kể chuyện Ông mạnh thắng thần gió 
I. Mục đích yêu cầu : - Biết xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện ( BT1). Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự . Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị 4 tranh minh họa câu chuyện trong sgk (phóng to nếu có thể).
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Gọi 6 HS lên bảng, phân vai cho HS và yêu cầu các con dựng lại câu chuyện Chuyện bốn mùa
3. Bài mới Trong tiết kể chuyện này, các con sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió .
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
a) Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
Hỏi: Bức tranh 1 vẽ cảnh gì?
Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
Hỏi: Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
Quan sát 2 bức tranh còn lại và cho biết bức tranh nào minh họa nội dung thứ nhất của chuyện. Nội dung đó là gì?
Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3.
b) Kể lại toàn bộ nội dung truyện
v Hoạt động 2: Đặt tên khác cho câu chuyện
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.  ... tả 
Bài 2 GV đổi tên bài thành: Nối mỗi từ ở cột A với mỗi từ thích hợp ở cột B.
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS chú ý học lại các trường hợp chính tả cần phân biệt trong bài.
Hát
HS thực hiện yêu cầu của GV.
1 HS đọc lại bài.
Thoáng mưa rồi tạnh ngay.
Dung dăng cùng đùa vui.
Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ.
Viết hoa.
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
hỏi, vở, chẳng, đã.
Thoáng, mây, ngay,ướt, cười.
HS nghe – viết.
Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, 
Chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận nhóm và làm. Nhóm nào làm xong trước thì mang dán lên bảng.
Tự nhiên xã hội : An toàn khi đi các phương tiện giao thông
I. Mục tiêu - Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông 
Chấp hành những quy định chung về trật tự an toàn giao thông.
*(KNS) 
II. Chuẩn bị Tranh ảnh trong SGK trang 42, 43. Chuẩn bị một số tình huống cụ thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương mình.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Có mấy loại đường giao thông?
Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông?
3. Bài mới nội dung của bài học ngày hôm nay là : “An toàn khi đi các phương tiện giao thông”. 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
Tranh vẽ gì?
Điều gì có thể xảy ra?
Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó ntn?
v Hoạt động 2: Biết một số quy định khi đi các phương tiện giao thông 
KNS -Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì khi đi các phương tiện giao thông
-Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán những hành vi sai quy định khi đi các phương tiện giao thông.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông 
Bức ảnh 1: Hành khách đang làm gì? Ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường?
Bức ảnh thứ 2: Hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào?
Bức ảnh thứ 3: Hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khách phải ntn khi ở trên xe ô tô?
Bức ảnh 4: Hành khách đang làm gì? Họ xuống xe ở cửa bên phải hay cửa bên trái của xe?
v Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
HS vẽ một phương tiện giao thông.
2 HS ngồi cạnh nhau cho nhau xem tranh và nói với nhau về: 
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Cuộc sống xung quanh.
Hát
Có 4 loại đường giao thông: 
Thảo luận nhóm về tình huống được vẽ trong tranh.
Đại diện các nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Làm việc theo cặp.
Quan sát ảnh. TLCH với bạn: 
Đứng ở điểm đợi xe buýt. Xa mép đường.
Hành khách đang lên xe ô tô khi ô tô dừng hẳn.
Hành khách đang ngồi ngay ngắn trên xe. Khi ở trên xe ô tô không nên đi lại, nô đùa, không thò đầu, thò tay qua cửa sổ.
Đang xuống xe. Xuống ở cửa bên phải.
Làm việc cả lớp.
Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy ,ô tô ,thuyền bè tàu hoả
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
Toán Bảng nhân 5
I. Mục tiêu Lập được bảng nhân 3. Nhớ được bảng nhân 3. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhâ 3) Biết đếm thêm 3 Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 5 chấm tròn hoặc 5 hình tam giác, 5 hình vuông, . . . Kẽ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
III. Các hoạt động Làm bài tập 1, 2, 3
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 
Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
3. Bài mới Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ được học bảng nhân 5 để giải các bài tập có liên quan.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn thành lập bảng nhân 5
Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
Bài 3: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
Tiếp sau số 5 là số nào?
5 cộng thêm mấy thì bằng 10?
Tiếp sau số 10 là số nào?
10 cộng thêm mấy thì bằng 15?
5. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 5. Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
Nghe giới thiệu.
Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 5 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân 5.
Đọc bảng nhân.
Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
Bài giải
 Bốn tuần lễ mẹ đi làm số ngày là:
 	 5 x 4 = 20 (ngày)
	 Đáp số: 20 ngày.
Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
Số đầu tiên trong dãy số này là số 5.
Tiếp theo 5 là số 10.
5 cộng thêm 5 bằng 10.
Tiếp theo 10 là số 15.
10 cộng thêm 5 bằng 15.
Đạo đức Trả lại của rơi (tt)
I. Mục tiêu Biết khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất. Biết : Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quí trọng. Quý trọng những người thật thà không tham của rơi.
Trả lại của rơi khi nhặt được.
*(KNS) 
II. Chuẩn bị SGK. Trò chơi. Phần thưởng. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
. Khởi động 
2. Bài cũ Nhặt được của rơi cần làm gì?
3. Bài mới Thực hành: Trả lại của rơi (Tiết 2)
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
Ÿ Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận, đàm thoại.
ò ĐDDH: Phiếu thảo luận, câu chuyện kể.
GV đọc (kể) câu chuyện.
Phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
PHIẾU THẢO LUẬN
Nội dung câu chuyện là gì?
Qua câu chuyện, em thấy ai đáng khen? Vì sao?
Nếu em là bạn HS trong truyện, em có làm như bạn không? Vì sao?
- GV tổng kết lại các ý kiến trả lời của các nhóm HS.
v Hoạt động 2: Giúp HS thực hành ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. 
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
Yêu cầu: Mỗi HS hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi.
GV nhận xét, đưara ý kiến đúng cần giải đáp.
Khen những HS có hành vi trả lại của rơi.
Khuyến khích HS noi gương, học tập theo các gương trả lại của rơi.
KNS -Kĩ năng xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà)
-Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.
v Hoạt động 3: Thi “Ứng xử nhanh”
Ÿ Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại, đóng vai.
ò ĐDDH: Tình huống. Phần thưởng.
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: 
Hát
HS nêu. Bạn nhận xét.
Cả lớp HS nghe.
Nhận phiếu, đọc phiếu.
Các nhóm HS thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu và trình bày kết quả trước lớp.
Cả lớp HS trao đổi, nhận xét, bổ sung.
Đại diện một số HS lên trình bày.
HS cả lớp nhận xét về thái độ đúng mực của các hành vi của các bạn trong các câu chuyện được kể.
- HS nghe, ghi nhớ.
Tập làm văn : Tả ngắn về bốn mùa
I. Mục đích yêu cầu : - Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn ( BT1) . Dựa vào gợi ý , viết được đoạn văn ngắn ( từ 3 đên 5 câu ) về mùa hè ( BT2). Bước đầu biết nhận xét và chữa lỗi câu văn cho bạn.
*(BVMT)
II. Chuẩn bị Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 sgk trang 12.
3. Bài mới Trong giờ Tập làm văn này, các con sẽ học cách viết một đoạn văn tả cảnh mùa trong năm.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Bài văn miêu tả cảnh gì?
Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến?
Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi ntn?
Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
(BVMT) -Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. 
Bài 2 Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
Mặt trời mùa hè ntn?
Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ntn?
Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp ntn?
Em thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
Em có mong ước mùa hè đến không?
Mùa hè em sẽ làm gì?
Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp.
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào Vở. Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim.
Hát
Thực hiện yêu cầu của GV.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Mùa xuân đến.
Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ.
Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và tỏa ngát hương thơm.
Nhìn và ngửi.
Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm.
Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ.
Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm
Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời.
Chúng em được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, vui chơi
Trả lời.
Trả lời.
Viết trong 5 đến 7 phút.
Hoạt động tập thể: 
Liên hoan tổng kết kiểm điểm kết quả rèn luyện ở học kỳ 1
I/ Mục tiêu: tổng kết các hoạt động trong tuần vừa qua rút ra bài học kinh nghiệm cho tuần tới . Tổng kết kết quả học tập và rèn luyện ở học kỳ I,nêu đượcbiện pháp giúp đỡ lẫn nhau
II/ Hoạt động:
1/ Đánh giá kết quả học tập và thực hiện : Lớp trưởng chỉ đạo tổng kết các hoạt động trong tuần tổ trưởng nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần qua. Tình hình học tập tuần qua, mức độ chuyên cần bài tập về nhà thái độ nghiêm túc trong giờ học. Ăn mặc đồng phục đầy đủ đúng qui định, khăn quàng, đầu tóc vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học lễ phép tôn trọng thầy cô giáo giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. Xếp hàng ra vào lớp thể dục giữa giờ chấp hành những qui định chung của nhà trường và của lớp đề ra.
Lớp trưởng tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần. Xếp loại thi đua của tổ.
GV nhận xét tuyên dương khen thưởng cá nhân và tập thể tổ.
2/ Nội dung sinh hoạt:
Liên hoan tổng kết GV lần lượt cho tổ trưởng đánh giá tình hình học tập trong học kỳ 1những mặt làm được ,những mặt còn yếu đặt biệt cần đưa ra để sửa chữa khắc phục 
3/ Củng cố chủ đề:
GV nhận xét tiết sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_20_nam_2011_nguyen_thi_kim_ngan.doc