Tiết 1 : CHÀO CỜ
Bài 31 TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
Tiết 2 : TẬP ĐỌC
Bài 61 : CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I YÊU CẦU :
1/ Đọc lưu loát toàn bài .
2/ Hiểu các từ ngữ trong bài và diễn biến của câu truyện .
-Hiểu nội dung bài :Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn , đóng góp công sức cho cách mạng .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK .
Tuần 31 : Thứ hai ngày 16 tháng 04 năm 2007 Tiết 1 : Chào cờ Bài 31 Tập trung toàn trường Tiết 2 : tập đọc Bài 61 : Công việc đầu tiên I Yêu cầu : 1/ Đọc lưu loát toàn bài . 2/ Hiểu các từ ngữ trong bài và diễn biến của câu truyện . -Hiểu nội dung bài :Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn , đóng góp công sức cho cách mạng . II Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK . III Các hoạt động dạy học : A Kiểm tra bài cũ : -Yêu cầu 2 /3 HS đọc bài “ tà áo dài Việt Nam , nêu ý nghĩa của bài tập đọc . B- Bài mới : 1/ Giới thiệu bài : Bài tập đọc công việc đầu tiên sẽ giúp các biết về một phụ nữ Việt Nam nổ tiếng – bà Nguyễn Thị Định.Bà Định là phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong thiếu tướng và giữ trọng trách Phó tư lệnh Quân giải phóng Miền Nam . Bài đọc là đoạn trích hồi kí của bà - kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu tiên làm việc cho cách mạng . 2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : a/ Luyện đọc : -Yêu cầu 1 HS đọc . -Bài được chia làm mấy đoạn ? -Em hãy chia đoạn ? -Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn – Kết hợp luyện đọc từ khó . -Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm – Kết hợp tìm iểu nghĩa của một số từ khó . -Cho HS luyện đọc theo cặp . -Một HS đọc toàn bài . - Giáo viên đọc bài lần một . b/ Tìm hiểu bài : -Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi số 1 và 2 ? -Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì ? -Những chi tiết nào cho biết chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ? -Vì sao út lại muốn thoát li? -Thảo luận theo nhóm 2 để tìm hiểu ý nghĩa của bài ? -Cho nhiều HS đọc nố tiếp nhau ý nghĩa của câu chuyện ? 2/ Luyện đọc diễn cảm : -Yêu câu 1 HS đọc thật diễn cảm toàn bộ bài . -Nhận xét bạn đọc và nêu cách đọc bài tập đọc này ? -Cho HS đọc diễn cảm theo nhóm 2 . -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm . -Hướng dẫn HS nhận xét , bình chọn HS đọc tốt nhất . -Sau khi học bài này em có suy nghĩ gì ? C Tổng kết – Dặn dò : -Nhận xét giờ học . -Hướng dẫn HS chuản bị bài sau ? -HS lắng nghe . -Bài văn chia làm 3 đoạn – HS tự chia . -HS đọc nối tiếp nhau – luyện đọc một số từ khó tùy vào HS . -HAS đọc – Giải nghĩa một số từ chú giải -HS luyện đọc theo nhóm 2 . -Một HS đọc – Cả lớp theo dõi – nhận xét bố sung . -Rải truyền đơn . -Rải truyền đơn : Là mang rải những chủ trương , đường lối của đảng , của Bác để đông đảo các bà con cùng nắm được để thực hiện theo . -út bồn chồn , thấp thỏm ngủ không yên , nửa đêm ngồi dậy nghĩ cách giấu truyền đơn . -út muốn thoát li vì : út yêu nước , ham hoạt động , muốn được thật nhiều việc cho cách mạng . -Bài văn là đoan hồi tưởng – Kể lại công việc đầu tiên của Bà Nguyễn Thị Định làm cách mạng . Bài văn cho thấy nguyện vọng và lòng nhiệt rhành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn , đóng góp công sức cho cách mạng . -HS cả lớp lắng nghe . -HS nêu . -HS đọc bài theo nhóm 2 . -Học sinh thi đọc thật diễn cảm . -HS tiến hành bình chọn . Tiết 3 : Toán Bài 151 : Phép trừ I Mục tiêu : Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành trừ số tự nhiên , các số thập phân , phân số ,tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ , giải bài toán có lời văn . II Các hoạt động dạy học chủ yếu : A Kiểm tra bài cũ : -Hãy nêu tên gọi , thành phần của phép cộng ? - Phép cộng có những tính chất gì ? -Hãy nêu tên các tính chất đó ? B Bài mới : 1/ Giới thiệu : Phép trừ 2/ Hướng dẫn HS hệ thống kiến thức : -Hãy viết phép trừ tổng quát ? - Nêu tên gọi , thành phần trong phép tính trừ ? -Kết quả của phép trừ khi số trừ và số bị trừ bằng nhau ? -Khi nào thì hiệu bằng số bị trừ ? 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập : * Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài . -Bài 1 yêu cầu gì ? -HS quan sát mẫu . -Cho HS làm bài vào vở – Một HS lên bảng . -Hướng dẫn HS nhận xét , chữa bài . * Như vậy phép trừ và phép cộng có mối liên quan như thế nào ? *Bài 2 : HS đọc thầm yêu cầu . -Yêu cầu HS làm bài vào vở . -Tổ chức cho HS nhận xét , chữa bài . *Nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ ? *Bài 3 : - Yêu cầu Hs đọc thầm . -Thảo luận theo nhóm 2 để phân tích đề và tìm hướng giải . -Yêu cầu Hs làm bài vào vở – 1 HS lên bảng ? *Củng cố cách làm . C Tổng kết – Dặn dò : -Yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức đã ôn . -Dặn dò : HS chuẩn bị bài sau . Trong phép công có : số hạng , số hạng , tổng . -Phép cộng có các tính chất giao hoán , kết hợp . -HS nêu . a - b = c Số bị trừ Số trừ Hiệu số Hiệu số bằng o Khi số trừ bằng o -Tính theo mẫu . 27 096 - 4157 - 9537 17559 -HS thử lại bằng phép cộng . 4775 + 4157 = 8932 17559 + 9537 = 27096 Quan sát phần b : Quan sát phân c : 7,284 0,863 - 5,596 - 0,298 1,688 0,565 -HS thử lại bằng phép cộng . Tìm x : X + 5,84 = 9,16 X = 9,16 – 5,84 X = 3,32 X – 0,35 = 2, 55 X = 2,55 + 0,35 X = 2,9 -HS thảo luận . -HS trình bày . Bài giải Diện tích đất trồng hoa là : 540,8 – 385,5 = 155,3 ( ha ) Tổng diện tích đất trồng hoa và trồng lúa là : 540,8 + 155,3 = 696,1 ( ha ) Đáp số : 696,1 ha Tiết 4 : Chính tả Bài 31 : Tà áo dài Việt Nam I -Mục đích yêu cầu : 1/ Nghe – viết đúng chính tả bài “ Tà áo dài Việt Nam “ 2/ Tiếp tục luyện viết hoa các tên danh hiệu , giải thưởng , huy chương và kỉ niệm chương . II -đồ dùng dạy học : Bút dạ , một bài tờ phiếu kẻ nội dung bài tập số 2 . Phiếu khổ to viết tên các danh hiệu , giải thưởng , huy chương và kỉ niệm chương . III- Các hoạt động dạy và học : A Kiểm tra bài cũ : -Giáo viên đọc – HS viết ? -Đó là những danh hiệu dành tặng cho ai ? -Cách viết các danh từ riêng đó ? B Bài mới : 1/ Giới thiệu bài : Chính tả “ Tà áo dài Việt Nam “ 2/ Hướng dẫn HS nghe – Viết : -Giáo viên đọc đoạn chính tả trong bài . -Đoạn văn kể điều gì ? -HS đọc lại đoạn văn . -Hãy nêu các từ khó viết trong bài ? -Yêu cầu Hs thực hành viết vào bảng con . -GV nhắc cho HS chú ý các dấu câu , cách viết các chữ số , tư thế ngồi , cách càm bút -GV đọc trong câu hoặc trong bộ phận ngắn trong câu . -GV đọc cho HS soát lỗi . HS nhìn sách tự soát lỗi . -GV chấm một số bài . -Hướng dẫn HS tự chữa lỗi . 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : * Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc thầm . - Bài 2 yêu cầu gì ? -Yêu cầu Hs làm bài vào vở . -Hướng dẫn HS nhận xét . -Một HS đọc lại các kết quả trên . * Bài 3 : Yêu cầu HS đọc yêu cầu . Bài 3 yêu cầu gì ? - HS đọc thầm các đoạn văn trên ? -HS làm bài ? C Tổng kết – Dặn dò : -Giáo viên nhận xét giờ học . -Dặn dò ghi nhớ cách viết tên các danh hiệu , giải thưởng huy chương , kỉ niệm chương . -Học thuộc lòng bài “ Bầm ơi “ Huân chương Sao vàng , Huân chương Quân công , Huân chương Lao động . -HS nêu . -HS nghe . -Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam . Từ những năm 30 của thế kỉ XX , chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo tân thời . -HS tự nêu các từ khó viết . -Hs thực hành viết -GV nêu câu hỏi – HS trả lời . -HS quan sát và tự sửa lỗi . a) Giải thưởng trong các kì thi văn hóa , văn nghệ , thể dục thể thao là : -Giải nhất : Huy chương Vàng -Giải nhì : Huy chương Bạc . - Giải ba : Huy chương Đồng . b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng : -Danh hiệu cao quý nhất : Nghệ sĩ Nhân dân . -Danh hiệu cao quý :nghệ sĩ Uu tú . c) Danh hiệu dành cho cầu thủ , thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm : -Cầu thủ , thủ môn xuất sắc nhất : Quả bóng Vàng , Đôi giày Vàng . -Càu thủ , thủ môn xuất sắc : Quả bóng Bạc , Đôi giày Bạc . Viết lại các tên các danh hiệu , giải thưởng huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng dưới đây cho đúng . -Nhà giáo Nhân dân , Nhà giáo ưu tú , Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục , Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em . -Huy chương Đồng , Giải nhất truyệt đối . -Huy chương Vàng , Giải nhất về thực nghiệm . Tiết 5 : Đạo đức Bài 31 : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên I Mục tiêu : Giúp HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước , nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , biết đưa ra những biện pháp để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên . II Tài liệu và phương tiện : - Một số tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên hoặc một số tranh ảnh về việc phá hoại môi trường , phá hoại thiên nhiên . III Các hoạt động dạy học : * Hoạt động 1 : Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên . * Mục tiêu : HS có hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước . * Cách tiến hành : 1- HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết ? - GV tổ chức cho HS theo dõi , nhận xét , bổ sung? * GV kết luận : Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều . Do đó chúng ta càng phải có ý thức sử dụng tiết kiệm , hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . - HS nối tiếp nhau trình bày . -Các tài nguyên thiên nhiên của nước ta : rừng , đất , nước , không khí , biển cả , sông ngòi , các loại khoáng sản , - HS nhận xét . * Hoạt động 2 : Làm bài tập 4 SGK * Mục tiêu : HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên * Cách tiến hành : - HS đọc yêu cầu bài tập . -Chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm 4 HS thảo luận giải quyết bài tập 4 . -Gv cho từng nhóm trình bày . - GV tổ chức cho HS nhận xét , bổ sung . * Cho một vài HS nhắc lại các ý đúng . -Các ý kiến đúng đó là : + không khai thác nước ngầm bừa bãi . +Sử dụng tiết kiệm điện nước , giấy viết . + Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên , các vườn Quốc gia . * Hoạt động 3 : HS làm bài tập 4 * Mục tiêu : HS nhận biết đung một số biện pháp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên . * Cách tiến hành : - Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập . - Nêu yêu cầu bài tập . -Yêu cầu HS làm việc cá nhân . - Hướng dẫn HS trình bày . * Yêu cầu một vài HS chốt lại các ý kiến đúng - Các biện pháp tiết kiệm tài nguyên , thiên nhiên : - Tiết kiệm điện : Chỉ sử dụng điện một cách hợp lí . Ra khỏi phòng phải tắt quạt , tắt điện , - Dùng nước cũng phải sử dụng đúng mục đích , không nên để nước chảy lênh láng , C Tổng kết : - Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức vừa học . Hướng dẫn HS áp dụng vào cuộc sống thực tế . Dặn dò chuẩn bị bài sau . Thứ ba ngày 17 tháng 04 năm 2007 Tiết 1 : thể dục Bài 61 : Môn thể thao tự ... g nhất hành tinh . Cuối màu hè , năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ - lin , bang Mi – chi – gân , nước Mĩ . Cuối mùa hè năm 1994 , chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ - lin , bang Mi – chi –gân , nước Mĩ . Để có thể , đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hỏa. Để có thể đưa chị đến bệnh viện , người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hỏa. C Tổng kết – Dặn dò : Gv nhận xét tiết học – Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau ? Tiết 3 : Toán Bài 154 : luyện tập I Mục đích – yêu cầu :Củng cố cách tính cộng , trừ , nhân chia , giải toán % , chuyển động đều . Rèn kĩ năng tính toán . II Các hoạt động chủ yếu dạy học : A Kiểm tra bài cũ : B Bài mới : 1- Giới thiệu bài : Luyện tập . 2 – Nội dung luyện tập : *Bài 1 : Yêu cầu HS đọc bài . - Bài 1 yêu cầu gì ? -Yêu cầu HS thực hiện tính vào vở - Tổ chức chữa bài cho học sinh . *Như vậy , phép nhân và phép cộng có mối quan hệ với nhau như thế nào ? *Bài 2 : Nêu yêu cầu của bài tập 2 ? - Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm , cả lớp làm bài vào vở - Yêu cầu Hs chữa bài * Củng cố cách tình giá trị biểu thức ? *Bài 3 : Yêu cầu HS đọc thầm bài . - YC thảo luận theo nhóm 2 để phân tích đề ? - Cho HS báo cáo ? - Yêu cầu HS làm vào vở – một HS làm vào bảng nhóm ? - GV tổ chức cho HS chữa bài ? * Củng cố cách làm ? * Bài 4 : YC HS đọc bài ? -Bài cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? -C HS làm bài vào vở – 1 HS lên bảng ? -Cho HS theo dõi , nhận xét ? - Củng cố : Muốn tính quãng đường ? - Vận tốc thực của thuyền được tính bằng cách nào ? 6,75kg+6,75kg+ 6,75 kg =6,75 x3 = 20,25kg 7,14 m2+ 7,14 m2 +7,14 m 2 x3 =7,14m2 x2 +7,14m2 x3 =7,14 m2 x ( 2+ 3 ) =7,14 m2 x 5 = 35,7 m2 3,125+ 2,075 x2 (3,125+ 2,075 ) x2 = 3,125 +4,15 = 5,2 x2 = 7,275 10,4 Bài giải : Với tỉ lệ tăng dân số 1,3 % thì đến hết năm 2001 dân số nước ta sẽ là : 77515000+ 77515000 : 100 x 1,3 = 87 591 950 ( người ) Đáp số : 87 591 950 người . Vận tốc thực của thuyền : 22,6 + 2,2 = 24,8 ( km / giờ ) Đổi : 1giờ 30phút = 1,5 giờ Quãng đường AB dài số km : 24,8 x 1,5 = 37,2 ( km ) Đáp số : 37,2 km Ta phải tính vận tốc thực . Lấy vận tốc của thuyền cộng với vận tốc của dòng nước . C- Tổng kết – Dặn dò : Nhận xét giờ học – Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau . Tiết 4 : Khoa học Chương :Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Bài 62 : Môi trường I- Mục tiêu : Sau bài học , HS biết -Khái niệm ban đầu về môi trường . - Nêu một số thành phần của môi trường tự nhiên địa phương nơi em sống . II Đồ dùng dạy học : Thông tin và hình trang 128 , 129 SGK III- Các hoạt động chủ yếu dạy và học : A Kiểm tra bài cũ : - Kể tên một số loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng ? Một số loài hoa thụ phấn nhờ gió ? - Kể tên một số loài vật đẻ một con , một số loài vật đẻ nhiều con ? B – Bài mới : 1- Giới thiệu :Môi trường và tài nguyên thiên nhiên . Bài hôm nay chúng ta học là về môi trường . 2- Nội dung : * Hoạt động 1 : Môi trường + Mục tiêu :Hình thành cho HS khái niệm về môi trường . + Cách tiến hành : - Cho HS đọc thông tin và quan sát các hình vẽ trong SGK . - Yêu cầu 2 HS đọc to các câu hỏi trong SGK. - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 3 . - Hướng dẫn HS báo cáo , nhận xét , bổ sung và thống nhất ý kiến . * Như vậy , thế nào là môi trường ? * Họat động 2 : Thàn phần của môi trường + Mục tiêu : Hs nêu được một số thành phần của môi trường ở địa phương nơi Hs đang sống . + Cách tiến hành : - Cho 3 HS đọc câu hỏi . - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 . - Tỏ chức cho HS báo cáo . HS cả lớp theo dõi , nhận xét , bổ sung và thống nhất ý kiến . -Thụ phấn nhờ côn trùng : Các loại hoa như hóa hồng , hoa đào , hoa huệ . -HS nêu . -HS lắng nghe . -Hs thực hành đọc thông tin , kết hợp quan sát các tranh vẽ trong SGK - Đọc thông tin dưới đây và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ ứng với hình nào ? -Hình 1 là c ; Hình 2 là d ; Hình 3 là a ; Hình 4 là b . Bạn sống ở gần một dòng sông ,một vùng ven biển , ở đo thị hay ở làng quê dù sống ở đâu thì tất cả những gì có xung quanh bạn cũng là môi trường của bạn . Có thể nói môi trường là nhà ở , trường học , làng xóm của bạn , cũng có thể nói , môi trường là tất cả những gì trên trái đất bao gồm biển cả , sông ngòi , ao hồ , đất đai , sinh vật , khí quyển , ánh sáng , nhiệt độ , -Bạn đang sống ở đâu ? Hãy nêu thành phần môi trường nơi bạn đang sống ? - HS tiến hành thảo luận . - Đại diện các nhóm báo cáo . -Thành phần môi trường nơi em sống gồm có : Nhà cửa , phố xá , sông ngòi , bầu trời , mặt đất , núi rừng , C – Tổng kết – Dặn dò : GV nhận xét giờ học ,hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau . Tiết 5 Kĩ thuật Bài 31 : Lắp máy bay trực thăng I yêu cầu : - Hs biếtchọn các chi tiết để lắp ,thực hiện được lắp máy bay trực thăng . - Bước đầu hoàn thành được sản phẩm . II Đồ dùng dạy học : chiếc máy bay lắp sẵn , sơ đồ lắp ráp . III Các hoạt động dạy học chủ yếu : A- Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS . B – Bài mới : 1- Giới thiệu : lắp máy bay trực thăng 2 – Hướng dẫn HS thực hành : a) HD HS chọn chi tiết : -GV yêu cầu HS lựa chọn chi tiết – Gv quan sát , nhắc nhở . -GV kiểm tra việc lựa chọn các chi tiết . b) Hướng dẫn Hs thực hành lắp ráp : - Yêu cầu HS nhắc lại cách lắp ? -GV yêu cầu HS đọc và quan sát kĩ từng bước lắp trong SGK. -Khi lắp cần lưu ý gì ? - Tổ chức cho học sinh thực hiện lắp rắp . -GV theo dõi , quan sát , nhắc nhở HS c) Đánh giá sản phẩm : - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm . - GV nêu các yêu cầu đánh giá sản phẩm . - Yêu cầu HS dựa vào đánh giá để nhận xét , đánh giá sản phẩm của bạn . -HS mở đồ dùng học tập . -HS lựa chọn các chi tiết . -HS đọc quy trình lắp -Lắp thân và đuôi máy bay theo đúng quy trình . -Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm . -Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên dưới của các thanh ; mặt phải , mặt trái của càng máy bay để sử dụng ốc vít . -HS trưng bày sản phẩm . - HS nhận xét , đánh giá , bình chọn sản phẩm tốt , đúng nhất . nhanh nhất C Tổng kết – Dặn dò : -GV nhắc nhở HS tháo rời các chi tiết và xếp ngay ngắn vào hộp . -Nhận xét , đánh giá giờ học . - Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau . Thứ sáu , ngày 20 tháng 04 năm 2007 Tiết 2 Tập làm văn Bài 62 : Ôn tập về văn tả cảnh I- Mục tiêu : 1- Ôn luyện và củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn miêu tả - Một dàn ý với những ý riêng của mình . 2- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn miêu tả , trình bày rõ ràng , ràng mạch , tự nhiên , tự tin . II Đồ dùng dạy học : Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài - Một số tranh ảnh ( nếu có ) gắn với các cảnh đã được gợi ý từ 4 đề văn – Cảnh 1 :một ngày mới bắt đầu ; một đêm trăng đẹp , một khu vui chơi giải trí ,Bút dạ III Các họat động chủ yếu dạy và học : A Kiểm tra bài cũ : -Yêu cầu 1 HS trình bày dàn ý bài văn tả cảnh đã viết từ kì trước ? - Tổ chức cho HS nhận xét , bình chọn điểm . B- Bài mới : 1- Giới thiệu bài : Ôn tập về văn tả cảnh . 2- Hướng dẫn HS luyện tập : * Bài 1 : YC 1 HS đọc nội dung bài tập 1 -Bài tập 1 yêu cầu gì ? -Cách lập dàn ý bài văn miêu tả ? -Em chọn đề văn nào để lập dàn ý ? - Cho Hs tự lập dàn ý vào nháp . * Bài 2 : Yêu cầu hS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài tập ? -Tổ chức cho HS trình bày miệng trước lớp ? -2 HS trình bày – HS cả lớp theo dõi , nhận xét . -HS lắng nghe -2 hS đọc . Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau -HS nêu -HS tự chọn và tự nêu đề văn của mình . -HS nêu và đọc các gợi ý trong SGK -HS trình bày miệng – nhận xét , bổ sung ý kiến . C Tổng kết – Dặn dò : Củng cố cách làm . Nhận xét giờ học . Tiết 3 : Toán Bài 155 : Phép chia I – Yêu cầu : Giúp hS củng cố tên gọi thành phần , cách thực hiện phép tính chia . - áp dụng tính chia vào tính toán . II Các hoạt động dạy và học chủ yếu : A Kiểm tra bài cũ : B- Bài mới : 1- Giới thiệu : Phép chia 2- Hướng dẫn ôn tập : a) Lí thuyết : -Hãy nêu phép chia tổng quát? - Nêu tên gọi , thành phần của phép chia ? - Phép chia có những tính chất gì ? - Nêu điểm khác nhau giữa phép chia hết và phép chia có dư ? b) Thực hành làm bài tập : *Bài 1 : Hs đọc yêu cầu bài tập -- Yêu cầu HS quan sát mẫu - Yêu cầu HS làm bài vào nháp ? -Củng cố cách thực hiện phép chia ? - Hãy nêu cách thử lại của phép tính chia? * Bài 2 : Yêu cầu hS đọc ? - Yêu cầu hS thực hiện vào giấy nháp ? 3 Hs làm vào bảng nhóm ? - Cho HS theo dõi , nhận xét , bổ sung ? - Củng cố cách chia hai phân số ? * Bài 3 : - Yêu cầu hS đọc tầm và nêu yêu cầu của bài tập ? - Cho HS làm bài cá nhân – Trao đổi theo nhóm 2 . - Các nhóm trình bày ý kiến ? -Các phép tính trong phần a có gì liên quan đến nhau ? -Các phép tính trong phần b ? *Bài 4 : Đọc thầm và cho biết yêu cầu của bài ? -Cho HS làm bài vào vở – Hai HS làm vào bảng nhóm . - Cho HS nhận xét , sửa chữa , bổ sung ? *Củng cố cách chia một tổng cho một số ? -Hs lắng nghe . a : b = c số bị chia Số chia thương -Không có phép chia cho số 0 a : 1 = a a : a = 1( a khác 0 ) 0 : b = 0 ( b khác 0 ) -Phép chia hết , số dư bằng 0 -Phép chỉa có dư , 0<số dư < số chia - Tính rồi thử lại theo mẫu : 8192 : 32 = 256 ; 15335 : 42 = 365,119 ( dư0,002 ) 75,95 : 3,5 = 21,7 ; 97,65 :21,7 = 4,5 -Tính : 3/10 :2/5 = 15/20 = 3/4 4/7 :3/11 = 44/21 -Tính nhẩm : a) 25 : 0,1 = 250 48:0,01 = 4800 95 : 0,1 = 950 25 x 10 = 250 48 x100 = 4800 72: 0,01= 7200 b) 11:0,25 = 44 32 x 0,5 = 64 11 x 4 = 44 32 x 2 = 64 75 : 0,5 = 150 75 x 2 = 150 Muốn chia một số cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ta lấy số đó nhân với 10 ; 100 ; 1000 . Muốn chia một số cho 0,5 ta lấy số đó nhân với 2 ; Muốn chia một số cho 0, 25 ta lấy số đó nhân với 4 . -Tính bằng hai cách : 7/11: 3/5 +4/11:3/5 =35/33 + 20/33 =55/33 = 5/3 (7/11+4/11 ) : 3/5 = 11/11 : 3/5 = 55/33 = 5/ 3 (6,24 +1,26) :0,75 = 7,5 : 0,75 = 10 6,24 :0,75 + 1,26 :0,75 = 8,32 + 1,68 = 10 C – Tổng kết – Dặn dò : -Hãynhắc lại những kiến thức vừa ôn tập ? - GV nhận xét giờ học và hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau Tiết 4 : Địa lí Bài 31 : Địa lí địa phương Tiết 5 Sinh hoạt lớp Tập trung sinh hoạt lớp
Tài liệu đính kèm: