Tập đọc
TRANH LÀNG HỒ
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọngvui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
- Hiểu: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc và 1 vài bức tranh làng Hồ.
III . Hoạt động dạy và học :
1.Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân,TLCH
Thứ hai, ngày 19 tháng 3 năm 2007 Tập đọc Tranh làng Hồ I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọngvui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ. - Hiểu: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc và 1 vài bức tranh làng Hồ. III . Hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân,TLCH 2. Dạy bài mới a .Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh –giới thiệu bài mới (SGVtr 150 ) b. Bài mới : HĐ1 :Luyện đọc đúng - Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài - GV chia 3đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - GV đọc mẫu cả bài HĐ2: Tìm hiểu bài: đoạn 1 Câu 1 SGK ? đoạn 3 Câu 2SGK ? đoạn 2,3 Câu 3SGK ? Câu 4 SGK? GV tổng kết - Em hãy kể tên 1 số nghề truyền thống và địa phương làm nghề đó? HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc - Thi đọc đoạn 1 - Luyện đọc theo nhóm - Gọi HS đọc bài - Em hãy nêu ý chính của bài ? HĐ4 : Củng cố ,dặn dò - NX tiết học Cả lớp đọc thầm theo Cả lớp đọc thầm theo + Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ, +.. màu đen không pha bằng thuốc ... +..rất có duyên, tưng bừng như ... +những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm ... +..dệt lụa ở Vạn Phúc Lớp NX sửa sai ý 2 mục I Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố cách tính vận tốc. - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học: Bài 1. GV gọi HS đọc đề bài, nêu công thức tính vận tốc. Cho cả lớp làm bài vào vở. GV gọi HS đọc bài giải. Bài giải: Vận tốc chạy của đà điểu là: 5.250 : 5 = 1.050 (m/phút) Đáp số: 1.050 m/phút. Chú ý: GV nên hỏi thêm: Có thể tính vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị đo là m/giây không ? Bài 2. GV gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc. Cho HS tự làm vào vở. Hướng dẫn HS cách viết vào vở. Vpứo s = 130 km, t = 4 giờ thì v = 130 : 4 = 32,5 (km/giờ). GV gọi HS đọc kết quả (Để nêu tên đơn vị của vận tốc trong mỗi trường hợp). Bài 3. GV gọi HS đọc đề bài, chỉ ra quãng đường và thời gian đi bằng ô tô. Từ đó tính được vận tốc của ô tô. - 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. - Lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 4. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Khoa học Cây con mọc lên từ hạt I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS biết: - Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt. - Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt. - Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà. II. Chuẩn bị: - Hình 108, 109 SGK. - HS ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen ...) khoảng 3 - 4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1. Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt: * Mục tiêu: HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt. * Cách tiến hành: Bước 1. Làm việc theo nhóm: - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen ...) đã ươm ra làm đôi. Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng. - GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ. - Tiếp theo nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108, 109 SGK để làm bài tập. Bước 2. Làm việc cả lớp. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất sinh dưỡng dự trữ. 2. Hoạt động 2. Thảo luận. Bước 1. Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo gợi ý sau: Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình.Trao đổi kinh nghiệm với nhau: - Nêu điều kiện để hạt nảy mầm. - Chọn ra nhữnh hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp. Bước 2. Làm việc cả lớp. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình. - GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công. * Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh). 3. Hoạt động 3. Quan sát. * Mục tiêu: HS nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt. * Cách tiến hành: Bước 1. Làm việc theo cặp. 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới. Bước 2. Làm việc cả lớp. GV gọi một số HS trình bày trước lớp. Kết thúc tiết học, GV dặn HS về nhà làm thực hành như yêu cầu ở mục Thực hành trang 109 SGK. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ ba, ngày 20 tháng 3 năm 2007 Tập đọc Đất nước I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát, diễn cảm bài htơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước. - Hiểu: thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, t/y tha thiết của t/g đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc SGK III . Hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Tranh làng Hồ, TLCH. 2. Dạy bài mới: a .Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh –giới thiệu bài mới (SGVtr 158 ) b. Bài mới : HĐ1: Luyện đọc đúng - Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 *Lưu ý GV sửa cách ngắt nghỉ (nếu HS đọc sai) -GV đọc mẫu cả bài HĐ2:Tìm hiểu bài: Câu 1 SGK ? Câu 2SGK ? -T/g đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến? Câu 3SGK ? GV tổng kết ý HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - HS nêu cách đọc từng khổ thơ - Thi đọc khổ 3,4 - Luyện đọc theo nhóm - Gọi HS đọc bài -kết hợp HTL - Em hãy nêu ý chính của bài ? HĐ4: Củng cố, dặn dò - NX tiết học - Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ. Cả lớp đọc thầm theo Luyện đọc từ khó: chớm lạnh, hơi may, ngoảnh lại, rừng tre, phấp phới Giải nghĩa từ khó: đất nước, hơi may, chưa bao giờ khuất,.. Cả lớp đọc thầm theo +Đẹp :sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới, Buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, .. +Đẹp :rừng tre phấp phới,. Vui:trời thu nói cười thiết tha,. +..nhân hoá: “thay áo mới” “nói cười” Thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên +..từ ngữ được lặp lại: “đây” “của chúng ta” “chưa bao giờ khuất” “những buổi ngày xưa vọng nói về” Lớp NX sửa sai ý 2 mục I Lịch sử Lễ kí hiệp định pa-ri I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Sau những thất bại nặng nề ở hai mièn Nam, Bắc, ngày 27/01/1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri. - Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pa-ri. II. Chuẩn bị: - ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1 (làm việc cả lớp). - GV trình bày tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri. - Nêu các nhiệm vụ học tập: + Tại sao Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri ? + Lễ kí kết Hiệp định diễn ra như thế nào ? + Nội dung chính của Hiệp định. + Việc kí kết đó có ý nghĩa gì ? 2. Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm). - GV cho HS thảo luận về lí do buộc Mĩ phải kí Hiệp định. + Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu ? + Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ? - GV cho HS thuật lại lễ kí kết Hiệp định Pa-ri, nêu hai nhiệm vụ: + Thuật lại diễn biến lễ kí kết. + Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri. 3. Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm hoặc cả lớp). - GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. - HS đọc SGK, thảo luận, đi đến các ý: + Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam. + Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. 4. Hoạt động 4 (làm việc cả lớp). GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ: Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" *Lưu ý: Hiệp định Pa-ri đánh dấu một thắng lợi lịch sử có ý nghĩa chiến lược: Chúng ta đã "đánh cho Mĩ cút", để sau đó 2 năm, vào mùa xuân năm 1975 lại "đánh cho ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước. 5. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Quãng đường I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều. - Thực hành tính quãng đường. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hình thành các tính quãng đường. a. Bài toán 1: - GV cho HS đọc bài toán 1 trong SGK, nêu yêu cầu của bài toán. - GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô. Quãng đường ô tô đi được là: 42,5 x 4 = 170 (km). - GV cho HS viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian: s = v x t. - GV cho HS nhắc lại: Để tính quãng đường đi được của ô tô ta lấy vận tốc của ô tô nhân với thời gian đi của ô tô. b. Bài toán 2. - GV cho HS đọc và giải bài toán 2 trong SGK. - GV cho HS đổi: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường người đi xe đạp đi được là: 12 x 2,5 = 30 km. 2. Thực hành: Bài 1. - GV gọi HS nói cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường. - Cho cả lớp làm bài vào vở. - Gọi HS đọc bài giải, HS khác nhận xét. GV kết luận. Bài 2. - GV lưu ý HS số đo thời giàn và vận tốc phải cùng một đơn vị đo thời gian. - GV hướng dẫn HS hai cách giải bài toán: Cách 1. Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là giờ: 15 phút = 0,25 giờ. Quãng đường đi được cảu người đi xe đạp là: 12,6 x 0,25 = 3,15 (km). Cách 2. Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút: 1 giờ = 60 phút. Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là: 12,6 : 60 = 0,21 (km/phút). Quãng đường đi được của người đi xe đạp là: 0,21 x 15 = 3,15 (km). Bài 3. - GV cho HS đọc đề bài, trả lời thời gian đi của xe máy là bao nhiêu. - Cho HS tự làm vào vở. - GV gọi HS đọc bài giải và nhận xét bài làm của HS. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học Đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần I. Mục tiêu: - HS đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tê ... số là thuận tiện nhất. - GV giải thích lí do đổi số đo thời gian thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường. c. Củng cố: - GV gọi HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức tính thời gian: t = s: v. - GV viết sơ đồ lên bảng. v = s : t s = v x t t = s : v GV lưu ý HS, khi biết hai trong ba đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ 3. 2. Thực hành: - Bài 1. - GV cho HS từ làm vào vở theo hướng dẫn (không cần kẻ bảng). - Lưu ý HS có thể làm chẳng hạn: 81: 36 = giờ = giờ. hoặc 81 : 36 = 2,25 (giờ). Bài 2 và bài 3: GV cho HS tự làm bài rồi gọi 2 HS lên bảng làm, cho lớp nhận xét bài làm của bạn. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tiếng việt (BS) Ôn: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối I. Mục tiêu: Củng cố cách liên kết các câu trong bài bằng từ nối. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: - GV chép bài tập lên bảng. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để nối các câu văn trong đoạn sau: Dế Trũi gan góc, một chống với đôi mà địch thủ vẫn luôn luôn bị cú đòn đau. (1) ............................ hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng chạy ra. (2) ......................... cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra, (3) ............................ Dế Trũi lủi thủi khỏi vòng chiến nhảy bòm xuống nước, bơi sang bên này. (thì ra, thế là, nhưng, thấy vậy, ngoài ra). - HS tự làm, trình bày miệng. - Lớp cùng GV nhận xét, bổ xung và chốt kiến thức. Toán (BS) Ôn thời gian I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về thời gian. - Vận dụng kiến thức đã học về thời gian để giải toán. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. Bài 1: Một người đi xe máy từ nhà lên huyện với vận tốc 24km/ giờ trong thời gian 45 phút. Sau đó quay về nhà với vận tốc 30 km/ giờ. Tính thời gian người đó đi từ huyện về nhà. Bài 2. Hai ô tô cùng xuất phát từ A để đi đến B. Xe thứ nhất đi với vận tốc 45 km/giờ, xe thứ hai đi với vận tốc bằng 4/5 vận tốc của xe thứ nhất. Tính thời gian mỗi xe đi từ A đến B, biết độ dài quãng đường AB là 108 km. - HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình). - HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển). - GV nhận xét, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò Thứ sáu, ngày 23 tháng 3 năm 2007 Tập làm văn Tả cây cối (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - HS viết được 1 bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II . Chuẩn bị: - Giấy KT.Tranh vẽ hay ảnh chụp 1 số loài cây. III .Hoạt động dạy và học HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài - Gọi 1 HS đọc 5 đề bài SGK Và gợi ý SGK - Em sẽ chọn đề bài nào ? GV giải đáp thắc mắc của HS ( nếu có) HĐ3: HS làm bài HĐ4: Củng cố, dặn dò - NX tiết học. -Ôn các bài HTLtừ tuần 19 đến 27 Lớp đọc thầm theo Cả lớp đọc thầm lần 2 HS nối tiếp nhau nói tên đề bài mà các em chọn: VD: Địa lý Châu Mĩ I. Mục tiêu: Học bài này HS: - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới. - Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ). - Nêu tên và chỉ được vị trí một dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ). II. Chuẩn bị: Quả Địa cầu hoặc Bản đồ Thế giới. Bản đồ Tự nhiên châu Mĩ (nếu có). Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-dôn. II. Các hoạt động dạy - học. 1. Vị trí địa lí và giới hạn.: * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm nhỏ. Bước 1: - GV chỉ trên quả Địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây. - GV hỏi: Quan sát quả Địa cầu và cho biết: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây ? Bước 2: HS trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK, cụ thể: + Quan sát hình 1, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào ? + Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới. Bước 3: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây. 2. Đặc điểm tự nhiên: * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. Bước 1: HS trong nhóm quan sát các hình 1, 2 và đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: - Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ. - Nhận xét về địa hình châu Mĩ. - Nêu tên và chỉ trên hình 1: + Các dãy núi cao ở phía Tây châu Mĩ. + Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ. + Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía Đông châu Mĩ. + Hai con sông lớn ở châu Mĩ. Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi trước lớp. HS khác bổ sung. - HS chỉ trên Bản đồ Tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV hỏi: Châu Mĩ có những đới khí hậu nào ? Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu ? Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn ? - GV tổ chức cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn. Kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố cách tính thời gian của chuyển động. - Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy - học: - GV gọi HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động. - Cho HS rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính htời gian. Bài 1. GV cho HS tính, điền vào ô trống, gọi HS kiểm tra kết quả của bạn. Bài 2. GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài, lưu ý HS đổi: 1,08 m = 108 cm. Bài 3. GV có thể hướng dẫn HS tính: 72 : 96 = giờ. giờ = 45 phút. Bài 4. - GV hướng dẫn HS có thể đổi: 420m/phút = 0,42 km/phút hoặc 10,5 km = 10.500m. - áp dụng công thức t = s : v để tính thời gian. - Kết quả là: 25 phút. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Đạo đức Em yêu hoà bình (Tiết 2) I. Mục tiêu: (Như tiết 1) II. Chuẩn bị: (Như tiết 1) III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm ( bài tập 4 SGK) * Mục tiêu: HS biét được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của dan tộc Việt Nam va fhoà bình htế giới. * Cách tiến hành: 1. HS giới thiệu trước lớp các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vẹ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được ( có thể theo các nhóm hoặc cá nhân). 2. GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh, ảnh băng hình (nếu có) và kết luận: - Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. - Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức 2. Hoạt động2: Vẽ “ cây hoà bình” * Mục tiêu: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những vie3cj làm đẻ bảo vệ hoà bìnhcho HS. * Cách tiến hành: 1. GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ “cây hoà bình” ra khổ giấy to: - Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thẻ hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày. - Hoa , quả và lá câylà những điều tốt mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nó chung. 2. Các nhóm vẽ tranh. - Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét . - GV khen các tranh vẽ đẹp và kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người, song để có được hoà bình, mỗi người chúng ta càn phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. 3. Hoạt Động3: Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình. * Mục tiêu: Củng cố bài. * Cách tiến hành: 1. HS ( cá nhân hoặc nhóm) treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề Em yêu hoà bình của mình trước lớp 2. Cả lớp xem tranh, nêu câu hỏi hoặc bình luận. 3. HS trình bày các bài thơ , bài hát, điệu múa, tiểu phẩm về chủ đề Em yêu hoà bình. 4. GV nhận xét vànhắc nhởHS tích cực tham gia các hoạt động vì hào bình phù hợp với khả năng. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tiếng việt (BS) Ôn Tả cây cối I. Mục tiêu: - Củng cố về cấu tạo bài văn tả cây cối, trình tự miêu tả, cách quan sát, cách miêu tả. - Nâng cao kĩ năng làm bài văn miêu tả cây cối. II. Chuẩn bị: Dàn bài. III. Các hoạt động dạy - học: - GV ghi đề bài "Em hãy tả một cây lâu năm cho bóng mát". - HS đọc kĩ và xác định yêu cầu đề bài. - Chỉnh sửa dàn bài đã chuẩn bị. - Viết bài văn dựa vào dàn bài. - HS trình bày miệng từng phần, cả bài. - Lớp cùng GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học Hoàn thành vở bài tập trong tuần I. Mục tiêu: - Hoàn thành vở bài tập Toán và Tiếng Việt trong tuần 27. - Rèn thói quen tự giác học tập và làm bài tập đầy đủ. II. Các hoạt động dạy học: - GV lần lượt kiểm tra vở bài tập của HS - Yêu cầu HS hoàn thành vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS trung bình. - Nhận xét chung, khuyến khích học sinh học tập. Sinh hoạt. Nhận xét hoạt động trong tuần I. Nhận xét chung: - Lớp duy trì các nề nếp của trừơng, lớp đề ra. Một số em có tiến bộ trong tuần: ........................................................................................................................ - Hăng hái trong học tập: .............................................................................. - Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng, ....................................................... - Làm bài tập ở nhà còn thiếu:....................................................................... II. Phương hướng tuần 28. - Duy trì các nề nếp đã đạt được. - Hạn chế các khuyết điểm. - Phát huy tinh thần học tập: "Đôi bạn cùng tiến". - Cán sự lớp luôn kèm cặp, theo dõi, đôn đốc các bạn trong tổ, trong lớp học tập.
Tài liệu đính kèm: