Tập đọc
Luật tục xa của ngời Ê-đê
I . Mục tiêu :
- Đọc lu loát, diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu: Ngời Ê-đê từ xa đã có luật tục qui định sử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.Từ luật tục của ngời Ê-đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi ngời phải sống, làm việc theo luật pháp.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ SGK.
- Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của ngời Tây Nguyên
- Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nớc ta(BT4)
III . Hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ : HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần,TLCH
Thứ hai, ngày 26 tháng 02 năm 2007 Tập đọc Luật tục xưa của người Ê-đê I . Mục tiêu : - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. - Hiểu: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục qui định sử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ SGK. - Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên - Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nước ta(BT4) III . Hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ : HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần,TLCH 2. Dạy bài mới: a .Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh –giới thiệu bài mới (SGVtr 92 ) b. Bài mới : HĐ1 :Luyện đọc đúng -Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài -GV chia 3 đoạn. -Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai -Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 -GV đọc mẫu cả bài HĐ2:Tìm hiểu bài: đoạn 1 Câu 1 SGK ? đoạn 2 Câu 2SGK ? GV: các tội của người Ê-đê nêu rất cụ thể , dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục. đoạn 3 Câu 3SGK ? GV tiểu kết Câu 4 SGK ? Thảo luận nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc - Thi đọc đoạn 3. Luyện đọc theo nhóm. - Gọi HS đọc bài -Em hãy nêu ý chính của bài ? 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Cả lớp đọc thầm theo Luyện đọc từ khó: Ê-đê, xử nặng, xét xử, mớm, Giải nghĩa từ khó: luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, trả lại đủ giá, Cả lớp đọc thầm theo +..người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. +..tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, +Các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ,.người phạm tội là bà con anh em cũng xử vậy. + Tang chứng phải chắc chắn: Lớp NX sửa sai ý 2 mục I Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn. II. Các hoạt động dạy - học: GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật; đơn vị đo thể tích. Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài. Bài 1. Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương. - GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV nhận xét ý kiến củ HS. - GV yêu cầu HS giải bài toán, nêu các kết quả. HS khác nhận xét, GV kết luận. Bài 2. Hệ thống và củng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS tự giải toán, HS trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xét bài của bạn. - GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3. Vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật để giải toán. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc kĩ yêu cầu đề toán và nêu hướng giải bài toán. - GV nêu nhận xét: Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ đầu (là hình hộp chữ nhật có chiều dài 9cm, chiều rộng 6cm, chiều cao 5cm), trừ đi thể tích của khối gỗ hình lập phương đã cắt ra. - GV yêu cầu học sinh tự giải bài toán và gọi 1 HS trình bày bài giải. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS và nêu bài giải, chẳng hạn. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Khoa học Lắp mạch điện đơn giản (Tiếp) I. Mục tiêu: (Như tiết 1). II.Chuẩn bị: (Như tiết 1). III. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: * Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở, về dẫn điện, cách điện. - HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện. * Cách tiến hành: - GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện.HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện. - HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp (có thể sử dụng cái ghim giấy). 2. Hoạt động 2: Trò chơi "Dò tìm mạch điện" (không bắt buộc). * Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở, về dẫn điện, cách điện. * Cách tiến hành: - GV chuẩn bị một hộp kín, nắp hộp có gắn các khuy kim loại. Các khuy được xếp thành 2 hàng và đánh số như hình 1 (cả ở trong và ở ngoài). Phía trong hộp, một số cặp khuy (gồm 2 khuy ở 2 hàng) được nối với nhau bởi dây dẫn(chẳng hạn 2 với 5; 3 với 2; 3 với 10; ...) (hình 1). Đậy nắp hộp lại (lúc này nhìn phía trên nắp như hình 2), dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và để hở 2 đầu (gọi là mạch thử - hình 3). Bằng cách chạm 2 đầu của mạch thử vào 1 cặp khuy bất kì nào đó, căn cứ vào dấu hiệu đèn sáng hay không sáng ta có thể biết được 2 khuy đó có được nối với nhau bằng dây dẫn hay không. - Mỗi nhóm thực hiện được phát 1 hộp kín (việc nối dây có thể do GV hoặc do nhóm khác thực hiện). GV có thể đặt vấn đề bằng cách nào có thể phát hiện được những cặp khuy nào được nối với nhau bởi dây dẫn.Từ đó đi đến phương án dùng mạch thử. Mỗi nhóm sử dụng mạch thử để đoán xem các cặp khuy nào được nối với nhau. Sau đó ghi kết quả dự đoán vào một tờ giấy. - Sau cùng một thời gian, các hộp kín của các nhóm được mở ra. Đối chiếu kết quả với dự đoán, mỗi cặp khuy xác định đúng được 1 điểm, sai bị trử 1 điểm, nhóm nào đúng nhiều hơn là thắng. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ ba, ngày 27 tháng 02 năm 2007 Tập đọc Hộp thư mật I . Mục tiêu : - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện: khi hồi hộp, vui sướng, nhẹ nhàng,toát lên vẻ bình tĩnh, tự tin của nhân vật - Hiểu: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệpbảo vệ Tổ quốc. II .Đồ dùng học tập: Tranh minh hoạ bài đọc. ảnh thiếu tướngVũ Ngọc Nhạ III . Hoạt động dạy và học : 1 Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Luật tục xưa của người Ê-đê,TLCH 2. Dạy bài mới: a .Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh –giới thiệu bài mới (SGVtr 102 ) b. Bài mới : HĐ1 :Luyện đọc đúng - Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài - GV chia 4đoạn - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - GV đọc mẫu cả bài HĐ2:Tìm hiểu bài: - Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì? - Em hiểu hộp thư mật dùng để làm gì? đoạn 1 Câu 1 SGK ? đoạn 2 Câu 2SGK ? GV tiểu kết ý đoạn 3 Câu 3SGK ? đoạn 4 Câu 4 SGK? HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc - Thi đọc đoạn 3. Luyện đọc theo nhóm - Gọi HS đọc bài - Em hãy nêu ý chính của bài ? 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Cả lớp đọc thầm theo. Luyện đọc từ khó: chữ V, bu- gi, cần khởi động máy, Giải nghĩa từ khó :Hai Long, chữ V, bu-gi, cần khởi động, động cơ, Cả lớp đọc thầm theo +để lấy báo cáo và gửi báo cáo +.để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng. +..đặt hộp thư ..dễ tìm..ít bị chú ý nhất- nơi 1 cột cây số ven đường, ... +..gửi gám tình yêu TQ và lời chào chiến thắng. + “Anh dừng xe.bước chân” Vì để đánh lạc hướng chú ý của người khác, không ai có thể nghi ngờ. +..có ý nghĩa quan trọng .vì cung cấp những thông tin mật từ phía địch, giúp ta hiểu ý đồ và ngăn chặn kịp thời Lớp NX sửa sai ý 2 mục I Lịch sử Đường Trường Sơn I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, ... cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. II. Chuẩn bị: - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn). - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1 (làm việc cả lớp). - GV giới thiệu về nhiệm vụ của hai miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - GV nêu nhiệm vụ học tập: + Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn (trên bản đồ). + Mục đích ta mở đường Trường Sơn. + Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước. 2. Hoạt động 2 (làm việc cả lớp). - GV cho HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn. - GV dùng bản đồ để giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn (từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hóa qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ). - GV nhấn mạnh: đường Trường Sơn là hệ thống những đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường. 3. Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm hoặc cả lớp). - GV cho HS tìm hiểu về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. - HS đọc SGK, đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh. Ngoài ra, yêu cầu HS kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong ... mà các em đã sưu tầm được (qua tìm hiểu sách báo, truyền hình hoặc nghe kể lại). 4. Hoạt động 4 (làm việc theo nhóm). HS thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. So sánh hai bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kỳ lịch sử. 5. Hoạt động 5 (làm việc cả lớp). - GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn. - GV chốt lại: Ngày nay, đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh. 6. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tỉnh tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Tỉnh thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương. II. Các hoạt động dạy - học: GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1. GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung (như trong SGK). a. Cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi HS tự làm bài theo gợi ý của SGK. Chẳng hạn: Nhận xét: 17,5% = 10% + 5% + 2,5%. 10% của 240 là 24. 5% của 240 là 12. 2,5% của 240 là 6. Vậy: 17,5% của 240 là 42. b. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: Nhận xét: 35% = 30% + 5%. 30% của 520 là 156 10% của ... 2 = 2,5 (cm). Diện tích hình tròn là: 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2). Diện tích hình tam giác vuông ABC là: 3 x 4 : 2 = 6 (cm2). Diện tích phần hình tròn được tô màu là: 19,625 - 6 = 13,625 (cm2). Đáp số: 13,625 cm2. Iiếng Việt (BS) Ôn: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: Bài 1: Chọn cặp từ hô ứng thích hợp ở trong ngoặc điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép. a. Tôi ............... học nhiều, tôi ............. thấy mình biết còn ít quá. (nào - ấy; chưa - đã; càng - càng) b. Cún con quấn Hưng lắm. Cậu ta đi ............ nó theo .......... (đâu - đấy; nào - ấy; sao - vậy) c. Kẻ ............. gieo gió, kẻ .............. phải gặt bão. (chưa - đã; nào - ấy; bao nhiêu - bấy nhiêu) d. Mẹ chăm lo cho em ................., em thấy thương mẹ ............ (bao nhiêu - bấy nhiêu; càng - càng; nào - ấy) Bài 2. Điền tiếp vế câu và từ hô ứng để những dòng sau thành câu ghép. a. Hoa càng chăm học, ................................................................................. b. Bà con dân làng nấu bao nhiêu cơm, Gióng ............................................. - HS tự làm bài tập, lên bảng điền. - Lớp cùng GV theo dõi nhận xét, bổ sung và tự sửa vào bài của mình. - GV củng cố, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán (BS) Ôn: Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương I. Mục tiêu: - Củng cố cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Rèn kĩ năng tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương nhanh, chính xác, vận dụng vào giải toán. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: Bài 1: Tính thể tích hình lập phương biết hiệu quả của diện tích toàn phần và diện tích xung quanh là 162 dm2. (Đáp số: 729 dm3). Bài 2. Một bể cá hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 2,5m; chiều rộng 1,8m; mức nước có trong bể cao 0,6 m. Người ta thả vào bể một hòn đá làm hòn non bộ thì mức trong bể cao 0,7 m. Tính thể tích phần hòn non ngập trong nước. (Đáp số: 0,45 m3). - HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình). - HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển). - GV nhận xét, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ sáu, ngày 02 tháng 3 năm 2007 Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật I. Mục tiêu: - Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật. - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật-trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. II .Đồ dùng học tập: - 1 số đồ vật - Bảng phụ cho BT1 III. Hoạt động dạy và học 1.Kiểm tra bài cũ : HS đọc đoạn văn làm trong tiết trước. 2.Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài 1 ? -Em chọn tả đồ vật nào? Bài 2: Gọi HS đọc đề bài HS đọc gợi ý SGK HS làm việc cá nhân Gọi 5 HS trình bày GV:đương nhiên chúng ta không thể bắt chước y nguyên dàn bài của bạn vì HĐ4 : Củng cố ,dặn dò - NX tiết học. - Ai chưa xong, về nhà hoàn thành tiếp. Chuẩn bị tiết sau viết hoàn chỉnh bài văn Lớp đọc thầm theo +lập dàn ý miêu tả 1 đồ vật HS nối tiếp trình bày Cả lớp đọc thầm 2 lần Lớp NX, bổ sung cho hoàn chỉnh các dàn bài đó theo gợi ý SGK. HS tiếp tục làm bài vào VBTTV Trình bày miệng Lớp NX, sửa sai Bình bài hay nhất Địa lý Ôn tập I. Mục tiêu: Học bài này HS: - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí, giới hạnlãnh thổ của châu á, châu âu. - Biết hệ thống hóa các kiến thức cơ bản đã học về châu á, châu Âu. - Biết so sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa 2 châu lục. - Điền đúng tên, vị trí (hoặc đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí) của 4 dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên lược đồ khung (hoặc bản đồ Tự nhiên Thế giới). II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu á, châu Âu (nếu có). - Bản đồ Tự nhiên Thế giới. II. Các hoạt động dạy - học. 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc cả lớp. Bước 1: - Phiếu học tập phát cho từng HS để điền vào lược đồ: + Tên châu á, châu Âu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải. + Tên một số dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ. Bước 2: - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 2. Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng". Bước 1: - GV chia lớp thành các nhóm (có thể chia nhóm theo tổ). - Phát cho mỗi nhóm 1cái chuông hoặc 1cái còi (hoặc 1 dụng cụ khác) dùng để báo nhóm đó đã có câu trả lời. Bước 2: Tiến hành chơi. - Khi GV đọc câu hỏi, ví dụ về diện tích có 2 ý: + ý 1: Rộng 10 triệu km2. + ý 2: Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục. - Nhóm nào rung chuông trước sẽ được trả lời. Ví dụ, ý 1 là diện tích của châu Âu, ý 2 là diện tích của châu á. Nhóm nào trả lời đúng được 1 điểm. Nếu nhóm nào trả lời sai sẽ bị trừ 1 điểm và quyền trả lời sẽ thuộc nhóm rung chuông thứ hai, ... - Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi GV hỏi hết các câu hỏi trong SGK. Bước 3: GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá. Nhóm nào có tổng số điểm cao nhất thì nhóm đó thắng cuộc. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy - học: - HS nêu lại cách tính của hình tam giác, hình bình hành, hình trong. - HS tự làm các bài tập. - HS lên bảng làm, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - GV chữa bài, nhận xét kết quả. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Đạo Đức Em yêu tổ quốc Việt Nam (tiết 2) I. Mục tiêu: Học xong bài nay, học sinh biết: - Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Tích cực học tập, rèn luyện để đóng góp xây dựngvà bảo vệ quê hương, đất nước . - Quan tâm đến sự phát triển của đất nhước, tự hào về truyền thống, về nên fvăn hoá và lịch sử của dan tôc Việt Nam. II. Chuẩn bị: Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác. III. Các hoạt động dạy - học 1. Hoạt động 1: Làm bài tập 1, SGK *Mục tiêu: Củng cố các kiến thức vè đất nước Việt Nam. *Cách tiến hành: 1. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Gới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sửliên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1. 2. từng nhóm thảo luận. 3. Đại diện nhóm lên trình bày về một mốc thời gian hoặc địa danh. 4. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến. 5. GV kết luận: - Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình Lịch Sử , khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, từ đó,ngày 2 tháng 9 đựoc lấy làm ngày Quốc Khánh của nước ta. - Ngày 7 tháng 5 năm 1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. - Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phong smiền nam. Quận giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, Nguỵ quyền Sài Giòn tuyên bố đầu hàng. - Sông Bạch Đằng gắn với chién thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hám và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên. - Bến Nhà Rồngnằm trên sông sài Gòn, nơi Bác đã đi tìm đường cứu nước. - Cây đa Tân Trào: nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phống Thái Nguyên ngày 16 tháng 8 năm 1945. 2. Hoạt động2: Đóng vai( bài tập 3, SGK ) * Mục tiêu: HS biét thể hiện tình yêu quê hương, đất nnước trong vai một hướng dẫn viên du lịch. * Cách tiến hành: 1. Giáo viên yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giưới thiệu với khách du lịch ( các HS khác trong lớp đóng0 về một tong các chủ đề: Văn háo, kinh tế, lịch sử, danh nhân thắng cảnh, con người Viẹt Nam, trẻ EM Việt Nam, việc thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam,.. 5. Giáo viên nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt 3. Hoạy động 3: Triển lãm nhỏ ( bài tập 4, SGK) * Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ. 2. Các nhóm chuẩn bị đóng vai. 3. Đại diện một nhóm len đóng vai hướng dẫn viên du liạch giới thiệu trước lớp. 4. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. 1 Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày tranh vẽ theo nhóm. 3. Giáo viên nhận xét về tranh vẽ của học sinh. 2 HS cả lớp xem tranh và trao đổi. 4. Học sinh hát, đọc thơ,về chủ đề: EM yêu Tổ quốc Việt Nam. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò: Tiếng việt (BS) Ôn: Tả đồ vật I. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng lập dàn ý bài văn tả đồ vật. - Rèn kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật. II. Chuẩn bị: Dàn bài. III. Các hoạt động dạy - học: - Bài tập: Em hãy lập dàn ý miêu tả 1 đồ vật trong nhà mà em yêu thích. - HS đọc kĩ yêu cầu bài tập. - HS nêu bố cục 1 bài văn tả đồ vật. - HS lập dàn ý đ trình bày miệng từng phần, toàn bài. - Lớp cùng GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học Hoàn thành vở bài tập trong tuần I. Mục tiêu: - Hoàn thành vở bài tập Toán và Tiếng Việt trong tuần 24. - Rèn thói quen tự giác học tập và làm bài tập đầy đủ. II. Các hoạt động dạy học: - GV lần lượt kiểm tra vở bài tập của HS - Yêu cầu HS hoàn thành vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS trung bình. - Nhận xét chung, khuyến khích học sinh học tập. Sinh hoạt. Nhận xét hoạt động trong tuần I. Nhận xét chung: - Lớp duy trì các nề nếp của trừơng, lớp đề ra. Một số em có tiến bộ trong tuần: ........................................................................................................................ - Hăng hái trong học tập: .............................................................................. - Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng, ....................................................... - Làm bài tập ở nhà còn thiếu:....................................................................... II. Phương hướng tuần 25. - Duy trì các nề nếp đã đạt được. - Hạn chế các khuyết điểm. - Phát huy tinh thần học tập: "Đôi bạn cùng tiến". - Cán sự lớp luôn kèm cặp, theo dõi, đôn đốc các bạn trong tổ, trong lớp học tập.
Tài liệu đính kèm: