Tuần 20
Thứ hai ngày 09 tháng 01 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
Thái sư trần thủ độ
I/ Mục tiêu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu).
- Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư sử gương mẫu, nghiêm minh, không vì sai mà làm sai phép nước.
II/ Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài học.
III/ Các hoạt động dạy - học
Tuần 20 Thứ hai ngày 09 tháng 01 năm 2012 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc Thái sư trần thủ độ I/ Mục tiêu 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật. 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu). - Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư sử gương mẫu, nghiêm minh, không vì sai mà làm sai phép nước. II/ Đồ dùng dạy học Tranh minh họa bài học. III/ Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2 HS B/ Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc + Đoạn 1: (Từ đầu ..... Ông mới tha cho) + Đoan 2: (Tiếp theo.....Lấy lụa thưởng cho) + Đoạn 3: phần còn lại. - GV theo dõi sửa sai kết hợp giải thích các từ trong phần chú giải. b. Tìm hiểu bài + HS đọc thầm đoạn 1: H: Khi có người đến xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? + HS đọc thầm đoạn 2: H: Trước việc làm của người quân hiệu Trần Thủ Độ đã sử lí ra sao? + HS đọc thầm đoạn 3: H: Khi biết có viên quan đến tâu với vua mình chuyện quyền, Trần Thủ Độ đã nói thế nào? H: Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho ta thấy ông là người thế nào? c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - GV đọc diễn cảm bài văn - GV hướng dẫn đọc đúng lời nhân vật. 3/ Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Về nhà luyện đọc theo lời nhân vật. - Đọc bài (Người công dân số một) - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp vở kịch 3,4 lần - Đọc theo cặp - HS đọc phần chú giải - HS thảo luận và trả lời. + Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó chặt một ngón chân để phân biệt với câu đương khác. + ... không những không trách mà còn thưởng cho. + Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin quan thưởng cho viên quan đó. + Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước. - Đại diện các nhóm lên phát biểu. - Các nhóm khác nhận xét. - HS đọc 3 đoạn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ). - Các nhóm cử người thi đọc phân vai lời nhân vật - Hs thi đọc diễn cảm câu chuyện. - Các nhóm khác nhận xét. - HS rút ra nội dung bài Tiết 3: Thể dục ( GV chuyên: Điêu Chính Chăn- dạy) Tiết 4: Toán Luyện tập I.Mục tiêu: - Giúp học sinh rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn , tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi hình tròn đó. - BT1c, 3b, 4: HSKG II/ Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập III/.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra: ba hs - Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn . Bài 1: tính chu vi hình tròn có đường kính d. a. d = 0,6cm b. d = 2,5dm Nhận xét ,ghi điểm B.Bài mới 1. Giới thiệu bài: nêu và ghi đề bài 2. Hướng dẫn luyện tâp. Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài vào vở, 3 HS lên bảng giải. - Nhận xét, ghi điểm Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài vào vở, 2 HS lên bảng giải Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài vào vở ,2 HS lên bảng giải GV gợi ý: bánh xe lăn 1 vòng thì xe đạp xẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe.Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe Bài 4 : Yêu cầu Hs đọc đề bài và làm bài vào vở. GVgợi ý : + Tính chu vi hình tròn . + Tính nửa chu vi hình tròn . + Xác đinh chu vi của hình H:là nửa chu vi hình tròn cộng với độ dài đường kính GV nhận xét sửa sai. C. Củng cố-Dặn dò: Nhắc lại cách tính chu vi hình tròn. Chuẩn bị bài: Diện tích hình tròn 3 Hs thực hiện yêu cầu . -1 HS đọc to đề bài. Lớp theo dõi SGK. -HS làm bài vào vở, 3HS lên bảng giải . a. C = 9 x 2 x 3,14 = 56,52(m) b. C = 4,4 x 2 x 3,14=27,632(dm) c. C = 2x 2 x 3,14=15,7(cm) HS nhận xét, sửa bài. -1 HS đọc to đề bài. Lớp theo dõi SGK. -HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng giải . a. d = 15,7 : 3,14 = 5 (m) b. r = 18,84 : 2 x 3,14 = 3 (dm) HS nhận xét ,sửa bài. -1 HS đọc to đề bài. Lớp theo dõi SGK. -HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng giải. Bài giải. a. Chu vi của bánh xe đó là: 0,65 x 3,14 = 2,041 (m) b. Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng thì người đi xe đạp sẽ đi được là : 2,041 x 10 = 20,41(m). * Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 100 vòng thì người đi xe đạp sẽ đi được là : 2,041 x 100 = 204,1 (m). HS nhận xét, sửa bài. HS đọc đề bài và làm bài vào vở. 1 HS lên bảng giải. Khoanh tròn vào đáp án D. D : 15,52 cm -1 HS nhắc lại.Lớp theo dõi nhận xét . Tiết 5: Mĩ thuật GV chuyên: Hà Thị Nga - dạy Sáng: Thứ ba ngày 10 tháng 01 năm 2012 Tiết 1: Toán Diện tích hình tròn I.Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được quy tắc ,công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn . - BT1c, 2c,: HSKG II/ Đồ dùng dạy học Phiếu học tập, hình tròn III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: - Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn. Bài 1: Tính chu vi hình tròn có bán kính r : a. r = 9m b. r = 4,4 dm Nhận xét ,ghi điểm B.Bài mới 1. Giới thiệu bài: nêu và ghi đề bài 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài . 2.1 Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn . - GV giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn : Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14. S = r x r x 3,14 (S là diện tích hình tròn, r là bán kính đường tròn). VD : Tính diện tích hình tròn có bán kính 2 dm. - Yêu cầu hS đứng tại chỗ tính diện tích hình tròn, GV ghi bảng : Diện tích hình tròn là : 2 x 2 x 3,14 =12,56 (dm2) 2.2 Luyện tập Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài vào vở , 3 HS lên bảng giải Gv nhận xét Bài 2 : Yêu cầu Hs đọc đề bài và làm bài vào vở, 3 Hs giải bài trên bảng. GV nhận xét sửa sai. Bài 3 :Yêu cầu Hs đọc đề bài và làm bài vào vở,1 Hs giải bài trên bảng. GV nhận xét sửa sai. C. Củng cố-Dặn dò: Nhắc lại cách tính diện tích hình tròn. Chuẩn bị bài : Luyện tập. 3 Hs thực hiện yêu cầu. HS nhắc lại đề bài. HS theo dõi. 2 HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn. 1 HS đọc to đề bài. Lớp theo dõi SGK. -HS làm bài vào vở, 3HS lên bảng giải. a. S = 5x 5 x 3,14 = 78,5(m2) b. S = 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2) c. S = x x 3,14 = 1,1304 (m2) HS nhận xét ,sửa bài. - 1 HS đọc to đề bài. Lớp theo dõi SGK. - HS làm bài vào vở, 3HS lên bảng giải. S = 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2) S = 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944(dm2) S = 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (m2) HS nhận xét, sửa bài. Hs đọc đề bài và làm bài vào vở, 1 Hs giải bài trên bảng. Bài giải. Diện tích của mặt bàn hình tròn là: 45 x 45 x 3,14 = 6358,5(cm2) Đáp số : 6358,5cm2 HS nhận xét, sửa bài. Tiết 2: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Công dân I/ Mục tiêu - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm Công dân. - Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân. II/ Đồ dùng dạy học - Thầy: Bảng phụ - Bút dạ. - Trò: Đồ dùng học tập. III/ Các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức : Hát 2- Kiểm tra : - Đọc đoạn văn đã viết bài tập 2- trang 12 (2 em). 3- Bài mới: a) Giới thiệu bài: Ghi bảng b) Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - 1 em đọc bài tập. - Nêu yêu cầu của bài? - Gọi HS lên bảng làm - Dưới lớp làm ra giấy nháp. - HS đọc bài tập. - Bài yêu cầu làm gì? - HS làm theo nhóm. - 1 nhóm làm ra giấy trong. - Làm xong đại diện nhóm dán lên bảng trình bày - Nhận xét và chữa. - 1 em đọc bài tập. - Nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân. - 1 em làm vào giấy khổ to. Làm xong dán lên bảng và trình bày. - 1 em đọc bài tập - Nêu yêu cầu của bài? - HS lên bảng làm. - Dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét và chữa. * Bài 1: (18) Dòng nào nêu đúng ý nghĩa của từ công dân. - Người công dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đôi với đất nước. * Bài 2: Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp. a) Công là ''của nhà nước, của chung": công dân, công cộng, công chúng.'' b) Công là ''không thiên vị'': công bằng, công lí, công minh, công tâm. c) Công là ''thợ, khéo tay'' công nhân, công nghiệp. * Bài 3: (18) - Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng. - Những từ đồng nghĩa: nhân dân, dân chúng. * Bài 4: (18) - Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa (ở BT3) Vì từ công dân có hàm ý "người dân một nước độc lập", khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ. - Củng cố - Dặn dò: - Em hiểu thế nào là "Công dân"? - Về chuẩn bị cho tiết sau. Tiêt 3: Khoa học GV chuyên: Lường Văn Quán - dạy Tiết 4: Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I/ Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng nói : - HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sông và làm việc theo pháp luật. theo nếp sống văn minh. - Hiểu và trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Lắng nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện. - Nghe bạn kể chuyện, nhận xét lời kể của bạn. II/ Đồ dùng dạy học - Một số sách báo, về gương sống và làm việc theo pháp luật. III/ Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét, ghi điểm. B/ Bài mới 1. Giới thiệu bài, ghi đề bài 2. Hướng dẫn HS kể chuyện - GV gạch chân những từ ngữ cần chú ý - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà. - GV và HS nhận xét, bình chọn bạn kể câu chuyện hay nhất. Bạn hiểu câu chuyện nhất. HS tìm được câu chuyện ngoài SGK được cộng thêm điểm. 3/ Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Học bài và chuẩn bị bài sau. - Mỗi em kể 2 đoạn của câu chuỵên (Chiếc đồng hồ) - HS lắng nghe. a) HS tìm hiểu yêu cầu đề bài. - HS đọc đề bài trên bảng lớp. - 3 HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK, nêu tên nhân vật trong các bài đã học (anh Lí Phúc Nha, Mồ Côi, Chú bé gác rừng.) - Một số HS nối tiếp nhau nói tên chuyện mà mình sẽ kể. b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Một vài tốp tiếp nồi nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện. - HS kể trước lớp theo cặp. - HS thi kể trước lớp. - HS khác nhận xét Tiết 5: Đạo đức Em yêu quê hương (tiết 2) I. Mục tiêu Học xong bài này HS biết : - Thể hiện tình cảm đối với quê hương . - Bày tỏ thái đô phù hợp đối với một số ý kiến liên quan đến tìn ... Kiểm tra bài cũ GV nhận xét bài kiểm tra. B/ Bài mới 1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài . 2. Hướng dẫn HS luyện tập . Bài tập 1. - Yêu cầu HS đọc đề bài . - GV giải nghĩa từ : việc bếp núc. Yêu cầu HS đọc thầm lại mẩu chuyện trả lời câu hỏi : H : Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghê nhằm mục đích gì ? H : Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì ? H: Lớp trưởng đã phân công ntn? H : Hãy thuật lai diễn biến của buổi liên hoan? - GV nhận xét, chốt ý . - GV treo bảng phụ ghi mẫu cấu tạo 3 phần của một CTHĐ. Bài tập 2 -Yêu cầu HS đọc đề bài. - Giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài . - Yêu cầu HS thảo luận N4 lập CT HĐcủa lớp . chào mừng ngày Nhà giáo VN 20-11. GV nhận xét, tuyên dương môt số nhóm làm tốt. C/ Củng cố, dặn dò Cho hs đọc lại cấu tạo của một CTHĐ. Chuẩn bị bài : Lập chương trình hoạt động của tuần 21. - Lắng nghe. 2 HS nối tiếp nhau đọc mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể. Lớp theo dõi SGK. chúc mừng các thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 –11; bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô. - Cần chuẩn bị : + Bánh kẹo, hoa quả, . + Làm báo tường + Chương trình văn nghệ - Phân công + Bánh kẹo, hoa quả : Các bạn nữ. + Trang trí : Trung, Nam ... + Các tiết mục khác . - Buổi liên hoan diễn ra rất vui vẻ ... khen các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên hoan tổ chức chu đáo. HS nhận xét, bổ sung. 2-3 HS đọc cấu tạo 3 phần của một CTHĐ. Lớp theo dõi . 1 HS đọc to. - HS thảo luận N4. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1 HS đọc lại. Tiết 2: Toán Giới thiệu biểu đồ hình quạt I.Mục tiêu: - Làm quen với biểu đồ hình quạt. - Bước đầu biết cách đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt. II. Đồ dùng dạy học : Vẽ sẵn biểu đồ trong SGK trên bảng. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra: 2 hs - Nêu quy tắc tính diện tích hình tròn. - Yêu cầu 1 HS giải BT 1 Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu và ghi đề bài 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài . 2.1 Giới thiệu biểu đồ hình quạt. Ví dụ 1 - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình quạt GV vẽ trên bảng, nhận xét : -Biểu đồ có dạng hình gì ? -Trên mỗi phần của hình tròn được ghi các tỉ số phần trăm tương ứng . -GV hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ . -Nhìn vào biểu đồ, hãy cho biết : -Số sách trong thư viện được phân làm mấy loại ? + Có bao nhiêu phần trăm số sách là truyên thiếu nhi? + Có bao nhiêu phần trăm số sách là SGK ? +Có bao nhiêu phần trăm số sách là các loại sách khác ? Ví dụ 2 GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ. - Nhìn vào biểu đồ, hãy cho biết : + Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia bơi? + Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu? - Yêu cầu HS tính số HS tham gia bơi? 2.2 Luyện tập Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát vào biểu đồ, hãy cho biết : - Có bao nhiêu HS : + Thích màu xanh? + Thích màu đỏ ? + Thích mầu trắng ? + Thích màu tím ? Gv nhận xét. Bài 2 : Yêu cầu Hs đọc đề bài, quan sát vào biểu đồ, cho biết : - Phần nào trên biểu đồ chỉ số HSG, HSK, HS trung bình ? - Số HS được phân làm mấy loại ? - Số HS giỏi chiếm bao nhiêu phần trăm? - Số HS khá chiếm bao nhiêu phần trăm? - Số HS TB chiếm bao nhiêu phần trăm? - Yêu cầu HS đọc các tỉ số phần trăm của số HSG, HSk, HS trung bình. Gv nhận xét. C.Củng cố-Dặn dò: 2 Hs thực hiện yêu cầu . -nhắc lại đề bài. - có dạng hình tròn - HS tập đọc biểu đồ . Phân làm 3 loại . + Có 50% số sách là truyên thiếu nhi. + Có 25% số sách là SGK . + Có 25% số sách là các loại sách khác . 1 số HS đọc biểu đồ . 12,5 % HS tham gia bơi. có 32 hs Số HS tham gia môn bơi là : 32 x 12,5 : 100 = 4 (học sinh ) HS đọc đề bài và quan sát vào biểu đồ .-Một số hS nêu miệng - Số HS thích màu xanh là : 120 x 40 : 100 = 48 (HS ) - Số HS thích màu đỏ là : 120 x 25 : 100= 30 (HS) - Số HS thích màu trắng là : 120 x 20 : 100 = 24 (HS ) - Số HS thích màu tím là: 120 x 15 : 100 = 18 (HS) HS nhận xét, sửa bài. - màu trắng biểu thị số HSG, màu xanh đậm biểu thị số HSK, màu xanh nhạt biểu thị số HS trung bình 3 loại: giỏi, khá, TB HS giỏi chiếm : 17,5% Hs khá chiếm : 60% HS TB chiếm : 22,5% HS nhận xét, sửa bài. 1 vài HS đọc. Tiết 3: Chính tả (Nghe – viết) Cánh cam lạc mẹ I/ Mục tiêu - Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ. - Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi hoặc âm chính o / ô. - Giáo dục HS có ý thức trong rèn chữ viết. II/ Đồ dùng dạy học - Thầy: Bảng phụ ghi bài tập 2. - Trò: Đồ dùng học tập. III/ Các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức : Hát 2- Kiểm tra: - Viết đúng: Vất vả, đủng đỉnh. 3- Bài mới: a) Giới thiệu bài: Ghi bảng b) Nội dung bài dạy Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giáo viên đọc mẫu bài viết. - Bài thơ cho ta biết điều gì? - Viết đúng các từ khó. - Đọc cho HS viết bài. - GV đọc soát lỗi. - Đổi chéo soát lỗi. - Chấm một số bài. c- Luyện tập - 1 em đọc bài tập. - Nêu yêu cầu của bài? - HS lên làm theo cặp đôi - 1 em làm ra giấy to. Làm xong dán lên bảng. Đại diện nhóm lên trình bày. - Nhận xét và chữa. - Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở yêu thương của bạn bè. - vào vườn, trắng sương, bể, bọ dừa, râm ran. * Bài 2: (17) Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống. a) r; d hay gi. - Các tiếng là ra, giữa, dòng, rò, ra, duy; ra, giấu, giận, rồi. b) o hay ô - Sau khi điền o, ô được các tiếng đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hôi, tròn, một. 4- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về chuẩn bị cho tiết sau. Tiết 4: Lịch sử Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 –1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học). - Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đọan lịch sử này. II. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ (2 HS) H. Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điên Biên Phủ? H. Thắng lợi của Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta? GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới. 2.1: Giới thiệu bài:Nêu và ghi đề bài. 2.2: Hướng dẫn ôn tập. * Hoạt động 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954. - Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm 4. Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954. - Đại diện cấc nhóm trình bày Thờigian Sự kiện lịch sử tiêu biểu Cuối năm 1945 đến 1946 Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt” 19/2/1946 TW Đảng và chính Phủ phát đông toàn quốc kháng chiến 20/12/1946 Đài Tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ. 20/12/1946 đến tháng 2/1947 Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quyết sinh” Thời gian xảy ra Sự kiện lịch sử tiêu biểu Thu – Đông 1947 Chiến dịch Việt Bắc-“mồ chôn giặc Pháp” Thu-đông 1950 16 –18/9/1950 Chiến dịch Biên giới. Trận Đông Khê. Gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu. Sau chiến dịch Biên giới 2/1951 1/5/1952 Tập chung xây dưnghậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đề ranhiêmvụ cho kháng chiến. Khai mạc đai hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu. 30/3/1954 –7/5/1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.Phan Dình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. HS và GV nhận xét. Yêu cầu 1 vài Hs nêu lại. *Hoạt động 2: Trò chơi hái hoa dân chủ. GV yêu cầu một vài Hs lên hái hoa và trả lời câu hỏi: H. Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc? (Vì chúng cũn nguy hiểm như giặc ngoại xâm, chúng có thể làm cho dân tộc suy yếu, mất nước). H. Việc quân và dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần hai tháng trời có ý nghĩa ntn? (đã bảo vệ được cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến) H. Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnhvà truyền thống của ND ta? (sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta) H.Chiến thắng biên giới Thu – đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta? (căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng cỗ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc với quốc tế được nối liền) H. Nêu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2-1951) đã đề ra cho Cách mạng, để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì? (NV: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn tòan. ĐK: Phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân) HS nhận xét bổ sung. GV nhận xét ghi điểm. 3.Củng cố - dặn dò. Nhận xét thái độ học tập của HS. Tuyên dương một số em học tốt . Tiết 5: Sinh hoạt Sinh hoạt lớp tuần 20 I. Mục đích yêu cầu - Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 20. - Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 21 II. Các hoạt động lên lớp. 1. Ổn định tổ chức 2. Sinh hoạt lớp - Gọi lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp - Gọi các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung. - GV nhận xét: a. Đạo đức: Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn. b. Học tập: Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Tồn tại: Còn có em lười học : một số em chữ còn xấu, viết cẩu thả, có em ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng. c. Các công tác khác: Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường. - Tồn tại: một số em đi học còn quên khăn quàng, quần áo còn bẩn, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ. * Tuyên dương một số em tích cực học tập và lao động 3. Kế hoạch tuần 21. a. Đạo đức: Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong lớp. - Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. b. Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Nâng cao ý thức rèn chữ viết. - Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập - Chuẩn bị tốt nội dung các bài học - thực hiện 15 phút đầu giờ kiểm tra bảng cửu chương (kiểm tra theo cặp) c. Các công tác khác: Tham gia đầy đủ các buổi lao động do Đội phân công, đóng góp các khoản tiền do trường quy định, tiếp tục chăm bón cây xanh.
Tài liệu đính kèm: