BÀI:Bông hoa Niềm Vui
(2 tiết)
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, ốm nặng, hai bông nữa (MB); bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp, cánh cửa kẹt mở, hăng hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn, (MT, MN).
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc đúng giọng của nhân vật.
+ Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi
+ Giọng Chi: cầu khẩn
+ Lời cô giáo: dịu dàng, trìu mến
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ mới: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu.
- Hiểu được nội dung bài: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
- Tranh (ảnh) hoa cúc đại đóa hoặc hoa thật.
- Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN:Tập đọc TUẦN 13 BÀI:Bông hoa Niềm Vui (2 tiết) Ngày dạy: I. Mục tiêu: 1. Đọc Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, ốm nặng, hai bông nữa (MB); bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp, cánh cửa kẹt mở, hăng hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn, (MT, MN). Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng giọng của nhân vật. + Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi + Giọng Chi: cầu khẩn + Lời cô giáo: dịu dàng, trìu mến 2. Hiểu Hiểu nghĩa các từ mới: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu. Hiểu được nội dung bài: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) hoa cúc đại đóa hoặc hoa thật. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: H hát 2. Bài cũ 4’: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Giới thiệu 1’: Bông hoa Niềm Vui Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Chỉ lên bức tranh và nói: Đây là cô giáo, cô đang trao cho bạn nhỏ một bó hoa cúc. Hoa trong vườn trường không được hái nhưng cuối cùng bạn lại được nhận hoa. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao bạn nhỏ lại được hái hoa trong vườn trường qua bài tập đọc Bông hoa Niềm Vui. 4. Phát triển các hoạt động 27’: TG Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1,2 + Phương pháp : luyện tập , thực hành ĐDDH a) Đọc mẫu SGK - GV đọc mẫu đoạn 1, 2. - Theo dõi SGK và đọc thầm theo. b) Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn - Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng phụ. - Luyện đọc các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ (MB); bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp (MT, MN). Bảng phụ c) Hướng dẫn ngắt giọng - Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt câu dài. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu. Em muốn đem tặng bố/ một bông hoa Niềm Vui/ để bố dịu cơn đau.// Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.// d) Đọc theo đoạn - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2. - Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm. - Từng HS đọc theo nhóm. Các HS khác bổ sung. e) Thi đọc giữa các nhóm - Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh. - Thi đọc. - Nhận xét, cho điểm. g) Cả lớp đọc đồng thanh Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1, 2 + Phương pháp :đàm thoại, Thảo luận - Đoạn 1, 2 kể về bạn nào? - Bạn Chi. - Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì? - Tìm bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là bông hoa Niềm Vui. - Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì? - Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui tặng bố để làm dịu cơn đau của bố. - Vì sao bông cúc màu xanh lại được gọi là bông hoa Niềm Vui? - Màu xanh là màu của hi vọng vào những điều tốt lành. - Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào? - Bạn rất thương bố và mong bố mau khỏi bệnh. - Bông hoa Niềm Vui đẹp như thế nào? - Rất lộng lẫy. - Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa? - Vì nhà trường có nội qui không ai được ngắt hoa trong vườn trường. - Bạn Chi đáng khen ở điểm nào nữa? - Biết bảo vệ của công. - Chuyển ý: Chi rất muốn tặng bố bông hoa Niềm Vui để bố mau khỏi bệnh. Nhưng hoa trong vườn trường là của chung, Chi không dám ngắt. Để biết Chi sẽ làm gì, chúng ta học tiếp bài. TIẾT 2 Hoạt động 3: Luyện đọc đoạn 3, 4 + Phương pháp : luyện tập , thực hành - Tiến hành theo các bước như phần luyện đọc ở tiết 1. - Luyện đọc các từ ngữ: ốm nặng, hai bông vữa, cánh cửa kẹt mở, hãy hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn. - Luyện đọc các câu: Em hãy hái thêm hai bông nữa,/ Chi ạ!// Một bông cho em,/ vì trái tim nhân hậu của em.// Một bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo. - Gọ HS đọc phần chú giải. - GV giải thích thêm một số từ mà HS không hiểu. Hoạt động 4: Tìm hiểu đoạn 3, 4 + Phương pháp :đàm thoại, Thảo luận - Khi nhìn thấy cô giáo Chi đã nói gì? - Xin cô cho em... Bố em đang ốm nặng. - Khi biết lí do vì sao Chi rất cần bông hoa cô giáo làm gì? - Ôm Chi vào lòng và nói: Em hãy ... hiếu thảo. - Thái độ của cô giáo ra sao? - Trìu mến, cảm động. - Bố của Chi đã làm gì ki khỏi bệnh? - Đến trường cảm ơn cô giáo và tặng nhà trướng khóm hoa cúc màu tím. - Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý? - Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà. Hoạt động 5: Thi đọc truyện theo vai +Phương pháp : thi đua - Gọi 3 HS đọc theo vai. Chú ý đọc theo yêu cầu. - HS đóng vai: người dẫn chuyện, cô giáo và Chi. 5. Củng cố, dặn dò - Gọi 2 HS đọc đoạn con thích và nói rõ vì sao? Đọc và trả lời: Đoạn 1: Tấm lóng hiếu thảo chủa Chi/ Đoạn 2: ý thức về nội qui của Chi. Đoạn 3: Tình cảm thân thiết giữa cô và trò. - Đoạn 4: Tình cảm của bố con Chi đôí với cô giáo và nhà trường. - Dặn HS phải luôn học tập bạn Chi. Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán TUẦN 13 BÀI: 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ – 14 - 8 Ngày dạy: I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 - 8. Tự tập và học thuộc bảng các công thức 14 trừ đi một số. Áp dụng phép trừ có nhớ dạng 14 - 8 để giải các bài toán có liên quan. II. Chuẩn bị: Que tính. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: H hát 2. Giới thiệu 1’: Trong giờ học toán hôm nay chúng ta cùng học về cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 - 8, lập và học thuộc lòng các công thức 14 trừ đi một số. Sau đó, áp dụng để giải các bài tập có liên quan. 4. Phát triển các hoạt động 27’: TG Hoạt động 1: Phép trừ 14 – 8 + Phương pháp : trực quan, thuyết trình ĐDDH Bước 1: Nêu vấn đề - Đưa ra bài toán: Có 14 que tính (cầm que tính), bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Nghe và phân tích đề. Que tính - Yêu cầu HS nhắc lại bài. (Có thể đặt từng câu hỏi gợi ý: Cô có bao nhiêu que tính? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que?) - Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? - Thực hiện phép trừ 14 - 8. - Viết lên bảng: 14 - 8. Bước 2: Tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 14 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 8 que tính sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que. - Thao tác trên que tính. Trả lời: Còn 6 que tính. - Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình. Hướng dẫn lại cho HS cách bớt hợp lý nhất. - Trả lời. - Có bao nhiêu que tính tất cả? - Có 14 que tính (có 1 bó que tính và 4 que tính rời). - Đầu tiên cô bớt 4 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? - Bớt 4 que nữa. - Vì sao? - Vì 4 + 4 = 8. - Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que, còn lại 6 que. - Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính? - Còn 6 que tính. - Vậy 14 trừ 8 bằng mấy? - 14 trừ 8 bằng 6. - Viết lên bảng 14 - 8 = 6. Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính 14 - 8 6 - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình. - Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 4. Viết dấu - và kẻ vạch ngang. - Trừ từ phải sang trái. 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0. - Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ. Hoạt động 2:Bảng công thức: 14 trừ đi một số + Phương pháp : thực hành, thi đua - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng bảng các công thức 14 trừ đi một số như phần bài học. - Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học. - Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng. - Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xóa dần các phép tính cho HS học thuộc. - HS học thuộc bảng công thức. Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành + Phương pháp : luyện tập, thực hành Bài 1 VBT - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính phần a vào Vở bài tập. - HS làm bài: 3 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 cột tính. - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm. - Nhận xét bài bạn làm đúng/sai. Tự kiểm tra bài mình. - Hỏi: Khi biết 5 + 9 = 14 có cần tính 9 + 5 không? Vì sao? - Không cần. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi. - Hỏi tiếp: Khi đã biết 9 + 5 = 14 có thể ghi ngay kết quả của 14 - 9 và 14 - 5 không? Vì sao? - Có thể ghi ngay: 14 - 5 = 9 và 14 - 9 = 5 vì 5 và 9 là các số hạng trong phép cộng 9 + 5 = 14. Khi lấy tổng trừ số hạng này sẽ được số hạng kia. - Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b. - Làm bài và báo cáo kết quả. - Yêu cầu so sánh 4 + 2 và 6. - Ta có 4 + 2 = 6. - Yêu cầu so sánh 14 - 4 - 2 và 14 - 6. - Có cùng kết quả là 8. - Kết luận: Vì 4 + 2 = 6 nên 14 - 4 - 2 bằng 14 - 6 (khi trừ liên tiếp các số hạng cũng bằng trừ đi tổng). - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 14 - 9; 14 - 8. - Làm bài và trả lời câu hỏi. Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề b ... ùt và cho điểm HS. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài: Nêu lại cách tìm số hạng trong một tổng, số bị trừ trong một hiệu và tự làm bài. - Trả lời sau đó 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào Vở bài tập. - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng sau đó cho điểm. - Nhận xét. Bài 4: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán cho biết: Có 84 ô tô và máy bay, trong đó ô tô có 45 chiếc. - Bài toán hỏi gì? - Hỏi có bao nhiêu máy bay? - Yêu cầu HS ghi tóm tắt và tự giải. - Làm bài. Tóm tắt Ô tô và máy bay : 84 chiếc Ô tô : 45 chiếc Máy bay : ... chiếc Bài giải Số máy bay có là: 84 - 45 = 39 (chiếc) Đáp số: 39 chiếc - Hỏi thêm: Tại sao lại thực hiện tính trừ? - Vì 84 là tổng số ô tô và máy bay. Đã biết số ô tô. Muốn tính máy bay ta lấy tổng số trừ đi số ô tô. Bài 5: - Yêu cầu quan sát mẫu và cho biết mẫu vẽ hình gì? - Vẽ hình vuông. - Yêu cầu HS tự vẽ. - HS thực hành vẽ. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Hỏi: Hình vuông có mấy đỉnh? - Có 4 đỉnh. Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Chính tả TUẦN 13 BÀI: Quà của bố Ngày dạy: I. Mục tiêu: Nghe và viêt đúng đoạn 1 trong bài Quà của bố. Củng cố quy tắc chính tả iê/ yê; d/gi, hỏi/ngã. II. Chuẩn bị: Bảng phụ có ghi sẵn nội dung các bài tập. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: H hát 2. Bài cũ 4’: - Gọi 3 HS lên bảng viết các từ do GV đọc. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Giới thiệu 1’: Bông hoa Niềm Vui Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe đọc và viết đoạn đầu bài tập đọc Quà của bố và làm bài tập chính tả. 4. Phát triển các hoạt động 27’: TG Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép ĐDDH + Phương pháp: trực quan, đàm thoại a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - GV đọc đoạn đầu bài Quà của bố. - Theo dõi bài viết. SGK - Đoạn trích nói về những gì? - Những món quà của bố khi đi câu về. - Quà của bố khi đi câu về có những gì? - Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối. b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn trích có mấy câu? - 4 câu. - Chữ đầu câu viết thế nào? - Viết hoa. - Trong đoạn trích có những loại dấu nào? - Dấu phẩy, chấu chấm, dấu hai chấm, dấu ba chấm. - Đọc câu văn thứ 2. - Mở sách đọc câu văn thứ 2. Hoạt động 2: Viết bài + Phương pháp: Luyện tập, thực hành a) Hướng dẫn viết từ khóa - Yêu cầu HS đọc các từ khó. - Lần nào, niềng niễng, thơm lừng, quẩy, thao láo (MB). - Cà cuống, nhộn nhạo, tỏa, toé nước (MT, MN) Bảng con - Yêu cầu HS viết các từ khó. - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con. b) Viết chính tả c) Soát lỗi d) Chấm bài - Làm tương tự các tiết trước Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả + Phương pháp: Luyện tập, thi đua Bài tập 2 VBT - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - Điền vào chỗ trống iê hay yê. - Treo bảng phụ. - Gọi 2 HS lên bảng làm. - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập. - Nhận xét. - Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập. - Cả lớp đọc lại. Bài 3 Tiến hành tương tự bài tập 2. Đáp án: a) Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến ngõ nhà giời Lạy cậu, lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học b) Làng tôi có lũy tre xanh, Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng. Trên bờ, vải, nhãn hai hàng, Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 5. Củng cố, dặn dò - Tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả. Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán TUẦN 13 BÀI: 15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ Ngày dạy: I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết cách thực hiện các phép trừ dạng: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Lập và học thuộc lòng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Áp dụng để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy - Học: - Que tính. III. Các hoạt động dạy - Học chủ yếu: 1. Ổn định: hát 1’ 2. Bài cũ: 4’ _ 3 học sinh sửa bài 2, 1 học sinh sửa bài 1 3. Giới thiệu: 1’ GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng. 4. Phát triển các hoạt động: TG Hoạt động 1: 15 trừ đi một số ĐDDH + Phương pháp: Trực quan, thực hành, thuyết trình Bước 1: 15 – 6 - Nêu bài toán: Có 15 que tính, bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Nghe và phân tích đề toán. - Làm thế nào để tìm được số que tính còn lại. - Thực hiện phép trừ 15 - 6. - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. Thao tác trên que tính. Que tính - Hỏi: 15 que tính, bớt 6 que tính còn bao nhiêu que tính? - Còn 9 que tính. - Vậy 15 trừ 6 bằng mấy? - 15 trừ 6 bằng 9. - Viết lên bảng: 15 - 6 = 9. Bước 2: - Nêu: Tương tự như trên, hãy cho biết 15 que tính bớt 7 que tính bằng mấy que tính? - Thao tác trên que tính và trả lời: 15 que tính, bớt 7 que tính còn 8 que tính. - Yêu cầu HS đọc phép tính tương ứng . - 15 trừ 7 bằng 8. - Viết lên bảng: 15 - 7 = 8. - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ: 15 - 8; 15 - 9. 15 - 8 = 7 15 - 9 = 6 - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng công thức 15 trừ đi một số. - Đọc bài. Bảng trừ Hoạt động 2: 16 trừ đi một số + Phương pháp: Trực quan, thực hành, thuyết trình - Nêu: Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính. - Thao tác trên que tính và trả lời: còn lại 7 que tính. - Hỏi: 16 bớt 9 còn mấy? - 16 bớt 9 còn 7. - Vậy 16 trừ 9 bằng mấy? - 16 trừ 9 bằng 7. - Viết lên bảng: 16 - 9 = 7. - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của 16 - 8; 16 - 7. - Trả lời: 16 - 8 = 8 16 - 7 = 9 - Yêu cầu HS đọc đồng thanh các công thức 16 trừ đi một số. - Đọc bài. Hoạt động 3: 17, 18 trừ đi một số + Phương pháp: Trực quan, thực hành, thuyết trình - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính: 17 - 8; 17 - 9; 18 - 9 - Thảo luận theo cặp và sử dụng que tính để tìm kết quả. - Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng các công thức. - Điền số để có: 17 - 8 = 9 17 - 9 = 8 18 - 9 = 9 - Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Đọc bài và ghi nhớ. Hoạt động 4:Luyện tập, thực hành + Phương pháp: Luyện tập, thực hành Bài 1: - Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào Vở bài tập. - Ghi kết quả các phép tính. VBT - Yêu cầu HS báo cáo kết quả. - Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính. - Hỏi thêm: Có ban HS nỏi khi biết 15 - 8 = 7, muốn tính 15 - 9 ta chỉ cần lấy 7 - 1 và ghi kết quả là 6. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao? - Cho nhiều HS trả lời. - Bạn đó nỏi đúng vì 8 + 1 = 9 nên 15 - 9 chính là 15 - 8 - 1 hay 7 - 1 (7 là kết quả bước tính 15 - 8). - Yêu cầu HS tập giải thích với các trường hợp khác. 5. Củng cố, dặn dò 3’: Cho HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng các công thức trên. Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Tập làm văn TUẦN: 13 Ngày dạy: I. Mục tiêu: Biết cách giới thiệu về gia đình. Nghe và nhận xét được câu nói của bạn về nội dung và cách diễn đạt. Viết được những điều vừa nói thành một đoạn kể về gia đình có logic và rõ ý. Viết các câu theo đúng ngữ pháp. II. Chuẩn bị: Tranh vẽ cảnh gia đình có bố, mẹ, và hai con. Bảng phụ chép sẵn gợi ý ở bài tập 1. Phiếu bài tập cho HS. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: H hát 2. Bài cũ 4’: Gọi 4 HS lên bảng. Nhận xét cho điểm từng HS. 3. Giới thiệu 1’: Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Trong bức tranh có những ai? Đây là bức tranh về gia định Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. 4. Phát triển các hoạt động 27’: Hoạt động 1: Luyện nói + Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình Bài 1 - Treo bảng phụ. - 3 HS đọc yêu cầu. - Nhắc HS: Kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Như nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh (chị) học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Chia lớp thành các nhóm nhỏ. - HS tập nói trong nhóm trong 5 phút. HS chỉnh sửa cho nhau. - Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. GV chỉnh sửa cho từng HS. - Ví dụ về lời giải. - Gia đình em có bốn người. Bố em là bộ đội, dạy tại trường trong quân đội. Mẹ em là GV. Anh trai em học lớp 3 Trường Tiểu học Nghĩa Tân. Em rất yêu quý gia đình của mình. - Gia đình em có 5 người. Bà em đã già ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân đi làm cả ngày tới tối mới về. Em rất yêu quý và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những người đã chăm sóc và nuôi dưỡng em khôn lớn.. Hoạt động 2: Luyện viết + Phương pháp: Thực hành Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) kể về gia đình em. - Phát phiếu học tập cho HS. - Nhận phiếu làm bài. - Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm. Chú ý chỉnh sửa cho từng em. - 3 đến 5 HS đọc. - Thu phiếu về nhà chấm. 5. Tổng kết: _ Nhận xét tiết học _ chuẩn bị bài tiếp theo Các ghi nhận, lưu ý:
Tài liệu đính kèm: