Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học: 2008-2009 - Nguyễn Thị Ánh Đẹp

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học: 2008-2009 - Nguyễn Thị Ánh Đẹp

Thứ tư, ngày 19 tháng 11 năm 2008

HỌC VẦN

Bài 43: ÔN TẬP (Tiết 1)

I.Mục tiêu:

 - Học sinh đọc và viết 1 cách chắc chắn các vần, tiếng có kết thúc bằng: u - o

 - Đọc viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng

 - Học sinh biết ghép âm, tạo tiếng mới

 - Rèn cho học sinh đọc đúng, viết đúng chính tả, độ cao, khoảng cách

 - Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện: Sói và cừu

 - Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp

 - Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt

II.Chuẩn bị:

 - Bảng ôn trong sách giáo khoa

 - Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt

III.Hoạt động dạy và học:

 

doc 28 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học: 2008-2009 - Nguyễn Thị Ánh Đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 19 tháng 11 năm 2008
HỌC VẦN
Bài 43: ÔN TẬP (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
 - Học sinh đọc và viết 1 cách chắc chắn các vần, tiếng có kết thúc bằng: u - o
 - Đọc viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng
 - Học sinh biết ghép âm, tạo tiếng mới 
 - Rèn cho học sinh đọc đúng, viết đúng chính tả, độ cao, khoảng cách
 - Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện: Sói và cừu 
 - Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp
 - Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt 
II.Chuẩn bị:
 - Bảng ôn trong sách giáo khoa
 - Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: vần ưu – ươu
- Cho học sinh đọc bài ở sách giáo khoa 
- Cho học sinh viết bảng con: mưu trí, bầu rượu, bướu cổ
- Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Trong tuần qua chúng ta đã học những vần gì ?
à Giáo viên đưa vào bảng ôn
Hoạt động1: Ôn các vần vừa học
- chỉ vần cho học sinh đọc 
à Giáo viên sửa sai cho học sinh
Hoạt động 2: Ghép âm thành vần
- Giáo viên cho học sinh lấy bộ đồ dùng và ghép các chữ ở cột ngang với âm ở cột dọc
à Giáo viên đưa vào bảng ôn
- Giáo viên chỉ cho học sinh đọc 
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để rút ra các từ cần luyện đọc: 
ao bèo
cá sấu
kì diệu
- Sửa lỗi phát âm
Hoạt động 4: Luyện viết
— Mục tiêu: Viết đúng quy trình, cỡ chữ từ ứng dụng
- Nêu tư thế ngồi viết
- Giáo viên hướng dẫn viết
- Cá sấu: Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết chữ cá, cách 1 con chữ o, viết chữ sấu
- Kì diệu: đặt bút đường kẻ 2 viết chữ kì, cách 1 chữ o viết chữ diệu
- Ao bèo: Viết chữ ao cách 1 con chữ o viết chữ bèo
- Nhận xét
- Học sinh đọc toàn bài ở bảng lớp 
- Nhận xét tiết học.
Hát múa chuyển tiết 2
- Hát
- Học sinh đọc bài cá nhân
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh nêu 
- Học sinh đọc theo 
- Học sinh chỉ và đọc
- Học sinh ghép và nêu
- Học sinh đánh vần, đọc trơn vần: cá nhân, lớp
- Học sinh nêu 
- Học sinh luyện đọc
- Học sinh nêu
- Học sinh viết bảng con
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu: Chúng ta sang tiết 2
Luyện tập
Hoạt động 1: Luyện đọc
— Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ trong bài ở sách giáo khoa 
- Nhắc lại bài ôn ở tiết trước: bảng ôn vần, từ ứng dụng
- Cho học sinh luyện đọc 
- Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
- Tranh vẽ gì?
à Giáo viên ghi câu ứng dụng: Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi
- Giáo viên đọc mẫu 
- Giáo viên sửa sai cho học sinh 
Hoạt động 2: Luyện viết
— Mục tiêu: Viết đúng quy trình, đều đẹp từ : kì diệu
- Nêu lại tư thế ngồi viết
- Giáo viên hướng dẫn viết
- Giáo viên thu vở chấm
- Nhận xét 
Hoạt động 3: Kể chuyện 
— Mục tiêu: Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện kể: Sói và cừu
- Giáo viên treo từng tranh và kể
- Tranh 1: Sói đi kiếm ăn và gặp Cừu. Sói hỏi Cừu có mong ước gì trước khi chết ?
- Tranh 2: Sói nghĩ Cừu không thể chạy thoát nên sủa thật to.
- Tranh 3: Người chăn cừu nghe Sói sủa liền chạy đến và giáng cho nó 1 gậy
- Tranh 4: Cừu thoát nạn
à Ý nghĩ: Con Sói chủ quan và kiêu căng nên đền tội , Cừu thông minh nên thoát chết
Củng cố:
- Thi tìm tiếng có mang vần vừa ôn
- Tổ nào ghi được nhiều, đúng thì sẽ thắng
- Nhận xét
Dặn dò:
- Đọc lại bài đã học, luyện viết các từ có vần vừa ôn
- Chuẩn bị ôn tập
- Nhận xét tiết học
- Học sinh lần lượt đọc trong bảng ôn các từ ngữ ứng dụng, nhóm, bàn, cá nhân
- Học sinh quan sát 
- Học sinh nêu 
- Học sinh luyện đọc 
- Học sinh nêu 
- Học sinh viết vở
- Học sinh nghe và quan sát tranh
- Học sinh thảo luận và nêu nội dung tranh
- Học sinh nhìn tranh và kể lại bất kỳ tranh nào
- Học sinh cử đại diện của tổ mình lên thi
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh tuyên dương 
ĐẠO ĐỨC
 Bài 10: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ
 NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
 - Học sinh biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình
 - Nói năng và hành động lễ phép với anh chị, luôn nhường nhịn em nhỏ
 - Vui vẻ khi được anh chị giao việc và cảm thấy hạnh phúc khi có em
II.Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ bài tập 3
 - Vở bài tập đạo đức
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổnđịnh:
2.Bài cũ: Lễ phép với anh chị – nhường nhịn em nhỏ (t1)
- Anh chị em trong gia đình phải thế nào với nhau?
- Em cư xử thế nào với anh chị ?
- Nhận xét 
3.Bài mới:
a)Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 3
- Em nối các bức tranh với chữ nên hoặc không nên
- Cho học sinh trình bày
- 1/ Anh không cho em chơi chung (không nên)
- 2/ Em hướng dẫn em học
- 3/ Hai chị em cùng làm việc nhà
- 4/ Chị em tranh nhau quyển truyện
- 5/ Anh để em để mẹ làm việc nhà
b) Hoạt động 2: Học sinh chơi đóng vai
- Giáo viên nêu yêu cầu đóng vai theo các tình huống ở bài tập 2
- Giáo viên cho học sinh nhận xét về
- Cách cư xử
- Vì sau cư xử như vậy
- Chốt: Là anh chị phải nhường nhịn em nhỏ, là em , cần phải lễ phép, vâng lời anh chị
4.Củng cố : 
- Em hãy kể vài tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
- Nhận xét , tuyên dương
5.Dặn dò : 
- Thực hiện tốt các điều em đã học
- Chuẩn bị: nghiêm trang khi chào cờ
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Anh chị em trong gia đình phải thương yêu và hoà thuận với nhau
- Lễ phép với anh chị
- Học sinh nêu
- Từng nhóm trình bày
- Lớp nhận xét bổ sung
- Nên
- Nên
- Không nên
- Không nên
- Học sinh đóng vai
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh kể
MĨ THUẬT 
VẼ QUẢ DẠNG TRÒN
Thứ năm, ngày 13 tháng 11 năm 2008
 HỌC VẦN
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I 
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại kiến thức đã học 
- Củng cố lại các kiến thức đã học về âm
 - Rèn cho học sinh kỹ năng nhận biết, đọc trơn , nhanh các âm vần đã học 1 cách trôi chảy
- Viết đúng các từ , tiếng, viết đúng độ cao, liền mạch, đúng khoảng cách từ tiếng
 - Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt 
- Tự tin trong giao tiếp
II. Chuẩn bị
 - Nội dung ôn tập
 - SGK
II. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Ổn định:
Bài mới:
Hoạt động1: Ôn các âm các vần đã học
— Mục tiêu: Hệ thống hóa lại các âm, vần đã học
- Cho học sinh nêu các âm vần đã được học
- Giáo viên ghi bảng
Hoạt động 2: Luyện đọc các từ, câu
Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ có mang âm vần đã học
- Ghi bảng, học sinh đọc
Tiếng:
* Từ:
Câu:
- Chọn một số câu cho đọc
- Chỉnh sửa sai cho học sinh
c) Hoạt động 3: Luyện viết
— Mục Tiêu : Học sinh nghe và viết được bài
- Cho học sinh nêu lại tư thế ngồi viết
- Giáo viên đọc cho học sinh viết:
 Gió lùa kẻ lá.. ngủ trưa.
à Lưu ý học sinh độ cao con chữ, khoảng cách từ, tiếng
- Giáo viên thu vở chấm điểm và nhận xét
Hát múa chuyển tiết 2	
- Hát
- Học sinh nêu
- Học sinh luyện đọc cá nhân, dãy, bàn
- Đọc theo yêu cầu
- Nêu 
- Học sinh luyện đọc cá nhân, tổ, lớp
- Nộp vở
TIẾT 2
ĩ Luyện tập.
a) Luyện đọc:
- Cho đọc lại bài
- Nhận xét uốn nắn
b) Cho đọc câu ứng dụng
- Chọn một số câu ứng dụng ghi bảng
- Nhận xét
4. Củng cố:
- Khen ngợi các em học tốt
5. Dặn dò:
- Về ôn lại bài 
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
- Vài học sinh đọc
- Đọc dãy, bàn, nhóm - ĐT
TOÁN
 Tiết 37: LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu:
 - Giúp học sinh củng cố về :
 - Bảng trừ và làm phép trừ trong phạm vi 3
 - Mối quan hệ giữa phép cộng và trừ
 - Rèn cho học sinh làm tính nhanh, chính xác
 - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép trừ
 - Yêu thích học toán
II.Chuẩn bị:
 - Vật mẫu, que tính
 - Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán, que tính
III.Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định :
Bài cũ: 
- Đọc phép trừ trong phạm vi 3
- Cho học sinh làm bảng con 
3 - 1 =
3 - 2 =
3 - 3 =
- Nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu : Luyện tập 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ
— Mục tiêu: Củng cố kiến thức phép trừ trong phạm vi 3, mối quan hệ giữa cộng và trừ
- Cho học sinh lấy 3 hình tam giác bớt đi 1 hình, lập phép tính có được.
à Giáo viên ghi : 3 – 1 = 2
- Tương tự với : 3 – 2 = 1 ; 3 – 3 = 0
Hoạt động 2: Thực hành 
— Mục tiêu : Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập
- Bài 1 : Nhìn tranh thực hiện phép tính
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và trừ
1 + 2 = 3
3 – 1 = 2
3 – 2 = 1
- Bài 2 : Tính
1 + 2	1 + 1
3 - 1	2 - 1
3 - 2	2 + 1
- Bài 3 : Điền số
- Hướng dẫn: lấy số ở trong ô tròn trừ hoặc cộng cho số phía mũi tên được bao nhiêu ghi vào ô ƒ
- Bài 4 : 
Nhìn tranh đặt đề toán, viết phép tính thích hợp vào ô trống
Củng cố:
- Cho học sinh thi đua điền dấu: “ +, – “ vào chỗ chấm
1  2 = 3	 	2  1 = 3
3  1 = 2	 	3  2 = 1
2  2 = 4	 	2  1 = 2
- Nhận xét 
Dặn dò:
- Ôn lại bảng trừ trong phạm vi 3
- Chuẩn bị bài phép trừ trong phạm vi 4
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Học sinh đọc cá nhân 
- Học sinh làm bảng con 
- Học sinh thực hiện và nêu: 3-1=2
- Học sinh đọc trên bảng , cá nhân, dãy, lớp
- Học sinh nêu cách làm và làm bài
- Học sinh sửa bài miệng
- Học ... ïm vi 3 và 4
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp: cộng hoặc trừ
- Rèn cho học sinh làm tính nhanh, chính xác
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép trừ
 - Yêu thích học toán
II.Chuẩn bị:
 - Vật mẫu, que tính
 - Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán, que tính
III.Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài cũ: Phép trừ trong phạm vi 4
- Đọc phép trừ trong phạm vi 4 
- Nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu : Chúng ta học bài luyện tập 
Hoạt động 1: Oân kiến thức cũ
Mục tiêu: Củng cố về bảng trừ và làm phép trừ trong phạm vi 3 và 4
- Giáo viên đính vật mẫu theo nhóm:
3 bông hoa, 1 bông hoa
2 que tính, 2 que tính
- Giáo viên ghi bảng 
4-1=3
4-2=2
4-3=1
Hoạt động 2: Thực hành 
Mục tiêu : Vận dụng các kiến thức đã học để làm toán. Tập biểu thị tình huống trong tranh thành một phép tính thích hợp
Bài 1 : Tính
Lưu ý học sinh đặt số phải thẳng cột
- Bài 2 : Tính rồi viết kết quả vào hình tròn
- Bài 3 : Tính dãy tính
4 – 1 – 1 =
- Lấy 4-1 bằng 3, rồi lấy 3-1 bằng 2, ghi 2 sau dấu =
- Bài 4 : Điền dấu: >, < , =
- So sánh 2 kết quả rồi điền dấu vào chỗ chấm
- Bài 5 : Cho học sinh xem tranh
Nhìn vào tranh đặt đề bài toán và làm bài
Củng cố:
- Cho học sinh thi đua điền 
3 + 1 = 	 1 +  = 4
4 – 1 =  	 4 –  = 3
 – 3 = 	 4 – 3 = 
- Nhận xét 
Dặn dò:
- Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 4
- Chuẩn bị bài phép trừ trong phạm vi 5
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Học sinh đọc cá nhân 
- Học sinh quan sát và thực hiện thành phép tính ở bộ đồ dùng
- Học sinh nêu 
- Học sinh đọc cá nhân, nhóm
- Học sinh nêu cách làm và làm bài
- Học sinh sửa lên bảng
- Học sinh làm, sửa bài miệng
- Học sinh làm bài, thi đua sửa ở bảng lớp
4 – 1 < 3 + 1
 3 4
- Học sinh làm, sửa bảng lớp
- Có 3 con vịt đang bơi, 1 con nữa chạy tới, hỏi có mấy con vịt?
- Học sinh làm bài, sửa bài miệng
- Lớp chia 2 nhóm, mỗi nhóm cử 3 em lên thi tiếp sức
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh tuyên dương 
Thứ hai, ngày 24 tháng 11 năm 2008
TUẦN12
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
HỌC VẦN
Bài 45: VẦN ÂN – Ă – ĂN (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được : ân, ăn, cái cân, con trăn
- Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng
- Nắm được cấu tạo ân – ăn 
- Biết ghép âm đứng trước với các vần ân, ăn để tạo thành tiếng mới
- Luyện nói được thành câu theo chủ đề: Nặn đồ chơi
 - Viết đúng vần, đều nét đẹp
 - Thấy được sự phong phú của tiếng việt 
II.Chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa
 - Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Vần on – an 
- Học sinh đọc bài sách giáo khoa 
- Cho học sinh viết bảng con: hòn đá, thợ hàn, bàn ghế, rau non
- Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu :
Mục Tiêu: Học sinh nhận ra được vần ân – ăn từ tiếng khoa
- Đính vần ân – đọc
- Cho gắn tiếng cân
- Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
- Tranh vẽ gì ?
- Cho đọc sơ đồ
- So sánh ân và an
- Nhận xét
b) Hướng dẫn viết:
- Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết. 
 + Viết ân: viết chữ â rê bút viết nối với chữ n
 + Cân: viết chữ c lia bút viết vần ân
 + Cái cân: viết chữ cái, cách 1 con chữ o viết cân
- Cho viết bảng con
d) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
Mục Tiêu : Biết ghép tiếng có vần ân - ăn và đọc trơn nhanh và thành thạo tiếng vừa ghép 
- Giáo viên có thể dùng vật mẫu, các hình vẽ, giải thích cho học sinh hình dung nêu được từ: 
 Bạn thân Khăn rằn
 Gần gũi Dặn dò
- Chỉnh sửa phát âm cho học sinh
- Đọc toàn bảng lớp
- Nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2
- Hát
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh viết bảng con
Đọc – gắn bảng
- Gắn cân – Đọc CN - ĐT
- Học sinh quan sát 
- Học sinh nêu: Cái cân, con trăn
- Đọc xuôi, ngược
- Giống nhau: đều kết thúc bằng n
- Khác nhau: ân bắt đầu bằng â, an bắt đầu bằng a
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh quan sát 
- Học sinh nêu từ
- Học sinh luyện đọc
TIẾT 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2
í Luyện tập
a)Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, phát âm chính xác rõ ràng bài ở sách giáo khoa 
- Cho học sinh luyện đọc các vần vừa học ở tiết 1 
- Đính tranh trong sách giáo khoa
- Tranh vẽ gì ?
à Giáo viên ghi câu ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn
- Chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh
b)Hoạt động 2: Luyện viết
Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ 
- Nhắc lại tư thế ngồi viết
- Viết mẫu và hướng dẫn viết 
- Chấm bài
- Nhận xét 
c)Hoạt động 3: Luyên nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Nặn đồ chơi
- Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa 
- Tranh vẽ gì?
- Các bạn ấy nặn những con vật gì ?
- Trong số các bạn của em, ai năn đồ chơi đẹp, giống thật ?
- Em có thích nặn đồ chơi không ?
- Sau khi nặn đồ chơi xong em phải làm gì ?
4.Củng cố:
- Thi đua ai nhanh ai giỏi
- Cô có 3 vần ghi bảng: an, ăn, ân
- Giáo viên nêu từng vần: học sinh nêu tiếng có mang vần đó
- Nhận xét
5.Dặn dò:
- Về nhà xem lại các vần đã học
- Chuẩn bị bài vần ôn – ơn 
- Nhận xét tiết học
- Học sinh luyện đọc cá nhân 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh nêu 
- Học sinh luyện đọc câu ứng dụng
- Học sinh nêu
- Học sinh viết vở
- Học sinh quan sát 
- Học sinh nêu 
- Thu dọn lại cho ngăn nắp và sạch sẽ, rửa tay chân, thay quần áo
- Đại diện 3 dãy , mỗi dãy 5 bạn
- Các nhóm lần lượt nêu tiếng có mang vần nhóm, không nêu được thì sẽ thua
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh tuyên dương
ÂM NHẠC
ÔN TẬP: ĐÀN GÀ CON TOÁN
Bài40: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5
I.Mục tiêu:
 - Giúp cho học sinh có khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5
 - Học sinh biết làm phép trừ trong phạm vi 5
 - Học sinh có tính cẩn thận chính xác khi làm bài
II.Chuẩn bị:
 - Vở bài tập , sách giáo khoa, que tính
 - Vở bài tập, sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán
III.Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Luyện tập
- Cho học sinh đọc bảng trừ trong phạm vi 4
- Cho học sinh làm bảng con:
4 – 3 =
4 – 2 =
4 – 1 =
- Nhận xét 
3.Dạy và học bài mới:
Giới thiệu:
- Phép trừ trong phạm vi 5
b)Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về phép trừ trong phạm vi 5
— Mục tiêu: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5
- Giáo viên đính mẫu vật
- Em hãy nêu kết quả?
- Bớt đi là làm tính gì?
- Thực hiện phép tính trên bộ đồ dùng
à Giáo viên ghi bảng, gợi ý tiếp để học sinh phép trừ thứ 2
- Tương tự vơí 5 bớt 2, bớt 3
- Giáo viên ghi bảng: 
5 – 1 = 4
5 – 4 = 1
5 – 2 = 3
5 – 3 = 2
- Giáo viên xóa dần cho học sinh học thuộc
- Giáo viên gắn sơ đồ
- Giáo viên ghi từng phép tính
4 + 1 = 5
1 + 4 = 5
5 – 1 = 4
5 – 4 = 1
- Nhận xét: các phép tính có những con số nào?
- Từ 3 số đó lập được mấy phép tính?
- Phép tính trừ cần lưu ý gì?
Hoạt động 2: Thực hành 
— Mục tiêu : Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập
- Bài 1 : Tính
- Củng cố về phép trừ trong phạm vi 3, 4, 5
- Bài 2 : Tương tự bài 1
- Bài 3 : Tính theo cột dọc lưu ý cần đặt các số phải thẳng cột
- Bài 4: Nhìn tranh đặt đề toán
 + Muốn biết có mấy quả táo , ta làm tính gì?
 + Thực hiện phép tính vào ô trống đó trong tranh
- Bài 5: Điền dấu > , < , =
 + Muốn điền dấu đúng, ta phải tính kết quả rồi mới điền vào chỗ dấu chấm thích hợp
- Nhận xét 
4. Củng cố:
- Đố vui: trên cây có 5 con chim người thợ săn bắn rơi 1 con, trên cây còn mấy con chim? Bạn A nói còn 4, bạn B nói không còn con nào. Vậy ai đúng, ai sai?
- Cho 3 số: 5, 3, 2 hãy viết thành các phép tính có thể được
- Nhận xét 
5.Dặn dò:
- Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 5
- Chuẩn bị bài luyện tập
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Học sinh đọc cá nhân, dãy
- Học sinh làm bảng con 
- Học sinh quan sát và nêu đề. Có 5 lá cờ, cho bớt 1 lá cờ, hỏi còn mấy lá cờ?
- 5 bớt 1 còn 4
- Tính trừ
- Học sinh thực hiện và nêu 5 – 1 = 4
- Học sinh đọc lại bảng trừ, cá nhân, lớp
- Học sinh nêu đề theo gợi ý
- Có 4 hình thêm 1 hình được 5 hình
- Có 1 hình thêm 4 hình được 5 hình
- Có 5 hình, bớt 1 hình còn 4 hình
- Có 5 hình, bớt 4 hình còn 1 hình
Học sinh đọc các phép tính
- Số : 4, 5, 1
- 4 phép tính, 2 tính cộng, 2 tính trừ
- Số lớn nhất trừ số bé
- Học sinh làm bài, sửa bài miệng
- Học sinh làm và thi đua sửa bảng lớp
- Trên cây có 5 quả táo, bé lấy hết 1 quả, hỏi còn lại mấy quả táo
-  làm tính trừ
- Học sinh làm và sửa
4 - 1 < 5 - 1
 3 4
- Học sinh làm bài, sửa bài
- Học sinh lựa chọn, nêu ý kiến. 
- Bạn B nói đúng
- Theo toán: 5 - 1= 4
- Thực tế: nghe tiếng súng chim đã sợ và bay đi hết
- Học sinh cử mỗi tổ 4 em lên thi tiếp sức, tổ nào làm nhanh, đúng sẽ thắng
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh tuyên dương 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_10_nam_hoc_2008_2009_ngu.doc