Giáo án Tổng hợp các môn Khối 2 - Tuần thứ 11 - Nguyễn Thị Hà

Giáo án Tổng hợp các môn Khối 2 - Tuần thứ 11 - Nguyễn Thị Hà

TẬP ĐỌC

Bà cháu

I- Mục tiêu :

- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu câu.

- Biết đọc bài với giọng chậm rãi, tình cảm.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi tình cảm bà cháu quí giá hơn vàng bạc, châu báu.

 II- Đồ dùng :

- GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc.

- HS : Sách giáo khoa.

 III- Các hoạt động dạy học :

 

doc 33 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Khối 2 - Tuần thứ 11 - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	 Thứ hai ngày tháng năm 20
Tập đọc
Bà cháu
I- Mục tiêu : 
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu câu.
- Biết đọc bài với giọng chậm rãi, tình cảm.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi tình cảm bà cháu quí giá hơn vàng bạc, châu báu.
 II- Đồ dùng :
- GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
 III- Các hoạt động dạy học :
T/G
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A- Kiểm tra bài cũ: 
- GVkiểm tra HS đọc bài Bưu thiếp và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
-2 HS đọc bài.
35’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh vẽ.
2- Luyện đọc : 
+ GV hướng dẫn và đọc mẫu:
- HS lắng nghe.
- Giọng kể chậm rãi, tình cảm. Giọng cô tiên dịu dàng, giọng các cháu kiên quyết. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc từng câu :
- GV uốn nắn cho HS
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. 
- Đọc từ khó :
rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Đọc từng đoạn trước lớp :
- Đọc câu khó :
* Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.//
* Hạt đào vừa reo xuống đã nẩy mầm, / ra lá, / đơm hoa, / kết bao nhiêu là trái vàng, / trái bạc.//
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS nêu cách đọc.
- Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
đầm ấm, màu nhiệm
+Đọc từng đoạn trong nhóm :
- HS đọc theo nhóm 4
+ Thi đọc giữa các nhóm : 
- GV quan sát HS đọc bài.
- GV ghi điểm
- Các nhóm thi đọc nối đoạn.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
+ Đọc đồng thanh:
- HS đọc một lượt.
Tiết 2:
25’
3- HD tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn 1.
Câu 1:
Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?
- Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống nghèo khổ nhưng rất thương nhau.
Câu 2:
Cô tiên cho hạt đào và nói gì?
- HS trả lời.
Câu 3:
Sau khi bà mất, hai anh em sống ra sao?
- HS đọc đoạn 2.
- Hai anh em trở nên giàu có.
Câu 4:
- Thái độ của hai anh em như thế nào nào sau khi trở nên giào có?
- HS đọc đoạn 3.
- HS trả lời.
- Vì sao hai anh em đã trở nên giàu có mà không thấy vui sướng?
- Vì hai anh em thương nhớ bà./ Vì vàng bạc châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà.
Câu 5:
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- HS đọc đoạn 4.
- HS trả lời.
10’
4- Luyện đọc lại 
- GV cho HS bình chọn nhóm và người đọc hay nhất, ghi điểm.
- Một sốHS thi đọc lại câu chuyện theo cách đọc nối đoạn, đọc cả bài, đọc phân vai.
5’
C- Củng cố- dặn dò: 
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì?
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS.
- Bài sau : Cây xoài của ông em.
- Tình bà cháu quý hơn vàng bạc, quý hơn mọi của cải trên đời.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .
....
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu :
- HS học thuộc và nêu nhanh công thức của bảng trừ có nhớ (11 trừ đi 1 số).
- Củng cố tìm sh chưa biết, bảng cộng có nhớ.
- Vận dụng khi tính nhẩm thực hiện phép trừ (tính nết và giải toán có lời văn. Có ý thức học tập chăm chỉ).
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
- HS : SGK, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
T/G
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A- Kiểm tra bài cũ:
Đặt tính :
61 – 18; 71 – 24
- GV nhận xét, ghi điểm
 2 HS viết bảng.
30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Luyện tập :
Bài 1:( GK tr 51)
Tính nhẩm :
VD : 11- 2 = 9 11 – 4 = 7
 11- 3 = 8 11 – 5 = 6
- HS nêu yêu cầu của bài .
- HS làm bài sau đó tiếp nối nhau đọc kết quả từng phép tính.
- Củng cố bảng trừ 11 trừ đi một số.
- Để làm tốt bài tập 1, con cần dựa vào kiến rhức nào?
Bài 2:(SGK tr 51)
- Củng cố phép trừ có nhớ dạng, 31 –5 ; 
51 – 15; Cộng có nhớ trong phạm vi 100
Tính:
- Khi đặt tính phải chú ý điều gì?
- Gọi vài HS nhắc lại cách thực hiện.
- HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- Đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
- 2 HS chữa bảng. VD:
Bài 3 : ( SGK tr 51)
Củng cố cách tìm một số hạng chưa biết trong một tổng.
Tìm x :
- Nêu các thành phần của phép tính.
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Lưu ý HS viết dấu bằng thẳng 
với nhau.
- HS nêu yêu cầu của bài .
- 2 HS chữa bảng, lớp làm vở và đối chiếu kết quả.
- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
a) x + 18 = 61 
 x = 61 - 18 
 x = 43 
Bài 4 : ( SGK tr 51)
Củng cố về giải bài toán có lời văn.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bán đi nghĩa là thế nào?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu 
ki- lô- gam táo ta làm thế nào?
- Tìm câu trả lời khác?
- 2 HS đọc đề toán.
- Có : 51kg táo
- Đã bán : 26 kg táo
- Còn lại :  kg táo?
- Bớt đi, lấy đi.
- HS làm bài vào vở ô li.
- 1 HS chữa bảng. Lớp nhận xét.
5’
C- Củng cố- dặn dò: 
- Củng cố nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học. 
Nhắc lại bài
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .
....
Thứ ba ngày tháng năm 20
Toán
12 trừ đi một số : 12 - 8
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
- Tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 12 – 8 và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính (tính nhẩm, tính viết) và giải toán.
- Có ý thức học tập tốt.
II- Đồ dùng :
- GV : 1 thẻ que tính, mỗi thẻ biểu thị một chục que tính và 12 que tính rời, bảng gài.
- HS : SGK, vở ô li. Bộ đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy học :
T/G
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A- Kiểm tra bài cũ:
 Tính : 51 – 18+ 27 
 43 + 28 - 35
- GV nhận xét, ghi điểm
- 2 HS viết bảng.
30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Giới thiệu phép trừ 12 - 8 : 
+ Bước 1 : Giới thiệu:
* Nêu bài toán : Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nêu lại bài toán.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu 
que tính, ta làm thế nào?
+ Bước 2 : Đi tìm kết quả :
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- GV thực hành gài que tính.
+ Bước 3 : Đặt tính và tính :
- Gọi 1 HS bất kì lên bảng đặt
tính và nêu lại cách làm.
- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 4 que tính.
- Lấy 2 que tính rời rồi tháo bó que tính lấy tiếp 6 que tính nữa (2 + 6 = 8). Lấy 12 – 2 = 10 rồi lấy 10 – 6 = 4.
 12
 - 
 8 
 4
- Hướng dẫn HS sử dụng que tính tương tự như trên để tự lập bảng trừ và tự viết hiệu tương ứng vào từng phép trừ, chẳng hạn 12 – 3 = 9, 12 – 4 = 8
- HS thực hành.
- Nhận xét về các số bị trừ, số trừ và hiệu ở các phép tính.
3- Luyện tập:
- Học thuộc bảng tính.
Bài 1 : ( SGK tr 52)
Tính nhẩm:
- Khi biết kết quả của 9 + 3 = 12 ta có thể viết ngay kết quả của 3 + 9 được không? Vì Sao?
- Nêu kết quả của 12 - 3 và 12 - 9 ?
Nhận xét về các phép cộng và các phép trừ của cột tính này?
- HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- 3 HS chữa bảng. 
12- 3 = 9 12 – 9 = 3
- Chúng đều có các số 9, 3, 12. Lấy tổng trừ số hạng này thì được số hạng kia.
- Nhận xét kết quả của 12 – 2 – 7 và 12 – 9?
- Bằng nhau vì cùng = 3.
- Để làm tốt bài tập 1, em cần dựa vào kiến thức nào đẫ học?
- Thuộc bảng cộng và bảng trừ : 12trừ đi một số.
Bài 2 : ( SGK tr 52)
Tính : 
- Gọi 2 HS chữa bảng, nêu các tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
12
12
12
12
12
-
-
-
-
-
5
6
8
7
4
7
6
4
5
7
Bài 4 : ( SGK tr 52)
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu quyển vở bìa xanh, ta làm thế nào?
- Tìm câu trả lời khác.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Có : 12 quyển vở.
- Vở bìa đỏ : 6 quyển.
- Vở bìa xanh :  quyển?
- HS làm bài và chữa.
5’
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Chuẩn bị bài sau : 32 - 8
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .
....
	Chính tả (Tập chép)
Bà cháu
I- Mục tiêu : 
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài chính tả Bà cháu. 
- Làm đúng các bài tập phân biệt g/ gh ; s / x ; ươn / ương.
- Giúp HS rèn chữ viết đẹp và giữ vở sạch sẽ.
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần tập chép, nội dung bài tập 2,3.
- HS : Sách giáo khoa, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
T/G
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A- Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra viết: dạy dỗ, nước non
Lớp viết bảng con - nhận xét 
30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Đọc mẫu bài viết
2 HS đọc lại
Nhận xét chính tả
H: Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả?
- “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại”.
2. Luyện viết
Viết chữ dễ lẫn: móm mém, dang tay,
Nhận xét, sửa sai
Tìm những dấu câu trong đoạn viết.
Dặn dò cách viết
Giúp HS chép bài
Lớp viết bảng con
1 HS viết bảng lớp
Nhận xét
Nêu quy tắc viết chính tả
HS chép bài vào vở
Đọc lại, soát lỗi.
3. Chấm, chữa bài: 
Chấm bài, nhận xét, chữa lỗi sai.
Xem lại bài, chữa lỗi
4. Bài tập
Bài tập 1: Tìm từ có âm g/gh
Giúp HS nắm yêu cầu bài tập
Nhận xét
Củng cố quy tắc viết g/gh:viết gh khi đứng trước i, e, ê
1 HS nêu yêu cầu - lớp làm bài
Chữa, nhận xét 
g: gù, gờ,gò,
gh: ghi, ghế,
Bài tập 2 : Phân biệt g/gh
Trước những chữ cái nào em chỉ ghi gh?
1 HS nêu yêu cầu 
1 HS trả lời: trước: e,ê, i,..
Nhận xét 
Bài tập 3 : Chọn Pa
Đáp án: nước sôi, ăn xôi, cây xoan, siêng năng.
Lớp làm bài - chữa
Nhận xét 
5’
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
Bài sau : Cây xoài của ông em.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .
....
kể chuyện
Bà cháu
I- Mục tiêu : 
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Bà cháu .
- Kể tự nhiên, bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể. Biết yêu thương ông bà.
II- Đồ dùng :
- GV : Các tranh minh hoạ câu chuyện SGK. 
- HS : Đọc kĩ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy học :
T/G
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- HD kể chuyện: 
a) Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ 1 
trong SGK trả lời các câu hỏi :
- Trong tranh có những nhân vật nào?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Ba bà ... 
T/G
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét đánh giá.
25’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS thực hành :
* Đề kiểm tra : “Em hãy gấp một trong những hình gấp đã học”.
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài kiểm tra : Gấp được một trong những sản phẩm đã học. Hình gấp phải được thực hiện đúng quy trình, cân đối, các nếp gấp thẳng, phẳng.
- Để giúp HS nhớ lại các hình gấp đã học, GV gọi HS nhắc lại tên các hình gấp và cho HS quan sát lại các mẫu gấp hình tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui.
- HS nêu tên các hình gấp và quan sát lại các mẫu gấp đã học.
- Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra. Trong quá trình HS gấp hình, GV đến từng bàn quan sát. Khuyến khích những em gấp đẹp, đúng yêu cầu; giúp đỡ, uốn 
- HS thực hành làm một sản phẩm đã học.
nắn cho những HS còn lúng túng.
* Đánh giá : 
- Đánh giá kết quả kiểm tra qua sản phẩm thực hành theo hai mức :
+ Hoàn thành :
* Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thực hành.
* Gấp hình đúng quy trình.
* Hình gấp cân đối, nếp gấp thẳng, phẳng.
+ Chưa hoàn thành :
* Gấp chưa đúng quy trình.
* Nếp gấp không phẳng, hình gấp không đúng hoặc không làm ra được sản phẩm.
- Khi đánh giá kết quả kiểm tra của HS, GV cho HS đánh giá trước. Động viên những em có nhiều cố gắng; tuyên dương, khen ngợi những em gấp và trang trí sản phẩm đẹp. Tạo điều kiện để tất cả HS trong lớp đều hoàn thành sản phẩm.
5’
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Cho HS thu dọn đồ dùng và vệ sinh cá nhân.
- Nhận xét ý thức chuẩn bị bài và tinh thần, thái độ làm bài kiểm tra của HS.
- Bài sau: Gấp, cắt dán hình tròn.
Chuẩn bị giấy, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .
....
Thứ sáu ngày tháng năm 20
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu : 
- Củng cố cho HS về rèn luyện kĩ năng thực hiện phép trừ dạng 12 trừ đi một số.
- Củng cố rèn luyện kĩ năng cộng, trừ có nhớ. Kĩ năng tìm số hạng chưa biết,kĩ năng giải toán liên quan đến tìm số hạng kia.
- Có thái độ học tập tích cực, tự giác.
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
- HS : SGK, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
T/G
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A- Kiểm tra bài cũ: 
Đặt tính : 52 – 36 ; 62 - 39
- GV nhận xét, ghi điểm
 - 2 HS viết bảng
30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Luyện tập :
Bài 1 : ( SGK tr 55)
- Củng cố về bảng trừ 12 trừ đi một số.
Tính nhẩm :
VD : 12- 3 = 9 12 – 5 = 7
 12- 4 = 8 12 – 6 = 6
- HS nêu yêu cầu của bài .
- HS làm bài sau đó tiếp nối nhau đọc kết quả từng phép tính.
Bài 2 : ( SGK tr 55)
- Củng cố phép trừ dạng 52 – 28 và 32 – 8; cộng có nhớ trong phạm vi 100.
Đặt tính rồi tính :
- Gọi vài HS nhắc lại cách thực hiện.
- Lưu ý HS thực hiện phép cộng và phép trừ từ phải sang trái.
- HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- 3 HS chữa bảng. VD :
a) 62 72 b) 53 36 
 - - + + 
 27 15 19 36
 35 57 72 72
Bài 3 : ( SGK tr 55)
- Củng cố về tìm một số hạng chưa biết.
Tìm x :
- Nêu các thành phần của phép tính.
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- HS nêu yêu cầu của bài .
- 2 HS chữa bảng, lớp làm vở và đối chiếu kết quả.
- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Lưu ý HS viết dấu bằng thẳng với nhau.
a) x + 18 = 52 b) x + 24 = 62
 x = 52 – 18 x = 62 – 24
 x = 34 x = 38
Bài 4 : ( SGK tr 55)
- Củng cố về giải toán có lời văn.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết có bao nhiêu con gà ta làm thế nào?
- Nêu câu trả lời khác.
- 2 HS đọc đề toán.
- Gà và thỏ : 42 con.
- Thỏ : 18 con.
- Gà :  con?
- HS làm bài vào vở ô li.
- 1 HS chữa bảng. Lớp nhận xét.
5’
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Chuẩn bị bài sau 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .
....
Chính tả (nghe viết)
Cây xoài của ông em
I- Mục tiêu : 
- Nghe- viết chính xác, trình bày đúng đoạn đầu của bài Cây xoài của ông em. 
- Làm đúng các bài tập phân biệt : g/ gh ; s / x ; ươn / ương.
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 2, bài tập 3.
- HS : Sách giáo khoa, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
T/G
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A- Kiểm tra bài cũ: 
Nhận xét, chữa
Viết bảng con: tiếng bắt đầu bằng x/s
30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HS nghe
2- Hướng dẫn viết:
Đọc bài viết
2 HS đọc lại
H: Cây xoài cát có gì đẹp?
- Hoa nở trắng cành, quả sai lúc lỉu, từng chùm quả chín vàng.
Hướng dẫn viết chữ dễ lẫn:
Nhận xét, chữa
HS viết bảng con: xoài, lẫm chẫm
Nêu quy tắc chính tả?
1 HS nêu: viết hoa chữ cái đầu dòng, đầu câu,
3. Viết bài
Đọc cho HS viết bài
Hướng dẫn soát lỗi
Nghe- viết bài vào vở
Đọc lại bài - soát lỗi
4. Chấm và chữa bài: 
Chấm bài, nhận xét - chữa lỗi sai
Xem lại bài - chữa lỗi
5 - Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài tập 2 :
Điền vào chỗ trống g hay gh?
- GV chốt lời giải đúng :
- Lên thác xuống ghềnh.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bài trên bảng quay.
- Con gà cục tác lá chanh.
- Gạo trắng nước trong.
- Ghi lòng tạc dạ.
- GV mở bảng phụ ghi quy tắc chính tả với g / gh.
- HS đọc, ghi nhớ.
Bài tập 3:
- Điền s / x, ươn / ương. 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS nhận xét
- GV chốt lời giải đúng :
a. 
- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
- Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
 Tục ngữ
- 2 em làm bài trên bảng quay, lớp 
làm bài vào vở.
b. 
-Thương người như thể thương thân.
- Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.
 Tục ngữ
5’
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Yêu cầu HS viết bài chính tả chưa đẹp về nhà viết lại. 
Bài sau : Sự tích cây vú sữa.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .
....
Tập làm văn
Chia buồn, an ủi
I- Mục tiêu : 
- Biết nói lời chia buồn, an ủi, nói tương đối tốt.
- Biết viết bưu thiếp thăm hỏi.
- Giáo dục ý thức học tập chăm chỉ.
 II- Đồ dùng:
- GV :Tranh minh hoạ bài tập 2 ở SGK.
- HS : Sách giáo khoa, bưu thiếp hoặc những tờ giấy nhỏ được cắt trang trí như bưu thiếp.
III- Các hoạt động dạy học :
T/G
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc đoạn văn ngắn kể về ông bà hoặc người thân (BT2 tiết tập làm văn tuần 10).
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS đọc.
30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- HD làm bài tập: 
Bài tập 1: ( miệng)
- GV nhắc HS lời thăm hỏi sức khoẻ ông (bà) ân cần, thể hiện sự qua tâm và tình cảm thương yêu.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
Gợi ý : Ông ơi, ông mệt thế nào ạ? / Bà ơi, bà mệt lắm phải không ạ? Cháu lấy sữa cho bà uống nhé! / Bà ơi, bà cứ nghỉ ngơi. Cháu sẽ giúp bà làm mọi việc 
Bài tập 2 : ( miệng)
- GV treo 3 tranh lên bảng.
- Tranh 1 vẽ gì?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Vẽ một bạn trai đang ngồi cạnh ông. Trên tay bạn cầm một cây hoa bị chết.
- Tranh 2 vẽ gì?
- Vẽ một bạn gái đang đứng cạnh bà. Tay bà đang nhổ cây hoa bị chết.
- Tranh 3 vẽ gì?
- Vẽ một bạn trai đang đứng cạnh bà. Tay bà đanaicamf một chiếc kính bị vỡ.
- Các em hãy nói lời an ủi của em với ông, bà trong hai tình huống trên với thái độ ân cần để thể hiện sự thông cảm, quan tâm. 
- Hoạt động nhóm 2.
- Một số nhóm phát biểu ý kiến. 
VD : * Ông đừng tiếc ông nhé! Ngày mai cháu sẽ trồng một cây khác cho ông./ Bà ơi, bà đừng buồn. Ngày mai, cháu với bà sẽ trồng một cây khác.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS nói lời chia buồn, an ủi phù hợp với tình huống giao tiếp.
* Bà đừng tiếc nữa bà ạ! Cái kính này cũ quá rồi. Bố cháu sẽ mua tặng bà chiếc kính khác
Bài tập 2 : ( viết)
Viết thư ngắn - như viết bưu thiếp - thăm hỏi ông bà khi nghe tin quê em bị bão.
- HS nêu yêu cầu của bài.
-1 HS đọc to bài Bưu thiếp (TV2/1, tr 80).
- Nhắc HS cần viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn bằng 2, 3 câu thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng.
GV chấm điểm một số bưu thiếp hay. VD :
Bắc Phú, ngày 26- 12- 2007
 Ông bà yêu quý!
 Biết tin ở quê bị bão nặng, cháu lo lắm. Ông bà có khoẻ không ạ? Nhà cửa ở quê có việc gì không ạ? Cháu mong ông bà luôn mạnh khoẻ, may mắn.
 Cháu nhớ ông bà nhiều
 Hoàng Long
- HS viết bài trên bưu thiếp hoặc những tờ giấy nhỏ.
- Nhiều HS đọc bài.
5’
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
- Chuẩn bị bài sau: Gọi điện
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .
....
Theồ duùc:
TROỉ CHễI “BOÛ KHAấN”. OÂN BAỉI THEÅ DUẽC
A. Muùc ủớch yeõu caàu : Yeõu caàu thửùc hieọn ủoọng taực tửụng ủoỏi chớnh xaực vaứ ủuựng nhũp . OÂn troứ chụi “ Boỷ khaờn”. Yeõu caàu bieỏt caựch chụi vaứ tham gia chụi tửụng ủoỏi chuỷ ủoọng . 
B. ẹũa ủieồm phửụng tieọn : Saõn baừi saùch seừ ủaỷm baỷo an toaứn luyeọn taọp . Chuaồn bũ coứi, khaờn.
C. Leõn lụựp : 
Hoaùt ủoọng daùy
Hoaùt ủoọng hoùc
 1.Baứi mụựi 
 a.Phaàn mụỷ ủaàu :
-Giaựo vieõn nhaọn lụựp phoồ bieỏn noọi dung tieỏt hoùc .
-ẹửựng taùi choó voó tay vaứ haựt .
- Troứ chụi : Coự chuựng em . 
 b. Phaàn cụ baỷn :
*ẹieồm soỏ1-2 theo ủoọi hỡnh haứng doùc- ngang 2 laàn 
- GV cho tửứng toồ ủieồm soỏ moói caựch vaứ moói ủoọi hỡnh ủieồm soỏ 2 laàn . Taọp xen keừ laàn 1 : ủieồm soỏ tửứ 1-2 ; 1-2 ủeỏn heỏt theo tửứng toồ .
- Laàn 2 thửùc hieọn nhử treõn nhửng theo hỡnh thửực thi ủieồm soỏ giửừa caực toồ vụựi nhau . 
* Troứ chụi “ Boỷ khaờn “
- GV nhaộc laùi teõn troứ chụi vaứ caựch chụi sau ủoự cho lụựp chụi ,do caựn sửù lụựp ủieàu khieồn .
* OÂn baứi theồ duùc phaựt trieồn chung
 c.Phaàn keỏt thuực:
-Cuựi laộc ngửụứi thaỷ loỷng .Nhaỷy thaỷ loỷng (3 laàn )
-Giaựo vieõn heọ thoỏng ,nhaọn xeựt ủaựnh giaự tieỏt hoùc .
-GV giao baứi taọp veà nhaứ cho hoùc sinh . 
 Giaựo vieõn 
 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 
 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ
 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 
-Lụựp trửụỷng ủieàu khieồn 
-Lụựp thửùc hieọn theo yeõu caàu.
-Nhaọn xeựt bỡnh choùn toồ thửùc hieọn toỏt.
-Lụựp thửùc hieọn troứ chụi dửụựi sửù ủieàu khieồn cuỷa lụựp trửụỷng.
-3 toồ taọp dửụựi sửù ủieàu khieồn cuỷa lụựp trửụỷng
-Lụựp thửùc hieọn caực ủoọng taực hoài túnh
-Lụựp laộng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_2_tuan_thu_11_nguyen_thi_ha.doc