Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2020-2011

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2020-2011

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. Tranh minh hoạ

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 24 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2020-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011.
TẬP ĐỌC	-Tiết 57-
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. 
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. Tranh minh hoạ 
III. Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bài mới:
vGiới thiệu bài: 
vHướng dẫn luyện đọc. 
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu đến .liễu rủ. 
+Đoạn 2: Tiếp theo...sương núi tím nhạt
+ Đoạn 3 : Tiếp theo...đến hết bài .
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn:
+ Lần 1: GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
+ Lần 2: Giải nghĩa từ
- Y/c HS luyện đọc theo cặp và thi đọc
- GV giới thiệu giọng đọc và đọc mẫu 
vTìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn và TLCH:
+Hãy miêu tả những điều mà em hình dung được về mỗi bức tranh ấy ?
+Hãy nêu chi tiết cho thấy sự quan sát tinh tế của tác giả?
+ Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên ?
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp ở Sa Pa như thế nào ?
+ Nội dung bài là gì?
vĐọc diễn cảm:
- Yc 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- Treo b.phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc:
 Xe chúng tôi leo chênh vênh ...lướt thướt liễu rủ.
-Yc HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
-Nhận xét và ghi điểm HS.
2. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị bài: Trăng ơi từ đâu đến?
- Nhận xét tiết học.
.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi
- HS theo dõi
- 3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
+ HS phát âm sai đọc lại.
+ HS đọc chú giải SGK.
- Luyện đọc theo cặp và thi đọc
- Lớp theo dõi.
- Đọc và TLCH:
+ Du khách đi lên Sa Pa đều có cảm giác như đang đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo ....
+Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ .../ Những đám mây trắng nhỏ sà xuống .../Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa... 
+ Vì phong cảnh ở Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng và hiếm có.
+Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp của Sapa. Ca ngợi: Sapa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho nước ta.
+Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn .
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài
TOÁN	 -Tiết 141-
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :Giúp HS : 
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Rèn kĩ năng giải được bài toán " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 
II. Chuẩn bị: Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 
III. Hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài mới 
vGiới thiệu bài: 
vThực hành :
*Bài 1 (a, b):
-Yc HS tự suy nghĩ và làm bài vào vở nháp
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài .
- Nhận xét bài làm học sinh .
*Bài 3:
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, tóm tắt và giải bài toán.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng .
 -Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 4:
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, tóm tắt và giải bài toán.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng phụ
 - Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 2, 5: (HS khá, giỏi làm)
2. Củng cố - Dặn dò:
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ta làm như thế nào ? 
- Cbị: Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Nhận xét tiết học .
.
- 1 HS nêu đề bài
- HS làm vở, 1HS làm bài trên bảng.
a) b)
- 1 HS nêu đề bài
Tổng số phần bằg nhau là :
1 + 7 = 8 ( phần )
Số thứ nhất là : 1080 : 8 = 135
Số thứ hai là : 1080 - 135 = 945
Đáp số : Số thứ nhất : 135
 Số thứ hai : 945
- 1 HS nêu đề bài
 Tổng số phần bằng nhau là : 
 2 + 3 = 5 ( phần )
 Chiều rộng hình chữ nhật là : 
 125 : 5 x 2 = 50 ( m)
 Chiều dài hình chữ nhật là : 
 125 - 50 = 75 ( m ) 
 Đáp số : Chiều rộng : 50m
 Chiều dài : 75m 
+ Trả lời
KHOA HỌC	-Tiết 57-
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
- Hiểu được những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV mang đến lớp 5 cây trồng theo yêu cầu SGK. Phiếu học tập theo nhóm. 
- HS: Mỗi nhóm HS mang đến lớp các cây đã chuẩn bị 
III. Hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Gọi 2 HS TLCH:
+ Bóng của vật thay đổi khi nào? 
+ Không khí có những tính chất gì?
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài: 
vHoạt động 1: Thí nghiệm thực vật cần gì để sống
- Yc HS quan sát h1/114 
+ Cây nào phát triển bình thường? Cây nào kém phát triển? Vì sao
- Nhận xét và chốt ý đúng
vHoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Y/CHS đọc nội dung 5 cây/ 114
- Giới thiệu H2/ 115. Chia nhóm – giao việc
+ Nêu điều kiện sống của từng cây?
— Nhóm 1: nêu điều kiện sống của cây 1
— Nhóm 2: nêu điều kiện sống của cây 2
— Nhóm 3: nêu điều kiện sống của cây 3
— Nhóm 4: nêu điều kiện sống của cây 4, cây 5
- Nhận xét chốt ý
+ Trong 5 cây trên, cây nào sẽ sống và phát triển bình thường?
+ Những cây còn lại sẽ như thế nào? Tại sao cây đó không phát triển bình thường và có thể chết rất nhanh?
+ Cây cần có những điều kiện nào để sống?
[ Ghi nhớ: (sgk/ 115)
3. Củng cố, dặn dò:
+ Thực vật cần có những điều kiện nào để sống và phát triển ?
- Chuẩn bị: “ Nhu cầu nước của thực vật”
- Nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời 
- HS qs H1/ 114 và đọc nội dung. TLN2 – báo cáo – NX 
+ Cây 1, 2, 3, 4 phát triển bình thường
+Cây 5 kém phát triển vì cây 5 không đủ chất khoáng cho cây 
- 1 HS đọc nội dung cây 1... cây 5/114
- HS quan sát H2/ 115
- 4 nhóm thảo luận – báo cáo – NX
—Cây1: dần dần bị chết hoặc yếu ớt vì không có ánh sáng
—Cây2: phát triển chậm và có thể chết vì không trao đổi được không khí
—Cây3: phát triển chậm có thể chết vì không có nước
—Cây4: phát triển tươi tốt vì có đủ nước, chất khoáng, ánh sáng.
—Cây 5: phát triển kém vì thiếu chất khoáng trơng đất.
+Cây 4 sống và phát triển bình thường vì cây được cung cấp đủ ánh sáng, không khí, nước và chất khoáng.
+Cây1, 2, 3, 5 phát triển không bình thường có thể chết vì thiếu ánh sáng, không khí, nước và chất khoáng
+Cây cần có đủ điều kiện như nước, chất khoang, kk và ánh sáng mới sống được 
- 2 HS đọc ghi nhớ
- HS trả lời lại
ĐẠO ĐỨC	-Tiết 28-
TÔN TRỌNG LUẬT LỆ GIAO THÔNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu: HS có khả năng:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới HS).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Một số biển báo giao thông. Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
- HS: SGK, nội dung đóng vai
III.Hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Gọi 2 HS TLCH:
+ Tai nạn giao thông để lại hậu quả gì?
+ Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn?
- Nhận xét và tuyên dương.
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài
v Hoạt động 2: hướng dẫn thực hành.
*Bài tập 3/ 42:
- Giao việc cho các nhóm thảo luận
- Nhận xét chốt ý đúng
* Bài 4/42:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HDHS thảo luận nhóm
- Nhận xét chốt ý và kết luận: Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người xung quanh. Cân nên chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông
3/ Củng cố, dặn dò:
- Củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: “ Bảo vệ môi trường”
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS TLCH:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS thảo luận nhóm 2 – Báo cáo – NX
a/ Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu
b/ Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm
c/ Can ngăn bạn không nên ném đất đá lên tàu hoả gây nguy hiểm cho hành khách, hư hỏng tài sản công cộng
d/ Đề nghị bạn dừng lại để xin lỗi và giúp người bị nạn
đ/ Khuyên các bạn nên ra về không nên làm cản trở GT
e/ Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 4 Nhóm thảo luận – báo cáo – NX 
- 2 HS đọc lại ghi nhớ
THỄ DỤC –Tiết 57-
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI: “ NHẢY DÂY”
I. Mục tiêu: 
- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
II.Địa điểm và phương tiện: 
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện
- Còi, dây nhảy, cầu
III. Nội dung và phương pháp:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A. phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung
- Khởi động: xoay các khớp
- Oân bài thể dục phất triển chung (2 lần x8 n)
B. Phần cơ bản:
a/ Môn tự chọn 
- Ôn đá cầu bằng mu bàn chân
- Ôn ném bóng trúng đích.
b/ Nhảy dây.
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
C. Phần kết thúc.
- Đi đều và hát
- Hít thở sâu
- Nhận xét giờ học 
€
€ €€€€€
€€€€€€
€ €€€€€
€€€€€€
 = = = =
 = = €= =
 = = = =
€ €€€€€
€€€€€€
€
€€€€€€
€€€€€€
 €
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	-Tiết 57-
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
*Lồng ghép GDBVMT: Gián tiếp
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở bT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4.
*GDBVMT: GD HS biết yêu quý các con sông ở nơi em ở, không vứt rác bừa bãi.
II. Đồ dùng dạy – học: Một số tờ giấy để HS làm BT1.
III. Hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài mới:
vGiới thiệu bài: 
vHướng dẫn làm bài tập
*Bài tập 1:
-GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.
- Cho HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
* Bài tập 2:
- Cách tiến hành như BT1.
- Lời giải đúng:
 Ýc: Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
 * Bài tập 3: 
- Yc HS TLN2 làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại.
 * Bài tập 4:
- Yc HS TLN + lập tổ trọng tài + nêu yc BT + phát giấy cho các nhóm.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS thi trả lời nhanh: 
- Cho các nhóm dán lời giải lên bảng lớp.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
 a). sông Hồng; b). sông Cửu Long
 c). sông Cầu; e). sông M ... g dạy – học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng làm bài tập: Hiệu hai số là 63, tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới 
vGiới thiệu bài: 
vThực hành :
*Bài 1 :
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
 - Nhận xét bài làm học sinh .
*Bài 2 : (HS khá, giỏi làm)
*Bài 3:
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên làm bài vào PHT .
- GV chấm bài 5 HS, nhận xét bài trên bảng.
 *Bài 4:.
- GV vẽ sơ đồ tóm tắt như SGK lên bảng . 
Sơ đồ : ? cây 
Số cây cam : 170 cây
Số cây dứa : 
 ?
- Yc HS TLN đặt đề bài và giải vào PHT
- Nhận xét ghi điểm từng nhóm
3. Củng cố - Dặn dò:
- Củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: Luyện tập chung
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- 1 HS lên bảng làm bài :
- 1 HS nêu đề bài.
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là: 3-2=1(phần)
Số bé là: 30:2 = 15
Số lớn là 15+30 = 45
 Đáp số: số bé 15 ; số lớn 45
- 1 HS nêu đề bài.
+ Lắng nghe .
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 1 = 3 ( phần )
Số gạo nếp là: 540 : 3 = 180 ( kg )
Số gạo tẻ là: 540 + 180 = 720 ( kg )
Đáp số : Gạo nếp: 180 kg
 Gạo tẻ : 720kg.
- 1 HS nêu đề bài..
- HS TLN tìm đề bài và giải.
Bài giải:
 Hiệu số phần bằng nhau là : 6 - 1 = 5 ( phần )
Số cây cam là : 170 : 5 = 34 ( cây )
Số cây dứa là : 170 + 34 = 204 ( cây )
Đáp số : Cây cam: 34 cây
 Cây dứa: 204 cây
ĐỊA LÍ 	-Tiết 29-
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tt)
*Lồng ghép GDBVMT: Liên hệ
I. Mục tiêu: Nêu được 1 số hoạt động sx chủ yếu của người dân ở đb duyên hải niền Trung:
+ Hoạt động du lịch ở ĐBDHMT rất phát triển.
+ Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển nhiều ở ĐBDHMT: Nhà máy đường, nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.
* GDBVMT: *GDBVMT: GD HS biêt yêu quý và bảo vệ môi trường xung quanh và môi trường biển ờ địa phương mình
II. ĐDDH: - Tranh sgk/ 142, 143, 144
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
+ Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
+ Vs người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm mía?
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài: 
vHoạt động 1: Hoạt động du lịch.
- Giới thiệu tranh H9/ 141
- Giao việc cho các nhóm thảo luận
+ N1: Người dân miền Trung sử dụng các xanh đẹp đó để làm gì?
+ N2: Kể tên các bãi biển đẹp ở duyên hải miền Trung?
+ N3: Các bãi biển ở duyên hải miền Trung có đặc điểm gì?
+ N4: Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan khu vực miền Trung?
- GV nhận xét – chốt ý
vHoạt động 2: Phát triển công nghiệp.
- Giới thiệu tranh H10, 11, 12/ 142, 143, 144
+ Kể tên một số ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền Trung?
+ Vì sao ở các thành phố, thị xã ven biển miền Trung có nhiều nhà máy đóng tàu?
- Nhận xét và chốt ý đúng
vHoạt động 3: Lễ hội
- Giới thiệu tranh H13/ 144.
+ Kể tên các lễ hội có ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
+ Người dân tổ chức lễ hội để làm gì và vào thời gian nào?
[ Ghi nhớ: (sgk/ 144)
3. Củng cố, dặn dò:
*GDBVMT: GD HS biêt yêu quý và bảo vệ môi trường xung quanh và môi trường biển ờ địa phương mình
- Chuẩn bị: “ Thành phố Huế ”
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời 
- HS quan sát. 4 Nhóm thảo luận,báo cáo, NX
+ Người dân ở miền Trung sử dụng các cảnh đẹp của các bãi biển để phục vụ cho khách tham quan du lịch.
+ Sầm Sơn, Lăng Cô, Mĩ Khê, Non nước, Nha Trang, Mũi Né,....Ngoài ra còn có nhiều di sản văn hoá như : Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn.
+ Nhiều bãi biển đẹp, bằng phẳng, phủ cát trắng rợp bóng dừa và phi lao, nước biển trong xanh.
+ Vì có nước biển trong xanh, bãi biển bằng phẳng, thuận lợi cho khách đến tham quan, nghĩ dưỡng. Các hoạt động dịch vụ du lịch ( điểm vui chơi, khách sạn...) ngày càng nhiều thu hút khách du lịch và thu hút lao động của địa phương.
 HS quan sát - NX . Thảo luận nhóm 2 – báo cáo – NX 
+ Ngành đóng tàu thuyền, sản xuất đường, lọc dầu, chể biển hải sản,......
+ Do tàu thuyền đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách, ... nên cần có nhiều xưởng sửa chữa và đóng mới tàu thuyền.
-HS qs tranh H13/ 144. TLN2 – báo cáo – NX 
+Lễ hội rước cá ông, lễ mừng năm mới của người Chăm ( lễ hội ka-tê)....
+Vào đầu mùa hạ, cầu chúc cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hoạt động văn nghệ thể thao như múa, hát, bơi thuyền....
- 2 HS đọc ghi nhớ
Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
TẬP LÀM VĂN	-Tiết 58-
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục đích, yêu cầu:
-Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật 
- Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả 1 vật nuôi trong nhà 
II. Đồ dùng dạy - học:
-GV: Tranh minh hoạ một số loại con vật. Tranh ảnh vẽ một số loại con vật có ở địa phương mình (chó, mèo, gà, vịt, trâu, bò, lợn, ...). Bảng phụ để HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả con vật. 
- HS: SGK, vở, sưu tầm một số tranh con vật nuôi trong nhà.
III. Hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- Yêu cầu 2 - 3 học sinh đọc tóm tắt tin tức các em đã đọc được trên báo Nhi đồng hoặc Thiếu niên Tiền phong 
- Nhận xét và ghi điểm 
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài:
vHướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1 : 
+ Bài này văn này có mấy đoạn?
+ Mỗi đoạn văn nói lên điều gì ?
+ Em hãy phân tích các đoạn và nội dung mỗi đoạn trong bài văn trên ?
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- Treo bảng ghi kết quả lời giải viết sẵn, chốt lại ý kiến đúng,:
 Đoạn 
Đoạn1: 1 dòng đầu 
Đoạn 2 : Chà nó có bộ lông mới đẹp làm sao ... đến Mèo hung trông thật đáng yêu .
Đoạn 3 : Có một hôm ... đến nằm ngay trong vuốt của nó .
Đoạn 4 : còn lại 
- Gọi HS đọc lại sau đó nhận xét, sửa lỗi và cho điểm từng học sinh. 
vPhần ghi nhớ
vPhần luyện tập
*Bài 1 : 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị cho bài tập .
- Treo lên bảng lớp tranh ảnh một số con vật nuôi trong nhà .
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- Nên chọn lập dàn ý một con vật nuôi, gây cho em ấn tượng đặc biệt .
- Nếu trong nhà không nuôi con vật nào, các em có thể lập dàn ý cho bài văn tả một con vật nuôi mà em biết.
+ Dàn ý cần phải chi tiết, tham khảo bài văn mẫu con mèo hung để biết cách tìm ý của tác giả .
- Yc HS lập dàn bài chi tiết cho bài văn .
- GV phát bút dạ và tờ giấy lớn cho 4 HS 
- Yc lớp thực hiện lập dàn ý và miêu tả.
- Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm .
- Gọi 4 HS lên dán 4 tờ phiếu lên bảng và đọc lại .
- Hdẫn HS nhận xét và bổ sung nếu có 
-GV nhận xét, ghi điểm 
3. Củng cố – dặn dò:
- Củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: “Luyện tập quan sát con vật”
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện yêu cầu. 
-1 HS đọc bài đọc “Con mèo hung”.
+ Bài văn có 4 đoạn.
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
Tiếp nối nhau phát biểu .
 Nội dung 
+ Giới thiệu về con mèo sẽ tả.
+ Tả hình dáng, màu sắc con mèo . 
+ Tả hoạt động, thói quen của con mèo. 
+Nêu cảm nghĩ về con mèo
- 3- 4 HS đọc 
- 1 HS đọc thành tiếng
- Quan sát tranh và chọn một con vật quen thuộc để tả .
- Lắng nghe .
+ 4 HS làm vào tờ phiếu lớn, khi làm xong mang dán bài lên bảng . 
+ Tiếp nối nhau đọc kết quả : 
- Ví dụ :Dàn ý bài văn miêu tả con mèo .
*Mở bài:Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh, thời gian)
* Thân bài :
1. Ngoại hình của con mèo 
a) Bộ lông b) Cái đầu . c) Hai tai 
d) Bốn chân . e) Cái đuôi g) Đôi mắt 
h) Bộ ria 
2. Hoạt động chính của con mèo .
a) Hoạt động bắt chuột 
- Động tác rình 
- Động tác vồ 
b) Hoạt động đùa giỡn của con mèo 
* Kết bài: Cảm nghĩ chung về con mèo .
TOÁN	-Tiết 145-
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS : 
 - Giải được bài toán “Tìm hai số khi biể tổng ( hiệu )và tỉ số của hai số đó”
 - Rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó”
II. Chuẩn bị : 
- Bảng phụ vẽ sẵn bảng của BT1 để HS làm bài .
- Tờ bìa kẻ sẵn sơ đồ như BT4 trong SGK.
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 .
 III. Hoạt động dạy – học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS làm BT sau: Hiệu hai số là 72, tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới 
vGiới thiệu bài: 
vLuyện tập
*Bài 1: (HS khá, giỏi làm)
 *Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Xác định tỉ số - Vẽ sơ đồ .
- Hướng dẫn tìm cách giải.
- Yc HS tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét và ghi điểm.
* Bài 3: (HS khá, giỏi làm)
* Bài 4 :
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV treo sơ đồ tóm tắt đã vẽ sẵn như SGK lên bảng 
- Yc HS nhìn vào tóm tắt và giải vào vở.
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét tiết học.
3. Củng cố - Dặn dò:
+Muốn tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số ta làm như thế nào ? 
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Nhận xét đánh giá tiết học
+ Lắng nghe .
- Hs đọc yc bài
- HS ở lớp làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài :
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là :
10 - 1 = 9 ( phần )
Số thứ hai là: 738 : 9 = 82
Số thứ nhất là: 738 + 82 = 820
Đáp số : Số thứ nhất : 820; Số thứ hai : 82
- HS đọc yc BT
Bài giải:
Theo sơ đồ ta có tổng số phần bằng nhau là: 
 3 + 5 = 8 ( phần )
- Đoạn đường từ nhà An đến trường là:
840 : 8 x 3 = 315 ( m )
- Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là:
840 - 315 = 525 ( m )
Đáp số : Đoạn đường đầu : 315 m
 Đoạn đường sau : 525 m
+ Trả lời
THỄ DỤC –Tiết 58-
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI: “ NHẢY DÂY”
I. Mục tiêu: 
- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
II.Địa điểm và phương tiện: 
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện
- Còi, dây nhảy, cầu
III. Nội dung và phương pháp:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A. Phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung
- Khởi động: xoay các khớp
- Ôn bài thể dục phất triển chung (2 lần x8 n)
B. Phần cơ bản:
a/ Môn tự chọn 
- Ôn đá cầu bằng mu bàn chân
- Ôn ném bóng trúng đích.
b/ Nhảy dây.
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
C. Phần kết thúc.
- Đi đều và hát
- Hít thở sâu
- Nhận xét giờ học 
€
€ €€€€€
€€€€€€
€ €€€€€
€€€€€€
 = = = =
 = = €= =
 = = = =
€ €€€€€
€€€€€€
€
€€€€€€
€€€€€€
 €

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_4_tuan_29_nam_hoc_2020_2011.doc