Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 35

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 35

Tiết 1: TẬP VIẾT

Ôn tập

 I- Mục tiêu.

 - Củng cố cách viết chữ hoa thông qua bài tập ứng dụng.

 - Viết đúng, đẹp chữ hoa. Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ.

 - Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.

II- Đồ dùng dạy học.

 - GV : Mẫu chữ viết hoa

 - HS : Bảng con.

III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 12 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Thứ năm ngày 17 tháng 5 năm 2007
Tiết 1: Tập viết
Ôn tập
 I- Mục tiêu.
 - Củng cố cách viết chữ hoa thông qua bài tập ứng dụng.
	- Viết đúng, đẹp chữ hoa. Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ.
	- Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy học.
	- GV : Mẫu chữ viết hoa
 - HS : Bảng con. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1- Kiểm tra bài cũ.
- Học sinh viết: An Dương Vương
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn viết bảng con.
+ Viết chữ hoa
- Yêu cầu học sinh nhận xét trong bài ứng dụng có những chữ nào viết hoa? Nêu quy trình viết từng chữ.
- Cho h/s viết chữ hoa
+ Hướng dẫn viết bài ứng dụng.
- Cho HS đọc từng bài ứng dụng
- Nêu nội dung bài viết.
- Nêu cách trình bày bài, chiều cao, khoảng cách các con chữ trong các bài ?
c)Hướng dẫn viết vở Tập Viết.
- GV đọc cho hs viết từng câu.
GV giúp HS yếu.
- GV theo dõi, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về xem bài viết .
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Học sinh quan sát, nhận xét
- HS yếu nêu quy trình viết từng chữ khó : Thưa; Mình; Bài; Phục;....
- HS luyện viết chữ hoa
- 4 hs viết bảng lớp. Lớp viết bảng con.
- HS khá đọc và nêu nội dung bài
- Hs nhận xét.
VD 
Đoạn thơ Tố Hữu viết trong bài : Việt Bắc nói lên nỗi nhớ của đồng bào Việt Bắc với Bác Hồ...
- HS viết vở.
Tiết 2 Toán
Ôn tập cuối năm
I - Mục tiêu.
- Xác định số liền sau của 1 số. So sánh và sắp xếp một nhóm các số. Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính. Tìm thừa số hoặc số bị chia chưa biết.
- Làm đúng các bài tập.
- Tự tin, hứng thú học toán.
II- Đồ dùng dạy học
GV : Hai tấm bìa hình vuông cạnh 9 cm, Bài tập SGK – 179.
HS : Bảng con.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Kiểm tra bài cũ
 Nêu cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính ?
Gv chốt.
ôn tập 
 Bài 1: Số liền sau của 54 839 là: 
A.54839 B,54819 C . 54830
- Yêu cầu học sinh tìm số liền sau của số 
54 829
- Học sinh làm giấy nháp.
Gv chốt bài đúng.
 Bài 2: Tính:
86127+4258 4216 x 5
12564- 3564 3565: 3
Củng cố kĩ năng nhân, chia, cộng, trừ , nhân, chia các số trong phạm vi 100000.
 Bài 3: Số lớn nhất trong các số 8576; 8756 ; 8765; 8675 là :
A, 8576 ; B. 8756; C :8765 ; D: 8675
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi chữa.
- Trình bày trước lớp.
Gv chốt bài đúng.
 Bài 4: Nền nhà của một phòng học là hình chữ nhật có chiều rộng khoảng :
A. 50 m B. 5 dm C. 5m D. 5cm
Gọi 2 hs chữa bài.
- GV chốt kết quả đúng 
 Bài 5: Một vòi nước chảy vào bể trong 4 phút được 120 lít nước . Hỏi trong 9 phút vòi nước đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước ?
Gv yêu cầu học sinh đọc và phân tích đề.
- Yêu cầu học sinh nêu cách giải 
* Tìm 1 phút chảy được 
 Tính 9 phút sẽ chảy được 
Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
Vài hs nêu
Lớp nhận xét, bổ sung.
 Đổi vở- Kiểm tra 
- HS chữa bài :
Khoanh vào đáp án : D. 54 830
HS làm bảng con, 4 hs chữa bài.
a, 86127 4216
 4258 x 5
 90385	 21080
Học sinh lên bảng chữa bài 
Khoanh vào đáp án C : 8765
- Học sinh chữa bài
HS khoanh vào đáp án : C ; 5m
HS đọc đề bài và giải bài toán
Tóm tắt 
4 phút : 120 lít
9 phút : ? lít 
Bước giải :
120 : 4 = 30 (lít)
9 x 30 = 270 ( lít)
Tiết 3: Luyện từ và câu
Ôn tập
I Mục tiêu:
- Củng cố phép nhân hóa . Mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ. 
- HS làm đúng các bài tập 2 trong tiết 2; 4 và tiết 7 SGK .
- Thích học giờ học.
II Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng phụ, phấn màu.
- HS : Vở BTTV.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn hs làm Bài tập
Bài 2 ( tiết 2)
- Cho hs nêu yêu cầu.
- Cho hs ghi lại các từ thuộc các chủ điểm
- Cho hs đại diện nhóm nêu kết quả
- Gv và hs nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Cho hs làm vở BTTV
- Vài hs đọc lại bài làm.
Bài 2 ( tiết 4)
- Cho hs đọc đề, nêu yêu cầu của bài.
- Gv đưa bảng phụ ghi bài thơ và nhắc lại yêu cầu.
- GV chốt bài, khen hs làm đúng, nhanh.
- Cho hs nêu các cách nhân hoá.
Bài 2 ( tiết 7)
HS đọc yêu cầu của bài
Gv cho hs làm theo nhóm
Gv bao quát lớp.
Vài nhóm đọc trước lớp, bổ sung.
GV nhận xét chốt bài đúng.
Gv khen nhóm làm bài tốt.
3- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về xem lại BT đã làm; ghi nhớ từ vừa tìm được.
Bảo vệ Tổ quốc
- ..cùng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, non sông, đất Mẹ, nước nhà
- Bảo vệ Tổ quốc: canh gác, tuần tra trên biển, chiến đấu,.
Sáng tạo
-..chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, luật sư.
-.. hoạt động của trí thức: nghiên cứu, giảng dạy, khám bệnh..
Nghệ thuật
nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, đạo diễn..
-ca hát, sáng tác, biểu diễn,vẽ tranh,
- môn nghệ thuật: văn học, kiến trúc, âm nhạc, .
HS nêu, thảo luận.
- hs đọc từng câu lựa chọn từ thích hợp để điền vào các dòng:
+ Những con vật được nhân hoá 
+ Từ ngữ nhân hoá con vật 
- Cho hs thi nói nhanh, nói đúng.
- Vài hs điền bảng phụ
- Lớp nhận xét
Nhóm 1: nêu tên lễ hội, tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội.
Nhóm 2: nêu các từ chỉ người hoạt động thể thao, các môn thể thao.
Nhóm 3: nêu tên các nước Đông Nam á và nước khác mà em biết.
Nhóm 4 nêu các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên, hoạt động làm giàu, đẹp thiên nhiên của con người.
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
Ôn tập học kì II: Tự nhiên (tiếp)
I- Mục tiêu.
- Hệ thống và củng cố các loại kiến thức có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
- Có tình yêu thiên nhiên và quê hương mình. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Thích giờ học. 	
II-Đồ dùng dạy học
GV, HS : Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ
Em đã làm gì để bảo vệ môi trường nơi em ở ?
GV nhận xét.
2. Bài mới
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về động vật.
GV đa tranh ảnh về con vật đang sống ở địa phơng.
- Yêu cầu làm bài tập vào vở BT TNXH.
Gv chốt bài đúng
Kết luận.
*Hoạt động 4: Chơi trò chơi : Ai nhanh, ai đúng.
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về thực vật.
- GV cho học sinh chia nhóm.
- Chia bảng làm 3 phần.
- Nhóm nào tìm được nhiều thực vật nhóm đó thắng.
GV khen nhóm tìm được nhiều thực vật.
3- Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh.
- Thực hiện tốt những điều đã học.
Vài hs nêu
Lớp bổ sung.
- Học sinh quan sát tranh ảnh, nêu tên các con vật.
- Vài hs đọc bài làm. Đổi vở kiểm tra chéo.
 - Lớp bổ sung.
- 3 nhóm.
- Học sinh mỗi nhóm ghi tên các loại cây có đặc điểm :
+ Thân thảo, thân leo, thân gỗ,...
+ Rễ đứng, rễ chùm,...
Tuần 35
Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 200
Tiết 1 Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kì II và cuối năm
I- Mục tiêu.
	- Hệ thống hoá chương trình đã học về các hành vi đạo đức ở lớp 3.
	- Biết vận dụng kiến thức đã học để biết ứng xử và có hành vi đúng trong cuộc sống hàng ngày.
	- Giáo dục học sinh thành người con ngoan.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài tập ứng xử
- HS: Vở hoặc giấy
III- Các hoạt động dạy và học.
Giới thiệu bài 
 Bài mới
*Hoạt động 1: Hệ thống các bài học.
- Yêu cầu học sinh kể tên các bài đạo đức đã học.
VD: Bài 1: Kính yêu Bác Hồ.
 Bài 2: Giữ lời hứa.
 Bài 3: Tự làm lấy việc làm của mình.
- GV ghi các bài lên bảng.
* Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
- Giáo viên đưa ra 1 vài tình huống.
- Em mợn quyển truyện mới của bạn về nhà xem, không may bị giây mực bẩn và rách bìa. Em làm như thế nào?
- Hàng ngày em đã tự làm những việc gì?
- Không may bố mẹ em bị ốm, em sẽ làm gì?
- Em đã chia sẻ vui buồn cùng bạn trong lớp như thế nào?
- Khi đi đường, gặp đám tang, em sẽ làm gì?
- Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp, dặn cả lớp làm bài tập. Cô vừa đi một lúc, 1 số bạn đùa nghịch, làm ồn. Nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì?
3- Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện tốt những điều đã học
- Hoạt động theo nhóm.
- Học sinh viết vào giấy.
- Báo cáo trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh tìm cách ứng xử và nêu tình huống mình sẽ làm.
- Thảo luận nhóm đôi. Báo cáo kết quả thảo luận.
- HS nêu
-  quét nhà, rửa bát trông em nhặt rau
- Nấu cháo, mua thuốc cho mẹ uống
- Động viên bạn, giúp bạn học, và công việc gia đình
-  đi vào mé đường, bỏ mũ, không nói to,không nô đùa
- HS liên hệ
Tiết 2 Tiếng Việt
Ôn tập các bài tập đọc- kể chuyện 
từ tuần 28 đến tuần 34 
I - Mục tiêu.
- HS ôn đọc đúng, đọc hay các bài tập đọc - kể chuyện từ tuần 28 đến tuần 34 và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ/phút ngắt nghỉ hơi đúng.
- Kể lại được các câu chuyện từ tuần 28 đến tuần 34	
- Tự tin, hứng thú ôn tập.
II- Đồ dùngdạy học.
- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34 
- HS: SGK
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1- Giới thiệu bài.
2- Ôn tập đọc - kể chuyện.
- Kể tên các bài TĐ- KC tuần 28 đến tuần 34
- Yêu cầu học sinh lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi các bài trên.
- GV giúp hs giải nghĩa 1 số từ khó.
- Nêu nội dung bài.
- GV chốt: Nhắc nhở mọi ngời không ên tự in quá mức, phải lờng trớc mọi khó khăn trong bất kỳ công việc gì .
+ Kể chuyện
- GV giao nhiệm vụ.
- GV, HS nghe, đánh giá, nhận xét.
* Từ bài 28 đến bài 34 tiến hành tương tự. 
3 Thi TĐ- KC
- GV cho hs thi đọc.
- GV khen hs đọc đúng, đọc hay.
- GV cho hs thi kể chuyện.
- GV khen hs kể đúng, kể hay.
4- Củng cố - dặn dò.
	- Tiết học ôn tập lại những kiến thức gì?
	- Nhận xét giờ học.
HS nêu:
1, Cuộc chạy đua trong rừng
2, Buổi học thể dục
3, Gặp gỡ ở Lúc – xăm- bua, 
- Học sinh khá đọc cả bài và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung của bài.
- HS yếu đọc đoạn và nhắc lại câu trả lời.
- HS khá nêu.
- HS yếu nhắc lại.
- 1 hs đọc lại yêu vầu kể chuyện.
- HS yếu kể đoạn ( tranh, dựa lời nhân vật ) em thích.
- HS khá kể nối tiếp chuyện, kể cả chuyện.
- HS tự chọn bài đọc.
- 3 hs yếu TB đọc đúng, 3 hs khá đọc diễn cảm.
- HS yếu kể theo tranh.
- HS khá kể theo lời nhân vật, đóng vai, kể theo gợi ý.
Tiết 3 Sinh hoạt tập thể
Văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác
I. Mục tiêu
- HS nắm chắc chủ đề để chuẩn bị các bài hát ca ngợi Bác Hồ kính yêu.
- HS tổ chức được các tiết mục văn nghệ cho một buổi lễ kỉ niệm.
- Thích giờ học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV, HS : Bài hát, bài thơ, câu chuyện... thuộc chủ đề bài học
 III.Hoạt động dạy học chủ yếu
1 GV giới thiệu bài
2 Nội dung	
a, Tìm hiểu về ngày 19 - 5 
- Ngày19 - 5 là ngày gì ?
- Bác Hồ Quê Bác ở đâu ?
- Tình cảm của Bác Hồ với Thiếu nhi như thế nào ?
- Nêu công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc ta ?
- Tình cảm của Thiếu nhi với Bác Hồ như thế nào ?
- Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ chúng ta phải làm gì ?
GV kết luận
b, Nêu tên bài hát, bài thơ, câu chuyện ca ngợi 
GV chia nhóm cho hs thảo luận.
- GV chia lớp làm 3 nhóm tìm bài hát ca ngợi Bác Hồ 
- GV chốt, khen nhóm tìm nhiều bài hát đúng chủ đề
GV ghi tên các bài hát lên bảng. 
* Thi hát bài hát thuộc chủ đề.
- GV khen hs biểu diễn tốt.
c, Biểu diễn 
GV cho các nhóm thảo luận. 
Lớp nhận xét bổ sung.
GV, HS bình chọn tiết mục văn nghệ hay kỉ niệm ngày 19 –5
3 Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học.
Khen nhóm chuẩn bị tốt các tiết mục văn nghệ và biểu diễn hay. 
 HS yếu nêu
Lớp bổ sung.
quan tâm yêu quí các cháu.
Bác là chủ tịch đầu tiên của nớc ta, Ngời đọc tuyên ngôn độc lập ..
yêu quí, kính yêu Bác Hồ
.thực hiện tốt các điều Bác Hồ dạy chăm ngoan, vâng lời cha mẹ, thầy giáo, cô giáo
* Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
* Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người.
* Bác Hồ một tình yêu bao la.
* Em mơ gặp Bác Hồ.....
HS hát đơn ca,song ca.
 Vài nhóm biểu diễn.
Các nhóm nhận xét.
Chọn nhóm biểu diễn hay nhất.
 Mỗi nhóm biểu diễn 2 tiết mục hay nhất.
 Thứ ba ngày 15 tháng 5 năm 2007
Tiết2 Toán
Ôn tập cuối năm
I- Mục tiêu:
- Giúp hs yếu củng cố kiến thức đã học trong chương trình toán 3.
- HS khá làm thành thạo bài tập .
Thích giờ học.
II.Đồ dùng dạy học
GV : Phấn màu. BT
 HS : Vở luyện toán
III.Họat động dạy học chủ yếu 
1) Củng cố lý thuyết:
- Nêu cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số?
- Muốn gấp ( giảm ) một số đi một số lần ta làm thế nào?
- Muốn tìm số chia ta làm như thế nào?
- Nêu các bớc giải toán rút về đơn vị?
- GV chốt.
2) Bài tập:
GV đa đề bài cho HS làm:
- GV giúp HS yếu.
3) Chữa bài:
Bài 1: 
Tìm của 10, 22, 26,40, 450, 1200.
HS làm bài
- Gọi HS chữa bài.
- GV chốt bài.
Bài 2: Tìm X:
a) X x 2 = 14256
 5 x X = 15000
b) 15246 : X = 2
 13707 : X = 9 
- Gọi HS chữa bài 
- Cho HS yếu nêu cách tìm thừa số và số chia? 
Bài 3: Có 12 000 đồng mua được 3 chiếc bút máy. Hỏi 5 chiếc bút máy như thế mua hết bao nhiêu tiền?
- GV chấm , cho 1 HS lên bảng chữa 
- GV chốt
Bài 4: Đặt đề rồi giải theo tóm tắt sau:
Tóm tắt
 12900 kg
 ? kg
4) Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài
- Ta lấy số đó chia cho số phần
- Lấy số đó nhân( chia) cho số lần
- Ta lấy số bị chia cho thương 
- HS nêu
- HS khá nhận xét
- HS đọc yêu cầu.
- Tự làm vào vở.
của 10 = 10: 2 = 5
của 22 = 22 : 2 = 11.
- HS nêu cách tìm X
X x 2 = 14256
 X = 14256 : 2 
 X = 7128
15246 : X = 2
 X = 15246 : 2 
 X = 7623
Bước giải:
 12000 : 3 = 4000( đồng)
 4 000 x 5 = 20 000( đồng )
Bớc giải:
 12900 : 3 = 4300 ( kg ) 
 12900 – 4300 = 8600 ( kg )
- HS yếu nêu lại cách giải dạng toán trên
Tiết 2: Tự nhiên xã hội
 	Ôn tập học kì II: Tự nhiên 
I- Mục tiêu.
	- Hệ thống và củng cố các loại kiến thức có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
 - Biết cách giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
	- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Có tình yêu thiên nhiên và quê hương mình.
II-Đồ dùng dạy học 
GV, HS : Tranh ảnh về quê hương (nếu có) 
III- Các hoạt động dạy và học.
1 Kiểm tra bài cũ
- Hãy mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên ?
Gv nhận xét.
2 Bài mới
*Hoạt động 1: Quan sát cả lớp.
Mục tiêu: Nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương.Học sinh biết 1 số cây cối và con vật ở địa phương.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật ở quê hương.
GV kết luận.
* Hoạt đông 2: Nói về cảnh thiên nhiên .
Mục tiêu: Giúp học sinh tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
+ Các em sống ở miền nào?
+ Kể những cảnh vật có ở nơi em sống?
 + Nói về cảnh vật quê em.
GV kết luận...nhắc hs giữ gìn cảnh đẹp ...
3 Củng cố dặn dò:
- Cho hs liên hệ việc bảo vệ môi trường
- Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh.
- Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
Vài hs nêu
Lớp bố sung.
Học sinh quan sát tranh ảnh.
- HS nêu phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật mà em quan sát thấy.
 HS nêu tự do.
...cây cối, nhà ở, trờng học,...
Học sinh thảo luận theo nhóm.
Vài nhóm nói về cảnh vật quê em trước lớp.
Các nhóm bổ sung.
HS nêu...phong trào “Xanh- Sạch - Đẹp”
Tiết3: Tự học
 (hoặc học theo môn tự chọn)
Hoàn thành kiến thức đã học
I.Mục tiêu.
- HS hoàn thành bài đã học 
- Tự giác học bài.
- Thích giờ học
II.Đồ dùng dạy học 
- GV: Phấn màu
- HS : Vở BT toán , BTTiếng Việt
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
1 GV nêu yêu cầu giờ học
2 Tự học
- Nêu các bài đã học?
- GV giúp hs yếu làm bài.
3 Chữa bài
* Toán (trang 97)
Bài 1 
 Gọi HS yếu chữa
Đổi vở, hs TB nhận xét.
GV chốt bài đúng, cách so sánh số.
Bài 2 
Gọi hs yếu chữa bài.
GV chốt bài đúng
HS đổi vở nhận xét.
 GV chốt cộng, trừ, nhân, chia.
Bài 3 
Gọi HS đọc đề, tóm tắt, chữa bài.
GV chấm bài, vài hs nêu kết quả.
Gọi HS chữa bài. Gv chốt bài.
Bài 4
Gọi HS chữa bài.
HS khá nhận xét, giải thích.
Cho hs yếu nhắc lại cách tính giá trị biểu thức..
Bài 5
Gv cho hs đọc kết quả
GV chốt cách đọc, xem giờ.
* Tập đọc
Cho hs luyện đọc bài HTL
Hs thi học thuộc lòng.
 GV khen HS tiến bộ.
4 Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Xem lại bài đã chữa 
- Toán, Chính tả, tập đọc...
- HS tự làm bài từng môn.
 HS yếu ghi bảng
VD : Năm mơi bảy nghìn chín trăm bốn mơi hai : 57942
 37264 
 25328 
 62592 
 +
 7416
 4 
29664 
 x
Bớc giải
	37800 : 3 = 12600 (đồng)
12600 x 6 = 00 (đồng)
a, ( 12 + 8) x 4 = 20 x 4
 = 80
 Đồng hồ 1 : 8 giờ 15 phút
 Đồng hồ 2 : 5 giờ 13 phút
 hoặc 4 giờ 47 phút
HS yếu, TB đọc đoạn. bài em thích.
HS khá đọc , nêu nội dung bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_35.doc