Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 33 - Năm học 2010-2011

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 33 - Năm học 2010-2011

TẬP ĐỌC (Tiết 96 - 97)

BÓP NÁT QUẢ CAM

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu ND: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lơn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. (trả lời được các CH 1, 2, 4, 5).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi từ, câu, đoạn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TIẾT 1

 

doc 30 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 33 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
TIẾT : 1 – 2 TẬP ĐỌC (Tiết 96 - 97) 
BÓP NÁT QUẢ CAM 
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lơn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. (trả lời được các CH 1, 2, 4, 5).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi từ, câu, đoạn cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động 
2. Bài cũ: Tiếng chổi tre
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng chổi tre và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ ai? Người đó đang làm gì?
- Đó chính là Trần Quốc Toản. Bài tập đọc Bóp nát quả cam sẽ cho các con hiểu thêm về người anh hùng nhỏ tuổi này. 
v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1, 2
a.GV đọc mẫu: 
b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới:
- HD luyện đọc từng câu
- HD luyện đọc từ khó
- HD luyện đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
- Giải nghĩa từ mới: 
- LĐ trong nhóm.
- Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hát
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp nghe và nhận xét.
- Vẽ một chàng thiếu niên đang đứng bên bờ sông tay cầm quả cam.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- HS nối tiếp nhau LĐ từng câu.
- HS LĐ các từ: giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, quát lớn, cưỡi cổ, nghiến răng.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- HS LĐ các câu:
 + Đợi từ sáng đến trưa./ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.//
 + Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại (giọng giận dữ). Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:// “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước.”// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt.//
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
TIẾT 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
Bóp nát quả cam (tiết 1)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2, gọi 1 HS đọc lại phần chú giải.
 + Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
 + Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
 + Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua.
 + Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý?
 + Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì?
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại bài
- Yêu cầu HS đọc lại truyện theo vai.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Qua bài TĐ này em hiểu được điều gì?
- Chuẩn bị: Lá cờ.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS đọc bài.
 + Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
 + Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng: Xin đánh.
 + Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến.
 + Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước.
 + Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam.
- HS đọc truyện theo hình thức phân vai (người dẫn chuyện, vua, Trần Quốc Toản).
- Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước./
TIẾT : 3 TOÁN (Tiết 161 ) 
 ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc, viết các số có ba chữ số.
- Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản.
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Viết trước lên bảng nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: (Bỏ bài 3)
Hoạt động dạy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ: Luyện tập chung
- Sửa bài 4.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
- Các em đã được học đến số nào?
- Trong giờ học này các em sẽ được ôn luyện về các số trong phạm vi 1000.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Viết các số
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Yêu cầu: Tìm các số tròn chục trong bài.
- Tìm các số tròn trăm có trong bài.
- Số nào trong bài là số có 3 chữ số giống nhau?
Bài 2: Số?
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu cả lớp theo dõi nội dung phần a.
 + Điền số nào vào ô trống thứ nhất?
 + Vì sao?
 + Yêu cầu HS điền tiếp vào các ô trống còn lại của phần a, sau đó cho HS đọc tiếp các dãy số này và giới thiệu: Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 380 đến 390.
Bài 4:
- Hãy nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài, sau đó giải thích cách so sánh:
Bài 5: 
- Đọc từng yêu cầu của bài và yêu cầu HS viết số vào bảng con.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài tập 
Bài toán 1: Viết tất cả các số có 3 chữ số giống nhau. Những số đứng liền nhau trong dãy số này cách nhau bao nhiêu đơn vị?
Bài toán 2: Tìm số có 3 chữ số, biết rằng nếu lấy chữ số hàng trăm trừ đi chữ số hàng chục, lấy chữ số hàng chục trừ đi chữ số hàng đơn vị thì đều có hiệu là 4.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Tổng kết tiết học.
- Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ, phê bình, nhắc nhở những HS còn chưa tốt.
- Chuẩn bị: Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp theo).
- 2 HS lên bảng thực hiện, bạn nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- Làm bài vào vở bài tập. 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS đọc số, 1 HS viết số.
- Đó là 250 và 900.
- Đó là số 900.
Số 555 có 3 chữ số giống nhau, cùng là 555.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống.
 + Điền 382.
 + Vì số 380, 381 là 2 số liền tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị, tìm số liền sau ta lấy số liền trước cộng 1 đơn vị. 
- HS TLN4, làm trên băng giấy.
- 2 nhóm đính bảng. Lớp nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm BC và nhận xét bài làm của bạn.
534 . . . 500 + 34
909 . . . 902 + 7
a) 100, b) 999, 	c) 1000
- Các số có 3 chữ số giống nhau là: 111, 222, 333, . . ., 999. Các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 111 đơn vị.
- đó là 951, 840.
TIẾT : 4 ĐẠO ĐỨC (Tiết 33) 
Bảo vệ loài cây có ích
I. MỤC TIÊU:
- Kể được lợi ích của một số loài cây quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài cây có ích.
- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài cây có ích ở nhà, ở trường và ở công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Phiếu thảo luận nhóm.
 - HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Bài cũ: 
 + Đối với các loài cây có ích, các em nên và không nên làm gì?
+ Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài cây mà em biết?
- GV nhận xét.
 Bài mới: 
Giới thiệu: 
- Bảo vệ loài cây có ích 
v Hoạt động 1: Xử lý tình huống
Tình huống 1: Minh đang học bài thì Cường đến rủ đi bắn chim.
Tình huống 2: Vừa đến giờ Hà phải giúp mẹ cho gà ăn thì hai bạn Ngọc và Trâm sang rủ Hà đến nhà Mai xem bộ quần áo mới của Mai.
Tình huống 3: Trên đường đi học về. Lan nhìn thấy một con mèo con bị ngã xuống rãnh nước.
Tình huống 4: Con lợn nhà em mới đẻ ra một đàn lợn con.
* Kết luận: Mỗi tình huống có cách ứng xử khác nhau nhưng phải luôn thể hiện được tình yêu đối với các loài cây có ích.
v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu HS kể một vài việc làm cụ thể em đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ loài vật có ích.
- Khen ngợi các em đã biết bảo vệ loài vật có ích.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
 - Đối với các loài vật có ích, các em nên và không nên làm gì?
 - Nhận xét tiết học
- Hát
Đối với các loài cây có ích em sẽ ...- HS nêu, bạn nhận xét.
- Thực hành hoạt động theo nhóm 
 + Minh khuyên Cường không nên bắn chim vì chim bắt sâu bảo vệ mùa màng và tiếp tục học bài.
 + Hà cần cho gà ăn xong mới đi cùng các bạn hoặc từ chối đi vì còn phải cho gà ăn.
 + Lan cần vớt con mèo lên mang về nhà chăm sóc và tìm xem nó là mèo nhà ai để trả lại cho chủ
 + Em cần cùng gia đình chăm sóc đàn lợn để chúng khoẻ mạnh hay ăn, chóng lớn.
- Một số HS kể trước lớp. 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét về hành vi được nêu.
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
TIẾT : 1 KỂ CHUYỆN (Tiết 33) 
BÓP NÁT QUẢ CAM
I. MỤC TIÊU:
- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh và kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK. Bảng ghi các câu hỏi gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ: (3’) Chuyện quả bầu
- Gọi HS kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
- Giờ Kể chuyện hôm nay các con sẽ tập kể câu chuyện về anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản qua câu chuyện Bóp nát quả cam.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
a) Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự truyện
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, SGK.
- Dán 4 bức tranh lên bảng như SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để sắp xếp lại các bức tranh trên theo thứ tự nội dung truyện.
- Gọi 1 HS lên bảng sắp xếp lại tranh theo đúng thứ tự.
- Gọi 1 HS nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng.
b) Kể lại từng đoạn câu chuyện
Bước 1: Kể trong nhóm
- GV chia nhóm, yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo tranh.
Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
Đoạn 1
 + Bức tranh vẽ những ai?
 + Thái độ của Trần Quốc Toản ra sao?
 + Vì sao Trần Quốc Toản lại có thái độ như vậy?
Đoạn 2
 + Vì sao Trần Quốc Toản lại giằng co với lính canh?
 + Quốc Toản gặp Vua để làm gì?
 + Khi bị quân lính vây kín Quốc Toản đã làm gì, nói gì?
Đoạn 3
 + Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
 + Trần Quốc Toản nói gì với Vua?
 + Vua nói gì, làm gì với Trần Quốc Toản?
Đoạn 4
 + Vì sao mọi người trong tranh lại tròn xoe mắt ngạc nhiên?
 + Lí do gì mà Quốc Toản đã bóp nát quả cam?
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu HS kể theo vai.
- Gọi HS nhận xét bạn.
- Gọi 2 HS kể toàn truyện.
- Gọi HS nhận xét.
- Cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Dặn HS về nhà tìm  ... GV nhaän xeùt.
Haøng ngang, daøn haøng.
Chia toå, toå tröôûng ñieàu khieån taäp luyeän. 
Haøng doïc
Laøm theo hieäu leänh.
 4. Cuûng coá : (4 phuùt) 
	- Thaû loûng. 
	- Giaùo vieân cuøng hoïc sinh heä thoáng laïi baøi. 
IV/ Hoaït ñoäng noái tieáp : (2 phuùt) 
	- Bieåu döông hoïc sinh hoïc toát, giao baøi veà nhaø. 
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
TIẾT : 1 TẬP LÀM VĂN (Tiết 33 ) 
ĐÁP LỜI AN ỦI 
I. MỤC TIÊU:
- Biết đáp lại lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
- Viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài tập 1. Các tình huống viết vào giấy khổ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ: (3’) Đáp lời từ chối
Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132.
Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ liên lạc của em.
Nhận xét, cho điểm HS nói tốt.
3. Bài mới:(29’)
Giới thiệu:
- Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng gặp chuyện vui. Nếu người khác gặp chuyện buồn, điều không hay, chúng ta phải biết nói lời an ủi và khi chúng ta buồn có người an ủi, động viên ta phải biết đáp lại. Đó là một việc rất tốt. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách đáp lại lời an ủi, động viên của người khác.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
- Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào?
- Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm.
Bài 2:
 + Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
- Hãy tưởng tượng em là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
- Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hằng ngày các con đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút  Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
- Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: 
 + Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
+ Việc đó diễn ra lúc nào?
+ Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
+ Kết quả của việc làm đó?
+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
- Gọi HS trình bày .
- Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.
- Chuẩn bị: Kể ngắn về người thân.
Nhận xét tiết học.
Hát
3 HS thực hành trước lớp. 
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
 + Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
 + Bạn nói: Cảm ơn bạn.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./
- Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài.
 + Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: em xin cảm ơn cô./ em cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn./ Con cảm ơn cô. Nhất định lần sau con sẽ cố gắng./
b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./
c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./
- Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.
- HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể.
- HS kể lại việc tốt của mình.
TIẾT : 2 TOÁN (Tiết 165 ) 
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA.
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết tính giả trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đố có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết tìm số bị chia, tích.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS làm tiếp phần b.
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
- Nhận xét.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
 + HS lớp 2A xếp thành mấy hàng?
 + Mỗi hàng có bao nhiêu HS?
 + Vậy để biết tất cả lớp có bao nhiêu HS ta làm ntn?
 + Tại sao lại thực hiện phép nhân 3 x 8?
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
 + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài và nêu cách làm của mình.
4. Củng cố – Dặn dò: 
- Tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập về phép nhân và phép chia (TT).
- HS làm bài, bạn nhận xét.
- Làm bài vào vở bài tập. 16 HS nối tiếp nhau đọc bài làm phần a của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 con tính.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS vừa lên bảng lần lượt trả lời.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS lớp 2A xếp thành 8 hàng, mỗi hàng có 3 HS. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu HS?
 + Xếp thành 8 hàng.
 + Mỗi hàng có 3 HS.
 + Ta thực hiện phép tính nhân 3x8.
 + Vì có tất cả 8 hàng, mỗi hàng có 3 HS, như vậy 3 được lấy 8 lần nên ta thực hiện phép tính nhân 3 x 8.
 Bài giải
	Số HS của lớp 2A là:
	3 x 8 = 24 (HS)
	Đáp số: 24 HS.
 + Tìm x.
- Nhắc lại cách tìm số bị chia, thừa số.
TIẾT : 3 TẬP VIẾT (Tiết 33) 
Chữ hoa V kiểu 2.
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa V – kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Việt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Việt Năm thân yêu (3 lần).
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu V kiểu 2 . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở.III. Các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: Chữ Q hoa kiểu 2 
Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
Viết : Quân dân một lòng.
GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV nêu mục đích và yêu cầu.
Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa 
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ V kiểu 2 
Chữ V kiểu 2 cao mấy li? 
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ V kiểu 2 và miêu tả: 
+ Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản –1 nét móc hai đầu (trái – phải), 1 nét cong phải (hơi duỗi, không thật cong như bình thường) và 1 nét cong dưới nhỏ.
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết:
Nét 1: viết như nét 1 của các chữ U, Ư, Y (nét móc hai đầu, ĐB trên ĐK5, DB ở ĐK2).
Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở ĐK6.
Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút , viết 1 đường cong dưới nhỏ cắt nét 2, tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ, dừng bút ở đường kẽ 6. 
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Việt lưu ý nối nét V và iệt.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Ôn cách viết các chữ hoa: A, M, N, Q, V (kiểu 2).
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li.
- 1 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- V , N, h, y : 2,5 li
- t : 1,5 li
- i, ê, a, m, n, u : 1 li
- Dấu nặng (.) dưới ê.
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
TIẾT : 4 THỦ CÔNG (Tiết 33) 
Ôn tập thưc hành làm đồ chơi theo ý thích
I.Muïc tieâu:
 - Ôn tập kiến thức kĩ năng làm thủ công lớp 2.
- Làm được ít nhất một sản phẩm đã học
II.Ñoà duøng daïy hoïc :
 -Ñeøn loàng maãu gaáp baèng giaáy maøu .
 -Quy trình laøm ñeøn loàng coù hình veõ minh hoïa .
 -HS chuaån bò giaáy thuû coâng, giaáy traéng , keùo , hoà daùn , sôïi daây ñoàng , sôïi chæ.
III.Hoaït ñoäng treân lôùp :
 1.Baøi cuõ: 
 -Kieåm tra giaáy thuû coâng , keùo , hoà daùn .
 2.Baøi môùi :
 Giôùi thieäu baøi: 
 Giaùo vieân
 Hoïc sinh
GV höôùng daãn hs quan saùt vaø nhaän xeùt .
-Giôùi thieäu vaø ñònh höôùng cho HS quan saùt .
Giaùo vieân höôùng daãn maãu 
Böôùc 1 : Caét giaáy .
.
Böôùc 2 :Caét , daùn 
Böôùc 3 :Thực hành.
.-Quan saùt vaø nhaän xeùt caùch caét caùc ñöôøng thaúng caùch ñeàu ñeå laøm .
-Quan saùt theo doõi GV laøm maãu .
Hoïc sinh thöïc haønh 
-Thöïc haønh theo 3 böôùc , taäp caét giaáy vaø gaáp , 
dán.
-Thöïc haønh baèng giaáy maøu hoaëc giaáy traéng
Cuûng coá :
-Hoâm nay em hoïc laøm ñoà chôi gì ?
Daën doø :.
-Nhaän xeùt tieát hoïc.
TIẾT : 5 SINH HOẠT LỚP
1. Ổn định:
 2. Lớp trưởng chủ trì tiết sinh hoạt:
 - Lớp trưởng mời các tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần qua về 
các mặt: Đạo đức tác phong, học tập, sinh hoạt trong giờ chơi.
 - Các tổ trưởng lần lượt lên báo cáo cụ thể từng thành viên trong tổ mình: Đạo đức tác phong như thế nào? Đi học có chuyên cần, đúng giờ không? Khi đi học có đem đầy đủ dụng 
cụ học tập không? Có học bài, làm bài tập đầy đủ chưa? Tham gia sinh hoạt, TTD giữa giờ 
như thế nào?
 - Lớp phó học tập báo cáo tình hình học nhóm, truy bài 15’ đầu giờ của các tổ.
 - Lớp phó LĐ báo cáo việc vệ sinh trực nhật của các tổ. 
 - Lớp trưởng nhận xét, tổng kết tình hình hoạt động của lớp.
 - lớp trưởng cho SH trò chơi.
3. GVCN nhận xét đánh giá chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_33_nam_hoc_2010.doc