Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 4 - Tuần 11

Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 4 - Tuần 11

NHÂN VỚI 10 , 100 , 1000 ,

 CHIA CHO 10 , 100 , 1000 ,

 (Chuẩn KTKN: 64 ; SGK: 59 )

A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng)

- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 , 100 , 1000 và chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn cho 10 , 100 , 1000

- Bài tập cần làm : Bài 1 a) Cột 1,2 ; b) cột 1,2 ;

 Bài 3 (3 dòng đầu).

B. CHUẨN BỊ:

GV - Phấn màu .

HS - SGK.

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”

b. Bài cũ : - Bài tập: tính 35 x 10 ; 18 x 100 ; 420 : 10 ; 1900 : 100.

 Gọi 2 HS lên bảng làm và nêu cách tính.

 - Nhận xét - cho điểm.

c. Bài mới

 

doc 11 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 4 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 11. 
Tiết 51. NHÂN VỚI 10 , 100 , 1000 ,  
 	 CHIA CHO 10 , 100 , 1000 ,  
 (Chuẩn KTKN: 64 ; SGK: 59 )
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) 
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 , 100 , 1000  và chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn  cho 10 , 100 , 1000  
- Bài tập cần làm : Bài 1 a) Cột 1,2 ; b) cột 1,2 ; 
 Bài 3 (3 dòng đầu).
B. CHUẨN BỊ:	 
GV - Phấn màu .
HS - SGK.
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : - Bài tập: tính 35 x 10 ; 18 x 100 ; 420 : 10 ; 1900 : 100.
	Gọi 2 HS lên bảng làm và nêu cách tính.
	 - Nhận xét - cho điểm.
c. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: Nhân với 10 , 100 , 1000  - Chia cho 10 , 100 , 1000 
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Nhân với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10 .
a) Phân tích bài tập vừa làm:
- Ghi phép nhân ở bảng : 35 x 10 = ?
- Câu hỏi: 
* Nhận xét tích 350 và thừa số 35. 
- Nêu mối quan hệ của 35 x 10 và 350 :10
Hoạt động 2 : Nhân với 100 , 1000  hoặc chia một số tròn trăm , tròn nghìn  cho 100 , 1000  
- Hướng dẫn các bước tương tự như hoạt động 1
- Chốt qui tắc thực hành. SGK
 Hoạt động 3: Thực hành .
- Bài 1 : Tính nhẩm 
*Yêu cầu nhắc lại qui tắc.
*Cho HS tự làm, nêu cách thực hiện
- Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm (Theo mẫu)
* Ghi đề bài mẫu 
* Gọi HS đọc mẫu, ghi cách làm. 
* Nêu ý nghĩa: bài toán chuyển đổi số đo đại lượng từ đơn vị bé ra đơn vị lớn.
- Yêu cầu chữa bài.
Hoạt động lớp .
- Trao đổi về cách làm :
35 x 10 = 10 x 35 
 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350 
- Vậy : 35 x 10 = 350 
- Nhận xét: Khi nhân 35 với 10 , ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 . 
- Nêu: Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số tròn chục.
- Thực hành thêm một số ví dụ SGK . 
Hoạt động lớp .
- Nêu , trao đổi về cách làm.
- Nhận xét như SGK .
- Thực hành thêm một số ví dụ SGK .
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại qui tắc .
- Lần lượt trả lời các phép tính ở phần a , b . Nhận xét các câu trả lời . 2 em nêu lại nhận xét chung .
- Nêu cách làm mẫu.
- Làm tương tự các phần còn lại .
- Đổi vở , nhận xét bài làm của bạn .
 d. Củng cố , dặn dò:
	 - Nêu lại cách nhân , chia với 10 , 100 , 1000 ,  
- Nhận xét tiết học.
	 - Làm lại bài tập để củng cố kĩ năng. 
- Chuẩn bị : Tính chất kết hợp của phép nhân.
Bổ sung:
Toán. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 11. Ngày dạy: 26 tháng 10 năm 2010
Tiết 52. 	 
 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN.
 (Chuẩn KTKN: 65 ; SGK: 60 )
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) 
	- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
	- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
	- Bài tập cần làm : Bài 1 (a) ; Bài 2 (a). 
B. CHUẨN BỊ:
GV - Bảng phụ kẻ bảng phần b SGK .
HS : - SGK, bảng con.
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : - Nhân một số với 10 , 100 , 1000  Chia một số cho 10 , 100 , 1000 .
	- Bài tập: tính 35 x 10 ; 18 x 100 ; 420 : 10 ; 1900 : 100.
	Gọi 2 HS lên bảng làm và nêu cách tính.
- Nhận xét và cho điểm.
c. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: - Tính chất kết hợp của phép nhân Các hoạt động:
 Hoạt động 1 : Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Viết lên bảng 2 biểu thức :
( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
-Tính : (a x b) x c và a x ( b x c) với a = 5 , b = 7 , c = 10. So sánh các kết quả vừa tính.
- Treo bảng phụ đã chuẩn bị theo SGK.
- Cho lần lượt giá trị của a , b , c . Gọi từng em tính giá trị của các biểu thức rồi viết vào bảng .
- Nêu : Từ nhận xét trên , ta có thể tính giá trị của biểu thức a x b x c bằng 2 cách :
 a x b x c = ( a x b ) x c = a x ( b x c ) . 
 Tính chất này giúp ta chọn được cách làm thuận tiện khi tính giá trị biểu thức dạng a x b x c . 
Hoạt động 2 : Thực hành .
- Bài 1 : Tính bằng hai cách (Theo mẫu)
+ Cho HS nêu cách làm mẫu , phân biệt 2 cách thực hiện các phép tính , so sánh kết quả .
- Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất .
+ Gợi ý HS áp dụng tính chất giao hoán , kết hợp khi làm tính .
13 x 5 x 2 = 13 x (5 x 2) = 13 x 10 = 130
5 x 2 x 34 = (5 x 2) x 34 = 10 x 34 = 340
- Bài 3: Cá nhân 
- GV hướng dẫn và phân tích bài toán.
- Nhận xét – chốt lời giải.
Bài giải:
Số HS của 1 lớp là:
2 x 15 = 30 (HS)
Số HS của 8 lớp là:
30 x 8 = 240 (HS)
 Đáp số: 240 học sinh.
- mở sách giáo khoa. 
Hoạt động lớp .
- 2 em lên bảng tính giá trị 2 biểu thức đó , cả lớp làm vào vở .
- 1 em so sánh 2 kết quả để rút ra 2 biểu thức có giá trị bằng nhau .
- Tính giá trị của các biểu thức rồi viết vào bảng .
- Nhìn vào bảng , so sánh kết quả trong mỗi trường hợp để rút ra kết luận :
 a x b x c = a x ( b x c ) . 
* ( a x b ) x c gọi là một tích nhân với một số 
* a x ( b x c ) gọi là một số nhân với một tích 
- HS Nhìn ra: 
 Đây là phép nhân có 3 thừa số , (biểu thức bên trái) là một tích nhân với một số , thay thế bằng một số nhân với một tích (biểu thức bên phải) . 
 Từ đó rút ra kết luận khái quát bằng lời : Khi nhân một tích hai số với số thứ ba , ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba .
Hoạt động lớp .
- Cá nhân (HSY)
- Thực hiện các phép tính ở phần a.
- HS lên sửa.
- Nhận xét rồi chữa bài .
- Thực hiện các phép tính ở phần a .
- HS lên sửa.
- Nhận xét rồi chữa bài .
- 2 HS đọc đề toán.
- Làm vào vở.
- Lên bảng giải.
- Nhận xét.
d. Củng cố , dặn dò:
	- Nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân và cho ví dụ .
 - Nhận xét tiết học. 
	- Chuẩn bị : Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
Bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 11. Ngày dạy: 27 tháng 10 năm 2010
Tiết 53: 	
 NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0.
 (Chuẩn KTKN: 65 ; SGK: 61 )
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) 
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 ;vận dụng để tính nhanh , tính nhẩm .
	- Bài tập cần làm : Bài 1 ; 2 ; 
B. CHUẨN BỊ:
GV - Phấn màu .
HS : - SGK, bảng con.
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : Tính chất kết hợp của phép nhân .
- HS làm bài : Tính : (3 x 4) x 5 và 3 x ( 4 x 5) so sánh các kết quả vừa tính.
Gọi 2 HS lên bảng làm và nêu cách tính.
- Nhận xét - cho điểm.
c. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: 
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 .
- Ghi bảng phép tính : 1324 x 20 = ?
- Hỏi : Thực hiện nhân 1324 với 20 như thế nào ?
- Hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện như SGK .
x
 1324
 20
 26480
 1324 x 20 = 26480
Hoạt động 2 : Nhân các số có tận cùng là chữ số 0 .
- Ghi bảng phép tính : 230 x 70 = ?
- Hỏi : Thực hiện như thế nào ?
- Hướng dẫn HS làm tương tự như trên 
- Hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện như SGK .
 x
 230
 70
 16100
 230 x 70 = 16100
- Yêu cầu nhắc lại cách nhân.
Hoạt động 3 : Thực hành .
- Bài 1 : Đặt tính rồi tính. Cá nhân.
* Nêu 2 thao tác thực hiện.
- Câu a,b (HSY)
- Bài 2 : Tính. Cá nhân
* Tương tự bài 1 
- Bài 3: Cá nhân 
- GV hướng dẫn và phân tích bài toán.
- Nhận xét – chốt lời giải.
Bài giải:
Ô tô chở số gạo là:
50 x 30 = 1500 (kg)
Ô tô chở số ngô là:
60 x 40 = 2400 (kg)
Ô tô chở tất cả số gạo và số ngô là:
1500 + 2400 = 3900 (kg)
 Đáp số: 3900 kg gạo và ngô.
- mở sách giáo khoa . 
Hoạt động lớp .
- Trao đổi cách làm
- Thực hiện : 20 = 2 x 10 (như SGK/ bước 1) 
- Nhắc lại cách thực hiện :
* Nhân 1324 với 2.
* Viết thêm chữ số 0 vào bên phải kết quả.
- Theo dõi cách đặt tính.
 1324
 x 20
 26480
Hoạt động lớp .
- HS làm tương tự như trên :
230 x 70 = ( 23 x 10 ) x ( 7 x 10 )
 = ( 23 x 7 ) x ( 10 x 10 )
 = 161 x 100
 = 16 100
- Nhắc lại cách thực hiện :
* Nhân 23 với 7.
* Viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải kết quả.
- Theo dõi cách đặt tính.
- HS nhắc lại.
Hoạt động lớp .
- Phát biểu cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0 .
- Tự làm bài vào vở . Nêu cách làm và kết quả .
- Phát biểu cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0 .
- Tự làm bài vào vở . Nêu cách làm và kết quả .
- 2 HS đọc đề toán.
- Làm vào vở.
- Lên bảng giải.
- Nhận xét.
d. Củng cố , dặn dò: 
 - Các nhóm cử đại diện thi đua trên bảng : 2345 x 50 .
	 - Nêu lại cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 .
 - Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị Đề – xi – mét vuông.
Bổ sung: 
.
Toán. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 11. 
Tiết 54. 
 ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG.
 (Chuẩn KTKN: 65 ; SGK: 62 )
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) 
- Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích. 
- Đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông.
- Biết được 1 dm2 = 100 cm2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại.
- Bài tập cần làm : Bài 1,2,3.
B. CHUẨN BỊ:
GV - Hình vuông cạnh dài 1 dm đã chia thành 100 ô vuông , mỗi ô có diện tích 1 cm2 bằng giấy bìa .
 HS : - SGK, bảng con
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : - Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 .
	- 3 HS lên bảng làm : 34 x 30 ; 230 x 40 ; 3682 x 300
	- Nhận xét - cho điểm.
c- Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Đề-xi-mét vuông .
- Giới thiệu : Để đo diện tích , người ta còn dùng đơn vị đề-xi-mét vuông .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Giới thiệu đề-xi-mét vuông .
- Cho HS quan sát hình vuông cạnh 1 dm và nhận biết: Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm.
- Giới thiệu cách đọc , viết : Đề-xi-mét vuông viết tắt là dm2 .
Hoạt động 2 : Thực hành .
- Bài 1 : Đọc. Cả lớp (HSY)
- Viết các số lên bảng.
- Bài 2 : Đọc, viết theo mẫu. Cá nhân.
* Nêu yêu cầu bài.
* Cho HS làm từng câu.
* Chữa bài
- Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
* Nêu yêu cầu.
*Yêu cầu nêu quan hệ các số đo.
* Yêu cầu HS nêu cách làm.
* GV đọc từng câu.
- lắng nghe 
Hoạt động lớp .
- Lấy hình vuông cạnh 1 dm đã chuẩn bị , quan sát , đo cạnh đúng 1 dm .
- Quan sát để nhận biết : Hình vuông cạnh 1 dm được xếp đầy bởi 100 hình vuông nhỏ có diện tích 1 cm2 , từ đó nhận biết mối quan hệ 
 1 dm2 = 100 cm2 
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc to. 21dm, 432dm 309dm ...
- Thực hành theo yêu cầu.
- Chữa bài.
- Nhận xét.
- Cả lớp. Làm vào bảng con.
-Nêu yêu cầu: cột 1 kiến thức cần nhớ, cột 2 và 3 thực hiện chuyển đổi đơn vị đo.
- HS nêu cách làm . 
- HS làm vào bảng con.
d. Củng cố , dặn dò:
 - Các nhóm cử đại diện thi đua trên bảng : 1453 dm2 = cm2 .
- Nhận xét lớp.	
	- Chuẩn bị: Mét vuông
Bổ sung:
Toán. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 11. 
Tiết 55: 	 
 MÉT VUÔNG
 ( KTKN, 65 . SGK 64)
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) 
	- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích ; đọc, viết được “mét vuông”, “m2 ”.
	- Biết được 1m2 = 100dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 , cm2 
	- Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2 (cột 1); Bài 3.
B. CHUẨN BỊ:
GV - Chuẩn bị hình vuông cạnh 1 m đã chia thành 100 ô vuông , mỗi ô diện tích 1 dm2 
HS : - SGK.bảng con
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : Đề-xi-mét vuông .
	- 3 HS lên bảng làm : 24dm2 = .cm2 ; 364dm2 = .cm2	; 68952dm2 = cm2
	- Nhận xét - cho điểm.
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Mét vuông .
- Giới thiệu : Cùng với cm2 , dm2 , để đo diện tích , người ta còn dùng đơn vị mét vuông .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu mét vuông .
- Chỉ hình vuông đã chuẩn bị , yêu cầu tất cả HS quan sát .
- Kết luận : Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m 
- Giới thiệu cách đọc , viết : Mét vuông viết tắt là m2 .
Hoạt động 2 : Thực hành .
- Bài 1 : Đọc viết theo mẫu. Cá nhân.
* Nêu yêu cầu bài.
* Cho HS làm từng câu.
* Chữa bài
- Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm. Cá nhân (HSY)
* Nêu yêu cầu.
*Yêu cầu nêu quan hệ các số đo.
* Yêu cầu HS nêu cách làm.
-Bài 3 : Giải toán. Làm việc theo nhóm.
* Phân tích đề toán.
* Thảo luận nêu cách giải.
* Tổ chức trình bày bài giải. 
Hoạt động lớp .
- Quan sát bề mặt củahình vuông , đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông .
- Phát hiện mối quan hệ 
 1 m2 = 100 dm2 
Hoạt động lớp .
- Thực hành theo yêu cầu.
- Chữa bài.
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu: cột 1 kiến thức cần nhớ. 
- HS nêu cách làm.
- Sửa bài.
- Nhận xét.
Đọc kĩ bài toán.
- Các nhóm thảo luận tìm cách giải.
GIẢI
Diện tích của một viên gạch là :
30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền là :
900 x 200 = 180 000 (cm2)
 = 18 (m2)
 Đáp số : 18 m2
d. Củng cố , dặn dò:
 - Các nhóm cử đại diện thi đua trên bảng : 1532 m2 =  dm2.
	 - Nêu lại định nghĩa về mét vuông cùng quan hệ của nó với các đơn vị khác .
- Nhận xét lớp. 
- Vềâ xem lại bài
	- Chuẩn bị: Nhân một số với một tổng.
Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_toan_lop_4_tuan_11.doc