Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 07 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 07 - Năm học: 2011-2012

TẬP ĐỌC ( TiÕt 1 +2)

NGƯỜI THẦY CŨ

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

-Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

-Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (trả lời được các CH trong SGK).

-GD học sinh biết kính trọng thầy cô giáo.

- KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân; lắng nghe tích cực; hợp tác.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ SGK.

- BP viết sẵn câu cần luyện.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 25 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 07 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 7
Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC ( TiÕt 1 +2)
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
-Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
-Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (trả lời được các CH trong SGK).
-GD học sinh biết kính trọng thầy cô giáo.
- KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân; lắng nghe tích cực; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ SGK.
- BP viết sẵn câu cần luyện.
III. Các hoạt động dạy học 
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Cho học sinh hát đầu giờ.
2.Kiểm tra: 
-Đọc và TLCH bài: Ngôi trường mới.
- Nhận xét đánh giá .
3. Bài mới. 
HĐ 1.Giới thiệu bài:
- Nhân dân ta có câu: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Những bài học trong tuần 7,8 gắn với chủ điểm Thầy co sẽ giúp các em hiểu thêm về tấm lòng của thầy, cô giáo với học sinh và tình cảm biết ơn của học sinh đối với thầy, cô giáo.
Truyện đọc mở đầu tuần- Người thầy cũ- kể chuyện một chú bộ đội về trường thăm lại thầy giáo cũ. Thầy giáo ấy bây giờ đang dạy con trai của chú. Chúng ta hãy đọc truyện để biết bạn học sinh nghĩ gì khi nhìn thấy bố của mình đến thăm thầy giáo cũ.
HĐ 2. HD luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
8. HD đọc câu.
- Huớng dẫn đọc từ khó: lễ phép, mắc lỗi, cửa sổ, nhớ mãi. 
- Yêu cầu đọc nối tiếp câu.
*. HD đọc đoạn.
-HD HS chia đoạn.
-HD HS đọc câu khó trong đoạn: 
+ Nhưng // hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu!//
- Giọng thầy: vui vẻ, trìu mến.
+ Lúc ấy/ thầy bảo.// trước khi làm việc gì,/ cần phải nghĩ chứ!/ Thôi,/ em về đi,/ thầy không phạt em đâu.//
- Giọng của chú Khánh: lễ phép, cảm động.
+ Em nghĩ:// Bố cũng có lần mắc lỗi,/ thầy không phạt/ nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.//
- Cho HS đọc đoạn lần 1.
- HD HS giải nghĩa từ:
+ Giải thích: xúc động
+ Giải thích: hình phạt
*. Luyện đọc trong nhóm.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc đoạn cá nhân, nhóm.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- Cho HS đọc đồng thanh.
 Tiết 2
HĐ 3. HD tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
* Bố Dũng đến trường làm gì?
+ Thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ở ngay trường.
- Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
Giải thích: Lễ phép
- Bố Dũng nhớ nhấy kỷ niệm nào về thầy?
- Dũng nghĩ gì khi bố đã về?
- Câu chuyện giúp ta hiểu điều gì?
HĐ 4: HD luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn, toàn bài.
- Cho HS luyện đọc đoạn 2 trong nhóm, cá nhân.
- Cho HS thi đọc phân vai từng đoạn.
- Nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố, dặn dò: 
- Chúng ta đã thấy được tình cảm thầy trò thật là đẹp đẽ, cao cả.
- Về nhà đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Học sinh luyện đọc đúng cá nhân.
- Mỗi học sinh đọc một câu.
- Bài chia 3 đoạn, nêu các đoạn.
- HS luyện ngắt câu dài, khó đọc cá nhân, nhóm.
- HS đọc đoạn lần 1.
- Đọc chú giải, lắng nghe.
- Xúc động: có cảm súc mạnh.
- Hình phạt: hình thức phạt người có lỗi.
- HS đọc theo cặp.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc .
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Bố Dũng đến trường gặp thầy giáo cũ.
- Vì bố nghỉ phép muốn đến chào thầy giáo ngay./ Vì bố là bộ đội đóng quân ở xa, ít được về nhà
- Bố vội bỏ mũ trên đầu, lễ phép chào thầy.
- Lễ phép: Tỏ sự kính trọng.
- Nhớ nhất kỷ niệm thời đi học, có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban nhắc nhở mà không phạt.
- Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lỗi lại nữa.
- Nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy giáo.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Nêu.
- HS luyện đọc cá nhân, nhóm.
- 3 nhóm cử đại diện thi đọc theo vai.
- Nhận xét - bình chọn.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
-Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Bài tập cần làm: Bài 2, bài 3, bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: Giáo án + SGK.
- HS: Dụng cụ học tập, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
-Gọi HS lên bảng giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tổ 1 17 cái thuyền
Tổ 2 ít hơn tổ 1 7 cái thuyền 
Tổ hai................... cái thuyền ?
-Nhận xét ghi điểm - nhận xét chung.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay, chúng ta học bài: Luyện tập. Ghi tựa bài lên bảng.
 HĐ 2. Hướng dẫn thực hành:
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài, giáo viên giảng cho học sinh hiểu và trình bày bài giải.
 Bài 3: Rèn kỹ năng giải toán về ít hơn, nhiều hơn.
-Phân tích giúp HS hiểu “anh hơn em 5 tuổi” có thể hiểu là “em kém anh 5 tuổi” ngược lại.
- HS giải vào vở.
Bài 4: 
- Cho HS xem tranh SGK.
-Gọi 1 HS lên bảng giải, HS còn lại giải vào vở.
4. Củng cố, dặn dò
- Khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện thêm bài tập 1.
-Về nhà làm vở bài tập, chuẩn bị bài sau: Kilôgam.
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện, em khác làm vào nháp.
Nhận xét, bổ sung.
-HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS đặt đề toán.
Giải
Tuổi em là
16 - 5 = 11 (tuổi)
 Đáp số: 11 tuổi
-HS nêu yêu cầu.
-HS đặt đề toán và giải.
Giải
Tuổi anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
 Đáp số: 16 tuổi
- Quan sát, nhận xét.
Giải
Số tầng của toà nhà thứ hai
16 - 4 = 12 (tầng)
 Đáp số: 12 tầng
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2011
ThÓ dôc
Ñoäng taùc toaøn thaân .
I.Muïc tieâu :
- Kieán thöùc :Hoïc ñoäng taùc toaøn thaân. 
- Kó naêng :Thöïc hieän ñoäng taùc töông ñoái ñuùng. 
- Thaùi ñoä :Traät töï, an toaøn trong luyeän taäp. Yeâu thích TDTT
II Ñòa ñieåm vaø phöông tieän :Veä sinh saân tröôøng. 1 coøi
III.Noäi dung vaø phöông phaùp leân lôùp :
Phaàn 
 Noäi dung hoaït ñoäng 
Ñ LV Ñ
Phöông phaùp toå chöùc luyeän taäp .
Môû ñaàu 
-Phoå bieán NDYC giôø hoïc.
-Xoay caùc khôùp.
-Chaïy nheï nhaøng 1 haøng doïc
-Ñi thöôøng theo voøng troøn vaø hít thôû saâu
-Troø chôi: töï choïn.
5 phuùt
50-60m
.x
.x
.x
.x--------------->
Cô baûn 
-OÂn 5 ñoäng taùc TD ñaõ hoïc.
+Laàn 1:GV ñieàu khieån
+Laàn 2:caùn söï ñieàu khieån
-Hoïc ñoäng taùc toaøn thaân
+Sau khi neâu teân töøng ñoäng taùc, GV vöøa laøm maãu vöøa giaûi thích cho hs taäp theo
+Laàn 3-4 GV hoâ nhòp, khoâng laøm maãu
+Laàn 5 thi xem toå naøo thöïc hieän ñuùng
-OÂn 6 ñoäng taùc TD ñaõ hoïc.
+Laàn 1: GV vöøa hoâ nhòp vöøa laøm maãu
+Laàn 2:GV hoâ nhòp, khoâng laøm maãu
30 phuùt
2 laàn
4-5 laàn
2 laàn
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x 
 X
Keát thuùc
-Cuùi ngöôøi thaû loûng
-Nhaûy thaû loûng
-GV vaø HS heä thoáng baøi.
-GV nhaän xeùt giôø hoïc vaø giao BTVN.
5 phuùt
5- 8 laàn
4-5 laàn
 x x 
 x x 
 x x X
 x x
-------------------------------------------------- 
 TOÁN
KI - LÔ – GAM
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.
- Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và kí hiệu của nó.
- Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị đo kg.
- Bài tập cần làm: Bài tập 1, bài tập 2.
- KNS: Tự nhận thức; quản lý thời gian; tư duy sáng tạo; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Giáo án + SGK + Cân đĩa với các quả cân 1kg, 2kg, 5kg.
- HS: Dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng giải bài toán theo tóm tắt sau:
a. Anh: 15 tuổi
 Em kém anh: 5 tuổi
 Em: ........... tuổi ?
b. Em: 10 tuổi
 Anh hơn em: 5 tuổi
 Anh: ....... tuổi?
- Nhận xét ghi điểm - nhận xét chung.
3. Bài mới:
HĐ 1.Giới thiệu:
- Hôm nay, chúng ta học bài. Ki-lô-gam. 
HĐ 2.Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn:
- Yêu cầu HS tay phải cầm 1 quyển sách toán 2 tay trái cầm 1 quyển vở và hỏi: Quyển nào nặng hơn? Quyển nào nhẹ hơn?
-Yêu cầu HS lần lượt nhấc quả cân 1kg lên sau đó nhấc quyển vở lên và hỏi: Vật nào nặng hơn? Vật nào nhẹ hơn?
-Cho HS sinh thực hiện và trả lời.
-Trong thực tế có vật nặng hơn hoặc nhẹ hơn vật khác. Muốn biết vật nặng, nhẹ thế nào ta phải cân vật đó.
HĐ 3. Giới thiệu cân đĩa và cách cân đồ vật:
-Cho học sinh quan sát cân đĩa thật và giới thiệu cái cân đĩa đó.
-Với cân đĩa ta có thể cân để xem vật nào nặng, nhẹ hơn vật nào như sau:
-Để gói kẹo lên đĩa và gói bánh lên 1 đĩa khác.
-Nếu cân thăng bằng ta nói: gói kẹo nặng bằng gói bánh.
* GV nêu tình huống để HS trả lời:
+Nếu cân nghiêng về phía gói kẹo ta nói: Gói kẹo nặng hơn gói bánh hoặc ngược lại.
+Nếu cân nghiêng về phái gói bánh ta nói: bánh kẹo nặng hơn gói kẹo.
HĐ 4. Giới thiệu ki-lô-gam, quả cân 1kg: 
 -Cân các vật để xem mức độ nặng, nhẹ thế nào ta dùng đơn vị đo là kilôgam (kg)
- Ghi bảng: ki-lô-gam (kg)
- Giới thiệu tiếp quả cân: 1kg, 2kg, 5kg.
HĐ 5. HD Thực hành: 
Bài 1: HS xem hình vẽ để tập đọc, viết tên đơn vị ki-lô-gam. Sau đó HS tự điền vào các chỗ chấm, đồng thời đọc to.
Bài 2: Hướng dẫn học sinh làm tính cộng, trừ các số rồi chữa bài.
Bài tập 3: Khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện thêm.
4. Củng cố, dặn dò
-Gọi HS tính:
5kg + 2kg = 4 kg + 3kg =
2kg + 3kg = 10kg - 5kg =
-Nhận xét tuyên dương.
-Về nhà làm vở bài tập, chuẩn bị bài sau: Luyện tập
-Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
-HS thực hành theo yêu cầu của GV.
-Quyển toán nặng hơn.
-Quyển vở nhẹ hơn.
-Quả cân nặng hơn.
-Quyển vở nhẹ hơn.
-HS quan sát vật thật.
-HS nhìn cân trả lời.
-HS nhìn cân trả lời.
-HS nhìn cân trả lời.
-ki-lô-gam viết tắt là: kg.
-HS thực hành cầm các quả cân.
- Quả bí ngô cân nặng 3 kg.
-HS thực hiện các phép tính theo SGK.
- Học sinh khá giỏi thực hiện.
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
 KỂ CHUYỆN
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
-Xác định được 3 nhân vật tron ...  động mà bạn thể hiện.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học. 
-Hát
- 2 HS đặt câu hỏi theo mẫu:
a, Bé Mai Là học sinh lớp 1./ Ai là học sinh lớp 1?
b, Môn học em yêu thích là môn tin học./ Môn học em yêu thích là môn gì?
- Cïng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
* Hãy kể tên các môn học ở lớp.
- Nêu những môn học ở trường: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, TN-XH, Thể dục, Nghệ thuật gồm: (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công).
* Tìm từ chỉ hoạt động.
- HS quan sát tranh 4 SGK.
+Đang đọc sách, xem sách.
+Đang viết bài, làm bài tập.
+Bố đang hướng dẫn làm bài.
+Hai bạn đang nói chuyện.
- T1: đọc.
- T2: viết.
- T3: nghe.
- T4: nói.
* Kể lại nội dung mỗi tranh bằng một câu.
- Lớp làm bài vào vở - 4 em lên bảng làm bài.
+T1: Bạn gái đang đọc sách.
 Bạn nhỏ đang xem sách.
+T2: Bạn Long đang viết bài.
 Bạn trai đang chăm chú làm bài tập.
+T3: Bạn học sinh đang nghe bố giảng bài.
 Bố đang giảng bài cho con.
+T4: Hai bạn gái đang nói chuyện vui vẻ.
 Hai bạn học sinh đang nói chuyện vói nhau.
*Chọn từ chỉ hoạt động
- Lớp làm bài trong vở - 3 em lên bảng làm bài.
a. Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt.
b. Cô giảng bài rất dễ hiểu.
c. Cô khuyên chúng em chăm học.
 *Tìm từ chỉ hoạt động.
- HS tham gia trò chơi.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2011
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
CÔ GIÁO LỚP EM
I. Mục tiêu: 
Sau tiết học này, học sinh:
Nghe- viết chính xác bài CT , trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em .
Làm được BT2 , BT( 3 ) a / b 
GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả.
KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: BP Viết sẵn các bài tập 2,3.
HS: Vở ghi, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, ổn định tổ chức: 
- Cho HS hát đầu giờ.
2, Kiểm tra: 
- Đọc cho HS viết bảng con, bảng lớp các từ: xúc động, cửa sổ, cổng trường, mắc lỗi.
- Nhận xét, đánh giá. 
3, Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD nghe- viết
* Đọc đoạn viết.
- Đọc đoạn chính tả nghe viết.
*. HD tìm hiểu đoạn viết.
- Khi cô dạy viết, gió và nắng như thế nào?
*. HD nhận xét các hiện tượng chính tả.
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ.
- Chữ đầu của mỗi dòng thơ viết như thế nào?
* HD viết từ khó:
- Yêu cầu viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: dạy, trang vở, giảng.
- Nhận xét - sửa sai.
*Đọc cho HS viết bài:
- Đọc đoạn viết.
- GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh.
- Đọc chậm từng câu, từng bộ phận của câu, mỗi câu hoặc bộ phận của câu đọc 3 lần.
*. Đọc soát lỗi.
- Đọc lại bài, đọc chậm.
* Chấm, chữa bài:
- Thu 7- 8 bài chấm điểm.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 3. HD làm bài tập:
* Bài 2: 
- Treo bảng phụ nội dung bài tập 2.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi.
* Bài 3: 
- Yêu cầu làm bài- chữa bài.
- Nhận xét - đánh giá.
4, Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét, đánh giá. 
- L¾ng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Nghe - 2 học sinh đọc lại.
- Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.
- Mỗi dòng thơ có 5 chữ.
- Các chữ đầu viết hoa.
- Viết bảng con.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Nghe và đọc thầm theo
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe, viết bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
- Lắng nghe và sửa sai.
* Tìm tiếng theo vần.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm đọc bài làm của nhóm mình.
+ Vui: vui vẻ, vui thích, vui sướng, mừng vui
+ Thuỷ: tàu thuỷ, thuỷ tề, nguyên thuỷ, thuỷ thủ,
- Nhận xét. 
* Điền vào chỗ trống:
- Nối tiếp nêu:
 Quê hương là cầu tre nhỏ
 Mẹ về nón lá nghiêng che 
 Quê hương là đêm trăng nhỏ
 Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
TOÁN
26 + 5
I. Mục tiêu: 
Sau tiết học này, học sinh:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26+5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học:
	- GV: Giáo án + SGK + 2 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời.
	- HS: Dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
-Gọi HS đọc bảng 6 cộng với 1 số.
-Gọi HS lên bảng giải bài tập.
-Nhận xét ghi điểm - nhận xét chung.
3. Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu:
- Hôm nay, chúng ta học bài. 26 + 5. Ghi tựa bài lên bảng.
HĐ 2. Giới thiệu phép cộng: 26 + 5.
-GV nêu bài toán: có 26 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
-HDHS tương tự như bài 29 + 5.
-GV ghi bảng 26 + 5 = ?
-Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
HĐ 3. HD Thực hành:
* Bài 1: (dòng 1) Gọi HS lên bảng nêu cách tính và tính.
-HS còn lại làm vào vở.
* Bài 3: Luyện tập giải toán về nhiều hơn. -HS làm bài vào vở.
* Bài 4: HS thực hành đo đoạn thẳng.
- Thao tác để HS thấy:
 7cm + 5cm = 12cm.
- Từ đó độ dài đoạn thẳng AC bằng tổng độ dài 2 đoạn thẳng AB và BC.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bảng 6 cộng với 1 số.
- Cho HS thi nói nhanh kết quả trong bảng 6 cộng với 1 số.
-Về nhà làm vở bài tập, chuẩn bị bài sau:6 cộng với 1 số : 36 + 15.
-Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhËn xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và quan sát GV thao tác.
-HS quan sát và làm theo HD của GV.
-HS nhắc lại cách tính.
26 + 5 = 31.
- Làm theo yêu cầu.
 (các bài còn lại làm tương tự)
Giải
Số điểm 10 tháng này là
16 + 5 = 21 (điểm 10)
 Đáp số: 21 điểm 10
Đoạn thẳng AB dài 7cm
Đoạn thẳng BC dài 5cm
Đoạn thẳng AC dài 12cm
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe và thực hiện.
TẬP LÀM VĂN
KỂ NGẮN THEO TRANH.
LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHÓA BIỂU.
I. Mục tiêu
Sau tiết học này, học sinh: 
- Dựa vào 4 tranh minh họa, kể được câu chuyện ngắn có tên “Bút của cô giáo” (bài tập 1).
- Dựa vào thời khóa biểu hôm sau của lớp để trả lời được các CH ở bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị thời khóa biểu của lớp để thực hiện yêu cầu của bài tập 3.
- KNS: Giao tiếp; thể hiện sự tự tin; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học
Giáo viên : Tranh, SGK.
Học sinh :SGK, thời khóa biểu.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn dịnh tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra học sinh dưới lớp phần lập mục lục truyện thiếu nhi.
- 2 Học sinh lên bảng.
- Nhận xét học sinh trên bảng và học sinh làm bài tập ở nhà.
3. Bài mới 
HĐ 1.Giới thiệu bài
- Các em đã biết đọc Thời khóa biểu, giờ học TLV hôm nay các em sẽ thực hành viết lại TKB lớp mình và kể lại câu chuyện Bút của cô giáo.
HĐ 2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: (Làm miệng)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Treo tranh lên bảng 
- Hướng dẫn: Đầu tiên, các em quan sát từng tranh, đọc lời các nhân vật trong mỗi tranh để hình dung sơ bộ diễn biến của câu chuyện. Sau đó, dừng lại ở từng tranh, kể nội dung từng tranh. Có thể đặt tên cho 2 bạn học sinh trong tranh để tiện gọi.
Tranh 1:
- Tranh vẽ cảnh ở đâu? 
- Hai bạn đang làm gì?
- Bạn trai nói gì? 
- Bạn gái trả lời ra sao?
- Gọi HS kể lại nội dung
- Gọi HS nhận xt bạn.
Tranh 2:
- Tranh 2 vẽ cảnh gì?
- Tường nói gì với cô?
- Yêu cầu học sinh tập kể tranh 2.
Tranh 3:
- Tranh 3 vẽ cảnh gì?
- Hai bạn nhỏ đang làm gì?
- Yêu cầu học sinh tập kể tranh 3.
Tranh 4:
- Tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Bạn đang nói chuyện với ai?
- Bạn đang nói gì với mẹ?
- Mẹ bạn nói gì?
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện.
* Bài 2: (Viết)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Theo dõi và nhận xét bài làm của học sinh.
* Bài 3: (Làm miệng)
- Yêu cầu đọc đề.
- Câu hỏi:
a. Ngày thứ hai có mấy tiết?
b. Đó là những tiết gì?
c. Em cần mang những quyển sách gì đến trường?
*GV nhắc nhở HS chuẩn bị thời khoá biểu của lớp để thực hiện yêu cầu bài tập 3.
4. Củng cố - dặn dò
- Vừa rồi lớp mình học câu chuyện: Bút của cô giáo. Bạn nào có thể đặt tên khác cho câu chuyện không? (Chiếc bút mực, Cô giáo của em)
- Về tập kể và viết được TKB của lớp.
- Nhận xét tiết học.
- Đọc phần bài làm. 
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Lắng nghe và thực hiện.
- HS kể lại nội dung.
- HS nhận xÐt bạn.
-Học sinh tập kể tranh 2.
-Học sinh tập kể tranh 3.
-Học sinh tập kể lại câu chuyện.
-Học sinh đọc yêu cầu bài.
-Học sinh tự làm.
-Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Hoạt động cá nhân.
- Lập TKB ngày hôm sau của lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
Ho¹t ®éng tËp thÓ
Sinh ho¹t líp
I.Muïc tieâu: - HS bieát ñöôïc nhöõng öu ñieåm, nhöõng haïn cheá veà caùc maët trong tuaàn 7
- Bieát ñöa ra bieän phaùp khaéc phuïc nhöõng haïn cheá cuûa baûn thaân.
- Giaùo duïc HS thaùi ñoä hoïc taäp ñuùng ñaén, bieát neâu cao tinh thaàn töï hoïc, töï reøn luyeän baûn thaân.
II. Ñaùnh giaù tình hình tuaàn qua:
 * Neà neáp: - Ñi hoïc ñaày ñuû, ñuùng giôø.
- Duy trì SS lôùp toát.
 * Hoïc taäp: 
- Daïy-hoïc ñuùng PPCT vaø TKB, coù hoïc baøi vaø laøm baøi tröôùc khi ñeán lôùp.
- Thi ñua hoa ñieåm 10 : chöa toát.
- HS yeáu tieán boä chaäm, chöa tích cöïc chuÈn bò baøi vaø töï hoïc . 
 * Hoaït ñoäng khaùc:
- Nhieàu em chöa ñoùng b¶o hiÓm
III. Keá hoaïch tuaàn 8:
 * Neà neáp:
- Tieáp tuïc duy trì SS, neà neáp ra vaøo lôùp ñuùng quy ñònh.
- Nhaéc nhôû HS ñi hoïc ñeàu, nghæ hoïc phaûi xin pheùp.
 * Hoïc taäp:
- Tieáp tuïc thi ñua hoïc taäp toát chaøo möøng caùc ngaøy leã lôùn.
- Tieáp tuïc daïy vaø hoïc theo ñuùng PPCT – TKB tuaàn 8
- Tích cöïc töï oân taäp kieán thöùc.
- Toå tröïc duy trì theo doõi neà neáp hoïc taäp vaø sinh hoaït cuûa lôùp.
- Thi ñua hoa ñieåm 10 trong lôùp, trong tröôøng.
 * Veä sinh:
- Thöïc hieän VS trong vaø ngoaøi lôùp.
- Giöõ veä sinh caù nhaân, 
 * Hoaït ñoäng khaùc:
- Tiếp tục thực hiện giữ gìn môi trường xanh - sạch – đ®ẹp ; tiết kiệm đ®iện, 
- Nhaéc nhôû gia ñình ñeán ñoùng caùc khoaûn ñaàu naêm.
IV. Toå chöùc troø chôi: GV toå chöùc cho HS chôi moät soá troø chôi daân gian.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_07_nam_hoc_2011.doc