Toán
36 + 15 (trang 36).
I .MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 36 + 15. Áp dụng phép tính cộng để tính tổng các số hạng đã biết, giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. Làm quen với bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.
-Rèn kĩ năng làm tính đúng, kĩ năng trình bày bài giải.
- Giáo dục lòng ham mê Toán học.
II. ĐỒ DÙNG: Que tính, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 8 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009 Chào cờ Toán 36 + 15 (trang 36). I .Mục tiêu: - Giúp HS biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 36 + 15. áp dụng phép tính cộng để tính tổng các số hạng đã biết, giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. Làm quen với bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn. -Rèn kĩ năng làm tính đúng, kĩ năng trình bày bài giải. - Giáo dục lòng ham mê Toán học. II. Đồ dùng: Que tính, bảng phụ III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu mỗi HS tự lập một phép tính dạng toán:6 cộng với một số. -Nhận xét. 3.Bài mới: a) Giới thiệu phép cộng 36 + 15 - GV nêu đề toán: Có 36 que tính, thêm 15 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? -Hỏi: Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào? -Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. - GV thao tác lại. -Yêu cầu HS đặt tính và tính. -Yêu cầu HS tự lấy các VD thuộc dạng 36 + 15. b) Luyện tập: *Bài 1:-Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài .- Yêu cầu HS làm bảng con, 2 HS lên bảng làm, lớp nhận xét. + Củng cố phép cộng dạng 36 + 15. +Rèn kỹ năng đặt tính và tính. *Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của đề - Yêu cầu HS làm bài vào vở. -Gọi 1 vài em nêu cách đặt tính và tính phép tính:36+18 +Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng. +Rèn kỹ năng tìm tổng. *Bài 3:- Yêu cầu HS đọc đề, phân tích, toán tắt và giải vào vở. - Gọi HS nhận xét. +Đề: Bao gạo có 46 kg, bao ngô có 27 kg.Hỏi cả hai bao có bao nhiêu kg vừa gạo vừa ngô? +Rèn kĩ năng đặt đề toán và trình bày bài giải. *Bài 4: -Yêu cầu HS nhẩm kết quả và trả lời. -Nhận xét đưa ý kiến đúng 4.Củng cố: Nêu lại cách tính 36+15. 5.Dặn dò:Nhận xét tiết học - HS nghe và phân tích đề. - Lấy: 36 + 15 -Thực hành trên que tính + Nêu các cách làm + Lựa chọn cách làm nhanh nhất -Thực hiện vào bảng con -Làm bảng con và trình bày cách đặt tính và tính kết quả trước lớp -Tính. -Làm bài. -1HS nêu: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là: -1 HS lên bảng, lớp làm bài và đổi vở kiểm tra. -Nối tiếp nhau nêu cách đặt tính và tính - 1 HS đọc đề, sau đó lớp thảo luận nhóm đôi để phân tích, tìm dạng toán -1HS lên bảng giải, lớp làm bài và đổi vở kiểm tra nhau Tóm tắt Bao gạo: 46 kg Bao ngô: 27 kg Hai bao: ... kg ? Bài giải Số ki lô gam của hai bao gạo và ngô là: 46+27= 73( kg) Đáp số: 73 kg - Thực hiện nhẩm và nối tiếp nhau trình bày trước lớp: Quả bóng 40+5 và 18+27 quả bóng 36+9. Tập đọc Người mẹ hiền I. Mục tiêu: - Đọc đúng: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem.... Đọc trơn được cả bài.Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật. - Hiểu nghĩa các từ: gánh xiếc, tò mò, lấm lem, thập thò. Hiểu nội dung bài: Cô giáo như người mẹ hiền của các em HS .Cô vừa yêu thương các em hết mực vừa nghiêm khắc dạy bảo các em nên người. - Giáo dục HS lòng kính trọng và biết ơn cô giáo. II.Đồ dùng: Bảng phụ ghi câu văn dài III.Hoạt động dạy học: Tiết 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Cô giáo lớp em. - HS khác nghe, nhận xét và cho điểm 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Luyện đọc *GV đọc mẫu *Hướng dẫn luyện phát âm - Yêu cầu HS đọc từng câu - Yêu cầu HS tìm các từ khó và dễ lẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó -GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS * Hướng dẫn ngắt giọng - Tìm câu văn dài luyện ngắt nghỉ. - GV treo bảng phụ ghi câu văn dài yêu cầu HS luyện ngắt nghỉ - GV nghe nhận xét sửa cách đọc - Yêu cầu HS đọc theo đoạn Tiết 2 c) Tìm hiểu bài: * Gọi HS đọc đoạn 1. Nêu câu hỏi 1 SGK -> Chốt nội dung đoạn 1. Câu 2: Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? Câu 3:- Gọi HS đọc đoạn 3, nêu yêu cầu. Hỏi thêm: Việc làm của cô thể hiện thái độ gì? Câu 4: Gọi HS đọc đoạn 4 -> Nêu câu hỏi 4 Hỏi thêm: Tại sao bạn Nam lại khóc lần nữa? Câu 5: GV nêu : Người mẹ hiền trong bài là ai? *Dự kiến câu hỏi bổ sung -Ai đã phát hiện ra Nam, Minh đang chui qua lỗ tường thủng? -Khi đó bác đã làm gì? -Những việc làm của cô giáo cho em thấy cô là người như thế nào? -Theo em tại sao cô giáo lại được ví với người mẹ hiền? *Chốt nội dung bài: Bài viết về cô giáo. Cô giáo như người mẹ hiền của các em HS .Cô vừa yêu thương các em hết mực vừa nghiêm khắc dạy bảo các em nên người. d) Luyện đọc lại: - Đọc phân vai.Lưu ý giọng đọc từng vai. Lời Minh rủ Nam đọc thì thầm, có vẻ tinh nghịch.Lời bác bảo vệ thể hiện sự nghiêm khắc. Lời cô giáo khi ân cần trìu mến, khi nghiêm khắc dạy bảo. Lời hai bạn ở cuối bài tỏ vẻ hối hận. - 2 HS đọc cả bài. 4.Củng cố: Cho HS đọc các bài thơ hoặc hát các bài hát về các thầy cô giáo. 5.Dặn dò: -Nhận xét tiết học . Dặn luyện đọc lại bài. *1 HS đọc, lớp đọc thầm. -Nối tiếp nhau đọc, mỗi em đọc một câu - Đọc các từ khó theo cá nhân và đồng thanh: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem.... -Giải nghĩa từ: lách, lấm lem -Nối tiếp nhau tìm và đọc -Đọc: Giờ ra chơi,/ Minh thì thầm với Nam:// “Ngoài phố gánh xiếc.// Bọn ... ra xem đi!// -HS nối tiếp nhau đọc đoạn( 6 em) -Trả lời theo suy nghĩ-Dưới lớp đọc thầm-> trả lời +Trốn học ra phố xem xiếc. (1 HS nhắc lại lời thì thầm của Minh và Nam.) +Chui qua chỗ tường thủng.- -TL: Cô nói với bác bảo vệ:đỡ em dạy, phủi đất đưa em về lớp. +Cô dịu dàng thương yêu học trò. +TL: Cô xoa đầu an ủi. - Vì đau và xấu hổ. +TL: Là cô giáo. *Dự kiến câu trả lời bổ sung -Bác bảo vệ. -Bác nắm chặt cổ chân Nam và nói: “Cậu nào đây? Trốn học hả?” - Cô rất dịu dàng và thương yêu HS. - HS suy nghĩ và trả lời. - Nhận vai và luyện đọc - Đọc cả lớp nghe nhận xét. Tự nhiên và xã hội Ăn uống sạch sẽ. I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện ăn uống hợp vệ sinh. - Hiểu được ăn uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh tật nhất là bệnh đường ruột. - Thực hiện ăn uống sạch sẽ trong cuộc sống hằng ngày. II. Đồ dùng: Hình vẽ trong SGK. III . Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ - Gọi HS trả lời các câu hỏi sau:Thế nào là ăn uống đầy đủ? Ăn uống đày đủ có ích lợi gì? - Gọi HS nhận xét, bổ sung ý kiến. 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Các hoạt động *Hoạt động 1: Làm gì để ăn sạch? - Muốn ăn sạch chúng ta phải làm gì? -Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK + H1: Rửa tay như thế nào là hợp vệ sinh? + H2: Rửa quả như thế nào là đúng? +H3: Bạn gái đang làm gì? Việc đó có lợi như thế nào? Kể tên một vài loại quả mà khi ăn cần phải gọt? +H4: Tại sao thức ăn phải được để trong bát sạch? +H5: Bát, đũa, thìa trước khi ăn phải làm gì? -Để ăn sạch chúng ta phải làm gì? *Kết luận: Để ăn sạch chúng ta phải rửa tay sạch trước khi ăn, rửa sạch rau củ quả và gọt vỏ trước khi ăn; Thức ăn phải đạy lồng bàn; Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ. *Hoạt động 2:Phải làm gì để uống sạch? -Yêu cầu HS trao đổi và nêu những đồ uống mà mình thường uống trong ngày? - Lựa chọn những loại đồ uống nào tốt, đồ uống nào không nên dùng? -Yêu cầu HS quan sát H 6,7, 8 trong SGK nhận xét bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào uống chưa hợp vệ sinh và giải thích lý do tại sao? *Chốt lại ý chính: Lấy nước từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, đun sôi để nguội. ở vùng nước không được sạch cần được lọc theo hướng dẫn của y tế cần đun sôi. *Hoạt động3:ích lợi của ăn uống sạch sẽ -Yêu cầu HS thảo luận: Tại sao phải ăn uống sạch sẽ? *Kết luận: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh. 4.Củng cố : Nhắc lại nội dung chính của bài. 5.Dặn dò: Nhận xét tiết học - HS nối tiếp nhau nêu ý kiến của mình. HS khác đánh giá, nhận xét. HS chốt lại các ý chính. - Quan sát thảo luận nhóm đôi và đưa ra ý kiến trình bày trước lớp +Rửa dưới vòi nước và rửa bằng xà phòng + Dưới vòi nước chảyhoặc rửa nhiều lần với nước sạch +Tự trả lời +Tránh ruồi, gián. +Bát đũa, thìa để nơi cao ráo sạch sẽ.Sau khi ăn bát đĩa được rửa bằng nước sạch với xà phòng, dụng cụ rửa phải sạch sẽ -Tự đưa ra ý kiến -Thảo luận theo nhóm đôi và ỷtình bày ý kiến trước lớp - Nên uống: nước lọc , nước hoa quả tươi... Không nên uống những nước có ga như: bia... -Quan sát và thảo luận nhóm đôi, các nhóm báo cáo ý kiến trước lớp -Thảo luận nhóm đôi và trình bày trước lớp, HS khác nghe nhận xét bổ sung Luyện Tiếng Việt Luyện Toán Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009 Kể chuyện Người mẹ hiền I .Mục tiêu: - Dựa vào các tranh vẽ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền bằng lời của mình. Biết tham gia dựng lại câu chuyện theo vai. Lắng nghe bạn kể, đánh giá được lời kể của bạn. - Rèn kĩ năng kể tự nhiên, biết sử dụng lời của mình kể, biết phối hợp, điệu bộ, giọng điệu cho phù hợp và hấp dẫn. - HS có thái độ kính trọng thầy cô giáo. II. Đồ dùng: Tranh minh họa SGK III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS kể lại câu chuyện Người thầy cũ. -HS khác nghe bạn kể và nhận xét cho điểm. 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài b)Hướng dẫn kể chuyện *Hướng dẫn kể từng đoạn truyện -Yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện -Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.(Lưu ý HS kể bằng lời kể của mình) -Gọi HS nhận xét sau mỗi lần kể +HS yếu kém GV cần đi tới nơi nêu câu hỏi gợi ý để HS kể. *Kể lại toàn bộ câu chuyện -Yêu cầu HS kể phân vai +Lần 1:GV là người dẫn chuyện.HS nhận các vai còn lại +Lần 2: Thi kể giữa các nhóm HS -Gọi 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện 4.Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học. 5.Dặn dò: Nhận xét tiết học -Mỗi nhóm 3 HS lần lượt từng em kể lại từng đoạn truyện theo tranh.HS khác nghe gợi ý cho bạn và nhận xét bạn -Đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày trước lớp. -Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu -Thực hành kể theo vai -Kể toàn chuyện Toán Luyện tập (trang 7) I.Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về phép cộng có nhớ dạng 6 + 5; 26 + 5; 36 = 15. Tìm tổng khi biết các số hạng. Giải bài toán về nhiều hơn. Biểu tượng về hình tam giác. - Rèn kỹ năng cộng có nhớ. II.Chuẩn bị: bảng phụ chép bài tập 3, 5. III.Hoạt động dạy học Hoạt động ... đọc bài trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung. -2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Đáp án: Câu a dấu chấm, câu b dấu chấm hỏi, câu c dấu chấm than. -HS tự làm bài và trình bày trước lớp, Tiết 6: Thủ công Gấp thuyền phẳng đáy có mui( tiết 1) I.Mục tiêu: -HS biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui. - Gấp đúng các bước gấp theo quy trình. -Hứng thú, yêu thích môn gấp hình II.Đồ dùng dạy học: - Mẫu thuyền có mui đã gấp sẵn. Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. HS có giấy trắng. III-Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài b)Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét hình dáng, màu sắc của thuyền - GV mở dần thuyền cho đến khi là tờ giấy hình chữ nhật. - Gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu c)Hướng dẫn gấp B1:Gấp tạo mui thuyền + B2:Gấp các nếp gấp cách đều(tương tự gấp thuyền phẳng đáy không mui) + B3: Gấp tạo mũi và thân thuyền. + B4:Gấp tạo thuyền phẳng đáy có mui. - GV treo quy trình gấp cho 1 HS lên chỉ và nêu lại quy trình gấp. d) Thực hành gấp vào giấy trắng - GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng -HS quan sát, nêu ý kiến(so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 loại thuyền) -HS quan sát. -HS nêu lại quy trình gấp -1 em lên bảng thực hành gấp cho cả lớp quan sát - Cả lớp thực hành 3.Nhận xét tiết học. Tiết 7: Thể dục* Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục I.Mục tiêu: - Ôn 7 động tác của bài thể dục.Ôn trò chơi Bịt mắt bắt dê. - Tập chính xác các động tác; Chủ động chơi trò chơi II.Địa điểm phương tiện: Sân trường, 4 khăn. III.Nội dung phương pháp 1.Phần mở đầu -Nhận lớp, phổ biến nội dung tiết học. -Yêu cầu HS tập một số động tác khởi động 2.Phần cơ bản a)Ôn 7 động tác đã học -Gọi HS nêu tên 7 động tác đã học - Chia tổ cho HS tập, mỗi động tác 4 lần 8 nhịp ( 3 tổ) -GV theo dõi nhận xét. b)Ôn trò chơi Bịt mắt bắt dê -Chia lớp làm 4 tổ , phân công cán sự tổ; phổ biến nội dung trò chơi. - Yêu cầu các tổ tự chơi ( 10 phút) -GV theo dõi nhận xét 3.Phần kết thúc - Yêu cầu HS tập một số động tác thả lỏng -Tập hợp lớp, điểm số, chào báo cáo - Xoay các khớp, chạy tại chỗ ( 3 phút) - Nối tiếp nhau nêu : Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy. -Tập theo hiệu lệnh của cán sự -Nhận tổ nghe phổ biến cách chơi và chơi - Nhảy thả lỏng( 2 phút) Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2007 Tiết 1: Luyện từ và câu Ôn tập (tiết 7) I.Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. - Ôn luyện cách tra mục lục sách. - Ôn luyện cách nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. II.Đồ dùng dạy học:Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng. III.Hoạt động dạy và học: 1.Giới thiệu bài: Nêu nội dung yêu cầu tiết học 2.Kiểm tra học thuộc lòng: (10 - 12 em) Thực hiện như tiết 6. 3.Tìm các bài đã học ở tuần 8 theo mục lục sách. (miệng) - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 4.Ghi lại lời mời, nhờ,yêu cầu, đề nghị(viết) -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3 -Yêu cầu HS đọc tình huống 1 -Gọi HS nói câu của mình và HS nhận xét.GV chỉnh sửa cho HS. -Cho điểm HS nói tốt, viết tốt - GV ghi lên bảng những lời nói hay. 5. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. - HS đọc bài tập 2 và nêu cách làm. HS mở mục lục sách tìm tuần 8, nói tên tất cả các bài đã học trong tuần 8 theo trình tự đã nêu trong mục lục. -Nêu ý kiến nhận xét bổ sung. - HS đọc yêu cầu của bài. -1HS đọc thành tiếng;Cả lớp đọc thầm - Lớp làm bài cá nhân. - HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét. -Một số HS đọc lại lời nói hay. Tiết 2: Toán Kiểm tra định kì (giữa kì I) ( Đề và đáp án có mẫu kèm theo) Tiết 3: Chính tả Kiểm tra định kì (giữa kì I): Phần đọc ( Đề và đáp án có mẫu kèm theo) Tiết 4: Âm nhạc Học hát bài: Chúc mừng sinh nhật Tiết 5: Toán * Ôn giải toán có lời văn I .Mục tiêu: - Học sinh luyện tập về giải toán có lời văn các dạng đã học. - Bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn,... với các số có kèm theo đơn vị là ki lô gam. lít. - Nhận dạng hình. II .Hoạt động dạy và học: 1.GV nêu yêu cầu nội dung tiết học 2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập. *Bài tập 1: Đề bài: Thùng nhỏ đựng 18 lít nước , thùng to nhiều hơn thùng nhỏ 17 lít. Hỏi thùng to có bao nhiêu lít nước ? *Bài tập 2: Giải bài toán theo tóm tắt. Can 1 : 17l Can2 nhiều hơn can 1 : 18l Can2 có : ... lít? *Bài tập 3: ( dành cho HS khá giỏi) Tự đặt 2 đề toán có dạng toán ít hơn, nhiều hơn sau đó tóm tắt và giải. *Bài tập 4: Kể tên các hình chữ nhật có trên hình sau:(dành cho HS khá giỏi) A B C D I K L M 5. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc đề. - HS phân tích đề theo nhóm đôi, nhận dạng toán. - 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, lớp làm bài vào vở, HS đổi vở nhận xét - HS nhìn tóm tắt đặt đề toán. 1 HS lên bảng giải. Cả lớp làm vở, đổi bài kiểm tra nhau. - HS suy nghĩ, sau đó 2 HS nêu đề toán và so sánh dạng toán. -Làm bài vào vở, nhận xét - Quan sát hình sau đó đếm số hình chữ nhật. - Vài HS đọc tên các hình: Có 6 hình chữ nhật là :ABKI, BCLK, CDM, ACLI, ADMI, BDMK. Tiết 6: Tiếng Việt * Ôn các bài tập đọc học thuộc lòng đã học I.Mục tiêu: 1- Luyện tập đọc các bài Tập đọc đã học bằng nhiều hình thức. 2- Rèn đọc đúng, đọc hay 3- Ôn tập về cách đặt câu theo mẫu và về các từ ngữ chỉ hoạt động, đặt câu nói về hoạt động của người, vật, con vật. II. Hoạt động dạy và học: 1.Hướng dẫn học sinh luyện đọc a)Luyện đọc đúng: -GV gọi những HS đọc chưa tốt luyện đọc một số bài đọc khó. b-Đọc phân vai.(HS khá giỏi) c)Đọc thuộc lòng các bài có yêu cầu học thuộc lòng *GV cho điểm động viên từng cá nhân, từng nhóm. 2. Hướng dẫn làm các bài tập: *Bài tập 1: Đặt 3 câu theo mẫu: Ai là gì? - GV cho HS thi . *Bài tập 2: Chọn các từ ở dòng a ghép với từ ở dòng b cho phù hợp.( dành cho HS khá giỏi) a-Con chó, hoạ mi, cô giáo, bóng điện b- Toả sáng, hót líu lo, trông nhà, dạy học. -HS luyện đọc đúng -Nhận xét , sửa lỗi phát âm cho bạn - HS tự chọn nhóm, chọn bài thi đọc phân vai các câu chuyện đã học. -Nhận xét - Thi đọc thuộc lòng các bài thơ. - HS bình chọn nhóm đọc hay, bạn đọc thuộc và hay nhất. - HS thi đặt câu theo mẫu. +HS viết nhanh ra giấy nháp, xong đọc cho cả lớp nghe. +Các bạn bình chọn bạn nào đặt câu hay và nhanh nhất. - HS suy nghĩ và ghép từ. Ví dụ: Bóng điện toả sáng. 3. HS đọc thầm bài : Bàn tay dịu dàng và làm bài tập sau: a) Sau ngày bà mất, An trở lại lớp với tâm trạng như thế nào? 1 Nhớ những câu chuyện cổ tích bà kể. 1 Lòng nặng trĩu nỗi buồn 1 Nhớ những kỉ niệm về bà. b) Khi biết An chưa làm bài tập, thầy giáo cẩm thông chia sẻ như thế nào? c) An hứa điều gì với thầy? 1 Không buồn nhiều nữa. 1 Ngày mai sẽ làm bài tập.1 Từ mai sẽ đi học đều 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Tiết 7: Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: Vẽ cái mũ( cái nón) Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2007 Tiết 1: Thể dục Ôn bài thể dục phát triển chung- Điểm số 1- 2, 1-2 theo đội hình hàng ngang. I.Mục tiêu: - Tiếp tục ôn bài thể dục phát triển chung.Ôn điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang. - Hoàn thiện 8 động tác để chuẩn bị kiểm tra. Thực hiện các động tác quay đầu sang trái đuúng, điểm số rõ ràng. II.Địa điểm phương tiện: Sân trường, còi, khăn. III.Nội dung phương pháp 1.Phần mở đầu ( 7 phút) -Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. -Yêu cầu HS tập một số động tác khởi động 2.Phần cơ bản ( 20 phút) a) Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc ( 2 lần) -GV nhắc cách điểm số, hô khẩu lệnh cho HS điểm số b) Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang ( 2 lần) -GV giải thích, làm mẫu động tác quay đầu sang trái và điểm số. - GVsử dụng khẩu lệnh cho HS tập. - GV nhận xét rồi cho HS tập lần 2. c) Ôn bài thể dục phát triển chung 3 lần mỗi động tác 2 lần 8 nhịp -Chia lớp thành 3 tổ, cử cán sự đièu khiển cho tổ tập. -GV theo dõi nhận xét sửa sai. 3.Phần kết thúc ( 3 phút) - Yêu cầu HS đi đều theo 2 hàng dọc -Nhận xét tiết học. -Tập hợp lớp, điểm số, chào báo cáo - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp ( 3 phút) -Trò chơi : Có chúng em( 2 phút) -Tập theo hiệu lệnh của GV - Quan sát và tập theo mẫu - Tập theo khẩu lệnh. - Nhận tổ tập theo khẩu lệnh của cán sự. -Đi đều (2 phút) Tiết 2: Tập làm văn Kiểm tra định kì (giữa kì I): Phần viết ( Đề và đáp án có mẫu kèm theo) Tiết 3: Toán Tìm một số hạng trong một tổng I.Mục tiêu: -HS biết tìm số hạng trong một tổng. -Vận dụng giải các bài toán có liên quan. - Hứng thú tự tin trong học tập và giải toán. II.Đồ dùng dạy học: Hình vẽ như SGK III.Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2-Bài mới: - GV treo hình vẽ trong phần bài học cho HS quan sát. - Cho HS quan sát hình vẽ ở cột giữa bài học để nêu bài toán. - GV nêu: Nếu gọi số ô vuông bị che lấp (số chưa biết) là x Ta có : x + 4 = 10 ô vuông - GV ghi: x + 4 = 10 - GV chỉ từng thành phần của phép tính hỏi:Trong phép cộng này x gọi là gì? 4 gọi là gì? 10 gọi là gì? -Muốn tìm x ta làm thế nào? - Yêu cầu mỗi HS tự lấy một VD về tìm một số hạng chưa biết và thực hành tính 3.Thực hành: *Bài 1: - Yêu cầu HS dọc đề bài -Yêu cầu HS đọc bài mẫu - Yêu cầu HS làm bài, 2 HS lên bảng làm bài -Gọi HS nhận xét và cho điểm bạn *Bài 2: - Gọi HS nêu cách làm -Yêu cầu HS nêu cách tính tổng, cách tìm số hạng còn thiếu trong phép cộng *Bài 3: - Yêu cầu đọc đề thảo luận nhóm đôi để phân tích đề, nhận dạng bài toán -Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - Chấm bài nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết học - HS quan sát viết số thích hợp. 6+4= 6 = 10 - 4 = 10 - -Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa số hạng và tổng để nhận ra mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia. -HS nêu:Có 10 ô vuông, có một số ô bị che lấp, còn lại 4 ô.Hỏi có bao nhiêu ô bị che? - x là số hạng chưa biết; 4 là số hạng đã biết; 10 là tổng -Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết -HS tự giải vào bảng con x + 4 = 10 x = 10 - 4 x = 6 -HS nhắc lại cách làm - Làm bảng con. -HS đọc đề: Tìm x - 2 HS đọc -Lớp làm bảng con - Chữa bài, nhận xét -1 HS nêu cách làm -Lớp làm bài- Chữa bài -Trả lời. -HS đọc đề, phân tích đề, xác định dạng toán - Làm bài Tóm tắt Có : 35 học sinh Trai: 20 học sinh Gái: ? học sinh Bài giải Số học sinh gái có là: 35 -20 = 15 (học sinh) Đáp số: 15 học sinh
Tài liệu đính kèm: