Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 17 - Nguyễn Phước Thành

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 17 - Nguyễn Phước Thành

TẬP ĐỌC

Tiết 49, 50: TÌM NGỌC

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng, r rng tồn bi. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm ri.

- Hiểu nội dung: Cu chuyện kể về những con vật nuơi trong nh rất tình nghĩa, thơng minh, thực sự l bạn của con người.

- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4

- HS yếu: Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

v Hoạt động 1: Luyện đọc

- GV đọc mẫu lần 1.

- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.

 a/ Đọc từng câu

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.

- Chú ý các từ ngữ dễ viết sai (SGV)

 b/ Đọc từng đoạn trước lớp.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Chú ý cách đọc một số câu theo SGV

- HS đọc từ chú giải sau bài đọc.

 c/ Đọc từng đoạn trong nhóm.

 d/ Thi đọc giữa các nhóm.

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 17 - Nguyễn Phước Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2010.
TẬP ĐỌC
Tiết 49, 50: TÌM NGỌC
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng tồn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi.
- Hiểu nội dung: Câu chuyện kể về những con vật nuơi trong nhà rất tình nghĩa, thơng minh, thực sự là bạn của con người.
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4
- HS yếu: Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
v Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu lần 1.
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 	a/ Đọc từng câu
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- Chú ý các từ ngữ dễ viết sai (SGV)
 	b/ Đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Chú ý cách đọc một số câu theo SGV
- HS đọc từ chú giải sau bài đọc.
 	c/ Đọc từng đoạn trong nhóm.
 	d/ Thi đọc giữa các nhóm.
TIẾT 2
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
	* HD HS đọc bài và trả lời các câu hỏi :
- Do đâu chàng trai có viên ngọc quý?
- Ai đánh tráo viên ngọc?
- Vì sao anh ta lại tìm cách đánh tráo viên ngọc?
- Chó, Mèo đã làm gì để lấy lại được ngọc quý ở nhà người thợ kim hoàn?
- Khi bị cá đớp mất ngọc, Chó, Mèo đã làm gì?
- Khi ngọc bị quạ cướp mất, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại ngọc?
- Mèo nghĩ ra kế gì?
- Quạ có bị mắc mưu không? Và nó phải làm gì?
- Thái độ của chàng trai như thế nào khi lấy lại được ngọc quý?
- Tìm những từ ngữ khen ngợi Chó và Mèo?
v Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- HS thi đọc lại truyện. Nhận xét, bình chọn.
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này ? 
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
* Rút kinh nghiệm:
TOÁN
Tiết 81: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. 
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận. Ham thích học Toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
v Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
Bài 1: Bài toán yêu cầu làm gì?
- HS nêu kết quả tính nhẩm.
- Khi chữa bài nên cho HS biết tính chất giao hoán của phép cộng, mối quan hệ của phép cộng và phép trừ ( theo mức độ đơn giản ban đầu ).
Bài 2: Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Khi đặt tính phải chú ý điều gì?
- Bắt đầu tính từ đâu?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét và chấm điểm HS.
Bài 3: Câu a, c
- Viết lên bảng câu a và yêu cầu HS nhẩm rồi ghi kết quả sau:
9
 + 1 + 7
 9 + 8 = 
- Khi chữa bài – GV nên cho HS nhận ra đặc điểm từng cặp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết điều gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Yêu cầu HS ghi tóm tắt và làm bài
	Tóm tắt
2A trồng : 48 cây
2B trồng nhiều hơn 2A : 12 cây
2B trồng : . cây?
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Rút kinh nghiệm:
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 17: GIỮ TRẬT TỰ VÊÏ SINH NƠI CÔNG CỘNG
 I. MỤC TIÊU 
- Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
-Giúp HS biết, làm một số công việc để biết vệ sinh nơi công cộng.
-Biết giữ trật tự vệ sinh trường lớp, đường làng , ngõ xóm. 
-Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự,vệ sinh nơi công cộng.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
v Hoạt động 1: Phân tích tranh
-Bài tập 1:-Yêu cầu HS mở SGK
-Tranh vẽ gì?
-Việc chen lấn xô đẩy như thế gây ra hậu quả gì?
-Qua sự việc này em rút ra điều gì?
Kết luận :Không nên làm mất trật tự nơi công cộng 
v Hoạt đông 2: Xử lý tình huống 
-Bài 2:Giới thiệu tình huống qua tranh:Trên ô tô có một bạn nhỏ ăn bánh,tay kia cầm vỏ bánh và nghĩ (không biết bỏ rác vào đâu)
-Yêu cầu HS thảo luận và đóng vai
-Lớp phân tích tình huống
+Cách ứng xử như vậy có lợi có hại gì?
-Nếu là em, em sẽ làm gì?
KL:Vứt rác lên xe ra đường làm bẩn và gây ra nguy hiểm
v Hoạt động 3: Đàm thoại
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Nhận xét bổ sung.
- Các em biết nơi nào là nơi công cộng?
- Mỗi nơi đó có ích lợi gì?
-Để giữ gìn trâït tư,ï vệ sinh nơi công cộng ta cần phải làm gì?
v Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
-Em đã làm việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng? 
- Em hãy nêu một ví dụ cụ thể về việc cùng với mọi người giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nhận xét, dặn dò
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2010.
CHÍNH TẢ
Tiết 33: TÌM NGỌC
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện Tìm ngọc.
- Làm đúng BT2, BT(3) a / b.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc mẫu, HS đọc lại.
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- Đoạn trích này nói về những nhân vật nào?
- Ai tặng cho chàng trai viên ngọc?
- Nhờ đâu mà Chó và Mèo lấy lại được ngọc quý?
- Chó và Mèo là những con vật thế nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Gọi HS đọc đoạn văn và tìm từ khó.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được .
d) Viết chính tả.
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS thi đua làm bài.
- GV chữa và chốt lời giải đúng.
 Bài (3): a / b . GV chọn câu a hoặc b
Tiến hành tương tự bài 2.
Đáp án: rừng núi, dừng lại, cây giang, rang tôm.
 lợn kêu eng éc, hét to, mùi khét.
* Rút kinh nghiệm:
TOÁN
Tiết 82: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. 
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, ham thích học Toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
v Hoạt động 1: Ôn tập
Bài 1:
- HS thi đua nêu nhanh kết quả nhẩm.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính. 
- Khi chữa bài nên khuyến khích HS nêu cách tính như đã học.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Câu a, c
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Viết lên bảng.
17
 - 3 - 6 
- Ở đây chúng ta thực hiện liên tiếp mấy phép trư ø? Thực hiện từ đâu sang đâu?
- Ở phần a) cần giúp HS nhận ra 17 – 3 – 6 cũng có kết quả như 17 – 9 .
- Yêu cầu HS làm tiếp bài.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Yêu cầu HS ghi tóm tắt và làm bài
 Tóm tắt
	60 l
Thùng to : 	/------------------/---------/
Thùng nhỏ:	/------------------/ 22 l
 ? l
- Chữa bài, nhận xét.
* Rút kinh nghiệm:
KỂ CHUYỆN
TÌM NGỌC
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện
- HS khá giỏi biết kể lại được tồn bộ cau chuyện(bT 2)
- HS yếu: biết kể được ít nhất một đoạn câu chuyện.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
v Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: Con chĩ nhà hàng xĩm.
Nhận xét-Ghi điểm. 
v Hoạt động 2: Bài mới. 
- Giới thiệu bài: Các em sẽ dựa vào tranh và bài tập đọc đã học để kể lại từng đoạn câu chuyện “Tìm ngọc” 
- Hướng dẫn kể chuyện:
- Gọi HS đọc yêu cầu 1.
- Hướng dẫn HS quan sát 6 tranh minh họa trong SGK, nhớ lại nội dung từng đoạn truyện.
- Gọi HS kể.
- Yêu cầu HS kể nối tiếp 6 đoạn của câu chuyện.
- Bình chọn HS, nhĩm kể chuyện hay nhất.
v Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dị. 
-Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
-Chĩ, mèo là những vật nuơi trong nhà rất tình nghĩa, thơng minh.
-Về nhà xem lại bài-Nhận xét.
* Rút kinh nghiệm:
THỦ CÔNG
Tiết 17: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
CẤM ĐỖ XE (Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối.
- Với hs khéo tay: Gấp, cắt, dán được BBGT cấm đỗ xe. Đướng cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.
-GDHS có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu hình mẫu.
- Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét về sự giống, khác nhau về màu sắc, kích thước, các bộ phận BBGT cấm đỗ xe với biển báo đã học.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
- Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông 6 ô.
- Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông 4 ô.
- Cắt hình chữ nhật màu đỏ có chiều dài 4 ô rộng 1 ô.
- Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo.
- Dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Dán BB trên tờ giấy trắng.
- Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân BB khoảng nửa ô.
- Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn màu đỏ.
- Dán hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn màu xanh.
- Gv lưu ý hs dán hình tròn màu xanh lên trên hình tròn màu đỏ sao cho có đường cong cách đều, dán hình chữ nhật màu đỏ ở giữa hình tròn màu xanh cho cân đối và chia đôi hình tròn màu xanh làm hai phần bằng nhau.
- GV tổ chức cho hs tập gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ tư, ngày 15 tháng 12 năm 2010.
TẬP ĐỌC
Tiết 51: GÀ TỈ TÊ VỚI GÀ
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu nội dung : Loài gà cũng có tình cảm với nhau: che chở, bảo vệ, yê ...  để ghi lời gà mẹ?
- Những chữ nào cần viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS đọc các từ khó cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS viết bảng con.
 d) Viết chính tả.
e) sửa lỗi.
g) Chấm bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.	
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS thi đua thực hiện.
- Nhận xét, đưa ra lời giải đúng.
Bài 3b:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS hoạt động theo cặp.
- Nhận xét – đưa ra lời giải đúng.
* Rút kinh nghiệm:
TOÁN
Tiết 84 : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết vẽ hình theo mẫu.
- GD HS tính cẩn thận.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
v Hoạt động 1: Ôn tập
Bài 1: Bài này có thể tổ chức thành trò chơi thi tìm hình theo yêu cầu.
- Bảng phụ: Vẽ các hình trong phần bài tập
- Hỏi: Có bao nhiêu hình tam giác? Đó là những hình nào?
- Có bao nhiêu hình vuông? Đó là hình nào?
- Có bao nhiêu hình chữ nhật? Đó là hình nào?
- Hình vuông có phải là hình chữ nhật không?
- Có bao nhiêu hình tứ giác?
- Hình chữ nhật và hình vuông được coi là hình tứ giác đặc biệt.Vậy có bao nhiêu hình tứ giác?
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả của bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu đề bài ý a.
- Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.
- Yêu cầu HS thực hành vẽ và đặt tên cho đoạn thẳng vừa vẽ.
- Tiến hành tương tự với ý b.
Bài 3: ( HS có thể làm thêm )
- Hỏi: Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- 3 điểm thẳng hàng là 3 điểm như thế nào?
- Hướng dẫn: Khi dùng thước để kiểm tra thì 3 điểm thẳng hàng sẽ cùng nằm trên mép thước.
- Hãy nêu tên 3 điểm thẳng hàng
- Yêu cầu HS kẻ đường thẳng đi qua 3 điểm thẳng hàng.
Bài 4:
- Yêu cầu quan sát hình và tự vẽ.
- Hình vẽ được là hình gì?
- Hình có những hình nào ghép lại với nhau?
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ hình tam giác, hình chữ nhật có trong hình.
- GV chấm điểm, nhận xét.
* Rút kinh nghiệm:
TẬP VIẾT
Tiết 17 : CHỮ HOA Ô - Ơ
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng 2 chữ hoa Ô, Ơ (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ – Ô hoặc Ơ); chữ và câu ứng dụng Ơn (1dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ) , Ơn sâu nghĩa nặng ( 3 lần)
- Rèn HSõ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch đẹp.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
vHoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
 * Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Chữ Ô, Ơ giống chữ O chỉ thêm dấu phụ.
* Cách viết: 
- Chữ Ô viết như chữ O, sau đó thêm dấu mũ ở đỉnh nằm trên ( giống dấu mũ trên chữ Â ).
- Chữ Ơ viết như chữ O, sau đó thêm dấu râu vào bên phải chữ ( đầu dấu râu cao hơn đường kẻ 6 một chút ).
- GV viết mẫu chữ Ô, Ơ kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
vHoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Giới thiệu câu: “ Ơn sâu nghĩa nặng”
- HS nêu nghĩa câu ứng dụng.
- Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Ơn lưu ý nối nét Ơ và n.
- HS viết bảng con: Ơn
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vào vở
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
* Rút kinh nghiệm:
TNXH
Tiết: 17. PHỊNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
-Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
-HS khá giỏi biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
-GDKNS: Kĩ năng kiên định (HĐ 1).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
v Hoạt động 1: Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh.
-Bước 1: Động não.
Kể tên những hoạt động gây nguy hiểm ở trường? -Đuổi bắt, chạy, nhảy, đu quay
GV ghi bảng.
-Bước 2:.Hướng dẫn HS quan sát hoạt động từng hình.( SGK/ 36,37) . Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm.
-Bước 3: Làm việc cả lớp.
Kể những hoạt động của bức tranh thứ nhất?
(Nhảy dây, đuổi bắt, trèo cây, chơi bi,).
Kể những hoạt động của bức tranh thứ hai? (Nhồi người ra cửa sổ để hái hoa).
Bức tranh thứ ba vẽ gì?
(Một bạn trai đẩy một bạn khác trên cầu thang).
Bức tranh thứ tư minh họa gì?
(Các bạn lên xuống cầu thang theo lối ngay ngắn).
Trong những hoạt động trên, hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
(Đuổi bắt, trèo cây, nhồi người ra cửa sổ,).
Hậu quả xấu nào cĩ thể xảy ra?
( Đuổi bắt à ngã à bị thương).
Nên học tập những hoạt động nào?
*Kết luận: 
-Những hoạt động: chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xơ đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành cây qua cửa sổ trên lầu là rất nguy hiểm khơng chỉ cho bản thân mà đơi khi cịn gây nguy hiểm cho các bạn khác.
-GDKNS: GV kết luận: những hoạt động chạy, nhảy, đùa giởn, trèo cây,với cành cây qua cửa sổ trên lầu là rất nguy hiểm cho mình và cho người khác.
v Hoạt động 2: Phát phiếu bài tập cho hs thực hành theo nhĩm.
- Hướng dẫn cách t/h: Quan sát vbt/ 16 bài tập 2: Trong giờ chơi, chúng ta nên và khơng nên làm gì để phịng tránh khi ở trường?
Nên
Khơng nên
Nhận xét , tuyên dương nhĩm trình bàynhiều ý.
v Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dị. 
Để phịng tránh được những hoạt động ở trường dễ gây nguy hiểm ta cần tránh những trị chơi nguy hiểm nào? 
(Xơ đẩy nhau, chạy đuổi chen lấn, trèo cây,ném đá, .)
-Về nhà xem lại bài-Nhận xét. 
* Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2009.
TOÁN
Tiết 85 : ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
I. MỤC TIÊU.
- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
- Biết xem lịch để biết số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần .
- Giáo dục học sinh ham thích học Toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
v Hoạt động 1: Ôn tập.
Bài 1: 
- GV nên chuẩn bị một số vật thật sử dụng cân đồng hồ hoặc quả cân thực hiện thao tác cân một số vật và yêu cầu HS đọc số đo.
- Khi chữa bài GV nên khuyến khích HS nêu thành câu.
	 Chẳng hạn: - Con vịt nặng 3kg.
	 - Gói đường nặng 4kg.
	 - Lan cân nặng 30kg.
Bài 2, 3: Trò chơi hỏi – đáp.
- Treo tờ lịch như phần bài học trên bảng (hoặc tờ lịch khác cũng được)
- Chia lớp làm 2 đội thi đua với nhau.
- Lần lượt từng đội đưa ra câu hỏi cho đội kia trả lời. Nếu đội bạn trả lời đúng thì dành được quyền trả lời. Nếu sai, đội hỏi giải đáp câu hỏi, nếu đúng thì được điểm đồng thời được hỏi tiếp. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
Bài 4:
- GV cho HS quan sát tranh, quan sát đồng hồ và yêu cầu các em trả lời.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- HS tham gia hỏi đáp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Rút kinh nghiệm:
TẬP LÀM VĂN
Tiết 17 : NGẠC NHIÊN, THÍCH THÚ, LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. MỤC TIÊU:
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1, BT2 ).
- Dựa vào mẩu chuyện , lập thời gian biểu theo cách đã học.
- GD KNS: Kiểm soát cảm xúc; quản lí thời gian; lắng nghe tích cực.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: ( miệng )
- Cho HS quan sát bức tranh.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc lời bạn nhỏ trong tranh.
- Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ yêu cầu.
- Lời nói của bạn nhỏ thể hiện thái độ gì?
- 3, 4 HS đọc lời bạn nhỏ trong tranh thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú.
Bài 2: ( miệng )
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi nhiều HS nói câu của mình. Chú ý, sửa từng câu cho HS về nghĩa và từ.
Ôi! Con cảm ơn bố! Con ốc biển đẹp quá./ Cảm ơn bố! Đây là món quà con rất thích./ Ôi! Con ốc đẹp quá! Con xin bố ạ!/
Bài 3: ( viết )
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy, bút dạ cho HS.
- Nhận xét từng nhóm làm việc.
6 giờ 30 : Ngủ dậy và tập thể dục
6 giờ 45 : Đánh răng, rửa mặt
7 giờ 00 : Ăn sáng
7 giờ 15 : Mặc quần áo
7 giờ 30 : Đến trường dự lễ sơ kết học kì.
10 giờ 00: Về nhà, sang thăm ông bà.
* Rút kinh nghiệm:
ÂM NHẠC 2
Tiết 17: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN
MỤC TIÊU
Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài: 
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát
Hát mẫu:: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn).
Đọc lời ca theo tiết tấu:
- Hướng dẫn dạy hát:
Giáo viên xem cấu trúc bài hát: nhịp điệu, giai điệu, tốc độ 
Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu ơ nhịp và lưu ý học sinh những tiếng cĩ độ ngân, nghỉ ở cuối mỗi câu hát ngắn (chỗ dấu lặng). Tốc độ bài hát vừa phải, nhịp nhàng.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
Luyện tập nhĩm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca:
 @ é e q | Ú Q \ é e q | Ú Q(Theo nhịp)
 @ é e Ú | Ú Q \ é e Ú | Ú Q(Theo phách)
 @ é é Ú | Ú Q \ é é Ú | ÚQ(Theo tiết tấu)
Hướng dẫn luyện tập:
Luyện tập tiết tấu.
Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Luyện tập nhĩm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tĩm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu:: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn).
Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Tập biểu diễn bài hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 2 tuan 17(11).doc