Giáo án các môn lớp 2 - Tuần số 8 năm học 2013

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần số 8 năm học 2013

Tập đọc

NGƯỜI MẸ HIỀN

I. Mục đích, yêu cầu

-Biết ngắt, nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

-Hiểu nội dung: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa nghiêm khắc dạy bảo các em học sinh nên người. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

-GDKNS: Tình yêu thương, quý trọng đối với thầy, cô giáo.

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: Tranh minh họa bài đọc.bảng phụ

-HS: SGK

 

docx 36 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần số 8 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: Hai 7
TUẦN 8
(Từ 7/10/2013 đến 11/10/2013)
NGÀY
TIẾT
MÔN
BÀI GIẢNG
GHI CHÚ
Thứ hai
1
2
3
4
5
Chào cờ
TĐ
TĐ
Toán
Mĩ thuật
Người mẹ hiền 
Người mẹ hiền 
36 + 15
Thường thức mĩ thuật
Xem tranh: Tiếng đàn bầu
Thứ ba
1
2
3
4
5
CT (TC)
Toán
KC
Âm nhạc
TN & XH
Người mẹ hiền 
Luyện tập
Người mẹ hiền 
Ôn 3 bài hát: Thật là hay, Xòe hoa, Múa vui 
Ăn uống sạch sẽ
Thứ tư
1
2
3
4
5
TĐ
Tóan
Thể dục
Tập viết
Bàn tay dịu dàng
Bảng cộng
Chữ hoa G
Thứ năm
1
2
3
4
5
Đạo đức
LTVC
Toán
Ôn
Chăm làm việc nhà (tiết 2) 
Từ chỉ hoạt động trạng thái. Dấu phẩy
Luyện tập
Thứ sáu
1
2
3
4
5
CT (NV)
Toán
TLV
Thủ công
SHCN
Bàn tay dịu dàng
Phép cộng có tổng bằng 100
Mời nhờ, yêu cầu, đề nghị, kể ngắn theo câu hỏi Gấp thuyền phẳng đáy không mui
Thứ bảy
1
2
3
4
5
Tin học
Tin học
TA
TA
TA
Tập đọc
NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục đích, yêu cầu
-Biết ngắt, nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
-Hiểu nội dung: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa nghiêm khắc dạy bảo các em học sinh nên người. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-GDKNS: Tình yêu thương, quý trọng đối với thầy, cô giáo. 
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Tranh minh họa bài đọc.bảng phụ
-HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Đồ dùng
TIẾT 1
1. Ổn định
2. Bài cũ ; Bài Thời khóa biểu
-Mời 2 HS đọc bài Thời khóa biểu
-GV nhận xét.
3. Bài mới 
a)Giới thiệu bài
b)Luyện đọc 
vGV đọc mẫu 
vHướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
²Đọc từng câu
-Hướng dẫn HS chú ý các từ: gánh xiếc, vùng vẫy, khóc toáng, nghiêm giọng,
²Đọc từng đoạn trước lớp
-Kết hợp giải nghĩa từ
+Giảng nghĩa thêm từ: thầm thì, vùng vẫy 
- Kết hợp hướng dẫn luyện đọc câu 
wĐoạn 2: Đến lượt .. .ra / thì .. tới/ nắm  em:/ / “Cậu nào đây? / Trốn học hở ? ” // 
wĐoạn 4: Cô. Nam /vào,/ hỏi:// Từ nay.nữa không?//
²Đọc từng đoạn trong nhóm.
²Thi đọc giữa các nhóm.
TIẾT 2
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài 
|Câu 1: Giờ ra chơi ,Minh rủ bạn đi đâu ? 
|Câu 2: Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? 
 - Khi Nam chui ra thì gặp sự việc gì ? 
|Câu 3: Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo nói gì , làm gì? 
-Lời nói và việc làm của cô giáo thể hiện thái độ như thế nào?
|Câu 4: Khi Nam khóc, cô giáo nói và làm gì? 
- Lần trước khi bác bảo vệ giữ lại . Nam khóc vì sợ . Lần này, vì sao Nam khóc? 
|Câu 5: Người mẹ hiền trong bài là ai?
-GDKNS: Phải biết yêu thương , quý trọng đối với thầy,cô giáo những người đã dạy bảo khuyên răng chúng ta, làm cho chúng ta trở thành người tốt.
d) Luyện đọc lại.
-Đọc theo phân vai: người dẫn chuyện, Minh , Nam, bác bảo vệ , cô giáo
4. Củng cố – Dặn dò
-Vì sao cô giáo trong bài được gọi là mẹ hiền? 
-Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết kể chuyện.
- Hát
- HS1: đọc theo hàng ngang.
- HS2: đọc theo buổi 
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-1, 2 HS đọc, cả lớp đồng thanh.
-4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
+HS lần lượt nêu nghĩa các từ khó trong từng đoạn ( các từ được chú giải trong SGK.)
-1, 2 HS đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Nhóm 1, 3 thi đọc cá nhân đoạn 1, 2
- Nhóm 2, 4 thi đọc ĐT đoạn 3, 4.
-Trốn học ra phố xem xếc
- Chui qua 1 cái lỗ tường thủng 
- Bị bác bảo vệ phát hiện nắm 2 chân lôi trở lại. Nam sợ khóc toáng lên 
- Cô nói với bác bảo vệ:“ Cháu này là HS lớp tôi”. Cô đỡ cậu dậy xoa đầu phủi đất cát dính bẩn trên người cậu, đưa cậu trở về lớp. 
- Cô rất dịu dàng, thương yêu HS. 
- Cô xoa đầu bảo Nam nín. 
-Vì đau – xấu hổ.
-Cô giáo.
-2 nhóm thi đọc (mỗi nhóm 5HS ).
-Cô rất dịu hiền cô vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS. 
Bảng phụ
Toán
36 + 15
I.Mục tiêu
-Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15.
-Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Bộ thực hành Toán, Bảng phụ.
-HS: SGK, bảng con, vở, giấy nháp.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Đồ dùng
1. Ổn định
2. Bài cũ : 26+5
-HS đọc bảng cộng 6
-Đặt tính rồi tính:
16 + 4 56 +8
36 + 7 66 + 9
-GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới 
v Giới thiệu bài: Số có 2 chữ số cộng với số có 2 chữ số qua bài: 36 + 15
v Giới thiệu phép cộng 36 +15
Bước 1 : Nêu bài toán	
- Có 36 que tính, thêm 15 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính các em hãy chú ý lên bảng.
Bước 2 : 
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả .
-Gv treo bảng phụ đính 36 que tính
-Hỏi cô có bao nhiêu que tính?
-36 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
-GV yêu cầu Hs lấy 36 que tính để trước mặt.
-hỏi: trước mặt các em có bao nhiêu que tính?
-Gv yêu cầu Hs quan sát lên bảng
-Gv đính thêm 15 que tình và hỏi:
+Cô vừa đính thêm bao nhiêu que tính?
+15 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
-Gv yêu cầu Hs lấy thêm 15 que tính để trước mặt
-Vậy các em vừa lấy thêm bao nhiêu que tính
-Vậy 36 que tính thêm 15 que tính có tất cả bao nhiêu que tính?
-Làm cách nào mà em biết
-Cô có cách khác cô sẽ gộp 6 que tính rời, với 4 que tính bằng 10 que tính là 1 chục cô thế bằng thẻ 1 chục.
-Vậy ai cho cô biết trên bảng cô có bao nhiêu que tính?
-Yêu cầu HS thao tác gộp
-Trước mặt các em có mấy chục và mấy que rời?
-36 que tính thêm 15 que tính là 51 que tính
-Vậy 36 + 15 bằng bao nhiêu?
Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính 
Gv đặt tính 
-Gọi 1 HS lên bảng trình bày cách tính và thực hiện phép tính . 
-Gv nhận xét
-GV vừa nêu cách tính vừa viết bảng như trong sách giáo khoa.
-Gọi nhiều Hs nêu lại cách tính.
v Thực hành
|Bài 1: Tính
|Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:
*GV lưu ý cách đặt và cách cộng
- Yêu cầu HS nêu đề bài . 
- Hỏi : Muốn tính tổng các số hạng đã biết ta làm gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu các HS khác làm bài vào giấy nháp.
|Bài 3: Giải bài toán theo hình vẽ sau: 
- Treo hình vẽ lên bảng . 
- Hỏi : Bao gạo nặng bao nhiêu kilôgam ?
- Bao ngô nặng bao nhiêu kg ?
- Bài toán muốn chúng ta làm gì ?
Gv đọc đề hoàn chỉnh:
- Bao gạo nặng 46 kg, bao ngô nặng 27 kg. Hỏi cả 2 bao nặng bao nhiêu kilôgam ?
- Yêu cầu HS giải và trình bày bài giải vào vở, 1 HS lên bảng làm bài .
4. Củng cố – Dặn dò 
-GV cho HS chơi trò chơi: ai nhanh ai đúng
-chia lớp làm 2 đội mỗi đội cử 1 Hs lên thi làm bài: 
 49
 +12
-Gv nhận xét, tuyên dương
-Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập
-Hát
-2 HS đọc.
- 2HS lên bảng làm.
-Hs quan sát
-36 que tính
-3 chục và 6 đơn vị (nhiều Hs nhắc lại)
-HS thực hiện
-2 Hs trả lời: có 36 que tính
-Hs quan sát
+4 HS trả lời: 15 que tính
+Gồm 1 chục và 5 đơn vị (nhiều Hs nhắc lại)
-Hs thực hiện
-3 HS trả lời 15 que tính
-51 que tính
-Đếm thêm vào
-51 que tính
-HS thao tác
-5 chục và 1 que rời
-Nhiều Hs nêu: 36 + 15=51
-Viết 36 rồi viết 15 dưới 36 sao cho 5 thẳng cột với 6, 1 thẳng cột với 3. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang .
Thực hiện tính từ phải sang trái : 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1, 3 cộng 1 bằng 4, 4 thêm 1 bằng 5, viết 5 .
 36 * 6 + 5 =11 viết 1 nhớ 1
+15 *3 + 1 = 4 thêm 1 bằng 5, viết 5
 51
-Nhiều Hs nêu
-HS làm bài vào bảng con, 1 HS lần lượt lên bảng làm
- Đọc đề bài .
- Thực hiện phép cộng các số hạng với nhau .
- Làm bài, nhận xét bài của bạn, kiểm tra bài của mình .
- Bao gạo nặng 46 kg .
- Bao ngô nặng 27 kg .
- Tính xem cả hai bao nặng bao nhiêu kg ?
-HS làm bài vào vở.
Bài giải
Cả hai bao cân nặng là:
46 + 27 = 73 ( kg )
Đáp số: 73 kg.
-Hs thi làm bài
Bộ thực hành Toán
Bảng phụ
Mĩ thuật
THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU
MỤC TIÊU
Làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của họa sĩ. Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động, và màu sắc trên tranh.
CHUẨN BỊ
GV: Chuẩn bị một vài bức tranh của hoạ sĩ: tranh phong cảnh, sinh hoạt, chân dung bằng các chất liệu khác nhau (khắc gỗ, lụa, sơn dầu)
HS: Vở tập vẽ
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng
Ổn định : (2’)
Kiểm tra bài cũ: Vẽ tranh đề tài “Em đi học”(2’)
GV nhận xét bài vẽ của hs
Tuyên dương bài vẽ đẹp
Chuyển ý
Dạy – học bài mới: 
Giới thiệu bài: (1’)
Lúc nãy chúng ta đã hát bài Cháu yêu chú bộ đội. Chú bộ đội không chỉ là người chiến đấu dũng cảm mà có thêm những tài hoa khác như biết đánh đàn. Bây giờ chúng ta sẽ được thấy điều đó khi xem một bức tranh.
GV ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bức tranh (15’)
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để quan sát tranh để trả lời các câu hỏi:
Em hãy nêu tên bức tranh và tên hoạ sĩ
Tranh vẽ gì?
Tranh vẽ mấy người?
Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì?
Em có thích tranh Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt không? Vì sao?
GV gọi 2-3 đại diện của các nhóm lên phát biểu ý kiến của mình
GV nhận xét và bổ sung :
Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đô, huyện BaVì, tỉnh Hà tây
Ngoài bức tranh Tiếng đàn bầu, ông còn nhiều tác phẩm hội hoạ khác : Em nào cũng được học cả; Ơ! Bố; 
Bức tranh Tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài bộ đội. Hình ảnh chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy đàn. Đây là loại đàn chỉ có 1 dây căng ngang dùng 1 phím nhọn để gẩy, đàn có tiếng trầm bổng rất đặc sắc. Trước mặt anh là hai em bé, một em quỳ bên chõng, một em nằm trên hcõng, tay tì vào má chăm chú lắng nghe. Màu sắc ở bức tranh trong sáng, đậm nhạt nổi rõ làm cho hình ảnh chính của tranh rất sinh động. Tiếng đàn bầu là bức tranh đẹp, nói lên tình cảm thắm thiết giữa bộ đội và thiếu nhi.
Trong bức tranh còn có hình ảnh cô thôn nữ đang đứng bên cửa ra vào vừa hong tóc, vừa lắng nghe tiếng đàn bầu. Hình ảnh này càng tạo cho tiếng đàn hay hơn và không khí thêm ấm áp. Ngoài ra, bức tranh dân gian Gà mái treo trên tường khiến cho bố cục tranh thêm chặt chẽ và nội dung phong phú hơn
Hoạt động 2: Tìm hiểu bố cục, màu sắc của tranh (5’)
Em có nhận xét gì về cách sắp xếp hình anh bộ đội, 2 em bé và cô gái trong tranh .
Hình ảnh nào là hình ảnh chính, được sắp xếp như thế nào?
Trong tranh có những màu sắc gì?
Màu sắc trong tranh rất trong sáng, hài hòa, nét đậm nhạt nổi rõ làm cho hình ảnh chính của tranh thêm sinh động .
Chốt : Bức tranh có màu sắc, bố cục thật đẹp, cân đối, hài hoà.
Hoạt động 2: Củng cố (3’)	
GV yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm của bức tranh
 ... là ở vùng nông thôn, có nguồn nước không được sạch, cần được lọc theo hướng dẫn của y tế, sau đó mới đem đun sôi.
- 2, 3 HS trả lời. 
- HS nghe, ghi nhớ.
- Phải ăn, uống sạch sẽ
- 1, 2 HS nêu.
Tranh 
Phiếu thảo luận
	Thủ công
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI
I.Mục tiêu
-Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
-Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
² Tiết kiệm năng lượng.
II.Đồ dùng dạy học:
- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui gấp bằng giấy thủ công lớn cỡ giấy A3.
- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui 
- Giấy thủ công, giấy nháp cỡ khổ giấy A4.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Đồ dùng
TIẾT 1
1.Ổn định
2.Kiểm tra: : Gấp máy bay đuôi rời.
-Nêu các bước gấp máy bay đuôi rời.
-Gv nhận xét, ghi điểm
3.Dạy bài mới
vGiới thiệu bài
vHướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- Cho HS quan sát mẫu gấp thuyền phặng đáy không mui.
+ Chiếc thuyền làm bằng gì ? Màu gì ?
+Trong thực tế thuyền được làm bằng gì ?
+Thuyền có tác dụng giúp ích gì trong cuộc sống ?
+ Thân thuyền dài hay ngắn ?
+ Hai mũi thuyền như thế nào ?
+ Đáy thuyền như thế nào ?
+ Thuyền này có mui không ?
- GV mở dần thuyền mẫu trở lại tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. 
 + Gấp thuyền bằng tờ giấy hình gì ?
- GV gấp lại theo nếp gấp cũ, để từ đó giúp HS sơ bộ hình dung ra các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui
vGiới thiệu quy trình gấp 
- Treo bảng quy trình gấp, giới thiệu các bước :
 + Bước 1 : Gấp các nếp gấp cách đều.
 + Bước 2 : Gấp tạo thân và mũi thuyền.
 +Bước 3 : Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- GV hướng dẫn mẫu từng bước 
 *Sau mỗi bước gấp, GV gắn phần vừa gấp mẫu trên bảng.
-GV thao tác lần 2.
-Gv gọi Hs lên thao tác lại.
*Nhắc HS: Miết mạnh đường mới gấp cho thẳng.
-Cho cho HS thực hành gấp thuyền bằng giấy nháp.
-GV theo dõi giúp đỡ.
TIẾT 2
vÔn lại quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Treo bảng quy trình gấp thuyền lên bảng, đặt câu hỏi :
-Thuyền gồm có các bộ phận nào ?
-Muốn gấp thuyền cần tờ giấy hình gì ?
-Quy trình gấp thuyền có mấy bước ?
+Bước 1: gấp gì ? 
+Bước 2: gấp gì? 
+Bước 3 làm gì ?
-GV chốt lại cách thực hiện từng bước.
-Giới thiệu một số mẫu thuyền gấp đẹp có sáng tạo của HS lớp trước đã làm .
-Tổ chức cho HS thực hành gấp thuyền.
-GV đến từng nhóm theo dõi, kịp thời giúp đỡ những HS còn yếu, lúng túng.
- Gợi ý cho HS trang trí thêm mui thuyền đơn giản rời bằng tờ giấy chữ nhật nhỏ gài vào 2 khe ở bên mạn thuyền.
-Nhận xét,đánh giá sản phẩm.
-GV chọn sản phẩm đẹp của cá nhân.
² Tiết kiệm năng lượng: Muốn di chuyển thuyền phải dùng sức gió (gắn thêm buồm cho thuyền) hoặc chèo thuyền (gắn thêm mái chèo) làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được năng lượng đó xăng, dầu.
4.Củng cố: 
- Liên hệ thực tế giáo dục HS không nên ra các chỗ ao, hồ, kênh, rạch, sông lớn để chơi thả thuyền rất nguy hiểm.
5.Dặn dò: 
-HS chuẩn bị giấy tiết sau học gấp thuyền phẳng đáy có mui.	
-Nhận xét chung tiết học.	
-2 HS nêu
+Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông va 1 hình chữ nhật.
+Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
+Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
+Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
- Hs nêu tên bài.
- HS quan sát mẫu.
+Làm bằng giấy, màu xanh.
+Gỗ, sắt.
+ Giúp ta vận chuyển người và hàng hóa trên đường sông, đường biển.
+Thân thuyền dài.
+ Hai mũi thuyền nhọn.
+ Đáy thuyền phẳng.
+ Thuyền này không có mui.
+ Hình chữ nhật.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
-1, 2 HS lên bảng thao tác lại.
- HS thực hành cá nhân.
- HS quan sát, trả lời.
- 2, 3 HS trả lời : thân và mũi thuyền.
- Hình chữ nhật.
-3 bước. - 1, 2HS nêu lại 3 bước.
+ Bước 1 : Gấp các nếp gấp cách đều.
 +Bước 2 : Gấp tạo thân và mũi thuyền.
 +Bước 3 : Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- HS quan sát.
- HS thực hành gấp theo nhóm 4 HS.
- HS trang trí, trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- HS theo dõi nhận xét.
-HS lắng nghe
Mẫu 
Bảng phụ
Tập làm văn
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ .
KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI
I. Mục đích, yêu cầu
-Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghĩ phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1)
-Trả lời được câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1 của em (BT2); viết được khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo lớp 1 (BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ, VBT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Đồ dùng
1. Ổn định
2. Bài cũ : Kể ngắn theo tranh - TKB
-Bài tập 2: Đọc thời khoá biểu ngày hôm sau 
-Ngày mai có mấy tiết? Đó là những tiết gì? Em cần mang những quyển sách gì đến trường.
-GV nhận xét.
3. Bài mới 
a)Giới thiệu bài
b)Hướng dẫn làm bài tập
|Bài 1: Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu đề nghị đối với bạn:
²Tình huống a.
-Nhắc HS cần mời chào sao cho thân mật, tỏ rõ lòng hiếu khách của mình.
-Yêu cầu HS: Đóng vai theo tình huống: một bạn đến chơi và một bạn là chủ nhà.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
|Bài 2: Trả lời câu hỏi.
-Lần lượt hỏi từng câu cho HS trả lời..
-Yêu cầu trả lời liền mạch cả 4 câu hỏi.
-Nhận xét câu, khuyến khích các em nói nhiều, chân thực về cô giáo.
|Bài 3: Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo ) cũ của em.
4. Củng cố – Dặn dò 
-Nhận xét tiết học. Dặn HS khi nói lời chào, mời, đề nghịphải chân thành và lịch sự. 
-Chuẩn bị: Ôn tập.
- 2 HS nêu
-1 HS trả lời.
-HS suy nghĩ và nói lời mời (nhiều HS phát biểu): Chào bạn! Mời bạn vào nhà tớ chơi!/ - A, Ngọc à, cậu vào đi . . 
- HS đóng cặp đôi với bạn bên cạnh, sau đó một số nhóm lên trình bày. VD:
a) HS 1: Chào cậu! Tớ đến nhà cậu chơi đây.
 HS 2: Oi, chào cậu! Cậu vào nhà 	đi!
b) HS 1: Hà ơi, tớ rất thích bài hát Cậu có thể chép nói hộ tớ không?
 HS 2: Ngọc có thể chép giúp mình bài hát Chú chim nhỏ dễ thươngđược không, mình rất muốn có nó!
c) Nam ơi, cô giáo đang giảng bài, bạn đừng nói chuyện nữa để mọi người còn nghe cô giảng./ Nam à, trong lớp phải giữ trật tự để nghe cô giảng bài./ Đề nghị bạn giữ trật tự trong lớp
- HS nối tiếp nhau trả lời .
- Thực hành trả lời miệng
- HS làm bài vào vở.
Bảng phụ ghi câu hỏi
Toán
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
I.Mục tiêu
-Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
-Biết cộng nhẩm các số tròn chục.
-Biết giải bài toán với một phép cộng có tổng bằng 100.
II. Đồ dng dạy học:
-Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Đồ dùng
1.Ổn định
2.Kiểm tra: Luyện tập
-Tính nhẩm
40 +30 + 10 = 10 + 30 + 40 =
50 + 10 + 30 = 42 + 8 + 4 =
-Gv nhận xét.
3.Dạy bài mới
vGiới thiệu bài
vGiới thiệu phép cộng 83 + 17
*Nêu: Có 83 que tính thêm 17 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
-Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
-Hướng dẫn HS đặt tính và tính.
-Vậy 83 + 17 = ?
vThực hành
|Bài 1:Tính
|Bài 2: Tính nhẩm ( theo mẫu )
-Hướng dẫn: 60 + 40 = ?
 Nhẩm: 6 chục+ 4 chục = 10 chục
 10 chục = 100
 Vậy: 60 + 40 = 100
|Bài 4: Giải bài toán
 Tóm tắt
 85kg
Buổi sáng: 15kg
Buổi chiều:
 ? kg
4.Củng cố, dặn dò
-Tính 88
 + 12 
-Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài Lít
-2 HS làm bài.
-Lấy 83 + 17
 83 * 3 cộng 7 bằng 10, viết 0, nhớ	1
+17 * 8 cộng 1 bằng 9, thêm 1 bằng 
 100 10, viết 10. 
83 + 17 = 100
-HS làm bảng con.
 99 75 64 48
 + 1 + 25 + 36 + 52
 100 100 100 100 
-HS nhẩm tính, nêu .
80 +20 = 100
30 + 70 = 100
90 + 10 = 100
50 + 50 = 100
-HS làm bài vào vở
 Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được:
 85 + 15 = 100 ( kg )
 Đáp số: 100 kg
-2 HS lên bảng thi tính. 
Bảng phụ
Tập viết
CHỮ HOA G
I.Mục đích, yêu cầu
-Viết đúng chữ hoa G (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Góp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Góp sức chung tay (3 lần).
II. Đồ dng dạy học:
-GV: Chữ mẫu G. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
-HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Đồ dùng
1. Ổn định
2. Bài cũ : Chữ hoa E, Ê 
- Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: E- , Ê
- Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
- Viết : E m yêu trường em
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
a)Giới thiệu bài: Chữ hoa G
b)Hướng dẫn viết chữ cái hoa
v Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ G
- Chữ G cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang?
- Viết bởi mấy nét?
- GV miêu tả: Gồm 2 nét là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền tạo vòng xoắn to ở đầu chữ. Nét 2 là nét khuyết ngược. 
-GV hướng dẫn cách viết.
-GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
v Hướng dẫn HS viết bảng con.
-GV nhận xét uốn nắn.
c)Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
v Giới thiệu câu: Góp sức chung tay
-Nghĩa cụm từ: Cùng nhau đoàn kết làm việc.
v Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Góp lưu ý nối nét G và op.
v Hướng dẫn HS viết bảng con: Góp
- GV nhận xét và uốn nắn.
d) Hướng dẫn HS viết vở Tập viết.
-GV nêu yêu cầu viết
-GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
e)Chấm, chữa bài.
-GV châm 5, 7 vở, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò 
- Cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp (còn thời gian).
-GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- HS viết bảng con.
- E m yêu trường em
-2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 8 li, 9 đường kẻ ngang.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
-HS viết 2, 3 lượt.
HS tập viết trên bảng con
-1 HS đọc câu
-1 HS nêu
- Dấu sắc (/) trên o và ư
- Khoảng chữ cái o
- HS viết 2 lượt
- HS viết vở
- 2 HS lên bảng thi đua viết chữ G
Mẫu chữ cái
SINH HOẠT LỚP
vNhận định tuần 8.
-Các tổ lên báo cáo tình hình học tâp của tổ mình.
-GV nhận xét tình hình học tập của HS.
+Nề nếp: Học sinh đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép, xếp hàng ngay ngắn khi ra vào lớp.
+Học tập: HS đã có tiến bộ trong học tập. Tuy nhiên vẫn còn một vài em thực hiện các phép tính còn sai, viết nhầm tập, quen đem tập vở.
+Vệ sinh: Đa số HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
v Kế hoạchtuần 9.
- Duy trì sĩ sồ, ổn định nền nếp học tập.
- Tiếp tục kiểm tra bảng cộng 9, 8, 7, 6.
- Luyện đọc, luyện viết.
-Nhắc nhở Hs đem đầy đủ tập vở khi đến lớp, viết đúng tập.
- Ôn tập và thi giữa học kì I.
Kí duyệt của Tổ Trưởng
Kí duyệt của Phó Hiệu trưởng
Ngày.. tháng .năm..
Ngày.. tháng .. năm..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an 2 tuan 8.docx