Giáo án các môn lớp 2 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 24

Giáo án các môn lớp 2 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 24

I.Yêu cầu cần đạt:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng. Biết đọc rõ lời các nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị cá sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

- Trả lời được các câu hỏi: 1,2,3,5. HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.

- KNS:Ra quyết định; ứng phó với căng thẳng; Tư duy sáng tạo.

II.Đồ dùng dạy- học : Tranh minh hoạ nội dung bài học.

III. Hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra bài cũ:

 GV kiểm tra 2,3 HS đọc lại bài: Nội quy Đảo Khỉ. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 

doc 22 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 24
Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Quả tim khỉ
I.Yêu cầu cần đạt:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng. Biết đọc rõ lời các nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị cá sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
- Trả lời được các câu hỏi: 1,2,3,5. HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
- KNS:Ra quyết định; ứng phó với căng thẳng; Tư duy sáng tạo.
II.Đồ dùng dạy- học : Tranh minh hoạ nội dung bài học. 
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra 2,3 HS đọc lại bài: Nội quy Đảo Khỉ. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới : Tiết 1
Hoạt động1: Giới thiệu bài. GV ghi mục bài lên bảng. 
Hoạt động2: Luyện đọc 
 - GV đọc mẫu toàn bài. 
 + HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài. 
Luyện đọc từ khó: quẫy, ti hí, hoảng sợ, đu vút, tẽn tò, lủi mất.
 + Đọc từng đoạn trước lớp.
 + GV hướng dẫn ngắt nghỉ câu. 
 + Đọc từng đoạn trong nhóm. 
 + Thi đọc giữa các nhóm. + Đọc đồng thanh theo tổ, cả lớp.
Tiết 2
Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
GV: Tổ chức HS đọc từng đoạn kết hợp trả lờ các câu hỏi sau.
 HS lần lượt trả lời, nhận xét. GV chốt ý đúng. 
 - Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?(Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn.Từ đó, ngày nào Khỉ cũng hái quả cho Cá Sấu ăn)
 - Cá Sấu định lừa Khỉ thế nào?(Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà mình) 
 - Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn? (Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp Cá Sờu, bảo Cá Sấu trở lại bờ lấy quả tim ở nhà) 
* - Tại sao Cá Sấu lại tẽ tò, lủi mất ?
 - Hãy tìm những từ ngữ nói lên tính nết của Khỉ, Cá Sấu? 
 Khỉ : tốt bụng, thật thà, thông minh. Cá Sấu: giả dối, bội bạc, độc ác.
Hoạt động4: Luyện đọc lại 
 GV hướng dẫn 2, 3 nhóm HS thi đọc truyện theo các vai : người dẫn chuyện, Khỉ, Cá Sấu. 
3.Củng cố, dặn dò : Câu chuyện nói với em điều gì ? GV nhận xét tiết học . 
Toán
Luyện tập
I.Yêu cầu cần đạt:
 - Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: X x a = b. a x X = b.
 - Biết tìm một thừa số chưa biết.
 - Biết giải bài toán có một phép tính chia( Trong bảng chia 3).
 - Bài tập cần làm: Bài 1;3;4. HSKG làm hết các bài tập.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Bảng phụ 
 III. Hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 HS làm bài tập 2,3 trong SGK. 
Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc : Muốn tìm một thừa số chưa biết.
GV nhận xét, ghi điểm 
2. Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: GV hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: HS nhắc lại cách tìm một thừa số chia hết . 
HS thực hiện và trình bày vào vở 
Bài 2: Phân biệt bài tập “tìm một số hạng của tổng ”và bài tập “tìm một thừa số của tích”
y + 2 = 10 
 y= 10- 2 ( Muốn tìm một số hạng của tổng ta 
 y= 8 	lấy tổng trừ đi số hạng kia ) 
y ´ 2= 10 
 y= 10 : 2 ( Muốn tìm một thừa số của tích ta 
 y = 5 	lấy tích chia cho thừa số kia ) 
Bài 3: HS thực hiện phép tính để tìm số thích hợp điền vào ô trống. 
Bài 4: HS đọc bài toán rồi giải:
 Trình bày Bài giải : 
 Số kilôgam gạo trong mỗi túi là : 
 12: 3 = 4 ( kg ) 
 Đáp số : 4kg gạo 
*Bài 5 : Tiến hành tương tự bài 4
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
Thủ công
Ôn tập chơng II: phối hợp, gấp, cắt, Dán hình( tiết2)
I.Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố cho HS cách gấp, cắt, dán hình tròn, các biển báo giao thông đơn giản ,phong bì, cắt, gấp, trang trí, chúc mừng.
- HS gấp, cắt được các hình tròn, các biển báo giao thông( biển chỉ lối đi thuận chiều, cấm xe đi ngược chiều, chỉ chiều xe đi, cấm đỗ xe), cắt gấp được thiếp chúc mừng, gấp, cắt, gián phong bì.
- Giáo giục HS có thói quen làm việc ngăn nắp, trật tự, khoa học, vệ sinh an toàn.
- HS thích làm các sản phẩm phối hợp gấp, cắt các hình.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Các hình mẫu của các bài7,8,9,10,11,12 để hs xem lại.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 1HS nêu các bài đã học ở chương II.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
 - Các con đã học các bài gấp, cắt, dán các hình. Hôm nay chúng ta củng cố kĩ năng gấp, cắt, dán các hình đã học.
Hoạt động2: Ôn tập
- HS tiếp tục hoàn thành sản phẩm ở tiết 1.
- GV đi các bàn giúp đỡ HS yếu để hoàn thành sản phẩm.
Hoạt động3: Trưng bày sản phẩm.
3 Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà cắt, gấp trang trí các hình đã học.
luyện Toán
Luyện tập
I.Yêu cầu cần đạt:
Giúp học sinh:
 Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “Tìm một thừa số chưa biết ” 
 Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có phép chia 
II. Đồ dùng dạy - học:
 Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:	
 - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
	- Học sinh làm bảng con: X x 2 = 14 
 3 x X = 18
	- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
 - Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết luyện.
Hoạt động2: Luyện tập thực hành
 GV: Tổ chức cho HS làm bài tập ở VBT.
Bài 1: Số?
Bài 2: Tìm x?
Bài 3: Yêu cầu đọc kĩ bài tập rồi trình bày bài giải vào vở.
Bài 4: Thực hiện tương tự bài 3.
 HS : Làm bài, GV theo dõi hướng dẫn thêm HS còn yếu.
 - Chấm, chữa bài.
Hoạt động3: GV ra thêm một số bài cho HS khá làm.
Bài1: Tìm y
 a. y x 3 = 2 x 9 c, 2 x y = 36 - 14
 b, 2 x y = 30 : 3 d, y x 3 - 12 = 24 – 15
 Bài 2: Tìm một số, biết rằng số đó nhân cho 3 thì bằng 2 cộng với 13 .
 Bài 3: Tìm một số, biết rằng 3 nhân với số đó thì bằng số lớn nhất có một chữ số nhân với 3.
 Gọi HS đọc yêu cầu bài, GV hướng dẫn HS cách làm.
 HS : Học sinh tự làm bài vào vở ô li. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
Hoạt động4: Chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên và học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
	 - Nhận xét tiết học và tuyên dương một số HS có ý thức học.
Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Kể chuyện
Quả tim Khỉ
I.Yêu cầu cần đạt:
- Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.
 - HSKG: Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện, bước đầu thể hiện đúng giọng người kể chuyện, giọng Khỉ, giọng Cá Sấu.
II.Đồ dùng dạy- học. 
 4 tranh minh hoạ nd từng đoạn truyện.
 Mặt nạ Khỉ,Cá Sấu.
III. Các hoạt động dạy- học.
 1. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 3HS phân vai (người dẫn chuyện, Ngựa, Sói) kể lai chuyện Bác sĩ Sói.
 2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích, y/c giờ học. 
Hoạt động2: Hướng dẫn kể chuyện
+ Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện.
HS quan sát kĩ từng tranh 1-2 em nói vắn tắt nội dung từng tranh. GV ghi bảng.
Tranh1: Khỉ kết bạn với Cá Sấu.
Tranh2: Cá Sấu vờ mời Khỉ về chơi nhà.
Tranh3: Khỉ thoát nạn. 
Tranh4: Bị Khỉ mắng,CáSấu tẽn tò lủi mất
- HS nối tiếp nhau kể trong nhóm từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- GV chỉ định 4 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Phân vai dựng lại câu chuyện. 
- GVhướng dẫn HS tự lập nhóm (mỗi nhóm 3HS) phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS dựng lại câu chuyện trong nhóm, GV giúp đỡ từng nhóm.
- Từng nhóm 3HS thi kể chuyện theo vai trước lớp.
Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay
3.Củng cố, dặn dò
GV khen nhóm dựng lại câu chuyện đạt nhất.Y/c hs về nhà tập kể lại chuyện cho người thân.
Chính tả
nghe - viết: Quả tim Khỉ
I.Yêu cầu cần đạt:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn xuôi có lời nhân vật. 
- Làm được bài tập 2 a/b.
II. Đồ dùng dạy- học
-Bảng nam châm, 5 - 6 băng giấy cho HS các nhóm làm BT3
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ
 - GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết bảng con các chữ: Tây Nguyên, Ê - đê, Mơ - nông.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới
Hoạt động1: Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích, y/c tiết học 
Hoạt động2: Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc bài chính tả, 2HS đọc lại.
- GVgiúp hs nhận xét.
 Những chữ nào trong bài phải viết hoa?( Khỉ, Cá Sấu) vì sao?
- HS đọc thầm lại bài chính tả trong sgk, ghi nhớ những chữ dễ viết sai.(kết bạn)
- GV đọc cho hs viết bài vào vở.
- Chấm ,chữa bài.
Hoạt động3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: Một HS đọc đề y/c.
 GV hướng dẫn HS làm bài.
 Gọi 2 em làm ở bbảng phụ .
 Cả lớp làm vào vở BT.
Bài2: Một HS nêu y/c bài. GVhướng dẫn HS làm bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.- Y/c HS về nhà viết lại bài.
Toán
Bảng chia 4
I.Yêu cầu cần đạt:
- Lập bảng chia 4. Nhớ được bảng chia 4.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia, thuộc bảng chia 4.
- Bài tập cần làm: Bài 2,3. HSKG: làm hết các bài tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
 Chuẩn bị các tấm bìa , mỗi tấm có 4 chấm tròn 
III. Các hoạt động dạy- học : 
 1. Kiểm tra bài cũ 
 Gọi học sinh đọc bảng chia 3. GV nhận xét ghi điểm. 
 2. Bài mới 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động2: Ôn tập phép nhân 4 
- Gắn lên bảng 3 tấm bìa , mỗi tấm 4 chấm tròn. 
- Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có mấy chấm tròn. 
- HS trả lời , viết phép nhân 4 ´ 3 = 12, Có 12 chấm tròn 
Hoạt động3: Giới thiệu phép chia 4 
- Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ? 
- HS trả lời rồi viết: 12 : 4 = 3, Có 3 tấm bìa. 
 Nhận xét : Từ phép nhân 4 là 4 ´ 3 = 12 ta có phép chia 4 là 12: 4 = 3
Hoạt động4: Lập bảng chia 4 
	GV cho HS thành lập bảng chia 4.
 Từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng. 
 Ví dụ : Từ 4 ´ 1 = 4 có 4: 4 =1 
 4 ´ 2 = 8 có 8 : 4 = 2 
 - Tổ chức cho HS đọc và học thuộc bảng chia 4. 
HĐ5: Thực hành
 Bài 1:1 HS nêu y/c. GV hướng dẫn tính nhẩm. 
 Chữa bài tập, HS nêu miệng nối tiếp từng em. 
 Bài 2 : HS đọc bài giải, tìm hiểu bài. 
 1 em giải ở bảng phụ. 
 Cả lớp giải vào vở bài tập. 
 Bài 3 : Tương tự cách hướng dẫn như bài 2. 
 GV cho HS chữa bài , nhận xét bài làm của bạn. 
3. Củng cố dặn, dò : 
 GV nhận xét giờ học. 
 - Dặn HS xem lại bài chuẩn bị cho bài sau.
Buổi chiều
Tự nhiên xã hội
Cây sống ở đâu?
I.Yêu cầu cần đạt:
- Cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước
- Thích sưu tầm và bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng dạy- học: Hình vẽ SGK
III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động2: Làm việc SGK
 - Mục tiêu: HS nhận ra cây cối có thể sống được ở khắp nơi
 - Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ
 - HS HS các hình vẽ sgk và nói về nơi sống của cây c ...  hỏi thăm sức khoẻ . 
 TH2 : Một người gọi nhầm số máy nhà Nam 
 Th3 : Bạn Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác . 
 - GV mời một số cặp lên đóng vai 
 Thảo luận lớp về cách ứng xử trong đóng vai của các cặp 
 Cách trò chuyện qua điện thoại như vậy đã lịch sự chưa ? Vì sao ? 
GVkết luận : Dù ở trong tình huống nào em cũng cần phải cư xử lịch sự. 
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống 
 - GVyêu cầu mỗi nhóm thảo luận xử lí 1 tình huồng : em sẽ làm gì trong các tình huống sau ? Vì sao ? 
 a, Có điện thoại gọi cho mẹ khi mẹ vắng nhà .
 b, Có điện thoại gọi cho bố nhưng bố đang bận .
 c, Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo. 
 - Các nhóm thảo luận. 
 - Đại diện 1 nhóm trình bày cách giải quyết trong mỗi tình huống các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
 - GV yêu cầu HS liên hệ. 
Trong lớp chúng ta em nào đã gặp tình huống tương tự? 
Em đã làm gì trong tình huống đó? 
Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ? 
Bạn sẽ ứng xử thế nào nếu gặp lại những tình huống như vậy ?
Kết luận chung : Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trong người khác. 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV và HS hệ thống bài học.
 - Nhận xét tiết học. 
Tập viết
Chữ hoa U, Ư
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết viết đúng các chữ U, Ư hoa theo cỡ vừa và nhỏ. 
- Biết viết cụm từ ứng dụng Ươm cây gây rừng theo cỡ nhỏ,chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định ( Viết 3 lần).
II. Đồ dùng dạy- học: Mẫu chữ U, Ư 
III. Hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
 GV mời 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: T, Thẳng.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 GV nêu mục đích, y/c giờ học
Hoạt động2: Hướng dẫn viết chữ hoa
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ U, Ư.
- Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- HS tập viết U, Ư. GV nhận xét uốn nắn.
 Hoạt động3: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
 - HS đọc cụm từ.Ươm cây gây rừng
- HS nêu cách hiểu cụm từ trên.
- HS quan sát cụm từ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét.
- Hướng dẫn HS viết chữ Ươm vào bảng con.
- HS viết chữ Ươm 2 lượt vào bảng con.
- Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. 
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS luyện viết theo yêu cầu.
Hoạt động4: Chấm chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
Thứ 6 ngày 25 tháng 2 năm 2011
Chính tả
nghe -viết: Voi nhà
I.Yêu cầu cần đạt:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng một đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu s/x hoặc vần ut / uc.( BT 2a/b).
II. Đồ dùng dạy- học : 
 Bút dạ và 3,4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS đọc cho 3 bạn viết bảng lớp ,cả lớp viết bảng con hoặc giấy nháp 6 tiếng có âm đầu s/x
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài: GV nêu nd, y/c tiết học
Hoạt động2: Hướng dẫn HS viết chính tả
- GV đọc bài chính tả. 2 HS đọc lại
- GV hỏi: Câu nào trong bài chính tả có dấu ngang, câu nào có dấu chấm than?
- HS viết bảng con: huơ, quặp.
- GV đọc, HS viết bài vào vở.
- Chấm, chữa bài.
Hoạt động3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:- GV hướng dẫn HS làm BT vào vở bài tập. 
- GV dán 3 tờ phiếu cho 3 nhóm thi làm đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp làm, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Sâu bọ, xâu kim sinh sống, xinh đẹp
 củ sắn, xắn tay áo xát gạo, sát bên cạnh
3. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học, y/c hs về nhà sửa hết lỗi trong bài.
Toán
Bảng chia 5
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết thực hiện bảng chia 5.
- Lập được bảng chia 5.
- Nhớ được bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2. HSKG: Làm hết các bài tập.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
Kiểm tra bài cũ: 2HS đọc thuộc bảng chia 4
 Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động1: Lập bảng nhân 5 thành bảng chia 5
- Lệnh HS: Lấy 1 tấm có 5 chấm tròn đặt lên bàn
? 5 được lấy mấy lần ?(1 lần) HS nêu
- GV viết 5 ´ 1 = 5
 5 chấm tròn lấy sẽ được mấy tấm? (1 tấm)
- HS nêu phép chia 5 : 5 = 1 ( GV ghi bảng)
 Lấy 2 tấm mỗi tấm có 5 chấm tròn? (HS lấy đặt lên bàn)
- GV hỏi: Có tất cả mấy chấm tròn? (10 chấm tròn)
10 chấm tròn được chia vào các tấm mỗi tấm có 5 chấm tròn sẽ được mấy tấm? (2 tấm)
- HS nêu phép tính: 10 : 5 = 2.
Tương tự HS tự lập hoàn thành bảng chia 5.
- HS nêu nối tiếp từ 15 : 5 đ 50 : 5
- GV ghi bảng.
+ Luyện đọc thuộc bảng chia 5.
Hoạt động2: Luyện tập
Bài1: Gọi 1 em đọc y/c của bài (tính nhẩm)
- GV y/c HS tự tính nhẩm ghi kết quả.
- Chữa bài nêu kết quả nối tiếp.
Bài2: 1 em nêu y/c bài "Số"?
- GV hướng dẫn phép tính nhân từ phép tính nhân lập được kết quả phép chia.
- Chữa bài:
Bài 3,4: Gọi HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS làm bài giải.
- Gọi 2 em làm ở bảng phụ. 
- Chữa bài nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
 GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Đáp lời phủ định . Nghe - trả lời câu hỏi
I.Yêu cầu cần đạt:
 - Rèn kĩ năng nói: Biết đáp lại lời phủ định trong giao tiếp đơn giản.
 - Rèn kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi: Nghe kể một mẩu chuyện vui, nhớ và trả lời đúng các câu hỏi.
- KNS: Giao tiếp, ứng xử văn hoá; Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Máy điện thoại
- Vở bài tập 
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 cặp HS thực hành đóng vai làm lại BT2b
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích, y/c giờ học. 
Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:(miệng)
- 1 HS đọc y/c của bài tập. Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm theo.
- Từng cặp HS thực hành đóng vai.
HS1: Nói lời cậu bé.
HS2: Nói lời một phụ nữ.
Bài tập 2: (Miệng)
- 1 HS đọc y/c và các tình huống trong bài
- Cả lớp đọc thầm từng mẫu đối thoại để biết ai đang nói chuyện với ai, về việc gì? Từ đó có lời đáp phù hợp.
- Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp theo các tình huống a, b, c.
- GV khuyến khích các em đáp lời phủ định theo cách diễn đạt.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập3:(miệng)
- 1 HS đọc y/c và các câu hỏi cần trả lời.
- Cả lớp đọc thầm 4 câu hỏi , quan sát tranh, hình dung sơ bộ nd mẫu chuyện.
- 1, 2 HS nói về tranh.
- GV kể chuyện 1 lần kể lần 2,3.
- HS chia nhóm, trao đổi, thảo luận, trả lời lần lượt 4 câu hỏi.
- HS các nhóm thi trả lời.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bình chọn những HS trả lời đúng nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu hs làm lại bài vào vở bài tập
Buổi chiều
Tiếng Việt
Luyện tập thực hành ( t3)
I.Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- Rèn kĩ năng nói: Biết đáp lại lời phủ định trong giao tiếp đơn giản.
- Thực hành viết đoạn văn ngắn tả con vật.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động1: Củng cố kiến thức đã học
Hoạt động2: Luyện tập thực hành 
Bài1: Điền vào ô trống dấu chấm hoặc dấu phẩy trong đoạn văn: 
 Sư Tử là chúa rừng xanh.
Thứ tự các dấu cần điền là: . , , ,
Bài 2: Viết (3 – 4 câu) về một con vật mà em yêu thích theo gợi ý:
Đó là con vật gì?
Hình dáng của con vật đó ra sao? Có điểm gì lạ?
Hoạt động của con vật ấy có gì đặc biệt?
* HSKG: Làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Viết lời đáp của em trong những tình huống sau:
 a, - Bạn cho mình mượn tờ báo Nhi đồng số mới ấy nhé!
 - Xin lỗi mình cho bạn Lan mượn mất rồi.
-
 b, - Cô làm ơn cho cháu hỏi bạn Hồng có ở nhà không?
 - Bạn Hồng có nhà, cháu vào đi!
-.
 c, - Mẹ thấy trong người thế nào?
 - Mẹ đau đầu quá con ạ!
-..
Bài 2: Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
 a, Trường em có bao nhiêu lớp?
 b, Lớp em có bao nhiêu bạn?
 c, Em đi học có xa không?
- 1 HS đọc y/c và các câu hỏi cần trả lời.
- HS chia nhóm, trao đổi, thảo luận, trả lời lần lượt 3 câu hỏi.
- HS các nhóm thi trả lời.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bình chọn những HS trả lời đúng nhất.
IV. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học
 -Yêu cầu HS làm lại bài vào vở ô li.
luyện toán
luyện tập thực hành (t2)
I.Yêu cầu cần đạt:
- Luyện thuộc bảng chia 5. Thực hành chia 5.
- Giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập, thực hành:
Hoạt động1: Luyện thuộc bảng chia 5
Hoạt động2: Luyện tập:
Bài1: Gọi 1 em đọc y/c của bài (tính nhẩm)
- GV y/c hs tự tính nhẩm ghi kết quả.
- Chữa bài nêu kết quả nối tiếp.
Bài2: 1 em nêu y/c bài "Tính nhẩm"?
- GV hướng dẫn từ phép tính nhân lập được kết quả phép chia.
- Chữa bài:
Bài 3,4: Gọi HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS làm bài giải.
- Gọi 2 em làm ở bảng phụ. 
- Chữa bài nhận xét
Bài 5: Đố vui . Số? : 5 : 4 = 1
+ HS suy nghĩ rồi tìm ra đáp số.( 20)
*HS khá, giỏi làm thêm bài tập sau:
Bài 1: Hùng có 26 viên bi, bạn Cường cho thêm bạn Hùng 4 viên bi nữa. Hùng đem số bi hiện có chia đều cho 5 bạn cùng lớp. Hỏi mỗi bạn được Hùng cho bao nhiêu viên bi?
Bài2: Cô giáo có 24 cái kẹo. Cô cho Lan 1/4 số kẹo. Hỏi:
 a) Cô cho Lan bao nhiêu cái kẹo?
 b) Cô còn lại bao nhiêu cái kẹo? 
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu:
- Đánh giá nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua
- Giáo dục cho học sinh ý thức xây dựng trờng lớp, ý thức tự quản.
II. Hoạt động dạy- học:
 Hoạt động1: Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
 - Lớp trởng nhận xét tình hình của lớp.
 +Học tập.
 +Thể dục vệ sinh.
 +Nề nếp sinh hoạt sao, sinh hoạt 15 phút đầu giờ,ý thức giữ gìn”Vở sạch chữ đẹp”
Hoạt động2: Thảo luận.
Giáo viên yêu cầu các tổ thảo luận.
- Học sinh thảo luận theo tổ.
+ Bình xét, đánh giá các thành viên trong tổ.
+ Đại diện các tổ phát biểu ý kiến.
- Lớp trởng tổng hợp ý kiến.
- Giáo viên chốt lại những ưu, khuyết điểm.
+ Biểu dương những tập thể, cá nhân tiểu biểu.
+ Nhắc nhở những tập thể, cá nhân cha thực hiện tốt kế hoạch của lớp.
Hoạt động 3: Giáo viên phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Duy trì và thực hiện tốt các nề nếp sinh hoạt sao, sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
- Thực hiện tốt kế hoạch lớp đề ra.
- Phát động phong trào thi đua Mừng Đảng mừng xuân.
- Lớp trưởng, các tổ trưởng lên hứa quyết tâm thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24(2).doc