I – MỤC TIÊU:
v v Hệ thống cho học sinh những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên.
v Học sinh yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
v v Giáo viên : Trang ảnh về cây cối, con vật của quê hương; phiếu bài tập, bảng phụ kẻ bảng như SGK.
v Học sinh : Giấy vẽ.
Ngày soạn : 17/ 5 / 2010 Ngày dạy: Thứ tư : 19 / 5 / 2010 TUẦN 35 + Tiết trong ngày Môn Bài 1 TN-XH Ôn tập học kì II – Tự nhiên 2 Tập đọc Ôn tập tiết 3 3 Thể dục Ôn nhảy dây – Tung bắt bóng cá nhân và theo nhóm 2 + 3 người. ( Cô Thủy dạy) 4 Toán Luyện tập chung. 5 Chính tả Ôn tập tiết 4 Môn: Tự nhiên và xã hội Tiết 69 Bài: ÔN TẬP HỌC KỲ II : TỰ NHIÊN TUẦN 35 I – MỤC TIÊU: Hệ thống cho học sinh những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên. Học sinh yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên : Trang ảnh về cây cối, con vật của quê hương; phiếu bài tập, bảng phụ kẻ bảng như SGK. Học sinh : Giấy vẽ. III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định : Hát + Điểm danh. 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi. Nêu sự khác nhau giữa đồi và núi. Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?. Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt động 1: Quan sát cả lớp Mục tiêu: Học sinh nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương. Biết một số cây cối, con vật ở địa phương. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Cách tiến hành: Bước 1: - Cho học sinh quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, về cây cối, con vật của quê hương. Bước 2 : - Cho học sinh nhận dạng địa hình ở địa phương. Bạn sống ở miền núi, đồng bằng hay cao nguyên ? Giáo viên nhận xét. Học sinh quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, về cây cối, con vật của quê hương. Học sinh nhận dạng địa hình ở địa phương. Học sinh tự trả lời. Hoạt động 2: Vẽ tranh theo nhóm Mục tiêu: Học sinh tái hiện được phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên cho học sinh liệt kê những gì các em quan sát được từ thực tế hoặc từ tranh ảnh theo nhóm. Bước 2 : - Cho học sinh vẽ tranh và tô màu cảnh thiên nhiên ở quê hương mình theo nhóm. Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm vẽ đẹp. Các nhóm liệt kê những những gì các em quan sát được. Học sinh vẽ tranh và tô màu cảnh thiên nhiên ở quê hương mình theo nhóm. 4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh . 5) Dặn dò : Về xem lại bài tiết sau tiếp tục ôn tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. -------------------------------0---------------------------------- Môn: Tập đọc Tiết 105 Bài: ÔN TẬP TIẾT 3 TUẦN 35 I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Tiếp tục Ôn tập tập đọc. - Học sinh đọc thông các bài tập đọc, phát âm rõ, đúng tốc độ và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc. Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút), trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 – 3 đoạn ( bài ) thơ đã học ở học kỳ II. Nghe - viết đúng bài “ Nghệ nhân Bát Tràng” học (tốc độ viết khoảng 70 chữ / 15 phút Không mắc quá 5 lỗi trong bài ; biết trình bày bài thơ theo thể lục bát ( BT2). Học sinh khá giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ trên 70 chữ / 15 phút), Rèn kĩ năng nghe – viết chính xác cho học sinh . Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp . II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung bài chính tả, phiếu ghi tên từng bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ : Gọi học sinh lên làm lại bài tập 2 (tiết 2). Tìm một số từ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc ? - Canh gác, kiểm soát bầu trời, tuần tra biên giới, chiến đấu, chống xâm lược, Tìm một số từ chỉ trí thức, hoạt động của trí thức: Kĩ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư, Nghiên cứu khoa học, thực nghiệm khoa học, giảng dạy, khám bệnh, lập đồ án, Tìm một số từ chỉ những người hoạt động nghệ thuật Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn, quay phim, biên đạo múa, kiến trúc sư, diễn viên, Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ôn tập đọc học thuộc lòng Giáo viên gọi học sinh lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. Giáo viên nhận xét, đánh giá. Bài tập 2: Nghe -viết : Nghệ nhân Bát Tràng Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả Hướng dẫn HS chuẩn bị GV đọc bài chính tả Nghệ nhân Bát Tràng Dưới ngòi bút của Nghệ nhân Bát Tràng những cảnh đẹp nào đã hiện ra ? Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa ? GV đọc cho HS viết từ khó Giáo viên nhận xét – sửa sai cho học sinh . GV đọc bài cho HS viết Giáo viên đọc cho học sinh soát lại bài. Học sinh lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi. Học sinh lắng nghe-đọc thầm. 2 học sinh đọc lại bài. Những sắc hoa, cánh cò bay dập dờn, luỹ tre, cây đa, con đò, lá trúc đang qua sông, Những chữ cái đầu dòng thơ phải viết hoa . Học sinh luyện viết bảng con từ dễ sai: luỹ tre, lá trúc , qua sông, Học sinh nghe viết bài vào vở. Học sinh soát sửa lỗi. 3. Củng cố : - Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung bài bài. 4. Dặn dò : Về làm lại các bài tập vào vở bài tập. -------------------------------------0----------------------------------------- Môn : Toán Tiết 172 Bài : LUYỆN TẬP CHUNG TUẦN 35 I – MỤC TIÊU : Biết đọc, viết các số có đến năm chữ số. Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính giá trị của biểu thức. Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị Biết xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút). Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính cộng, trừ, chia, nhân và giải toán. Học sinh cẩn thận khi làm toán. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung bài 4, mô hình đồng hồ. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập sau : Đặt tính rồi tính: 20105 x 4 205436 : 3 38748 + 24736 Giáo viên kiểm tra vở của một số học sinh. Giáo viên nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài 1: a,b,c): Học sinh khá giỏi bài làm thêm bài d Giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng con, một học sinh viết bảng lớp. Giáo viên nhận xét. Cho học sinh nhắc lại cách đọc và viết số có năm chữ số. Bài 2 : Đặt tính rồi tính Cho học sinh đọc yêu cầu. Cho học sinh tự làm bài vào vở , 4 học sinh làm trên bảng lớp. Giáo viên nhận xét, sửa bài. Cho học sinh nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000. Bài 3 : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu. Cho học sinh quan sát mô hình đồng hồ và trả lời. Giáo viên nhận xét, sửa bài. Bài 4: Tính Cho học sinh tự làm bài vào vở nháp, 2 học sinh làm trên bảng lớp. Giáo viên nhận xét, sửa bài. Cho học sinh nhắc lại cách tính giá trị của các biểu thức và nhận xét hai biểu thức này. Bài 5 : Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. Cho học sinh tự tóm tắt và giải bài toán vào vở, 1 học sinh làm trên bảng lớp. Giáo viên nhận xét, sửa bài. Bài 1(a,b,c): Học sinh khá giỏi bài làm thêm bài d Học sinh viết vào bảng con, một học sinh viết bảng lớp. Học sinh nhắc lại cách đọc và viết số có năm chữ số. a. 76245 b. 51807 c. 99900 d. 22002 Bài 2 : - Học sinh đọc yêu cầu. Học sinh tự làm bài vào vở, 4 học sinh làm trên bảng lớp. - + Học sinh nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000. 54287 78362 29508 24935 83795 53427 x 4508 34625 5 3 46 6925 13524 12 25 0 Bài 3 : Học sinh đọc yêu cầu. Học sinh quan sát mô hình đồng hồ và trả lời. Đồng hồ A chỉ 10 giờ 18 phút. Đồng hồ B chỉ 1 giờ 50 phút (hoặc 2 giờ kém 10 phút). Đồng hồ C chỉ 6 giờ 34 phút (hoặc 7 giờ kém 26 phút). Bài 4: Tính Học sinh tự làm bài vào vở nháp, 2 học sinh làm trên bảng lớp. Học sinh nhắc lại cách tính giá trị của các biểu thức và nhận xét hai biểu thức này. (9 + 6) x 4 = 15 x 4 = 60 9 + 6 x 4 = 9 + 24 = 33 28 + 21 : 7 = 28 + 3 = 31 (28 + 21) : 7 = 49 : 7 = 7 Bài 5 : Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. Học sinh tự tóm tắt và giải bài toán vào vở, 1 học sinh làm trên bảng lớp. Lớp nhận xét, sửa bài. Tóm tắt : 5 đôi dép : 92500 đồng 3 đôi dép : đồng ? Bài giải : Giá tiền mỗi đôi dép là : 92500 : 5 = 18500 (đồng) Mua 3 đôi dép phải trả số tiền là : 18500 x 3 = 55500 (đồng) Đáp số : 55500 đồng. 3. Củng cố: - Giáo viên củng cố lại bài. 4. Dặn dò: Về nhà làm lại các bài tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. ---------------------------------0----------------------------------- Môn : Chính tả Tiết 69 Bài: ÔN TẬP TIẾT 4 TUẦN 35 I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Ôn tập tập đọc và học thuộc lòng các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng (từ tuần 28 đến tuần 34). Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút), trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 – 3 đoạn ( bài ) thơ đã học ở học kỳ II. Nhận biết được các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa, các cách nhân hóa. ( BT2). Học sinh tìm đúng, nhanh các hình ảnh nhân hoá. Học sinh có ý thức học tập tốt ... ân. * Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”. - Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. - Giáo viên chia lớp thành hai đội để các em thi với nhau. - Giáo viên nhận xét trò chơi , tuyên dương nhóm thắng cuộc. 4. Củng cố: - Cho học sinh đứng thành vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu. 5. Dặn dò : - Về ôn luyện các nội dung đã học. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. 1 - 2’ 1 1 lần 2 x 8 nhịp 1 - 2’ 18 – 20’ 1 lần 5 – 7 phút 1 - 2’ 1’ 1’ 1’ * LT ************** *LT - Học sinh nhảy dây kiểu chụm hai chân. Học sinh chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật” * * * * * * * * * * * * * TUẦN 35 + MÈ HOA LƯỢN SÓNG. I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Tập đọc : MÈ HOA LƯỢN SÓNG. 1. Rèn kĩ nănng đọc thành tiếng. -Chú ý các từ ngữ: Giỡn nước. Quăng lờ, lá chuối, ăn nổi, lim dim. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: -Hiểu nghĩa các từ được chú giải ở cuối bài: mè hoa, đìa, đó, lờ. -Hiểu nội dung bài thơ: Tả cuộc sống nhộn nhịp dưới nước của mè hoa và các loài cua, cá, tôm tép. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Bài cũ : - Giáo viên gọi 1 số học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài Con Cò. - Giáo viên nhận xét – Ghi điểm. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Ôn tập học thuộc lòng - Giáo viên gọi học sinh lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng. Sau khi bốc thăm, cho học sinh xem lại bài 2 phút. - Gọi học sinh lên đọc bài. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. * Nghe kể câu chuyện “Bốn cẳng và sáu cẳng” . Bài tập 2: Nghe và kể lại câu chuyện “Bốn cẳng và sáu cẳng”. - Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý. - Giáo viên kể chuyện lần 1. - Chú lính được cấp ngựa để làm gì ? - Chú sử dụng con ngựa như thế nào ? - Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? - Giáo viên kể chuyện lần 2. - Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện. - Cho học sinh tập kể chuyện theo cặp. - Gọi một số học sinh lên dựa vào gợi ý kể lại câu chuyện. - Truyện này gây cười ở điểm nào? - Giáo viên nhận xét, đánh giá, tuyên dương những em kể tốt. * Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. * Hướng dẫn tìm hiểu bài + Mè hoa sống ở đâu? + Tìm những từ ngữ tả mè hoa bơi lượn dưới nước? + Xung quanh ùmè hoa còn có những loài vật nào? Những câu thơ nào nói lên đặc điểm của mỗi loài vật? + Hãy chỉ ra hình ảnh nhân hoá mà em thích. *Học thuộc lòng bài thơ - Học sinh lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng. Sau khi bốc thăm, cho học sinh xem lại bài 2 phút. - Học sinh lên đọc bài. - Học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý. - Học sinh lắng nghe. - Để đi làm một công việc khẩn cấp. - Chú dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo. - Vì chú nghĩ là ngựa có 4 cẳng, nếu chú cùng chạy bộ với ngựa thì sẽ thêm được hai cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ chạy do vậy sẽ nhanh hơn. - Học sinh lắng nghe. - 1 học sinh kể lại câu chuyện. - Học sinh tập kể chuyện theo cặp. - Một số học sinh dựa vào gợi ý kể lại câu chuyện. - Truyện gây cười vì chú lính ngốc cứ tưởng rằng tốc độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng. - HS nghe - đọc thầm - Luyện đọc tiếp nối từng câu - Sửa lỗi phát âm - Luyện đọc cả bài theo nhóm - Các nhóm thi đọc - Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài. + Mè hoa sống ở ao, ở ruộng, ở đìa. + Ùa ra giỡn nước, chị bơi đi trước, em lượn theo sau. + Cá mè ăn nổi, cá chép ăn chìm, con tép lim dim, con cua áo đỏ + Chị mè hoa ùa ra giỡn nước, gọi chúng gọi bạn, con cua áo đỏ, cắt cỏ trên bờ; con cá múa cờ -HS luyện đọc thuộc lòng bài thơ -Thi đọc thuộc lòng bài thơ 3. Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. Nêu nội dung bài thơ( - Tả thế giới dưới nước của mè hoa và các loài cua, cá, tôm, tép rất sinh động, nhộn nhịp.) 4. Dặn dò : Về đọc lại các bài học thuộc lòng, tập kể lại câu chuyện. Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở. -----------------------------------0---------------------------- TUẦN 35 + QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI. I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : * TẬP ĐỌC 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Chú ý các từ ngữ: lướt qua, nhuần thấm, tinh khiết, lúa non, phảng phất, 2.Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Hiểu các từ ngữ trong bài : nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, thanh khiết , - Hiểu được vẻ đẹp và giá trị của cốm,một thức quà của dồng nội .Thấy rõ sự trân trọng và tình cảm yêu mến của tác giả đối với sự cần cù, khéo léo của người nông dân. 3. Học thuộc lòng đoạn 1và 2 của bài. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Bài cũ : Gọi 2 học sinh lên kể lại câu chuyện “Bốn cẳng và sáu cẳng”. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ôn tập học thuộc lòng . - Giáo viên gọi học sinh lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. * Nghe – viết đúng chính tả . Bài tập 2 : Nghe – viết : “Sao Mai” - Giáo viên đọc bài viết chính tả. - Gọi 2 học sinh đọc lại bài viết chính tả. Giảng : Sao Mai tức là sao Kim, có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là sao Mai. Vẫn sao này nhưng mọc vào lúc chiều tối thì có tên là sao Hôm. Ngôi sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào ? Những chữ nào trong bài được viết hoa ? - Giáo viên đọc cho học sinh viết một số từ khó : chăm chỉ, trở dậy, xay lúa, lúa vàng, mải miết. - Giáo viên nhận xét, sửa lỗi. - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên đọc cho học sinh soát bài và sửa lỗi. - Giáo viên chấm một số bài. - Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh và sửa một số lỗi trong bài viết. * Luyện đọc - GV đọc toàn bài. - Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài + Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến? + Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào? + Tìm những từ ngữ nói lên những nét đặc sắc của công việc làm cốm. + Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội? - Học thuộc lòng 1 đoạn văn - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 1 đoạn văn mình thích. Tổ chức cho 1 số HS thi đọc thuộc lòng - Học sinh lên bốc thăm đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Học sinh lắng nghe. - 2 học sinh đọc lại bài viết chính tả. Khi bé ngủ dậy thì thấy sao Mai đã mọc; gà gáy canh tư, mẹ xay lúa, sao nhòm qua cửa sổ; mặt trời dậy, bạn bè đi chơi hết, sao vẫn làm bài mải miết. Chữ đầu các dòng thơ. Học sinh viết bảng con : chăm chỉ, trở dậy, xay lúa, lúa vàng, mải miết. Học sinh nghe – viết chính tả. Học sinh soát bài và sửa lỗi. - HS lắng nghe - Đọc thầm - Đọc từng câu(theo cách đọc tiếp nối) - Đọc từng đoạn trước lớp. - Tìm hiểu nghĩa các từ cuối bài. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Mùi lá sen thoảng trong gió, vì lá sen dùng để gói cốm gợi nhớ đến cốm - HaÏt lúa non mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời. - Bằng cách thức riêng truyền từ đơiø này qua đời khác, một sự bí mật và khe khắt giữ gìn - Cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội vì nó mang trong mình tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng lúa. - HS học thuộc lòng 1 đoạn văn mình thích HS thi đọc thuộc lòng tại lớp 3. Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. Nêu nội dung bài 4. Dặn dò : Về chép lại những chữ đã viết sai, đọc lại các bài học thuộc lòng để tiết sau tiếp tục kiểm tra. Về nhà tiếp tục học thuộc 1 đoạn của bài văn. Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở. -----------------------------------0---------------------------- TUẦN 35 I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TUẦN 35 Môn : Thủ công Tiết 35 Bài : ÔN TẬP CHƯƠNG III VÀ CHƯƠNG IV (TIẾP THEO) I - MỤC TIÊU : -Tiếp tục ôn tập cho học sinh các kỹ năng về làm đồ chơi. - Rèn cho học sinh kỹ năng về gấp, cắt, dán. - Học sinh có ý thức giữ vệ sinh. II - CHUẨN BỊ : - Học sinh : Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động 1: Giáo viên củng cố lại quy trình làm lọ hoa, đồng hồ để bàn, quạt giấy tròn (10 phút) - Cho học sinh nêu lại quy trình làm các sản phẩm trên.. - Học sinh nêu lại quy trình làm đồng hồ để bàn, lọ hoa, quạt giấy. * Hoạt động 2 : Học sinh thực hành làm lại các sản phẩm chưa hoàn thành (20 phút). - Học sinh thực hành làm bài. - Giáo viên theo dõi, gợi ý những học sinh còn lúng túng. - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm. 3.Củng cố : - Giáo viên nhận xét tiết học. 4. Dặn dò : Thực hành làm lại các sản phẩm đã học.
Tài liệu đính kèm: