Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 17; Thứ 5, 6 - Năm học 2009-2010

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 17; Thứ 5, 6 - Năm học 2009-2010

Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI-CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?

I/ MỤC TIÊU:

 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về loài vật. Bước đầu biết so sánh các đặc điểm của loài vật.

 - Rèn kĩ năng biết dùng đúng từ chỉ đặc điểm của mỗi loài vật. Biết nói câu có dùng ý so sánh.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2,3

 - Tranh minh hoạ phóng to bài tập 1

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra: (4 phút).

 - 3 HS lên bảng đặt câu có từ ngữ chỉ đặc điểm về loài vật.

2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp. (1 phút).

 *Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập: (28 phút).

 

doc 11 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 17; Thứ 5, 6 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI-CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?
I/ MỤC TIÊU:
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về loài vật. Bước đầu biết so sánh các đặc điểm của loài vật.
 - Rèn kĩ năng biết dùng đúng từ chỉ đặc điểm của mỗi loài vật. Biết nói câu có dùng ý so sánh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2,3
 - Tranh minh hoạ phóng to bài tập 1
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra: (4 phút).
 - 3 HS lên bảng đặt câu có từ ngữ chỉ đặc điểm về loài vật.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp. (1 phút).
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập: (28 phút).
 Bài1: GV ghi yêu cầu, hướng dẫn :
 - Đây là những từ nêu đặc điểm chính của từng con vật, có thể dùng để so sánh. VD:
 -Tranh 1: Trâu – khoẻ 
 - Khoẻ như trâu.
 - GV tổ chức cho HS ghép tranh với từ chỉ đặc điểm cho phù hợp.
 - Nối tiếp nêu câu so sánh, nhận xét.
 - Yêu cầu tìm hêm một số câu tương tự
 mà em biết?
 Bài 2: GV đưa bảng phụ, hướng dẫn làm bài.
 - Chữa bài, củng cố: Đây là các câu tả đặc điểm người, vật bằng hình ảnh so sánh.Có nhiều hình ảnh so sánh.
 Bài 3: GV treo bảng phụ, hướng dẫn:
 - Chọn hình ảnh so sánh phù hợp với đặc điểm nêu ra để có câu văn hay, giàu hình ảnh gợi tả.
 - GV nhận xét câu cho HS.
- HS nêu yêu cầu. Thaỷo luaọn theo caởp.
- Quan sát tranh, nêu hình vẽ từng tranh
- Nêu cách ghép tranh với từ chỉ đặc điểm phù hợp, nhận xét.
 - Trâu – khẻo. Rùa – chậm
 - Thỏ – nhanh Chó – trung thành
- HS nêu miệng, nhận xét.
 VD: Dốt như bò. Chậm như sên. 
 Ngu như lợn
- HS làm miệng, nhận xét. 
Cao như núi.
Khoẻ như voi. (Khoẻ như trâu)
Đẹp như tranh. (Đẹp như tiên.)
- HS neõu yeõu cầu, thaỷo luaọn nhoựm
- HS keỏt quaỷ của nhoựm mình, lớp nhận xét, bổ sung.VD:
 - Mắt con mèo tròn như hòn bi ve.
 - Toàn thân phủ một lớp lông mượt như tơ.
 - Hai tai nhỏ xíu như hai lá nhãn.
3.Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - HD chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
 - Biểu tượng hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác.
 - Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Ba điểm thẳng hàng.Vẽ hình theo mẫu.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin trong học tập.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK.
 - SGK, Vở tốn, thước kẻ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
 - Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính: đặt tính rồi tính kết quả.
 - HS1: 36 + 25 47 – 3
 - HS2: Giải bài toán số 4.
Em cân nặng là:
 50 – 16 = 34 (kg)
 Đáp số: 34 kg.
 - Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1 phút).
*Hoạt động 1: HDHS làm bài. (28 phút).
- Cho học sinh quan sát hình vẽ.
GV hỏi: Hình tam giác có mấy cạnh?
? Hình tứ giác có mấy cạnh?
? Hình có 4 cạnh đều bằng nhau là hình gì?
? Hình có hai chiều dài và hai chiều rộng bằng nhau gọi là hình gì?
 Bài 1: Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
 Bài 2: Yêu cầu HS làm cá nhân. 
- Vẽ đoạn thẳng.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
a) Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.
b) Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1 dm.
Sau khi vẽ xong cho HS tiến hành đặt tên đoạn thẳng đó.
 Bài 3:
- GV cho học sinh nhìn hình vẽ tự xác định 3 điểm thẳng hàng (có thể dùng thước để kiểm tra).
 Bài 4:
- Vẽ theo mẫu.
- Nhận xét tiết học.
3.Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà ôn lại các kiến thức đã học về hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, 3 điểm thẳng hàng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Quan sát hình ở BT1.
- Có 3 cạnh.
- Có 4 cạnh.
- Hình vuông.
- Hình chữ nhật.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS lần lượt làm các bài tập ở bài tập 1.
 a) Hình tam giác.
 b) hình tứ giác.
 c) hình tứ giác.
 d) hình vuông.
 e) hình chữ nhật
 g) hình vuông đặt lệch (hình thoi).
- HS làm cá nhân.
- Chú ý các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Đặt thước chấm vạch O đến 8 rồi dùng thước nối hai điểm đó.
-Nêu tên 3 điểm thẳng hàng.
-Là 3 điểm cùng nằm trên 1 đoạn thẳng.
-3 điểm A,B,C thẳng hàng.
-3 điểm O, B, E thẳng hàng.
-3 điểm O, C, D thẳng hàng.
- HS hoạt động nhóm 5
- Các nhóm thực hành vẽ, trình bày trước lớp.
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP VIẾT
Bài 17: Ơ Ơ
I/ MỤC TIÊU:
 - Viết đúng, đẹp chữ Ô.Ơ hoa.
 - Biết cách nối nét các chữ Ô,Ơ sang các chữ đứng liền sau.
 - Viết đúng và đẹp cụm từ ứng dụng: Ơn sâu nghĩa nặng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Mẫu chữ hoa Ô,Ơ trong khung chữ viết trên bảng phụ, có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - 2 HS lên bảng viết chữ hoa O. 
 - 2 HS lên bảng viết từ Ong. HS dưới lớp viết từ Ong vào bảng con.
 - Nhận xét bài viết của HS.
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV giới thiệu con chữ mẫu.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. Ô, Ơ
? Các chữ Ô, Ơ có gì giống nhau và khác nhau so với chữ O?
- Hướng dẫn viết chữ Ô, Ơ.
+ Chữ Ô: Viết chữ hoa O. sau đó thêm dấu mũ trên đường kẻ 7. 
+ Chữ Ơ: viết chữ O hoa sau đó thêm dấu râu vào bên phải chữ (dấu râu cao hơn đường kẻ 6 một chút).
- GV viết chữ Ô, Ơ vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- Giải nghĩa cụm từ: Sống có tình nghĩa sâu nặng với nhau.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
? Những chữ nào cao 2, 5 ô li?
? Những chữ nào cao 1,25 ô li?
? Những chữ nào cao 1 li?
? Khoảng cách giữa các con chữ được viết như thế nào?
- Hướng dẫn HS viết chữ Ơn vào bảng con.
(14 phút).
- HS quan sát con chữ.
- Giống chữ O, khác dấu mũ, chữ Ơ có râu.
- HS quan sát.
- Viết bảng con chữ: 
- HS viết bảng con chữ Ô, Ơ mỗi chữ 3 lượt.
 Ơ Ơ
- HS đọc: Ơn s âu ngh ĩa n ăng 
- HS quan sát và nhận xét cách viết cụm từ ứng dụng.
- Các chữ Ơ, g, h.
- Chữ s.
- Các chữ: n, â, u, I, a, ă 
- Bằng khoảng cách viết 1 con chữ cái O.
- HS viết.
*Hoạt động 2: H/ dẫn viết vào vở tập viết.
- GV cho học sinh viết vào vở.
- Hướng dẫn cách đặt vở cầm bút.
- GV đi từng bàn uốn nắn những học sinh viết chậm, viết sai.
- GV thu vở chấm 1/3 lớp và nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- HD chuẩn bị bài sau.
(16 phút).
- HS viết bài vào vở.
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 4: THỂ DỤC 
TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN” VÀ “BỎ KHĂN”
 I :MỤC TIÊU:
-Ôn 2 chơi trò chơi “vòng tròn “và “bỏ khăn”Y/C biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II :ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
-Địa điểm:Trên sân trường.Vệ sinh an toàn nơi tập.
 -Phương tiện:Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi.
 III:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁ LÊN LỚP.
Nội dung
Định lượng
phương pháp và tổ chức 
1: Phần mở đầu:
-G/V nhận lớp phổ biến nội dung Y/C giờ học.
* Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-Xoay các khớp (2x8 N)
-Chạy nhẹ nhành theo địa hình tự nhiên.( 50-60m.)
-Ôn các động tác tay chân ,toàn ,thân và nhảy.
2:Phần cơ bản:
a:Ôn trò chơi “vòng tròn”
-G/V nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
-Cho H/S chơi thử trước khi chơi chính thức.
-Khi H/S chơi thuần thục G/V cử cán sự điều khiển.
b: Chơi trò chơi : “bỏ khăn “ -G/V nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho H/Schơi thử trước khi chơi chính thức.
-Chia làm 2 tổ cho cán sự điều khiển.
3: Phần kết thúc.
-H/Scúi người thả lỏng 5-10 lần.
-Cúi người lắc thả lỏng 5-10 lần.
-G/Vhệ thống bài.
-Nhận xét tiết học :T/D – PB.
-Về ôn bài thể dục.
6-10 phút
1 lần
18-22phút
8-10phút
4-6 Phút
 €€€€€€€€€
 €€€€€€€€€ 
 % & &
 €€€€€€€€€
 €€€€€€€€€ 
 % & &
 * *
* *
 * *
* *
 * * *
* *
* *
* *
€€€€€€€€€
€€€€€€€€€
% & &
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: CHÍNH TẢ
T-C: GAø “tỉ tê”â VỚI GÀ
I/ MỤC TIÊU:
- Chép lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trong bài Gà “tỉ tê” với gà. Viết đúng các dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ghi lời gà mẹ.
 - Củng cố quy tắt chính tả ao/au ; et/ec ; r/d/gi. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn chính tả. Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2 và BT3a.
 - Vở bài tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức : (1 phút) Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - GV gọi 2 HS lên viết bảng , cả lớp viết bảng con: thuỷ cung, ngọc quý, ngậm ngùi, an ủi, rừng núi, dừng lại.
 - GV nhận xét và ghi điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép: (20 phút)
- GV đưa bảng phụ viết sẵn nội dung bài viết.
- Đọc đoạn văn.
? Đoạn văn nói đến điều gì?
? Trong đoạn văn, những câu nào là lời gà mẹ nói với gà con?
? Cần dùng dấu câu gì để ghi lời gà mẹ?
- GV cho học sinh viết một số từ khó.
- GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết đúng.
- Yêu cầu nhín vào bảng viết vào vở.
- GV chấm 1/3 số vở học sinh và nhận xét.
*Hoạt động 2: H/ dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 3a.
- Tìm từ có chứa vần ec, et.
- GV chia bảng phụ thành 2 phần. Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại bài tập 3 vào vở.
- HS lắng nghe.
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết: 
- “Không có gì nguy hiểm”, “có mồi ngoan lại đây!”
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- HS viết các từ: thong thả, miệng, nguy hiểm lắm, ngon.
- HS nhìn bảng phụ viết bài vào vở.
(8 phút).
- 2 HS thi tìm nhanh.
+ Chỉ một loại bánh để ăn tết: bánh tét.
+ Tiếng kêu của con lợn: eng éc.
+ Chỉ mùi cháy: khét.
+ Trái nghĩa với yêu: ghét.
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
NGẠC NHIÊN THÍCH THÚ – LẬP THỜI GIAN BIỂU
I/ MỤC TIÊU:
 - Biết nói câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.
 - Nghe và nhận xét lời nói của bạn.
 - Biết cách lập thời gian biểu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài tập 1 trong SGK.
 - Vở bài tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) 
 - Gọi 2 HS lên bảng.
 - 2 HS đọc bài viết về một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
 - GV nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1: Miệng
- Cho HS quan sát bức tranh.
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 học sinh giỏi đọc diễn cảm lời của bạn nhỏ trong tranh.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lời của bạn nhỏ và xem tranh để hiểu tình huống trong tranh.
Lời nói ấy thể hiện thái độ gì của bạn nhỏ?
- Gọi một số học sinh nối tiếp nhau đọc lại lời cậu bé trong tranh.
- GV chốt lại lời giải đúng, tổng kết. “Câu nói của bạn nhỏ thể hiện sự ngạc nhiên, thích thu”ù.
 Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Gọi nhiều học sinh phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận bạn học sinh có ý kiến hay nhất.
 Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào VBT.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút) 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập lập thời gian biểu ngày thứ hai của mình.
(28 phút)
- Quan sát.
- Đọc thầm theo.
- Ôi! Quyển sách đẹp quá! Con cảm ơn mẹ!
- Thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú khi thấy món quà mẹ tặng và thể hiện lòng biết ơn mẹ.
- Ồ! Quyển sách mới đẹp làm sao! Con cảm ơn mẹ rất nhiều!
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trả lời.
+ Ôi! Con ốc biển đẹp quá./ Con cảm ơn bố! 
Sao con ốc đẹp thế nhỉ? Con thành thật cảm ơn bố!
+ Con ốc biển này mới đẹp làm sao! Con cảm ơn bố nhiều.
- Đọc đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
 - Xác định khối lượng của vật.
 - Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ.
 - Xác định thời điểm (xem giờ đúng trên đồng hồ)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Cân đồng hồ, tờ lịch của cả năm học hoặc 1 vài tháng, mô hình đồng hồ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - GV chấm các điểm, gọi HS lên bảng:
 - HS xác định 3 điểm thẳng hàng.
 - HS nêu tên 3 điểm thẳng hàng.
 - GV ghi điểm, nhận xét.
2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
*Hoạt động 1: Thực hành: (28 phút).
 Bài 1: Xem cân.
- GV yêu cầu HS xem hình vẽ rồi trả lời.
? Con vịt nặng mấy kg?
? Gói đường cân nặng mấy kg?
? Lan cân nặng mấy kg?
 Bài 2: Xem lịch.
- GV đưa lịch tháng 10, 11, 12 cho HS xem.
a) Tháng 10 có bao nhiêu ngày?
? Có mấy ngày chủ nhật? Đó là những ngày nào?
b) Tháng 11 có bao nhiêu ngày?
? Có mấy ngày chủ nhật?
? Có mấy ngày thứ năm?
 Bài 3: Xem lịch. (thảo luận cặp)
- GV đưa cho mỗi HS một tờ lịch và phiếu học tập giao việc, ghi nội dung bài tập 3.
- Yêu cầu từng cặp cử đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
Ngày 1 tháng 10 là ngày thứ 4.
Ngày 10 tháng 10 là ngày thứ 6.
 Ngày 30 tháng 11 là ngày chủ nhật.
- 3 kg.
- 4 kg.
- 30 kg.
- HS xem lịch, trả lời.
- Có 31 ngày.
- Có 4 ngày chủ nhật. Ngày 5, 12, 19, 26.
- Có 30 ngày.
 - Có 4 ngày chủ nhật.
- Có 4 ngày thứ năm.
- HS thảo luận để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện từng cặp lên trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
 Bài 4: Xem đồng hồ.
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài tập.
a. Các bạn chào cờ lúc mấy giờ.
b. Các bạn tập thể dục lúc mấy giờ.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi các em học tốt. Nhắc nhở các em học chưa tốt.
- Về nhà mỗi buổi sáng các em nên xem lịch 1 lần để biết hôm đó là thứ mấy, ngày bao nhiêu, tháng nào.
- HS xem đồng hồ và trả lời các câu hỏi.
 Lúc 7 giờ.
 Lúc 9 giờ.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
 - Kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
 - Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình vẽ trong SGK tr.36/37.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
 - Kể các thành viên trong nhà trường?
 - Nêu công việc của từng thành viên và vai trò của họ đối với trường học?
 - GV nhận xét.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1 phút)
*Hoạt động 1:Nhận biết được các hoạt động nguy hiểm cần tránh. (13 phút).
 Bước 1:Động não.
-Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường .
- Gọi mỗi HS nói 1 câu.
- GV ghi các ý kiến của HS lên bảng: rượt bắt, leo trèo, trèo cây, cõng nhau, đá gà, trượt cầu thang 
 Bước 2: Làm việc theo cặp.
-Treo tranh hình 1,2,3,4 tr.36, 37 gợi ý HS quan sát. Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình.
? Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
 Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gọi 1 số HS trình bày:
- GV phân tích mức độ nguy hiểm của mỗi hoạt động và kết luận.
*Hoạt động 2:Thảo luận lựa chọn trò chơi bổ ích. (12 phút).
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Đưa ra câu hỏi cho HS thảo luận:
- Yêu cầu mỗi nhóm tổ chức một trò chơi.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Cho cả lớp thảo luận các câu hỏi.
? Nhóm em chơi trò chơi gì?
? Em cảm thấy thế nào? Khi chơi trò chơi này?
? Theo em, trò chơi này có gây ra tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không? ? Em cần lưu ý điều gì khi chơi trò chơi này? 
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
? Làm gì để tránh té ngã ở trường?
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- HS trả lời: Đuổi bắt, chạy nhảy, đu quay,
- HS quan sát tranh theo gợi ý. Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình. Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm.
- HS trình bày theo gợi ý.
- HS nghe.
- Các nhóm tự chọn một trò chơi và tổ chức chơi theo nhóm.
- HS ghi vào phiếu bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
--------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
-Nhận xét, ưu khuyết điểm trong tuần, có hướng khắc phục trong tuần tới.
-Học sinh biết phê và tự phê.
-Giáo dục học sinh có tinh thần làm chủ tập thể.
-Rèn thói quen mạnh dạn, hoạt bác trước đông người.
II. CHUẨN BỊ
-Sổ ghi chép các hoạt động trong tuần.
-Phương hướng hoath động tuần 17.
III. NỘI DUNG
1. Ổn định: HS hát
*Hoạt động 1:
Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
GV hướng dẫn.
-Lớp trưởng nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
+Học tập.
+Nền nếp
+Đạo đức tác phong.
+Các tổ báo cáo cụ thể tình hình hoạt động của tổ mình.
*Hoạt động 2: Tổng kết.
-GV nhận xét tình hình hoạt động trong tuần 17.
+Trong tuần qua các em có nhiều nỗ lực trong học tập, vẫn còn một số em làm bài chậm. Viết còn sai nhiều ở môn chính tả.
+Nền nếp lớp thể hiện các hoạt động rõ nét. Việc ra vào lớp thật sự nghiêm túc. Giờ chuyển tiết thực hiện tốt. 
-HS theo dõi.
-Bình bầu tổ và cá nhân xuất sắc.
*Hoạt động 3: 
Phổ biến phương hướng tuần 18.
-Phấn đấu thực hiện tốt nội quy của nhà trường 
-Soạn vở và đồ dùng học tập đầy đủ.
-Khắc phục mọi nhược điểm ở tuần 17.
-Oân tập thi học kì một cho tốt
-HS nghe
-Tự đánh giá và nhận xét bản thân của mình trong tuần qua.
*Hoạt động 4:
-Sinh hoạt vui chơi
-Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt văn nghệ qua các hình thức.
-Thi kể chuyện.hát tập thể.
------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_17_thu_5_6_nam_hoc_2.doc