Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 31

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 31

TUẦN 31

Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012

TẬP ĐỌC: TIẾT 91+92

CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 -Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ ró ý, đọc rõ lời nhân vật trong bài.

-Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

 II/ CHUẨN BỊ :

 1.Giáo viên : Tranh : Chiếc rễ đa tròn.

 2.Học sinh : Sách Tiếng Việt/Tập2.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012
TẬP ĐỌC : TIẾT 91+92
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
 -Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ ró ý, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
-Hiểu nội dung : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
 II/ CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên : Tranh : Chiếc rễ đa tròn.
 2.Học sinh : Sách Tiếng Việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KĐ(1’):
2.Bài cũ (5’):
-Gọi 3 em đọc bài “Cháu nhớ Bác Hồø”
-Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ?
-Vì sao bạn phải cất thầm ảnh Bác ?
-Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu ?
-Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài(1’):Dùng tranh trong SGK.
b.Luyện đocï (30’).
-Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng chú cần vụ ngạc nhiên.
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
Đọc từng đoạn trước lớp. 
+Đọc câu 
-Đọc chú giải
- Đọc từng đoạn trong nhóm
Tiết 2
 c. Tìm hiểu bài(22’)
 Câu1:Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì ? 
 Giảng từ: Thường lệ
 Tần ngần
 Chú cần vụ
Câu2:Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào ?
Câu3:Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa 
-Từ câu chuyện trên em hãy nói một câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi ? một câu về tình cảm thái độ của Bác đối với mọi vật xung quanh.
-Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống mặt đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
d.Luyện đọc lại (12’):Hd hs luyện đọc theo vai 
-Nhận xét. 
4.Củng cố -Dặn dò: (2’)
Gọi 1 em đọc lại bài.
-Câu chuyện cho em biết điều gì ?
-Dặn học sinh về đọc lại bài
Hát
3 hs đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
-HS luyện đọc các từ : thường lệ, rễ, ngoằn ngoèo, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Luyện đọc câu : Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.//
-Nói rồi,/ Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.//
-2 hs đọc 
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN 
- Đồng thanh (từng đoạn, cả bài).
-1 em đọc đoạn 1.
-Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành vòng tròn buộc tựa vào ai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
(Thói quen hoặc quy định từ lâu)
(Đang mãi nghĩ chưa biết làm thế nào)
(Chú cán bộ làm công việc chăm sóc Bác)
-Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.
- Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.
-Nhiều em phát biểu .
-Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác luôn nghĩ đến thiếu nhi./Bác muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi./
-Bác thương chiếc rễ đa muốn trồng cho nó sống lại./Những vật bé nhỏ nhất cũng được Bác nâng niu.
-2-3 nhóm thi đọc theo phân vai.
-3-4 em thi đọc lại truyện .
-1 em đọc bài.
- Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Là học sinh em cần học tập và làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
------------********------------
TOÁN:TIẾT151
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU 
:-Luyện kĩ năng tính cộng các số có ba chữ số (không nhớ)
-Ôn tập về chu vi hình tam giác và giải bài toán.
-Rèn kĩ năng cộâng các số có ba chữ số, giải toán về chu vi đúng nhanh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Vẽ hình bài 3.
2.Học sinh : Sách toán, vở , nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.KĐ(1’)
2.Bài cũ : (5’)
- Gọi học sinh lên bảng giải bài tập 
-Nhận xét,cho điểm.
3.Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài (1’) 
b.hd làm bài tập (30’)
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Gọi một số em nêu cách đặt tinh và thực hiện phép tính
Bài 2 : 
- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và tính
- Yêu cầu học sinh giải trên bảng con
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề.
 -Con gấu nặng bao nhiêu kilôgam ?
-Con sư tử nặng như thế nào so với con gấu ? 
-Đểû biết con sư tử nặng bao nhiêu kilôgam ta thực hiện như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 5 : Gọi 1 em đọc đề.
- Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác ?
-Nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ?
-Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu cm ?
-Nhận xét, cho điểm.
4 Củng cố -dặn dò: (2’)
Gọi 1 số em nêu cách đặt tính và thực hiện phép cộng số có 3 chữ số cho số có 3 chữ số
5.Dặn dò (1’):làm lại bài.Chuẩn bị bài sau 
-Nx tiết học 
Hát
-3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
+ + +
 579 878 989
Hs làm bài vào vở.
+ + + + 859 787 887 758
+ + + +
 557 969 95 90
-1 em đọc : Con gấu nặng 210 kg, con sư tử nặng hơn con gấu 18 kg. Hỏi con sư tử nặng bao nhiêu kilogam ?
 Tóm tắt
 Gấu :210kg
 Sư tử nặng hơn gấu:18kg
 Sư tử : kg?
-1 em lên bảng giải. Lớp làm vở.
 Bài giải
Con sư tử cân nặnglà:
210 + 18 = 228 (kg)
Đáp số : 228 kg.
-1 em đọc : Tính chu vi hình tam giác.
-Tính tổng độ dài 3 cạnh của hình tam giác.
- Cạnh AB dài 300 cm, cạnh BC dài 400 cm, cạnh CA dài 200 cm.
 Bài giải
 Chu vi của hình tam giác ABC là :
 300 + 400 + 200 = 900 (cm)
 Đáp số : 900 cm.
------------********------------
ĐẠO ĐỨC :TIẾT 31
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
I/ MỤC TIÊU :
-Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người.
-Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
-Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích. Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh ảnh mẫu vật các loài vật có ích. Phiếu thảo luận nhóm.
2.Học sinh : Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.KĐ(1’) 
2.Bài cũ (5’): Cho HS làm phiếu .
1.Em hãy nêu các con vật có ích mà em biết ?
2.Kể những ích lợi của chúng ?
3.Em cần làm gì để bảo vệ chúng ?
-Nhận xét, đánh giá.
3.Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài (1’):
b..Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.(10’)
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm phân tích tình huống :
 -Giáo viên nêu yêu cầu : Hãy chọn cách ứng xử đúng nhất trong trường hợp: Khi đi chơi vườn thú em thấy mấy bạn nhỏ dùng gậy trêu chọc hoặc ném đá vào các con vật trong chuồng thú.
c a/Mặc các bạn không quan tâm.
c b/Cùng tham gia với các bạn.
c c/Khuyên ngăn các bạn.
c d/Mách người lớn.
-Nhận xét.
-Kết luận :Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
c.Hoạt động 2 : Chơi đóng vai.(10’)
-GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị sắm vai .
-GV nêu tình huống :An và Huy là đôi bạn thân. Chiều nay tan học về Huy rủ :
-An ơi, trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi !
-An cần ứng xử như thế nào trong tình huống đó. 
-GV nhận xét, đánh giá.
-Yêu cầu sắm vai thể hiện lại câu chuyện.
Kết luận : Không nên trèo cây phá tổ chim rất nguy hiểm dễ té ngã, bị thương. Còn chim non sống xa mẹ, dễ bị chết.
d.Hoạt động 3 : Tự liên hệ(8’)
-GV đưa ra yêu cầu : Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa ? Hãy kể vài việc làm cụ thể ?
-GV khen ngợi những em biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở các bạn khác học tập theo.
Kết luận : Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
4.Củng cố-Dặn dò: (2’)
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài
Dặn học sinh về học sinh về học thuộc bài.
Hát
-Bảo vệ loài vậ có ích/ tiết 1.
-bò, ngựa, voi, chó, cá heo, mèo, ong
-kéo gỗ, kéo xe, cho sữa, bắt chuột, cho mật, cứu người, giữ nhà.
-Chăm sóc cho ăn uống đầy đủ.
-Bảo vệ loài vậc có ích/ tiết 2.
-HS thảo luận nhóm
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Các nhóm thảo luận tìmh cách ứng xử .
-Đại diện nhóm trình bày.
-An cần khuyên bạn không nên trèo cây phá tổ chim vì rất nguy hiểm dễ té ngã, có thể sẽ bị thương. Còn chim non , nếu chúng ta bắt chim, chúng sẽ sống xa mẹ, nó sẽ chết thật là tội nghiệp.
-Các nhóm lên sắm vai.
-Vài em nhắc lại.
-HS tự nêu các việc làm đã biết bảo vệ loài vật có ích.
*	Cho gà, mèo, chó ăn.
*	Rửa sạch chuồng lợn .
*	Cho trâu bò ăn cỏ đầy đủ. 
------------********------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
TOÁN: TIẾT 152
PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I/ MỤC TIÊU : 
-Biết cách đặt tính rồi tính trừ các số có 3 chữ số theo cột dọc.
-Rèn làm tính trừ các số có 3 chữ số nhanh, đúng.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, hình chữ nhật.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.KĐ(1’):
2.Bài cũ (5’): 
Gọi 3 em lên bảng đặt tính và tính .
* 456 + 121
* 673 + 216
* 842 + 157
-Nhận xét,cho đ ... OẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kđ(1’):
1.Bài cũ(5’) : gọi hs làm bài tập 
-Nhận xét,cho điểm.
3.Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài(1’)
b.Giới thiệu các loại giấy bạc (10’).
- Giáo viên giảng: Khi mua bán hàng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị tiền Việt Nam là đồng trong phạm vi 100 đồng có các loại bạc 100 đồng, 200 dồng, 500 đồng và 1000 đồng.
- Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ 2mặt của tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm sau
Dòng chữ” Một trăm đồng” và số 100
Dòng chữ “Hai trăm đồng” và số 200
c.Luyện tập, thực hành (20’).
Bài 1 : Nêu bài toán : Mẹ có một tờ giấy bạc loại 200 đồng. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100 đồng. Hỏi mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng ?
-Gọi nhiều em nhắc lại 
-Có 500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng ? Vì sao ? 
-Có 1000 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng ?
Bài 2 : Gắn thể từ ghi 200 đồng
-Nêu bài toán : Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng ? Vì sao ?
-Gắn thẻ từ ghi 600 đồng
b/Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng, và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng 
c/Có 3 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, và 1 tờ giấy bạc loại 
100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng ?
d/Có 4 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 2 tờ loại 200 đồng, và 1 tờ giấy bạc loại 
100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng ?
Bài 3 : Bài toán yêu cầu gì ?
-Muốn biết chú lợn nào chứa nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào ?
-Các chú lợn còn lại mỗi chú chứa bao nhiêu tiền 
-Hãy xếp các số tiền đó theo thứ tự từ bé đến lớn
Bài 4 : 
-Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì ?
-Nhận xét.
4.Củng cố -Dặn dò: (2’)
-Có 1000 đồng, đổi được bao nhiêu tờ giấy bạc 500, 200, 100 ? có mấy cách ?
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
-Học thuộc cách đặt tính và tính cộng trừ các số có 3 chữ số.
Hát
-2 hs lên bảng làm 
* 204 = 200 + 4
* 460 = 400 + 60
Hs theo dõi.
-Quan sát hình trong SGK suy nghĩ, trả lời 
-200 đồng đổi được 2 tờ 100 đồng.
-500 đồng đổi được 5 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
 -Vì 100+100+100+100+100=500 đồng
-Có 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng 
-Có tất cả 600 đồng.
-Vì 200+200+200 = 600 đồng.
-HS tự làm tiếp.
-2 em lên bảng. Lớp thực hiện vào nháp.
Có tất cả 700 đồng vì 200+200+200+100 = 700 đồng.
-Có tất cả 800 đồng 500+200+100 = 800 đồng.
-Có tất cả 1000 đồng 500+200+200+100 = 1000 đồng.
-Tìm chú lợn chứa nhiều tiền nhất.
-Tính tổng số tiền có trong mỗi chú lợn, sau đó so sánh các số này với nhau.
-HS làm : Chú lợn chứa nhiều tiền nhất là chú lợn D, chứa 800 đồng
-A chứa 500 đồng, B chứa 600 đồng, 
C chứa 700 đồng 
-500 đồng.600 đồng, 700 đồng, 800 đồng.
-HS tự làm bài. 2 em lên bảng.
-Ghi tên đơn vị vào kết quả tính.
100 đồng + 400 đồng = 500 đồng 
900 đồng - 100 đồng = 800 đồng
700 đồng + 100 đồng = 800 đồng
800 đồng - 300 đồng = 500 đồng
-2 cách : 1000 = 500+200+200+100.
1000 = 500+200+100+100+100.
------------********------------
TẬP LÀM VĂN:TIẾT 31
ĐÁP LỜI KHEN NGỢI .TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ 
I/ MỤC TIÊU :
 -Biết nói câu đáp lời khen ngợi. 
 -Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời đúng các câu hỏi về ảnh Bác.
 -Viết được từ 3-5 câu về ảnh Bác Hồ dựa vào những câu trả lời ở BT2.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa truyện . Bảng phụ viết BT2 .
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kđ(1’):
2.Bài cũ (5’): Gọi 2 em kể lại câu chuyện “Qua suối”
-Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ ? 
-Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài(1’)
b.Hd làm bài tập (30’)
Bài 1 : Gọi 1 em đọc tình huống?
- Bài tập yêu cầu gì ?
-Yêu cầu 1 cặp thực hành.
-GV nhắc nhở : Khi nói lời đáp cần nói lời đáp với thái độ phù hợp, vui vẻ phấn khởi, khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng hợm hỉnh.
-Bảng phụ : Ghi tình huống a.b.c
-Bài 2 : Miệng.
- Gọi 1 em nêu yêu cầu.
-GV nêu lần lượt từng câu hỏi.
a/Aûnh Bác Hồ được treo ở đâu ?
b/ Trông Bác như thế nào ? ( râu tóc, vầng trán, đôi mắt . )
c/ Em muốn hứa với Bác điều gì ?
Bài 3 : Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài
-Cho HS xem ảnh Bác Hồ.
-GV hướng dẫn: Khác với BT2, bài 3 yêu cầu các em viết một đoạn từ 3-5 câu về ảnh Bác dựa vào những câu trả lời ở Bài 2. Trong một đoạn văn các câu phải gắn kết với nhau, không đứng riêng lẻ tách bạch
-Kiểm tra vở, chấm một số bài, nhận xét.
4.Củng cố -Dặn dò: (2’)
 Qua mẫu chuyện về Bác Hồ em rút ra bài học gì cho mình ?
Dặn học sinh vê tập kể lại câu chuyện.
Nx tiết học .
Hát
2 hs kể chuyện
-1 em đọc tình huống.
-Nói lời đáp lại trong những trường hợp em được khen.
-1 cặp HS thực hành :
-HS1 : Con quét nhà sạch quá! Hôm nay con giỏi quá, quét nhà rất sạch, “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm “ đấy con ạ. Con quét nhà sạch quá ! Cám ơn con gái ngoan.
-HS2 : Con cám ơn ba ạ ! Có gì đâu ạ ! Thật thế hở ba. Ngày nào con cũng sẽ quét nhà sạch để ba mẹ vui.
-Từng cặp 2 em nối tiếp nhau thực hành nói lời khen với tình huống b.c.
b/Hôm nay bạn mặc đẹp quá !/ Bộ quần áo này làm bạn xinh lắm !/ Bạn mặc quần áo hợp lắm, trông rất dễ thương./
-Thế ư! Cám ơn bạn bạn khen mình quá rồi.
c/Cháu ngoan quá, cẩn thận quá ! Cháu thật là một đứa trẻ ngoan.
-Cháu cám ơn cụ, không có gì đâu ạ ! Dạ, cám ơn cụ. Cháu sợ những người khác bị vấp ngã.
-HS quan sát ảnh Bác.
-Trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm thi trả lời cả 3 câu hỏi
-Aûnh Bác Hồ được treo trên tường.
-Râu tóc Bác màu trắng. Vầng trán Bác cao. Mắt Bác sáng.
-Em hứa với Bác là em sẽ ngoan, chăm học.
-1 em nêu : dựa vào những câu trả lời trên, viết được một đoạn văn từ 3-5 câu về ảnh Bác Hồ.
-Cả lớp làm vở bài tập “ Trên bức tường chính giữa lớp học của em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Trong ảnh, trông Bác rất đẹp. Râu tóc Bác bạc trắng, vầng trán cao, đôi mắt hiền từ. Em muốn hứa với Bác là em sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
-Nhiều em nối tiếp nhau đọc bài viết.
-Nhận xét, đổi vở kiểm tra lỗi về từ, chính tả.
Noi gương Bác học tập và làm việc tốt.
------------********---------
THỦ CÔNG:TIẾT 31
LÀM CON BƯỚM (T1)
I/ MỤC TIÊU :
-Học sinh biết cách làm con bướm bằng giấy.
- Làm được con bướm.
-Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
- Mẫu con bướm bằng giấy.
-Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình minh họa.
-Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán.
2.Học sinh : Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kđ(1’):
2.Bài cũ (5’): 
Gv kiểm tra đồ dùng của học sinh.
-Nhận xét, đánh giá.
3.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét(5’).
-Con bướm làm bằng gì ?
-Có những bộ phận nào ?
Hoạt động 2 : Thực hành(25’)
-GV Hướng dẫn các bước :
* Bước 1 : Cắt giấy.
* Bước 2 : Gấp cánh bướm.
* Bước 3 : Buộc thân bướm.
* Bước 4 : Làm râu bướm.
-Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh.
4.Củng cố-.Dặn dò: (2’)
-Nhận xét tiết học.
 -Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
 Hát
-
 Làm con bướm/ tiết 1.
-Làm bằng giấy.
-Cánh bướm, thân, râu.
* Bước 1 : Cắt giấy.
* Bước 2 : Gấp cánh bướm.
* Bước 3 : Buộc thân bướm.
* Bước 4 : Làm râu bướm.
- Học sinh thực hành làm con bướm.
-Trưng bày sản phẩm.
------------********---------
THỂ DỤC :TIẾT 62
CHUYỀN CẦU - TRÒ CHƠI:"NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH"
I/MỤC TIÊU:
-Ôn Chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu nâng cao khả năng thực hiện đón và chuyền cầu cho bạn. 
-Tiếp tục học trò chơi"Ném bóng trúng đích". Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia vào trò chơi. 
II/ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG TIỆN
-Địa điểm:Trên sân trường.Vệ sinh an toàn nơi tập.
-Phương tiện:Chuẩn bị một còi , 2 em 1 quả cầu và một số bóng tròn để chơi trò chơi 
III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1.Phần mở đầu(5’)
-GVphổ biến nội dung,yêu cầu giờ học .Nhắc HS trật tự trong khi chơi.
-Xoay cổ tay chân,xoay vai,xoay đầu gối và hông do cán sự điều khiển
-Chạy nhẹ thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
-Đi thường và hít thở sâu
2.Phần cơ bản(25’)
-Chia tổ tập luyện:2 tổ tập tâng cầu bằng tay.
-Chuyền cầu theo nhóm 2người:Gvlàm mẫu cách đánh cầu và cho từng tổ lên đánh GV sửa sai và nhắc nhở cố gắng đánh chính xác.
-Trò chơi :”Tung vòng vào đích” 
GV nêu tên trò chơi, làm mẫu cách tung vòng vào đích, chia tổ để HS tự chơi theo sự quản lý của tổ trưởng.(mỗi lần 1 em tung được 2 vòng vào đích)
3.Phần kết thúc(5’)
-Môït số động tác thả lỏng
-GV cùng HS hệ thống bài
-GV nhận xét giờ học,giao bài tập tâng cầu.
-Tập hợp lớp 3 hàng ngang,sau đó cho lớp theo vòng tròn
X x x x x x x x x x
X x x x x x x x x x
X x x x x x x x x x
GV
Lớp tập theo nhóm đôi.
Cả lớp thực hiện trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 31.doc