Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 10 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 10 - Năm học: 2011-2012

Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2011

 Tiết 28&29 TẬP ĐỌC

SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ (Tiết 1)

I – MỤC TIÊU:

- Đọc đúng rõ ràng toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGk).

• GDKNS: kĩ năng xác định giá trị, tư duy sáng tạo, thể hiện sự cảm thông, ra quyết định

- HS thể hiện lòng kính yêu với ông bà của mình.

* Giáo duch ya thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình. Giáo dục tính cảm đẹp đẽ trong xã hội.

II – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ

III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 40 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 10 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 10
Thứ ngày
Buổi
Môn
Tiết
Tên bài dạy
HAI
24/10
Sáng
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Toán 
10
22
23
36
Đầu tuần
 * Sáng kiến của bé Hà ( tiết 1 ) 
* Sáng kiến của bé Hà ( tiết 2 )
Luyện tập
Chiều 
Đạo đức
L. TV
L.Toán
10
* Chăm chỉ học tập ( Tiết 2 )
R/c : Sáng kiến của bé Hà
Luyện tập
BA
25/10
Sáng
Chính tả 
Thể dục
Toán
Tập viết
15
20
37
10
T /C Ngày lễ
Số hàng chục trừ đi một số
Chữ hoa H, Hai sương một nắng
Chiều
Thủ công
L. TV
L. Toán
Gấp thuyền phẳng đáy không mui.(tiết2 )
Thực hành tiết 1 
Thực hành tiết 1 
TƯ
26/10
Sáng
Tập đọc
Âm nhạc
Toán 
Kể chuyện
24
10
38
10
Bưu thiếp
11 trừ đi một số
Sáng kiến của bé Hà
Chiều
L. chính tả
L. Toán
L. Tập viết
R- C Ông và cháu
Thực hành tiết 2
Luyện tập viết
NĂM
27/10
Sáng
LTVC
Thể dục
Chính tả Toán
10
21
16
39
Từ ngữ họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi
N/V Bưu thiếp
31 – 5
Chiều
L. Toán
L. đọc –viết
BDNK
Thực hành toán tiết 2
Thực hành tiết 2
SÁU
28/10
Sáng
TLV
Mĩ thuật
Toán TNXH
10
40
10
Kể về người thân.
51 - 15
Ôn tập: Con người và sức khỏe
Chiều
L. TLV
L. Toán
SHCN
10
Thực hành tiết 3 
Luyên toán
Sinh hoạt cuối tuần
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2011
	Tiết 28&29 	TẬP ĐỌC
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ (Tiết 1)
I – MỤC TIÊU:
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGk).
GDKNS: kĩ năng xác định giá trị, tư duy sáng tạo, thể hiện sự cảm thông, ra quyết định
- HS thể hiện lòng kính yêu với ông bà của mình.
* Giáo duch ya thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình. Giáo dục tính cảm đẹp đẽ trong xã hội.
II – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Nhận xét kiểm tra giữa kì I
B. DẠY – HỌC BÀI MỚI
1. KHÁM PHÁ:
- Tiếp sau các chủ điểm về nhà trường (Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô), từ tuần 10, các em sẽ học các chủ điểm nói về tình cảm gia đình: Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà (các con vật nuôi trong nhà). Bài tập đọc mở đầu chủ điểm Ông bà có tên gọi là Sáng kiến của bé Hà kể về một sáng kiến rất độc đáo của bé Hà để bày tỏ lòng kính yêu ông bà. 
- Ghi tựa bài “Sáng kiến của bé Hà”
2KẾT NỐI:
A. Luyện đọc
2.1. GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài
- Giọng người kể vui, giọng Hà hồn nhiên, giọng ông bà phấn khởi.
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu:
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Hướng dẫn Hs đọc một số câu trong bài:
+ Bố ơi/ sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ?// (Hồn nhiên)
+ Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hàng năm làm ngày ông bà , /vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo sức khỏe/ cho các cụ già.//
+ Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.// (Phấn khởi)
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ (cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ).
2.3. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm 3.
2.4. Thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét và tuyên dương
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn.
- HS tìm từ khó: ngày lễ, rét, sức khỏe, mãi, điểm mười.
- HS đọc từ khó(cá nhân-đồng thanh)
- 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ Ở lớp đến các cụ già
+ Đoạn 2: Từ Ngày lập đông đến bố ạ.
+ Đoạn 3: Từ Đến ngày lập đông đến hết.
- HS đọc nối tiếp đoạn trong bài
- HS đọc theo hướng dẫn của Gv
- HS đọc chú giải
- HS đọc trong nhóm 3.
- 3 nhóm thi đọc 
- HS nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt.
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
3.1. Câu hỏi 1 ( Đọc thầm đoạn 1)
- Bé Hà có sáng kiến gì?
- Hà giải thích vì sao có ngày lễ của ông bà?
- GV nhận xét, chốt
3.2. Câu hỏi 2
- Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao?
- GV nhận xét, chốt
- GV: Hiện nay trên thế giới, người ta đã lấy ngày 1 tháng 10 làm Ngày Quốc tế Người cao tuổi.
3.3. Câu hỏi 3
- Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì?
- Ai đã gỡ bí giúp bé Hà?
- GV nhận xét, chốt
3.4. Câu hỏi 4
- Hà đã tặng ông bà món quà gì?
- GV: Món quà của Hà có được ông bà thích không?
- GV nhận xét.
3.5. Câu hỏi 5
- Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?
- Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức “ngày ông bà”?
- GV nhận xét.
4.THỰC HÀNH:
 Thi đọc truyện theo vai
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS tự phân vai (người dẫn chuyện, bé Hà, bà, ông) thi đọc lại toàn truyện.
- GV nhận xét và tuyên dương 
5. ỨNG DỤNG:
- GV hỏi: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Em nghĩ gì về sáng kiến của bé Hà?
- GV chốt: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ cho ông bà, đem những điểm 10 làm quà tặng để bày tỏ lòng kính yêu, quan tâm tới ông bà. Các em phải học tập bé Hà: quan tâm đến ông bà, biết thể hiện lòng kính yêu ông bà.
- Mỗi HS chúng ta cần chú ý quan tâm tới ông bà và những người thân trong gia đình của mình để có một gia đình luôn đầm ấm, vui vẻ và hạnh phúc
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước các yêu cầu của tiết Kể chuyện.
- Chuẩn bị: Thương ông
- Tổ chức ngày lễ cho ông bà.
- Vì Hà có ngày Tết thiếu nhi 1 tháng 6. Bố là công nhân có ngày lễ 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà chưa có ngày lễ nào cả.
- HS nhận xét.
- Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày lễ của ông bà. Vì ngày đó là ngày trời bắt đầu trở rét, mọi người cần chú ý chăm lo sức khỏe cho các cụ già.
- HS nhận xét.
- Bé Hà còn băn khoăn chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.
- Bố thì thầm vào tai bé mách nước. Bé hứa sẽ làm theo lời khuyên của bố.
- HS nhận xét.
- Hà tặng ông bà chùm điểm mười.
- Chùm điểm mưuời của Hà là món quà ông bà thích nhất.
- HS nhận xét.
- Bé Hà là một cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà.
- Vì Hà rất yêu ông bà. Hà rất quan tâm đến ông bà mới phát hiện ra chỉ người già chưa có ngày lễ, phải tổ chức ngày cho ông bà.
- HS nhận xét.
- HS đọc.
- HS nhận xét.
- Phải học tập chăm chỉ để có được nhiều điểm mười tặng ông bà.
- HS trả lời
- Hs lắng nghe
TOÁN - Tiết 46
LUYỆN TẬP
I – MỤC TIÊU:
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số)
- Biết giải bài toán có một phép trừ.
- HS tính toán cẩn thận, bieeets trình bày bài toán rõ ràng, sạch sẽ.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Tìm một số hạng trong một tổng
- Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp 
a) x + 6 = 10
b) 3 + x = 8
+ HS3: Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta làm như thế nào?
- GV nhận xét và cho điểm
B. DẠY - HỌC BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau luyện tập cách tìm một số hạng chưa biết trong một tổng khi biết tổng và số hạng kia.
- Ghi tựa bài.
2. Luyện tập – Thực hành
Å Bài 1: Tìm x
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- GV ghi lên bảng: a. x + 8 = 10 
- x được gọi là gì trong một tổng?
- Số hạng đã biết là số nào?
- Tổng đã biết là bao nhiêu?
- Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng ta làm thế nào?
- Yêu cầu 1HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con
- GV nhận xét.
- Nêu cách trình bày một bài toán tìm x?
b. x + 7 = 10 
c. 30 + x = 58 
- Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng ta làm thế nào?
- GV nhận xét và chốt: Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
Å Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS tính nhanh kết quả và điền kết quả vào SGK.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc kết quả
- Từ phép cộng 9 + 1 = 10 ta có hai phép trừ nào?
- GV nhận xét và chốt: Từ một phép cộng ta sẽ có được hai phép trừ từ phép cộng đó.Lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia
Å Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt
Cam và quýt : 45 quả
 Cam : 25 quả
 Quýt :  quả?
- Muốn tìm số quả quýt ta làm thế nào?
- YC HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét
Å Bài 5:
- Gọi 1 HS yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm vào nháp rồi sau đó khoanh vào kết quả đúng trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc kết quả.
- Vì sao x = 0?
- x được gọi là gì trong một tổng?
- Số hạng đã biết là số nào?
- Tổng đã biết là số nào?
- Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng ta làm thế nào?
- GV nhận xét và chốt: Muốn tìm số hạng chưa biết (x) ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
4. Củng cố, dặn dò
- Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Số tròn chục trừ đi một số
- HS làm bài:
+ HS1: a) x = 4
+ HS2 b) x = 5
+ HS3: Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- HS đọc yêu cầu
- x được gọi là số hạng chưa biết trong một tổng.
- Số 8.
- Số 10.
- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- HS làm:
x + 8 = 10
 x = 10 - 8
 x = 2
- HS nhận xét.
- Trình bày theo 3 dòng, các dấu = thẳng cột với nhau
 x = 3
 x = 28
- HS nhận xét.
- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Tính nhẩm.
9 + 1 = 10	8 + 2 = 10
10 - 9 = 1	10 - 8 = 2
10 - 1 = 9	10 - 2 = 8
- HSTL:
10 - 1 = 9	
10 - 9 = 1
- 1 HS đọc.
- Vừa cam vừa quýt có 45 quả, trong đó có 25 quả cam.
- Hỏi có bao nhiêu quả quýt.
- Muốn tìm số quả quýt ta lấy tổng số quả cam và quýt trừ đi số quả cam.
- HS làm bài:
Bài giải
Số quả quýt có là:
45 - 25 = 20 (quả)
Đáp số: 20 quả.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS làm: 
- x = 0
- HS nhận xét.
- Vì 0 + 5 = 5.
- x được gọi là số hạng chưa biết trong một tổng.
- Số 5.
- Số 5.
- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- HS nhận xét.
ĐẠO ĐỨC – Tiết 10
	Bài 5: CHĂM CHỈ HỌC TẬP (Tiết 2)
I – MỤC TIÊU:
- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
- Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hàng ngày.
Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân.
- Rèn thói quen trong học tập ở nhà cũng như ở trường.
II – ĐỒ DÙNG HỌA TẬP
Bảng phụ 
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Các biểu  ...  26 34
 35 14 32 29 45 27
- HS nhận xét.
- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 
a) 81 và 44; b) 51 và 25
- HS làm bài:
+ HS1:
 81 	
 44 
 37
- Viết 81 rồi viết 44 dưới 81 sao cho 4 thẳng cột đơn vị, 1 thẳng cột chục. Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang.
- 1 không trừ được 4, lấy 11 trừ 4 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 4 thêm 1 bằng 5, 8 trừ 5 bằng 3, viết 3.
+ HS2:
 51 	
 25 
 37
- Viết 51 rồi viết 25 dưới 51 sao cho 5 thẳng cột đơn vị, 2 thẳng cột chục. Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang.
- 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
- HS nhận xét.
- Trừ.
- Vẽ hình theo mẫu
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp lám vào vở
- Nhận xét
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – Tiết10
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I – MỤC TIÊU:
- Khắc sâu kiến thức về các hoạt động của cơ quan vận động, tiêu hóa.
- Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch.
- Học sinh biết yêu thương con người, giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cho mọi người.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tranh vẽ minh họa trong SGK.
- Hình vẽ các cơ quan tiêu hóa.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
-Yêu cầu HS TLCH: 
+ Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?
+ Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?
+ Nêu tác hại do giun gây ra.
- GV nhận xét và đánh giá.
B. DẠY – HỌC BÀI MỚI
- Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về con người và sức khỏe.
N KHỞI ĐỘNG:
- Trong chủ đề con người và sức khỏe em đã được học những bài nào?
- GV nhận xét 
N HOẠT ĐỘNG 1: Trò chơi “xem cử động, nói tên các cơ, xương và khớp xương”
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm4. 
- Yêu cầu các nhóm thực hiện sáng tạo một số động tác vận động và nói với nhau xem khi làm động tác đó thì vùng cơ nào, xương nào và khớp xương nào phải cử động.
- Yêu cầu lần lượt các nhóm cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm viết nhanh và đúng.
N HOẠT ĐỘNG 2: trò chơi “Thi hùng biện”
* Cách tiến hành:
- Gv chuẩn bị sẵn các thăm ghi câu hỏi:
1/ Tại sao chúng ta cần ngồi học ngay ngắn?
2/ Muốn cơ và xương tốt chúng ta cần làm gì?
3/ Cơ quan vận động gồm những cơ quan nào?
4/ Nhờ đâu cơ thể cử động được?
5/ Cơ quan tiêu hóa gồm những cơ quan nào?
6/ Chúng ta cần ăn uống và vận động như thế nào để khỏe mạnh và chóng lớn?
7/ Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
8/ Làm thế nào để phòng bệnh giun?
9/ Nêu sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già?
- GV chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm cử đại diện lên bốc thăm cùng một lúc.
- Yêu cầu các nhóm suy nghĩ, viết những ý cần phải trả lời ra giấy nháp.
- Yêu cầu các nhóm lần lượt lên trình bày ý kiến của nhóm mình
- GV nhận xét và tuyên dương
N Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: chủ đề: xã hội và gia đình
- HSTL: 
+ Giun sống trong dạ dày, ruột, gan,
+ Giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể người.
- HS lắng nghe.
+ Cơ quan vận động.
+ Bộ xương.
+ Hệ cơ.
+ Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
+ Tiêu hóa thức ăn.
+ Ăn uống đầy đủ.
+ Ăn, uống sạch sẽ.
+ Đề phòng bệnh giun.
- HS nhận xét.
- Các nhóm thực hiện.
- Các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác cử đại diện viết nhanh tên các nhóm cơ, xương, khớp xương thực hiện cử động đó vào bảng con.
- HS nhận xét.
1/ để không bị cong vẹo cột sống
2/ Ngồi học ngay ngắn, không mang vác vật nặng, đeo cặp trên hai vai,
3/ Cơ và xương
4/ Nhờ sự phối hợp hoạt động của cơ và xương
5/ Miệng, thực quản, ruột non, ruột già, dạ dày, các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy
6/ Chúng ta cần phải ăn uống đầy đủ và sạch sẽ để phòng các bệnh về đường ruột. Cần phải vận động vừa sức nên tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh và chóng lớn.
7/ Ăn uống sạch sẽ vì để phòng tránh các bệnh về đường ruột như: đau bụng, ỉa chảy, bệnh giun,
8/ Để phòng bệnh giun: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi đại tiện. Cắt móng tay thường xuyên.
9/ Vào đến ruột non phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng, chúng thấm qua thành ruột non vào máu đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa xuống ruột già biến thành phân rồi đưa ra ngoài theo đường hậu môn
- Các nhóm khác nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay, chính xác.
Thứ hai ngày 24 ngày tháng 10 năm 2011
BUỔI CHIỀU:
LUYỆN TIẾNG VIỆT
RÈN CHỮ : NGÀY LỄ
Ngày 8 tháng 3 hằng năm là ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày 1 tháng 5 là Ngày quốc tế Lao động. Ngày 1 tháng 6 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi. Còn ngày 1 tháng 10 được lấy làm Ngày Quốc tế Người cao tuổi.
- HS đọc đoạn viết
- GV hướng dẫn học sinh viết bài.
***********************************************
RÈN LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP
1. Tìm x
a. x + 9 = 40	b. 8 + x = 30	c. x + 19 = 70
- HS làm bảng con
- GV theo dõi – nhận xét.
2. Tính nhẩm
9 + 2 =	8 + 3 =	7 + 4 =
2 + 9 =	3 + 8 =	4 + 7 =
11 – 9 =	11 – 8 =	11 – 7 =
11 – 2 =	11 – 3 =	11 – 4 =
- HS làm miệng 
- GV theo dõi – nhận xét.
3. Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
a. 54 và 4	b. 31 và 6	c. 81 và 8
4. 	C	 B	
 A	 D
Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm nào?
HS làm bài vào vở
Thứ ba ngày 25 ngày tháng 10 năm 2011
THỰC HÀNH TIẾT 1
1. Đọc truyện sau: “Bà nội” 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn 
- GV hướng dẫn tìm hiểu bài.
2. Chọn câu trả lời đúng:
a. Vì sao bố mẹ Vi lại đón bà nội ở quê lên?
- Vì muốn bà nội nghỉ ngơi, dưỡng bệnh.
b. Bà đã làm gì?
- à làm mọi việc cho vi
c. Vi cảm thấy thế nào sau buổi đi học về ?
- Có bà làm cho tất cả, thất tuyệt.
d. Nhờ mẹ, Vi hiểu ra điều gì ?
- Bà đang bệnh, cần được chăm sóc.
e. Dòng nào sau đây gồm các từ chỉ hoạt động ?
- đón, lau, rửa
- GV theo dõi – nhận xét.
***************************************************
LUYỆN TOÁN
THỰC HÀNH TIẾT 1
1. Tính nhẩm:
a. 11 – 3 = 8
 11 – 8 = 3
b. 11 – 7 = 4
 11 – 4 = 7
c. 11 – 5 = 6
 11 – 6 = 5
HS làm miệng 
GV theo dõi – nhận xét.
2. Đặt tính rồi tính :
a. 40 – 8
40
8
b. 60 – 15
60
15
c. 90 – 43
90
43
HS làm bảng con
GV theo dõi – nhận xét.
3. Tìm x:
a. x + 2 = 7
 x = 7 + 2
 x = 9
b. x + 21 = 37
 x = 37 + 21
 x = 59
c. 15 + x = 46
 x = 46 – 15
 x = 31
HS làm phiếu bài tập 
GV thu chấm – nhận xét
4. Bài toán:
Giải
Bông cúc vàng mẹ đã mua là:
11- 3 = 8 ( bông cúc )
Đáp số : 8 bông cúc vàng
HS làm vào vở
GV chữa bài – nhận xét.
5. Đố vui:
Nối hai phép tính trừ có cùng kết quả:
11 - 3
10 - 1
20 - 15
40 - 32
11 - 6
11 - 2
Hai đội lên bảng thi đua.
GV theo dõi – nhận xét.
************************************************
Thứ tư ngày 26 ngày tháng 10 năm 2011
LUYỆN TIẾNG VIỆT
RÈN CHỮ:ÔNG VÀ CHÁU
Ông vật thi với cháu 
Keo nào ông cũng thua
Cháu vỗ tay hoan hô:
“Ông thua cháu, ông nhỉ!”
Bế cháu ông thủ thỉ:
“Cháu khỏe hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.”
LUYỆN TOÁN
THỰC HÀNH TIẾT 2
1. Tính :
21
 6
31
 7
41
 5
71
18
 91
 39
HS làm bảng con 
GV nhận xét.
2. Đặt tính rồi tính:
a. 41 – 24
..
..
.
b.81 – 28
..
..
.
c. 51 – 16
..
..
.
HS làm bài vào vở
GV thu vở chấm – nhận xét.
3. Bài toán:
Bài giải
Trong ba tuần lễ em đi học số ngày là:
21 – 6 = 15 ( ngày ) 
Đáp số: 15 ngày.
HS làm bài vào vở
GV thu vở chấm – nhận xét.
4. a. Vẽ hình tam giác ABC ( theo mẫu ) .
 . .
b. Viết tiếp vào chỗ chấm:
Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng BC tại điểm .
Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng AC tại điểm .
Đoạn thẳng AC cắt đoạn thẳng BC tại điểm .
- Hai đội lên bảng thi đua với nhau.
cdcdcdcdcdcdcdcdcd
Thứ năm ngày 27 ngày tháng 10 năm 2011
RÈN LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP
1. Tìm x
a. x + 9 = 11	b. x + 8 = 20	c. 15 + x = 40
- HS làm bảng con
- GV theo dõi – nhận xét
2. Tính nhẩm:
9 + 2 =	8 + 2 =	3+ 7 =
11 – 9 =	10 – 8 =	10 – 3 =
11 – 2=	10 – 2 =	10 – 7 =
- HS làm miệng
- GV theo dõi – nhận xét.
3. Tính
11 – 1 – 2 =	11 – 3 – 4 =	19 – 3 – 5 =
11 – 3 =	11 – 7 = 	19 – 8 =
4. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
Tìm x, biết : x + 5 = 5	A. x = 5
	B. x = 10
	C. x = 0
5. Đàn gà đẻ được 11 quả trứng, mẹ đã lấy 5 quả trứng để làm đồ ăn. Hỏi còn lại bao nhiêu quả trứng?
- HS làm vào vở
- Gv thu vở - nhận xét.
THỰC HÀNH TIẾT 2
1. Điền chữ c hoặc k :
Bé giở ảnh ....ưới
Thấy mẹ ôm hoa
.....ứ hỏi mãi bà
Sao không ...ó bé
Bà ....ười nhỏ nhẹ
Cháu ngoan ...ủa bà
Lúc ấy đang bận
Tìm ....im cho bà
- HS thảo luận cặp đôi – báo các kết quả.
- GV theo dõi – nhận xét.
2. a. Điền chữ : l hoặc n.
Bao ....âu rồi thế
Trong căn nhà vàng
Cuội ....ằm lặng ...ẽ
Mơ về trần gian
......ơi tha thiết quá
Tiếng......ói xóm.....àng
......ơi thanh khiết ......ạ
Hương quỳnh, hương sen.
b. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm:
Dâu quen nhiều trái lạ
Vân nhỡ gốc sấu xưa
Đa cho ngọt cho chua
Ca một thời thư bé.
3. Em điền vào dấu câu nào?
Trước mặt cũng mưa
Tan trường, trời mưa to, đám học trò không đem theo ô hoặc áo mưa đều đến vội vã tìm chỗ tránh mưa . Chỉ riêng một cậu bé vẫn chậm rãi bước. Bạn bè cậu bé thấy lạ, hỏi:
- Mưa to thế sao cậu không chạy nhanh lên.
Cậu bé đáp:
- Chạy nhanh đẻ làm gì? Trước mặt cũng mưa cơ mà!
Thứ sáu ngày 28 ngày tháng 10 năm 2011
LUYỆN TIẾNG VIỆT
THỰC HÀNH TIẾT 3
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài đồng giao.
Rơi, đi, nhặt, đưa, trả
Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép rơi đưa bà còng.
 Đưa bà đến quãng đường cong
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà.
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau.
2. Viết 3 – 4 câu kể những việc ở nhà em thường giúp ông, bà.
- GV gợi ý:
+ Ông, bà em bao nhiêu tuổi?
+ Ông, bà em yêu quý em như thế nào?
+ em thường làm việc gì giúp ông bà, lamd ông bà vui
- HS viết bài vào vở
- GV thu vở chấm – nhận xét.
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP
1. Đặt tính rồi tính:
a. 41 – 22
..
..
.
b.81 – 24
..
..
.
c. 51 – 14
..
..
.
HS làm bài vào vở
GV thu vở chấm – nhận xét.
2. Bài toán:
Bài giải
Lan có viên bi là:
21 – 6 = 15 ( viên ) 
Đáp số: 15 viên bi.
HS làm bài vào vở
GV thu vở chấm – nhận xét.
GVCN
TỔ KHỐI
CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT TUẦN 10
- Về học tập:	
- Về chuyên cần:
- Bán trú:
- Phổ biến tuần 11:
TỔ TRƯỞNG
Trương Thị Thu Thúy
BGH KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_thu_10_nam_hoc_2011.doc