Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 30

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 30

Toán

KI - LÔ - MÉT.

I - Mục tiêu

- Học sinh nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị đo độ dài:ki lô mét.

- Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng ki lô mét.

- Nắm được quan hệ giữa ki lô mét và mét.

- Làm phép tính cộng trừ có nhớ trên số đo với đơn vị là ki lô mét. So sánh khoảng cách đo bằng ki lô mét.

- Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.

II - Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vẽ các tuyến đường như SGK.

III – Các hoạt động dạy học chủ yêú:

 

doc 14 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Ki - lô - mét.
I - Mục tiêu
- Học sinh nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị đo độ dài:ki lô mét.
- Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng ki lô mét.
- Nắm được quan hệ giữa ki lô mét và mét.
- Làm phép tính cộng trừ có nhớ trên số đo với đơn vị là ki lô mét. So sánh khoảng cách đo bằng ki lô mét.
- Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vẽ các tuyến đường như SGK.
III – Các hoạt động dạy học chủ yêú:
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm BT sau:Số?
1m = .cm dm = 100 cm
1m =.dm.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Giới thiệu đơn vị đo độ dài là ki lô mét.
- GV giới thiệu ki lô mét là đơn vị đo độ dài dùng để đo quãng đường dài.
- Ki lô mét viết tắt là: km
 Viết bảng: 1 km = 1000 m
+Gọi HS đọc phần bài học trong SGK.
3- Thực hành
a.Bài 1: GV cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Gv kiểm tra vở của 1 số HS.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- GV lưu ý quan hệ 2 chiều
+ Ví dụ: 1 km = 1000 m
 1000 m = 1 km
b.Bài 2: GV hướng dẫn HS nhìn hình vẽ đọc chiều dài các quãng đường rồi lần lượt trả lời câu hỏi.
- Gv đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
- Nhận xét, yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
c.Bài 3: 
*Gv treo lược đồ như trong SGK.
- GV giúp HS nhận biết các thông tin trên bản đồ:Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.
- Yêu cầu HS tự quan sát, làm bài.
d.Bài 4: GV giúp HS biết để trả lời câu hỏi: VD Cao Bằng , Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn. HS phải thực hiện các thao tác:
+ Nhận biết quãng đường Hà Nội - Lạng Sơn và Hà Nội - Cao Bằng dài bao nhiêu km?
- So sánh 2 quãng đường.
- Chuyển dịch quan hệ nói trên sang ngôn ngữ thực tế để trả lời.
3- Củng cố - Tổng kết:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về tìm độ dài quãng đường từ Thanh Miện đi Hải Dương, Nam Định, Thái Bình.
Hoạt động của HS.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở nháp.
- Nhận xét bài của bạn, kiểm tra bài cảu mình.
- Học sinh nhắc lại
- HS đọc:1 ki lô mét bằng 1000 mét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài đổi chéo vở để KT bài.
- Chữa bài .
- Nhận xét - bổ sung.
- Đọc : Đường gấp khúc ABCD.
- Quãng đường AB dài 23 km.
- Quãng đường từ B đến D ( đI qua C) dài 90 km vì BC dài 42km.
- HS quan sát lược đồ.
 - HS trả lời bài toán theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát trả lời.
- Trả lời các câu hỏi.
- Chữa bài - nhận xét,
- Học sinh làm bài.
- Một số em đọc bài làm: Quãng đường Cao Bằng - Hà Nội xa hơn.
Tiết 3: Toán
Mi - li - mét.
I.Mục tiêu:
- HS nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi li mét, làm quen với thước đo mét.
-Nắm được quan hệ giữa m, dm, cm, và mm.
- Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm.
-Làm quen với các phép tính có kèm đơn vị mm
II.Đồ dùng:-Thước có vạch chia mi li mét.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
1.Kiểm trabài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm BT sau:
Điền dấu >, <. = thích hợp vào chỗ trống.
 267 km .276 km
 324 km.322 km
 378 km 278 km
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm HS.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài
 b.Hướng dẫn:
. 1- Giới thiệu độ dài mi li mét
- GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo độ dài đã học, giới thiệu đơn vị mới.
*Gv dùng thước giới thiệu đơn vị mm
- Cho HS quan sát độ dài 1 cm trên thước để trả lời: 1 cm được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ KL: Một phần nhỏ chính là độ dài của 1 mi li mét, 10mm có độ dài bằng 1 cm + Viết lên bảng: 10mm = 1cm
 1m = 1000 mm
Mi li mét ký hiệu là mm.
-Kể và sắp xếp các đơn vị đo độ dài đã học từ bé đến lớn.
-GV đưa thước chia mi li mét, nêu tên gọi , kí hiệu.
- -Quan hệ giữa mm với cm, dm, m?
GV cho đổi đơn vị.
Viết lên bảng: 1m = 1000 mm
+) Gọi HS đọc phần bài học SGK.
 c.Thực hành:
* Bài 1: - GV cho HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV kiểm tra vở của một số HS chốt: cách đổi đơn vị đo độ dài.
*Bài 2: - GV cho quan sát ở SGK- tự trả lời các câu hỏi của bài.
-Chốt: cách đo độ dài đoạn thẳng và đổi từ cm=>mm
*Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?
- GV cho làm vở ,chữa bài.
- Củng cố cách tính chu vi tam giác
*Bài 4: GV gợi ý
- Quan sát kĩ đồ vật để đưa ra đơn vị đo thích hợp.
c.Tổng kết dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
Hoạt động của HS.
2 HS lên bảng làm bài.Lớp làm bài vào vở nháp.
- Nhận xét, chữa bài.
- Học sinh kể: cm , dm , m , km.
- 10 phần.
- Học sinh nhắc lại.
- HS sắp xếp: cm, m, dm, km.
-HS đọc, viết kí hiệu:
1cm = 10mm hay 10mm = 1cm
1dm = 100mm hay 100mm = 1dm
1m = 1000mm hay 1000mm = 1m
- HS đọc phần bài học SGK.
- HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-HS chia 3 nhóm chữa bài
1cm = 10mm 1000 mm = 1m
5cm = 50mm
- HS đọc đề bài.
- Tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác.
-HS nêu vì đổi đơn vị nên MN dài 6cm hay 60mm.
AB dài 3cm hay 30cm
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
- Chu vi tam giác đó là:
 24 + 16 + 28 = 68(mm)
 Đáp số: 68mm
-HS làm miệng, chữa bài
-a. 10mm ; b.2mm ; c.15cm
Tiết 2: Toán
Luyện tập.
I.Mục tiêu:
- Củng cố về tên gọi và ký hiệu của các đơn vị đo độ dài:m – km – mm.
- Nắm được quan hệ giữa m, dm, cm, và mm.
- Làm quen với các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài đã học.
- Rèn kĩ năng đo độ dài các đoạn thẳng cho trước.
II.Đồ dùng:- Thước kẻ HS với từng vạch chia mm.
 - Bảng phụ có bài 3, hình vẽ BT 4.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động cuả GV
Hoạt động của HS.
1.Kiểm tra: 
-Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài.
 b.Hướng dẫnHS làm BT:
* Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
- GV ghi các phép tính lên bảng .
- Gợi ý: Cần tính kết quả và ghi thêm đơn vị đo độ dài có trong phép tính.
- Yêu cầu HS làm bài sau đó chữa bài và cho điểm HS .
*Bài 2: - GVyêu cầu HS đọc đề, hướng dẫn cách giải.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chấm bài, củng cố giải toán bằng tính tổng
*Bài 3: -GV treo bảng phụ, tổ chức giơ thẻ lựa chon đáp án.
- Yêu cầu HS giải thích cách lựa chọn.
*Bài 4: Yêu cầu HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi của một hình tam giác sau đó yêu cầu HS tự làm bài
- Chấm, chữa bài, cho điểm HS.
-Chốt: cách tính chu vi tam giác.
 c.Tổng kết dặn dò: 
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
- HS kể tên các đơn vị đo dộ dài đã học.
- HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS đọc đề bài trong SGK.
- HS theo dõi.
- HS nghe hướng dẫn cách làm.
- HS làm bảng con.
13m + 15m =28m 5km x2=10km
66km -24km=42km 18m :3=6m
-HS đọc đề, xác định cách làm
- HS làm bài vào vở.
 Bài giải.
Người đó đã đi được số km là:
 18 + 12 = 30(km)
 Đáp số: 30km
-HS chữa bài
-Đáp án: C:3m
- Giải thích cách lựa chọn.
HS nêu cáchđo độ dài đoạn thẳng , cách tính chu vi hình tam giác:
 - HS tự làm bài vào vở.
Tiết 2: Toán
 Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
I.Mục tiêu:
- HS ôn luyện kỹ năng về đếm, so sánh các số và thứ tự các số có 3 ghữ số.
- Ôn lại cách dếm số trong phạm vi 1000.
-Biết viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- GD tính chính xác trong học toán cho HS.
II.Đồ dùng: -Bảng phụ ghi bài 1,3 .
III.Các hoạt động dạy họcchủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Kiểm tra: -Yêu cầu HS đếm các số từ 201 => 210, 321 => 332.
 - Chữa bài ở vở bài tập.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài
 b.Hướng dẫn HSviết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, các chục
 các đơn vị.
- GV đưa số 357hỏi: Số 357 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- GV viết:357 = 300 + 50 + 7.
300 là giá trị của hàng nào trong số 357?
70 là giá trị của hàng nào trong số 357?
5 là giá trị của hàng đơn vị, việc viết số 357 = 300 + 50 + 7chính là phân tích số này thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị.
-Tương tự yêu cầu HS phân tích số: 529, 736 thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị.
-Đưa các số: 820, 802 yêu cầu HS lên bảng phân tích số này, lớp làm ra giấy nháp.
+)GV chốt: đó là cách phân tích các số thành tổng của trăm, chục, đơn vị.Với các số có hàng đơn vị và hàng chục là 0 ta không cần viết vào tổng.
c.Thực hành.
* Bài 1, 2:GV treo bảng phụ yêu cầu HS lên bảng làm bài.Yêu cầu lớp làm bài vào bảng con.
- Nhận xét, chữa bài, yêu cầu lớp đọc các tổng vừa viết được.
GV chốt: cách phân tích số thành tổng trăm, chục, đơn vị.
*Bài 3: GV hướng dẫn:BT yêu cầu chúng ta tìm tổng tương ứng với số.
-Ghép các chữ số hàng trăm, chục, đơn vị. Nếu thiếu hàng nào ta thêm 0.
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
 *Bài 4: -GV đưa mẫu, tổ chức cho HS thi xếp thuyền: Trong thời gian 2 phúttổ nào xếp được nhiều thuyền nhất là tổ đó thâứng cuộc.
- Động viên khích lệ HS.
c.Tổng kết dặn dò:
 -Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học, dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Số 357 gồm 3 trăm 5 chục và 7 đơn vị.
300 là giá trị của hàng trăm.
70 hay 7 chục là giá trị của hàng chục.
- HS phân tích :357 = 300 + 50 + 7
-HS làm bảng con:
+529 = 500 + 20 + 9
+736 = 700 + 30 + 6
-HS nêu cách phân tích:
+820 = 800 + 20
+802 = 800 + 2
-HS lên bảng điền và nêu cách làm.
271 = 200 + 70 + 1
-HS làm bảng con
 600 + 30 + 2 = 632
 500 + 5 = 505
-HS làm vở, chữa bài.
- Hs nghe hướng dẫn cách làm.
- Tự làm bài- đọc bài làm của mình trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS quan sát mẫu, các tổ thi xếp thuyền. - HS lên ghép 4 tam giác tạo hình như mẫu.
Tiết 1: Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài “Vệ sinh môi trường”
I.Mục tiêu:
- HS hiểu về vệ sinh môi trường, biết tác dụng của vệ sinh môi trường.
- Biết cách vẽ tranh đề tài, vẽ được một bức tranh về đề tài này.
- GD HS ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
II.Chuẩn bị: Tranh ảnh về nội dung đề tài.
 - Tranh vẽ về đề tài môi trường của HS năm trước.
 - Chì màu, sáp, vở vẽ
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: Trực tiếp
 b.Hướng dẫn: 
*Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung.
- GV đưa tranh cho HS quan sát.
- Nội dung: cần giữ môi trường sạch đẹp.
*Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV vẽ mẫu, nêu các bước vẽ tranh, gợi ý HS tìm ra những hình ảnh cần vẽ cho từng ND.
- Vẽ hình ảnh chính trước.
- Vẽ hình ảnh phụ sau.
- Vẽ màu tươi sáng.
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Yêu cầu HS vẽ bài vào vở.
- Gv cho HS xem thêm một số tranh của hoạ sĩ, HS vẽ về đề tài này để tạo hứng thú cho các em.
- GV cho HS vẽ tranh, chú ý cần bám sát đề tài.
*Hoạt động 4: Nhận xét.
-GV cho HS nhận xét nội dung, hình ảnh, màu sắc. 
- Yêu cầu HS tìm ra các bài vẽ mà các em yêu thích, giải thích vì sao?
3.Tổng kết dặn dò:
 - Nêu lại ý nghĩa của bài học
 -Nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
-HS nêu nhận xét.
-Tranh phong cảnh, cảnh dọn vệ sinh..
-HS kể các việc cần làm: lao động, dọn vệ sinh, trồng cây xanh
-Vẽ khung hình.
-Vẽ hoạt động chính.
-Vẽ cảnh phụ.
- Tô màu
-HS vẽ vào vở.
- HS xem tranh để tạo cảm hứng khi vẽ.
-HS nêu nhận xét về bài của bạn
-Bình chọn bài vẽ đẹp.
Tiết 1:Thể dục
Tâng cầu-Trò chơi : Tung vòng vào đích 
I.Mục tiêu:
Ôn tâng cầu, giúp HS nâng cao thành tích tâng cầu.
-Ôn trò chơi: “Tung vòng vào đích. HS chơi tương đối chủ động, đúng luật.
-Ôn các nội dung bài tập rèn luyện tư thế cơ bản đã học.
II.Chuẩn bị: Sân trường sạch sẽ, kẻ sân cho trò chơi, cầu, còi, bóng, đích.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
1.Phần mở đầu;
- Nhận lớp, phổ biến yêu cầu tiết học.
- Cho HS tập các động tác khởi động.
-Chạy quanh sân, đi và hít thở sâu.
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
2.Phần cơ bản:
*Ôn tâng cầu:
*Tổ chức cho HS luyện tập theo nhóm.
+GV chỉ đạo cho ôn theo cặp hoắc cá nhân.
-Ôn trò chơi: Tung vòng vào đích.
GV ôn lại cách chơi, luật chơi
3.Phần kết thúc:
-Tổ chức đi vỗ tay và hát.
- Tập các động tác thả lỏng
- Hệ thống bài học, nhận xét tiết học.
5phút
25phút
5phút
- Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo.
- Chạy tại chỗ, xoay các khớp.
-Lớp xếp thành 2-4 hàng.
 -Luyện tập theo GV hướng dẫn.
-Chia 2 đội nam – nữ, thi đua giữa 2 đội.
-Nắm được luật chơi, cách chơi
-HS chuyển thành 2 vòng tròn đồng tâm , quay mặt vào nhau.
- Thực hiện đi vòng tròn, vừa đi vừa hát.
- Cúi lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
---------------------------------------------
______________________________________________
Tiết 2: Toán
 Phép cộng(không nhớ) trong phạm vi 1000. 
I.Mục tiêu:
-Giúp HS biết đặt phép tính cộng các số có 3 chữ số( không nhớ) theo cột dọc.
- GS tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
II.Đồ dùng: -Các hình vuông biểu thị trăm, chục, đơn vị.
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra: 
Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vở nháp.
- Viết các số sau thành tổng các trăm các chục, các đơn vị:
a) 234, 230,405 .
b) 657, 702, 910.
c) 398, 890, 908.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn HS cộng các số có 3 chữ số:
*GV đưa phép cộng: 326 + 253 =?
 - GV hướng dẫn cách đặt tính trong phép cộng và tính, nêu rõ các bước thực hiện.
- GV kết luận.(ghi bảng).
- Yêu cầu HS đọc.
*Bài tập:
a.Bài 1: GV ghi các phép tính lên bảng.
- Yêu cầu HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm bảng con.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Củng cố thứ tự thực hiện phép cộng
*Bài 2:GV nêu yêu cầu, ghi phép tính. - - GV chốt cách đặt tính.
-Chấm, chữa bài.
*Bài 3: GV đưa ra mẫu, hướng dẫn nhẩm
- Cho HS làm miệng .
Nhận xét và hỏi: Các số trong bài là những số như thế nào?
c.Tổng kết dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con.
- Nhận xét bài của bạn.
HS thao tác trên đồ dùng, đọc kết quả
326 + 253 = 579
-VD: 326 B1: đặt tính
 253 B2:thực hiện tính.
 579
- HS đọc thuộc quy tắc tính.
-HS làm bảng con, 5 HS lên bảng
 235 637 503 625 326
 451 162 354 43 251 
 686 799 857 668 577
- HS làm như trên.
- Nhận xét bài của bạn, KT bài của mình.
- HS nghe hướng dẫn cách nhẩm.
HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp.
200+100=300(2trăm + 1trăm= 3trăm)
800+200=1000(8trăm +2trăm=10trăm)
-  là các số tròn trâm.
Tự nhiên - Xã hội
Nhận biết cây cối và các con vật
I - Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về cây cối, các con vật và nơi sống của chúng.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, hợp tác trong nhóm.
- Yêu quý các loài cây và các con vật, có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật có ích.
II - Đồ dùng dạy học:
 Tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh HS sưu tầm được.
 Giấy khổ to, băng dính, hồ dán.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Khởi động: Giới thiệu bài
2- Hoạt động 1: Nhận biết cây cối trong tranh vẽ
- HS biết tên gọi, nơi sống và lợi ích của một số loài cây.
- GV cho HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm để nhận biết tên gọi, nơi sống và lợi ích của các loài cây trong tranh.
- KL: Cây cối sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không.
- ở những môi trường khác rễ cây nằm ở đâu?
3- Hoạt động 2: Nhận biết các con vật trong tranh vẽ.
+) Bước 1:Hoạt động nhóm.
- GV cho HS quan sát và thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau:
 1. Tên gọi 2. Nơi sống 3.ích lợi.
+) Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu nhóm làm nhanh nhất lên trình bày.
- KL: Loài vật sống ở trên cạn, dưới nước,bay lượn trên không.
4- Hoạt động 3: Thi triển lãm tranh
*Gv phát giấy,băng dính,hồ dán cho học sinh để từng tổ sẽ triển lãm các con vật,cây cối mà mình sưu tầm được theo môi trường sống của chúng.
5. Họat động 4:bảo vệ các loài cây, con vật.
?/ Hãy kể những việc làm để bảo vệ cây cối và các con vật có ích?
5- Củng cố - Tổng kết:
- Yêu cầu HS nhắc lại những nơi mà cây cối và loài vật có thể sống.
- Yêu cầu HS về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng.
- Học sinh thảo luận, nêu tên.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Dưới đất, ngâm trong nước, nằm ngoài không khí.
- Học sinh quan sát, thảo luận, trình bày.
- Nhóm làm nhanh nhất lên trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc theo tổ
- Từng tổ giới thiệu về phần triển lãm của mình
- Nhận xét-Bình chọn nhóm có phần triển lãm phong phú và phân loại đúng.
-HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung thêm.
Thủ công
Làm vòng đeo tay (tiết 2)
I - Mục tiêu
- Học sinh thực hành làm vòng đeo tay.
- Yêu thích sản phẩm do mình làm ra, thích làm vòng đeo tay để cho, tặng.
- Rèn đôi bàn tay khéo léo chăm chỉ.
II - Đồ dùng dạy học
Vòng đeo tay bằng giấy thủ công đã làm xong.
Quy trình có hình vẽ minh hoạ
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Giới thiệu bài.
2- Thực hành.
- GV cho HS nhắc lại các bước làm vòng đeo tay.
- GV cho HS thực hành.
.
+ GV lưu ý:Mỗi lần gấp phải sát mép nảntước và miết kỹ. Khi dán 2 đầu nan phảI luôn thẳngđể hình gấp vuông, đều và đẹp. Khi dán 2 đầu sợi dây để thành vòng tròn cần giữ cho chỗ dán lâu hơn cho hồ khô.
- GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng
- GV đánh giá sản phẩm - nhận xét.
+ Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Gv và 1 số HS đại diện đi đánh giá nhóm có sản phẩm đẹp.
3- Củng cố - Tổng kết:
- HS nhắc lại
+ Bước 1: cắt các nan giấy
+ Bước 2: dán các nan giấy
+ Bước 3: gấp các nan giấy
+ Bước 4: hoàn chỉnh vòng đeo tay
- Học sinh thực hành làm vòng đeo tay bằmg giấy thủ công.
- Học sinh thi trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Bình chọn nhóm có sản phẩm đẹp nhất.
Tiết 2: Toán
 Phép cộng(không nhớ) trong phạm vi 1000. Nâng cao kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài(km- m –dm – cm –mm)
I.Mục tiêu:
-Thực hành cộng không nhớ trong phạm vi 1000
- Nâng cao kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài.
II.Đồ dùng: -Bảng phụ ghi 1 số bài tập.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: -Chữa bài ở vở bài tập.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài
 b.Hướng dẫn:
*Lý thuyết: ghi nhớ.
-Cách đặt tính trong phép cộng
*Bài tập:
Bài 1: viết các số thành tổng:
-843, 792, 750, 463
*Bài 2:Tính
824+153 913+85 627+172
917+21 345+121 403+394
*Bài 3: của hàng lần đầu bán được 243kg gạo, lần 2 bán nhiều hơn lần 1 24kg gạo. Hỏi làn 2 cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?
*Bài 4: lớp 2A trồng 212 cây, lớp 2B trồng được nhiều hơn 11 cây. Hỏi cả 2 lớp trồng được bao nhiêu cây?
*Bài 5: số: 389, 391, 393401
888, 889, ..993.
-1km =1000m,1m =10dm,1cm =10mm
-1m=1000mm, 1dm=10cm,1m=100cm
-VD: 365
 +421
 786
-HS làm bảng con
VD: 843 = 800 + 40 + 3
-Các số sau làm tương tự.
-HS làm bảng theo dãy bàn.
 824 913 627
+153 + 85 +172
 977 998 799
-làm như trên, GV chốt cách đặt tính.
-Xác định cách giải, dạng toán.
Lần 2 cửa hàng bán là:
 243 + 24 = 267(kg)
 Đáp số: 267kg
-Nêu cách làm, làm từng bước.
Lớp 2B trồng: 212 + 11 = 223(cây)
Cả 2 lớp trồng:212 + 223 = 435(cây)
 Đáp số: 435 cây.
-HS làm miệng
-GV chốt cách đếm số.
c.Tổng kết dặn dò:-Nhắc lại nội dung bài.
	-Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_30.doc