Giáo án Tổng hợp các môn học buổi sámg Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn học buổi sámg Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012

TUẦN 23

Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011

HĐTT

Sinh hoạt dưới cờ

Tập đọc (BST)

Bác sĩ Sói (tiết 1 + 2)

A. Mục đích, yêu cầu

3) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trụi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

 - Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với giọng các nhân vật (Ngựa, Sói).

4) Rèn kĩ năng đọc – hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.

 - Hiểu nội dung bài : Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. CH 1, 2, 3, 5. Hskg cõu 4.

*KNS: - Ra quyết định.

 - Ứng phú với căng thẳng.

 

doc 22 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học buổi sámg Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 23
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
HĐTT
Sinh hoạt dưới cờ
Tập đọc (BST)
Bác sĩ Sói (tiết 1 + 2)
A. Mục đích, yêu cầu 
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trụi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với giọng các nhân vật (Ngựa, Sói).
Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.
 - Hiểu nội dung bài : Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. CH 1, 2, 3, 5. Hskg cõu 4.
*KNS: - Ra quyết định.
 - Ứng phú với căng thẳng.
B. Đồ dùng dạy – học 
 	 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
	- Đọc bài Cò và Cuốc, trả lời các câu hỏi :
	- Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì ?
	- Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới 
 1) Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ đọc truyện Bác sĩ Sói. Qua truyện này, các em sẽ hiểu Sói có thực là một bác sĩ nhân từ không ? Vì sao Ngựa đá Sói. Ghi đầu bài. - HS mở SGK tr 41.
2) Luyện đọc :
a, Đọc mẫu 
	- GV đọc mẫu toàn bài ; giọng người kể vui vẻ, tinh nghịch, giọng Sói giả bộ hiền lành, giọng ngựa giả bộ ngoan ngoãn, lễ phép. Nhấn giọng các từ ngữ : thèm rỏ dãi, toan xông đến, đeo lên mắt, cặp vào cổ, khoác lên người, chụp lên đầu, cuống lên, bình tĩnh, giả giọng, lễ phép.
- 1HS khá đọc lại cả bài.
b, HS đọc nối tiếp từng câu (lần 1) và luyện phát âm 
	rỏ dãi, cuống lên, lễ phép, lựa miếng, làm ơn.
	- HS nối tiếp đọc từng câu (Lần 2) - Chia đoạn: 3 
c, HS đọc nối tiếp đoạn (lần 1) và hướng dẫn ngắt giọng.
	- Yêu cầu HS đọc và tìm cách ngắt câu dài. - HS luyện đọc các câu :
	 + Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt, một ống nghe cặp vào cổ, một áo choàng khoác lên người, một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu
+ Sói mừng rơn, mon men lại phía sau, định lừa miếng / đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy.
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) giải nghĩa từ trong SGK.
3 HS đọc
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 3) 
e, HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 
d, Thi đọc giữa các nhóm. Các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài
đ, HS đọc đồng thanh 
 3) Tìm hiểu bài 
- Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi nhìn thấy Ngựa ? - Thèm rỏ dãi.
- Thèm rỏ dãi là gì ? nghĩ đến món ăn ngon thèm đến nỗi nước bọt trong miệng ứa ra.
- Sói làm gì để lừa Ngựa? Nó giả làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa.
- Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ? 
- Biết mưu của Sói, Ngựa nói là mình bị đau ở chân sau, nhờ Sói làm ơn xem giúp.
- Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá : 
 - Sói tưởng đánh lừa được Ngựa, mon men lại phía sau Ngựa, lừa miếng đớp vào đùi Ngựa. Ngựa thấy Sói cúi xuống đúng tầm, liền tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
	- Chọn tên khác cho truyện theo gợi ý :
	+ Sói và Ngựa.
	- Chọn Sói và Ngựa vì tên ấy là hai tên nhân vật chính của câu chuyện, thể hiện được cuộc đấu trí giữa hai nhân vật.
	+ Lừa người lại bị người lừa.
	- Chọn Lừa người lại bị người lừa vì tên ấy thể hiện được nội dung chính và ý nghĩa của câu chuyện.
	+ Anh Ngựa thông minh. - Chọn Anh Ngựa thông minh vì đó là tên nhân vật được ca ngợi trong truyện. 
4) Luyện đọc lại 
	- 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai thi đọc lại truyện. Cả lớp nhận xét, bình chọn những cá nhân và nhóm đọc hay. 
III. Củng cố, dặn dò 
	- Qua cuộc đấu trí giữa Sói và Ngựa, câu chuyện muốn gửi đến chúng ta điều gì ?
	- Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
	- Nhận xét tiết học .
	- Bài sau : Nội quy Đảo Khỉ.
Âm nhạc
GV bộ mụn lờn lớp
Toán
 Số bị chia – Số chia – Thương
A. Mục đích, yêu cầu 
 Giúp HS : 
 - Nhận biết được số bị chia, số chia thương. BT 1
 - Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
- Biết cỏch tỡm cách tìm kết quả của phép chia.
B. Đồ dùng dạy – học 
Số chia
Thương
Số bị chia
 - 3 miếng bìa ghi: 
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
	- Đọc bảng chia 2
	- Nhận xét cho điểm .
II. Bài mới 
 1) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em về tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia. Ghi đầu bài .
 2) Giới thiệu “Số bị chia – Số chia – Thương” :
	- Viết lên bảng phép tính 6 : 2 = 3 và yêu cầu HS đọc phép tính trên.
	- Nêu : Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 được gọi số bị chia, 2 được gọi là số chia, còn 3 được gọi là thương (vừa nêu vừa gắn các tờ bìa lên bảng):
 6 : 2 = 3 
Số bị chia
Số chia
Thương
	- 6 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
	- 2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
	- 3 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
	- Số bị chia, số chia là gì của phép chia ?- Số bị chia, số chia là các thành phần của phép chia. 
	- Thương là gì của phép chia ? - Thương là kết quả của phép chia
	- 6 chia 2 bằng bao nhiêu ?
	- 3 gọi là thương, 6 : 2 cũng gọi là thương.
	- Yêu cầu HS nêu thương của phép chia 6 : 2 = 3 
	- Thương là 3 ; thương là 6 : 2.
 3) Luyện tập :
Bài 1 : Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) :
Phép chia
Số bị chia
Số chia
Thương
8 : 2 = 4
 8
 2
 4
10 : 2 =
14 : 2 = 
18 : 2 =
20 : 2 =
	- Gọi HS đọc đề bài.Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
	- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
	- Yêu cầu HS làm bài.
	- Nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2 : Tính nhẩm
	- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS làm bài. 1HS đọc chữa bài.
	- Nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3 : Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống (theo mẫu): 
Phép nhân
Phép chia
Số bị chia
Số chia
Thương
2 x 4 = 8
8 : 2 = 4
 8
 2
 4
8 : 4 = 2
2 x 6 = 12
2 x 9 = 18
	- Gọi HS đọc đề bài. - Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
	- Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm.
	- Nhận xét bài làm của bạn.
III. Củng cố, dặn dò 
	- Số bị chia, số chia là gì trong phép chia ? Cho ví dụ.
	- Thương là gì trong phép chia? Cho ví dụ.
	- Nhận xét tiết học. 
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
Nội quy Đảo Khỉ
A. Mục đích, yêu cầu 
 1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc rõ ràng rành rẽ từng điều quy định.
 2) Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : nội quy, du lịch, bảo tồn, quản lí.
 - Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy. CH 1, 2. Hskg cõu 3
*MT: Khi đến tham quan du lịch tại Đảo Khỉ chớnh là được nõng cao về ý thức BVMT. 
B. Đồ dùng dạy – học 
 - Bảng phụ viết 2 điều trong bản nội quy để hướng dẫn HS luyện đọc.
 - 1 bản nội quy của nhà trường.
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
	- Đọc bài Bác sĩ Sói và trả lời các câu hỏi :
	- Sói làm gì để lừa Ngựa ?
	- Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào?
	- Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá
	- Nhận xét cho điểm .
II. Bài mới 
 1) Giới thiệu bài : Để giữ trật tự nơi công cộng, phải có nội quy cho mọi người cùng tuân theo. Trong tiết tập đọc hôm nay, các em sẽ đọc bài Nội quy Đảo Khỉ để hiểu thế nào là nội quy, cách đọc một bản nội quy. Ghi đầu bài.
	 - HS mở SGK tr 34
 2) Luyện đọc 
a, Đọc mẫu 
	- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc rõ ràng, rành mạch từng mục.
b, HS đọc nối tiếp từng câu (lần 1) và luyện phát âm 
	- Yêu cầu HS luyện đọc các từ khó dễ lẫn đã viết trên bảng. 
khành khạch, khoái chí, tham quan
- HS nối tiếp đọc từng câu (Lần 2) - Chia đoạn 4 điều 
c, HS đọc nối tiếp đoạn (lần 1) và hướng dẫn ngắt giọng.
	- Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng và đọc các câu dài.
 1. // Mua vé tham quan trước khi lên đảo.
	2. // Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) giải nghĩa các từ trong SGK.
2HS đọc
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 3) 
e, HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 
d, Thi đọc giữa các nhóm. Các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài
đ, HS đọc đồng thanh 
3. Tìm hiểu bài 
	- Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều ? 4
	- Em hiểu những quy định nói trên như thế nào ? 
	- Điều 1 : Ai cũng phải mua vé. Có vẻ mới được lên đảo.
	- Điều 2: Không được ttrêu chọc thú, lấy đá sỏi ném thú, lấy que chọc thú,.... Trêu chọc thú sẽ làm chúng tức giận, lồng lộn trong chuồng, hoặc làm chúng bị thương, thậm chí có thể gặp nguy hiểm. 
	- Điều 3 : Có thể cho thú ăn nhưng không nên cho thú ăn những thức ăn lạ. Thức ăn lạ có thể làm thú mắc bệnh, ốm hoặc chết.
	- Điều 4 : Không vứt rác, khạc nhổ bừa bài, đi vệ sinh đúng nơi quy định để đảo luôn sạch đẹp, không bị ô nhiễm, thực sự là điểm du lịch hấp dẫn khách tham quan
	- Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại khoái trí ?
	Khỉ Nâu khoái chí vì bản nội quy này bảo vệ loài khỉ, yêu cầu mọi người giữ sạch đẹp hòn đảo nơi khỉ sinh sống
 4) Luyện đọc lại 
	- 2, 3 cặp HS thi đọc bài (1 em đọc lời dẫn chuyện, em kia đọc các mục trong bản nội quy),
	 GV và cả lớp nhận xét, khen những em đọc tốt.
III. Củng cố, dặn dò 
	- Giới thiệu nội quy nhà trường, gọi HS đọc một số điều trong bản nội quy.
	- Nhận xét tiết học.
	- Bài sau : Sư tử xuất quân.
Toán
 Bảng chia 3
A. Mục đích, yêu cầu 
 Giúp HS :
 - Lập bảng chia 3 và nhớ được bảng chia 3.
- Biết giải bài toỏn cú một phộp chia. BT 2, 3
B. Đồ dùng dạy – học 
 - 10 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn (như SGK).
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
	- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: cả lớp làm vào bảng con.
	+ Viết phép chia và tính kết quả :
	a, Số bị chia là 8, số chia là 2.
	b, Số bị chia là 12, số chia là 2.
	- Nêu tên gọi các thành phần và kết quả của các phép chia trên.
	- Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới 
 1) Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học bảng chia 3 và áp dụng bảng chia này để giải các bài tập có liên quan. Ghi đầu bài 
 2) Hướng dẫn thành lập bảng chia 3 
- Gắn 3 tấm bìa mỗi tấm có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. 3 tấm bìa có mấy chấm tròn? 9.
	 Nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong 3 tấm bìa ? 3 x 3 = 9.
	- Trên các tấm bìa có tất cả 9 chấm tròn, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ? 3 
	- Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu ?
	9 : 3 = 3.
* Từ phép nhân 3 là 3 x 3 = 9 ta có phép chia 3 là 9 : 3 = 3.
	- Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. 
	- Lập các phép ...  tầm tranh ảnh các loài cây sống ở môi trường khác nhau, các lá cây khác nhau.
	- Bài sau Cây sống ở đâu.
Thứ sỏu ngày 28 tháng 1 năm 2011
Toán
Tìm một thừa số của phép nhân
A. Mục đích, yêu cầu 
	Giúp HS :
	+ Thừa biết được một thừa số, tích tỡm một thừa số bằng cỏch lấy tớch chia cho thừa số kia. 
	- Biết tỡm thừa số x là nhõn hoặc chia. BT 1
	+ Biết giải bài toỏn cú một phộp tớnh. BT 2
B. Đồ dùng dạy học 
	- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có hai chấm tròn.
C. Các hoạt động dạy - học 
I. Bài cũ 
	- GV vẽ trước một số hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu hình.
	- Gọi HS đọc bảng chia 3 
II. Bài mới 
1) Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ học cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia. Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn cách tìm một số hạng trong một tổng
	- Gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Có 3 tấm bìa như nhau, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? 6
	- Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số chấm tròn có trong 3 tấm bìa trên ? 	2 x 3 = 6
	- Nêu tên gọi của các thành phần và kết quả của phép nhân trên ?
	(2 và 3 là thừa số, 6 là tích)
	- Dựa vào phép nhân trên, hãy lập các phép chia tương ứng ?
	- Để lập được phép chia 6 : 2 = 3 chúng ta đã lấy tích (6) trong phép nhân 
	2 x 3 = 6 chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3) ?
	- Giới thiệu tương tự với phép chia 6 : 3 = 2 
	- 2 và 3 là gì trong phép nhân 2 x 3 = 6 ? 
	- Vậy nếu ta lấy tích chia cho một thừa số ta sẽ tìm được thừa số kia.
	- Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích ta làm thế nào ?
	(lấy tích chia cho thừa số đã biết)
	- Viết lên bảng X x 2 = 8, yêu cầu HS đọc phép tính.
	- x là gì trong phép nhân X x 2 = 8 ? - x là thừa số chưa biết
	- Muốn tìm thừa số x ta làm thế nào ?
	 - Ta lấy tích (8) chia cho thừa số còn lại (2) x = 8 : 2 3 x X = 15
- Nêu phép tính tương ứng để tìm x ? - X x 2 = 8 x = 15 : 3 
 	 x = 8 : 2 x = 5
 	 x = 4
	- Đọc cả bài toán trên.
	- Hãy tìm x trong phép tính sau : 3 x X = 15
	- Nhận xét bài làm của bạn.
	- Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích ta làm thế nào ? - Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
3, Luyện tập :
 Bài 1: Tính nhẩm :
	- Yêu cầu HS làm bài.
	 - HS làm bài vào vở, 1HS đọc chữa bài.
	- Nhận xét chữa bài.
	- Khi đã biết tích của hai thừa số 3 và 4 ta có thể ghi ngay kết quả của
 12 : 3 và 12 : 4 được không ? Tại sao ?
 Bài 2 : Tìm x (theo mẫu) : 
 	 X x 3 = 12
 	 3 x X = 21
	- Gọi HS đọc đề bài. 
	- Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
	- Nhận xét chữa bài.
	- Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích ta làm thế nào ?
 Bài 3: Tìm y
	y x 2 = 8 y x 3 = 15 2 x y = 20
	- Gọi HS đọc đề bài. 
	- Yêu cầu HS làm bài.
	- Nhận xét chữa bài.
	- Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích ta làm thế nào ?
 Bài 4: Có : 20 HS
 Mỗi bàn : 2 HS
 Có : ? bàn
	- Gọi HS đọc đề toán.
	- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở.
	- Nhận xét chữa bài.
	- Vì sao em lấy 20 : 2 ? 
	- Bài toán này thuộc dạng toán gì ?
III. Củng cố, dặn dò 
	- Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích ta làm thế nào ?
	- Nhận xét giờ học.
Tập làm văn
 Đáp lời khẳng định – Viết nội quy 
A. Mục đích, yêu cầu 
+ Rèn kĩ năng nghe, nói : Biết đáp lại lời phù hợp với tình huống giao tiếp. BT 2
+ Rèn kĩ năng viết : Đọc và chộp lại được 2,3 điều trong nội quy nhà trường. Bt3
*KNS: - Giao tiếp : Ứng sử văn hoỏ
 - Lắng nghe tớch cực 
 B. Đồ dùng dạy – học 
 + Bản nội quy của nhà trường.
 + Tranh minh hoạ bài tập 1 (sgk)
 + Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
	- Gọi HS lên bảng, yêu cầu thực hành đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học.
	- Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới
 1, Giới thiệu bài : Trong giờ T LV hôm nay, các em sẽ học cách đáp lại lời khẳng định của người khác và viết một vài điều trong bản nội quy của nhà trường. Ghi đầu bài.
 2, Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1 : Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây 
	- Gọi HS đọc yêu cầu.
	- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc lời các nhân vật trong tranh.
	- Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé – Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ ? Cô bán vé trả lời thế nào?
	- Cô bán vé trả lời : Có chứ !
	- Lúc đó bạn nhỏ đã đáp lại lời cô bán vé thế nào ?Hay quá !
	- Theo em, tại sao bạn nhỏ lại nói như vậy ? Khi nói như vậy bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào ?- Bạn nhỏ đã thể hiện sự lịch sự, đúng mức trong giao tiếp.
	- Hãy tìm câu nói khác thay cho lời đáp của bạn nhỏ 
	- Gọi một số HS đóng lại tình huống.- VD: tuyệt thật ! / Thích quá ! Cô bán cho cháu một vé với./ .....
Bài 2 : Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào ?
	- Gọi HS đọc đề bài.
	- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài
	- Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1
	- Yêu cầu HS trong lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
	- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
 Bài 3 : Đọc và chép lại từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường em 
	- Treo bản nội quy nhà trường
	- Yêu cầu HS đọc bản nội quy
 Yêu cầu HS tự nhìn bản nội quy và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy.
	- GV nhận xét. 
III. Củng cố, dặn dò 
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS thực hành đáp lời khẳng định trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
Tập viết
T - Thẳng như ruột ngựa
A. Mục đích, yêu cầu 
 Rèn kĩ năng viết chữ :
 - Biết viết chữ T hoa theo cỡ vừa và nhỏ. (1 dũng)
- Biết viết ứng dụng câu Thẳng như ruột ngựa theo cỡ nhỏ ; chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. (3 lần)
B. Đồ dùng dạy – học 
 - Mẫu chữ cái viết hoa T đặt trong khung chữ.
 - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li : Thẳng (dòng 1), Thẳng như ruột ngựa (dòng 2).
 - Vở TV.
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
	- Kiểm tra vở HS viết bài ở nhà.
	- HS cả lớp viết bảng con chữ S.
	- 1HS nhắc lại cụm từ Sáo tắm thì mưa đã tập viết ở bài trước. 2HS lên bảng viết chữ Sáo, cả lớp viết bảng con : Sáo.
II. Bài mới 
 1) Giới thiệu bài : Trong tiết học này, các em sẽ học cách viết hoa chữ cái T, viết câu ứng dụng : Thẳng như ruột ngựa.
 2) Hướng dẫn viết chữ hoa :
a, Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ T :
- Chữ T hoa cao mấy đơn vị chữ, rộng mấy đơn vị chữ ?
- Cao 5 li, rộng 4 li.
	- Chữ T hoa gồm có mấy nét ?
- Gồm 1 nét liền là kết hợp của 3 nét cơ bản – 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ.
b, Cách viết :
	- ĐB giữa ĐK 4 và ĐK5 viết nét cong trái nhỏ, DB trên ĐK6, viết tiếp nét lượn ngang trừ trái sang phải, sau đó viết tiếp nét cong trái to, nét này cắt nét lượn ngang tạo thành một vòng xoắn nhỏ nằm dưới ĐK6 rồi vòng xuống dưới, cuối nét chữ vòng vào trong, dừng bút trên ĐK2. 
	- GV viết chữ T, cỡ vừa (5 li) trên bảng , vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
c, Viết bảng con.
	- Yêu cầu HS viết chữ T hoa vào bảng con.
 3) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 
a, Giới thiệu cụm từ ứng dụng 
	- Gọi HS đọc cụm từ ứng dụng 
	- Em hiểu ý nghĩa của cụm từ ứng dụng nói gì ? - Chỉ những người thẳng thắn, không ưa thì nói ngay, không để bụng.
b, Quan sát và nhận xét 
	- Cụm từ gồm mấy tiếng ? 4. Là những tiếng nào ? Thẳng, như, ruột, ngựa.
	- Em có nhận xét gì về chiều cao của các chữ trong cụm từ ?
	- Nêu cách viết nét nối giữa chữ T và chữ h ? - Điểm bắt đầu của chữ h chạm vào nét cong của chữ T.
	- Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ ? - Dấu hỏi đặt trên ă trong chữ Thẳng, dấu nặng dưới chữ ô và ư trong chữ ruột và chữ ngựa
	- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng là bao nhiêu ? - Bằng khoảng cách để viết một con chữ o.
c, Viết bảng 
	- Yêu cầu HS viết chữ Thẳng vào bảng. 
 4) Hướng dẫn HS viết vào vở TV 
	- GV nêu yêu cầu viết :
	+ 1 dòng chữ T cỡ vừa .
	+ 2 dòng chữ T cỡ nhỏ .
	+ 1 dòng chữ Thẳng cỡ vừa .
	+ 1 dòng chữ Thẳng cỡ nhỏ .
	+ 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ .
	- HS viết bài, GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS 
	- Thu một số vở chấm , nhận xét .
III. Củng cố, dặn dò 	
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở TV.
Kể chuyện
Bác sĩ Sói 
A. Mục đích, yêu cầu 
1, Rèn kĩ năng nói :
 + Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
+ Hskg biết phõn vai dựng lại câu chuyện BT 2
2, Rèn kĩ năng nghe :
 + Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
 + Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếp được lời bạn.
*KNS: - Ra quyết định.
 - Ứng phú với căng thẳng.
B. Đồ dùng dạy – học 
 + 4 tranh minh hoạ SGK
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
	- Gọi 4 HS kể lại chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
	- Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới 
1, Giới thiệu bài : Tiết tập đọc hôm qua, các em đã học bài tập đọc Bác sĩ Sói. Hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện này.
2, Hướng dẫn kể chuyện :
a, Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện:
	- Gọi HS đọc yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ. 
	- Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Bác sĩ Sói.
	- Yêu cầu HS quan sát, tóm tắt sự việc vẽ trong tranh :
+ Bức tranh 1 vẽ cảnh gì ? - Ngựa đang gặm cỏ, Sói đang rỏ rãi vì thèm thịt ngựa.
+ Bức tranh 2, Sói thay đổi hình dáng thế nào ? - Sói mặc áo khoác trắng, đội mũ thêu chữ thật đỏ, đeo ống nghe, đeo kính, giả làm bác sĩ.
+ Tranh 3 vẽ cảnh gì ? - Sói ngon ngọt dụ dỗ, mon men tiến lại gần Ngựa, Ngựa nhón nhón chân chuẩn bị đá.
+ Tranh 4 vẽ cảnh gì ? - Ngựa tung vó đá một cú trời giáng, Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, mũ văng ra ....
	- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn theo tranh trong nhóm.
	- Gọi HS nối tiếp nhau kể từng đoạn trước lớp.
	- 4 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn.
	- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
b, Phân vai dựng lại câu chuyện : 
	- Gọi HS nhắc lại thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai ?
+ GV lưu ý HS cách thể hiện điệu bộ, giọng nói của từng vai :
	 - HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
	+ Người dẫn chuyện : vui pha chút hài hước.
	+ Giọng Ngựa : điềm tĩnh, giả bộ lễ phép, cầu khẩn.
	+ Giọng Sói : vẻ gian giảo nhưng giả bộ nhân từ, khi đến gần Ngựa vẻ mặt mừng rỡ, đắc ý. 
	- Từng nhóm HS phân vai, thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- Nhận xét, tuyên dương các nhóm kể tốt.
III. Củng cố, dặn dò 
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà tập kể cho người thân nghe.
HĐTT
Sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_buoi_samg_lop_2_tuan_23_nam_hoc.doc