Giáo án Toán tuần 26 - Trường Tiểu học Phong Thạnh A

Giáo án Toán tuần 26 - Trường Tiểu học Phong Thạnh A

TOÁN

 LUYỆN TẬP

TUẦN 26 – TIẾT 126

I. Mục tiêu

- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 , số 6 .

- Biết thời điểm , khoảng thời gian .

- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày .

* Bài tập cần làm : 1,2

II. Chuẩn bị

- GV: Mô hình đồng hồ.

- HS: SGK, vở, mô hình đồng hồ.

 

docx 9 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán tuần 26 - Trường Tiểu học Phong Thạnh A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
 LUYỆN TẬP
TUẦN 26 – TIẾT 126
Ngày soạn:Ngày dạy:.
I. Mục tiêu
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 , số 6 .
- Biết thời điểm , khoảng thời gian .
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày .
* Bài tập cần làm : 1,2
II. Chuẩn bị
GV: Mô hình đồng hồ.
HS: SGK, vở, mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Thực hành xem đồng hồ.
3. Bài mới : Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
v Hoạt động 1: Giúp HS lần lượt làm các bài tập.
Bài 1:
- Hướng dẫn HS xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả trong tranh vẽ).
Trả lời từng câu hỏi của bài toán.
Bài 2: So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán.
Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm các câu, chẳng hạn:
Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút?
Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút?
Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 30 phút) là mấy giờ?
v Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 3: Củng cố kỹ năng sử dụng đơn vị đo thời gian (giờ, phút) và ước lượng khoảng thời gian.
Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm:
Trong vòng 15 phút em có thể làm xong việc gì?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Hát
HS xem tranh vẽ.
Một số HS trình bày trước lớp
Hà đến trường sớm hơn Toàn 15 phút
Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc 30 phút
Là 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút
Em có thể đánh răng, rửa mặt hoặc sắp xếp sách vở
Em có thể làm xong bài trong 1 tiết kiểm tra,..
HS tập nhắm mắt trải nghiệm
TOÁN
: TÌM SỐ BỊ CHIA
TUẦN 26 – TIẾT 127
Ngày soạn:Ngày dạy:.
I.Mục tiêu: 
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia .
- Biết tìm X trong các bài tập dạng : A : a = b ( với a , b là các số bé và phép tính để tìm X là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học ) .
- Biết giải bài tốn cĩ một phép nhân .
* Bài tập cần làm : 1,2,3
II. Chuẩn bị
GV: Các tấm bìa hình vuông (hoặc hình tròn) bằng nhau.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’): Tìm số bị chia.
v Hoạt động 1: Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia
 * Gắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng 
GV nêu: Có 6 ô vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô vuông?
GV gợi ý để HS tự viết được:
	 6	 :	 2	=	 3
	Số bị chia	Số chia	Thương
Yêu cầu HS nhắc lại: số bị chia là 6; số chia là 2; thương là 3.
a) GV nêu vấn đề: Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 2 hàng có tất cả mấy ô vuông?
HS trả lời và viết: 3 x 2 = 6.
Tất cả có 6 ô vuông. Ta có thể viết: 6 = 3 x 2.
b) Nhận xét:
Hướng dẫn HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng:
6 : 2 = 3	6 = 3 x 2
 Số bị chia	 Số chia	 Thương	
Số bị chia bằng thương nhân với số chia.
* Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết:
a) GV nêu: Có phép chia X : 2 = 5
Giải thích: Số X là số bị chia chưa biết, chia cho 2 được thương là 5.
Dựa vào nhận xét trên ta làm như sau:
Lấy 5 (là thương) nhân với 2 (là số chia) được 10 (là số bị chia).
Vậy X = 10 là số phải tìm vì 10 : 2 = 5.
Trình bày:	X : 2 = 5
	X = 5 x 2
	X = 10
b) Kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS lần lượt tính nhẩm phép nhân và phép chia theo từng cột.
	6 : 2 = 3
	2 x 3 = 6	
Bài 2: HS trình bày theo mẫu:
	X : 2 = 3
	X = 3 x 2
	X = 6
Bài 3: Yêu cầu HS trình bày bài giải	
 GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Hát
HS quan sát
HS trả lời: Có 3 ô vuông.
HS tự viết
 6	 :	 2	= 3
Số bị chia Sốchia Thương
HS nhắc lại: số bị chia là 6; số chia là 2; thương là 3.
2 hàng có tất cả 6 ô vuông
HS viết: 3 x 2 = 6.
HS viết: 6 = 3 x 2. 
HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân
Vài HS lặp lại.
HS quan sát
HS quan sát cách trình bày
Vài HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
HS làm bài. 
HS sửa bài
3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Nêu quy tắc tìm số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích.
HS đọc bài.
 Bài giải
 Số kẹo có tất cả là:
	5 x 3 = 15 (chiếc)
	 Đáp số: 15 chiếc kẹo
TOÁN
LUYỆN TẬP 
TUẦN 26 – TIẾT 128
Ngày soạn:Ngày dạy:.
I.Mục tiêu 
 -Biết cách tìm số bị chia .
- Nhận biết số bị chia , số chia , thương .
- Biết giải bài tốn cĩ một phép nhân .
* Bài tập cần làm : 1,2 (a,b),3 (cột 1,2,3,4),4
II. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tìm số bị chia
3. Bài mới : Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
v Hoạt động 1: 
Bài 1: HS vận dụng cách tìm số bị chia đã học ở bài học 123.
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài
 Chẳng hạn:
	Y : 2 = 3
	Y = 3 x 2
	Y = 6 (Có thể nhắc lại cách tìm số bị chia)
Bài 2:
Nhắc HS phân biệt cách tìm số bị trừ và số bị chia.
HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, cách tìm số bị chia.
Trình bày cách giải:
	X – 2 = 4	X : 2 = 4
	X = 4 + 2	X = 4 x 2
	X = 6	X = 8
Bài 3:
HS nêu cách tìm số chưa biết ở ô trống trong mỗi cột rồi tính nhẩm.
 Bài 4: Bài giải
Số lít dầu có tất cả là:
3 x 6 = 17 (lít)
	 Đáp số: 18 lít dầu 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
Hát
Tìm y
3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
X trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là số bị chia.
SBT = H + ST , SBC = T x SC
3 HS làm bài trên bảng lớp, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS nêu
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS đọc đề bài
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Vài HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
TOÁN
 CHU VI HÌNH TAM GIÁC, CHU VI HÌNH TỨ GIÁC
TUẦN 26 – TIẾT 129
Ngày soạn:Ngày dạy:.
I.Mục tiêu: 
 -Nhận biết được chu vi hình tam giác , chu vi hình tứ giác .
- Biết tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nĩ .
* Bài tập cần làm : 1,2
II. Chuẩn bị
GV: Thước đo độ dài.
HS: Thước đo độ dài. Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
3. Bài mới : Giới thiệu: (1’)
Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
v Hoạt động 1: Giúp HS nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
 Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng rồi vừa chỉ vào từng cạnh vừa giới thiệu. Cho HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.
Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để tự nêu độ dài của mỗi cạnh.
GV cho HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC:
- GV giới thiệu: Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. 
GV hướng dẫn HS nhận biết cạnh của hình tứ giác DEGH, tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó rồi GV giới thiệu về chu vi hình tứ giác (tương tự như đối với chu vi hình tam giác).
GV hướng dẫn HS tự nêu: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (Hình tứ giác) là chu vi của hình đó. Từ đó, muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) đó.
 v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 2: HS tự làm bài, chẳng hạn:
	a) Chu vi hình tứ giác là:
	3 + 4 + 5 + 6 = 18(dm)
	Đáp số: 18dm
	b) Chu vi hình tứ giác là:
	10 + 20 + 10 + 20 = 60(cm)
	Đáp số: 60cm.
Bài 3: 
* Khi chữa bài, có thể gợi ý để HS chuyển được từ
	3 + 3 + 3 = 9 (cm) 
 thành 	 3 x 3 = 9 (cm).
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài ra nháp.
HS quan sát.
HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.
HS quan sát hình vẽ, tự nêu độ dài của mỗi cạnh:
HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC
 3cm + 5cm + 4cm = 12cm
HS lặp lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó.
HS lặp lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác là chu vi của hình đó.
HS tự làm rồi chữa bài.
HS tự làm rồi chữa bài.
HS đo các cạnh của hình ta giác ABC : mỗi cạnh là 3cm
HS tính chu vi hình tam giác.
HS tự làm rồi chữa bài.
TOÁN
LUYỆN TẬP
TUẦN 26 – TIẾT 130
Ngày soạn:Ngày dạy:.
I.Mục tiêu :
- Biết tính độ dài đường gấp khúc ; tình chu vi hình tam giác , hình tứ giác .
* Bài tập cần làm : 1,3,4
II. Chuẩn bị
 GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chu vi hình tam giác. Chu vi hình tứ giác
3. Bài mới : Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
v Hoạt động 1: Thực hành:
Bài 1:
Bài này có thể nối các điểm để có nhiều đường gấp khúc khác nhau mà mỗi đường đều có 3 đoạn thẳng, chẳng hạn là: ABCD, ABDC, CABD, CDAB, 
Bài 2: HS tự làm, chẳng hạn:
	Bài giải
	Chu vi hình tam giác ABC là:
	2 + 4 + 5 = 11(cm)
	Đáp số: 11 cm.
Bài 3: HS tự làm, chẳng hạn:
	Chu vi hình tứ giác DEGH là:
	4 + 3 + 5 + 6 = 18(cm)
	Đáp số: 18cm.
v Hoạt động 2: Thi đua: giải bằng 2 cách.
 Bài 4:
	a)	Bài giải
	Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
	3 + 3 + 3+ 3 = 12(cm)
	Đáp số: 12cm.
	b)	Bài giải
	Chu vi hình tứ giác ABCD là:
	3 + 3 + 3 + 3 = 12(cm)
	Đáp số: 12 cm.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi: Thi tính chu vi
GV hướng dẫn cách chơi.
Hát
2 HS lên bảng làm bài.
HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên.
HS tự làm
HS sửa bài.
HS tự làm
HS sửa bài.
HS 2 dãy thi đua
HS nhận xét 
HS có thể thay tổng trên bằng phép nhân: 3 x 4 = 12 (cm).
HS cả lớp chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
TOÁN
ÔN LUYỆN
TUẦN 26 
Ngày soạn:Ngày dạy:.
I.Mục tiêu 
 -Biết cách tìm số bị chia .
- Nhận biết số bị chia , số chia , thương .
- Biết giải bài tốn cĩ một phép nhân .
* Bài tập cần làm : 1,2 (a,b),3 (cột 1,2,3,4),4
II. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tìm số bị chia
3. Bài mới : Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
v Hoạt động 1: 
Bài 1: HS vận dụng cách tìm số bị chia đã học ở bài học 123.
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài
 Chẳng hạn:
	Y : 2 = 3
	Y = 3 x 2
	Y = 6 (Có thể nhắc lại cách tìm số bị chia)
Bài 2:
Nhắc HS phân biệt cách tìm số bị trừ và số bị chia.
HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, cách tìm số bị chia.
Trình bày cách giải:
	X – 2 = 4	X : 2 = 4
	X = 4 + 2	X = 4 x 2
	X = 6	X = 8
Bài 3:
HS nêu cách tìm số chưa biết ở ô trống trong mỗi cột rồi tính nhẩm.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
Hát
Tìm y
3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
X trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là số bị chia.
SBT = H + ST , SBC = T x SC
3 HS làm bài trên bảng lớp, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS nêu
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Vài HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTOAN TUAN 26.docx