Môn: Toán
Lớp: 2 Tên bài dạy:
Tiết: 71 Tuần: 15 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm được cách thực hiện phép trừ dạng: 100 trừ đi số có một chữ số hoặc số có hai chữ số.
- Thực hành tính trừ dạng “100 trừ đi một số” (trong đó có tính nhẩm với các trường hợp 100 trừ đi một số tròn chục có hai chữ số, tính viết )
- Giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Môn: Toán Lớp: 2 Tên bài dạy: Tiết: 71 Tuần: 15 100 trừ đi một số I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: Vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm được cách thực hiện phép trừ dạng: 100 trừ đi số có một chữ số hoặc số có hai chữ số. Thực hành tính trừ dạng “100 trừ đi một số” (trong đó có tính nhẩm với các trường hợp 100 trừ đi một số tròn chục có hai chữ số, tính viết ) Giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 5’ 1’ 8’ 7’ 5’ 5’ 3’ 1’ A. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng các bảng trừ đã học. B. Bài mới Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài: “ 100 trừ đi một số”. Gv hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100-36 và 100-5 100 – 36 = ? 100 0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6 bằng 4, viết 4 nhớ 1. 3 thêm 1 bằng 4, 0 không trừ được 4, lấy 10 trừ 4 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0, viết 0. - 36 064 100- 5 = ? 100 0 không trừ được 5, lấy 10 trừ 5 bằng 5, viết 5 nhớ 1. 0 không trừ được 1, lấy 10 trừ 1 bằng 9, viết 9, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0, viết 0. - 5 095 Thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính 100 - 3 100 - 8 100 - 54 100 - 77 100 100 100 100 - - - - 3 8 54 77 97 92 46 23 Lưu ý Khi đặt tính các hàng phải thẳng nhau, tính từ phải sang trái, từ hàng đơn vị trở đi. Bài 2:Tính nhẩm: Mẫu: 100 - 20 = 80 10 chục – 2 chục = 8 chục 100 - 60 = 40 100 - 90 = 10 100 - 30 = 70 100 - 40 = 60 Lưu ý: Vì đều là số tròn chục nên ta chỉ cần lấy chữ số hàng chục trừ cho nhau. Bài 3: Tóm tắt: Buổi sáng : 100 l Buổi chiều ít hơn: 32 l Buổi chiều : .. l ? Bài giải Số lít dầu buổi chiều cửa hàng bán được là: 100 - 32 = 68 ( l ) Đáp số: 68 lít dầu. Lưu ý: Bài toán dạng nhiều hơn- ít hơn. Bài 4: Số? 50 - 50 75 - 25 100 4. Củng cố- Dặn dò: - Tiếp tục học thuộc lòng các bảng trừ. * PP kiểm tra-đánh giá Gv gọi 5 Hs lên bảng, mỗi HS đọc bất kỳ một bảng trừ. Cả lớp nghe và nhận xét. Gv nhận xét, đánh giá. * PP giảng giải, luyện tập, thực hành Gv giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng. Hs chuẩn bị đồ dùng học tập. Gv nêu phép tính cộng trừ 100-36=?. Khuyến khích Hs tự tìm cách giải, nếu Hs không tìm được kết qủa, Gv có thể gợi ý cho Hs đặt tính hàng dọc. Phép tính 100-5=? Hs cũng tự làm. Gv nêu chú ý: khi đặt tính theo hàng dọc nên viết cả chữ số 0 để không bị nhầm lẫn hàng, còn khi viết kết quả theo hàng ngang thì không cần ghi chữ số 0 ở hàng lớn nhất.. 1 Hs nêu yêu cầu bài toán. Cả lớp làm bài. 2 hs trong cùng một bàn đổi vở cho nhau chữa bài. Gv hỏi: Cách đặt tính như thế nào? Hs trả lời. Cả lớp nghe và nhận xét. 1 Hs nêu yêu cầu bài toán. Gv hỏi: Muốn tính nhẩm ta làm thế nào? Có nhận xét gì về các phép tính? Hs trả lời. Hs làm bài vào vở. Chữa bài. 1 Hs đọc yêu cầu bài toán. Gv và Hs phân tích đề bài, Gv kết hợp ghi tóm tắt lên bảng. Gv hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? Học sinh làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng chữa bài giải. Gv yêu cầu Hs nhận dạng bài toán. Gv cùng Hs nhận xét. 1 Hs đọc yêu cầu bài toán. Hs nêu cách điền số và thực hiện lại phép tính để xem số điền vào đã phù hợp chưa. Học sinh làm bài vào vở. 2 Hs lên bảng chữa bài giải. Gv cùng Hs nhận xét. Gv nhận xét giờ học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: