Giáo án Toán Lớp 2 - Tiết 7: Số bị trừ. Số trừ. Hiệu

Giáo án Toán Lớp 2 - Tiết 7: Số bị trừ. Số trừ. Hiệu

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.

 2. Kĩ năng:

 - Gọi tên đúng các thành phần trong phép trừ.

 - Củng cố về phép trừ (không nhớ) các số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn.

 3. Thái độ:

 - Chăm chú nghe giảng, làm theo yêu cầu của giáo viên.

 - Giáo dục tính cẩn thận chuẩn xác.

 - Yêu thích môn học.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.

 - Năng lực giải quyết vấn đề toán học.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1. Đối với giáo viên:

 - Bảng phụ.

 - Thước kẻ.

 2. Đối với học sinh:

 - Thước kẻ.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Phương pháp gợi mở - vấn đáp.

 - Phương pháp thực hành – luyện tập.

 - Phương pháp tổ chức học tập theo nhóm.

 

docx 5 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 - Tiết 7: Số bị trừ. Số trừ. Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
GIÁO ÁN
Môn: Toán lớp 2
Tuần 2 – Tiết 7
Số bị trừ - Số trừ - Hiệu
 Sinh viên thực hiện : Nhóm 3
 Lớp : Tiểu Học K39B
Giáo viên hướng dẫn: Cô Hoàng Thị Hoà
 Năm học: 2018 – 2019
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
 2. Kĩ năng:
 - Gọi tên đúng các thành phần trong phép trừ.
 - Củng cố về phép trừ (không nhớ) các số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn.
 3. Thái độ:
 - Chăm chú nghe giảng, làm theo yêu cầu của giáo viên.
 - Giáo dục tính cẩn thận chuẩn xác.
 - Yêu thích môn học.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Đối với giáo viên:
 - Bảng phụ.
 - Thước kẻ.
 2. Đối với học sinh:
 - Thước kẻ.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Phương pháp gợi mở - vấn đáp.
 - Phương pháp thực hành – luyện tập.
 - Phương pháp tổ chức học tập theo nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động/ Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: (1p)
- Kiểm tra sĩ số.
- Gv yêu cầu trưởng ban văn nghệ cho các bạn hát một bài để khởi động.
- Chủ tịch hội đồng tự quản báo cáo sĩ số.
- TBVN cho lớp khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Gv yêu cầu hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài ra nháp.
Đề bài: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:
a, 43 và 21
b, 25 và 34
- Gv yêu cầu hs nhận xét bài làm trên bảng.
- Gv yêu cầu hs nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép tính trên.
- Gv nhận xét, chốt đáp án.
- Hs thực hiện yêu cầu.
- Hs nhận xét.
- Hs nêu tên gọi.
- Hs lắng nghe.
3. Bài mới:
( 8 – 12p)
a, Giới thiệu bài mới:
b, Hình thành bài mới:
- Gv giới thiệu bài mới.
- Gv ghi tựa bài lên bảng, yêu cầu hs ghi tựa bài vào vở.
- Gv ghi phép trừ lên bảng:
59 – 35 = 24
- Gv yêu cầu hs đọc phép tính.
- Gv chỉ vào từng số trong phép trừ và nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. Đồng thời gv cũng ghi tên gọi lên bảng.
59: Số bị trừ
35: Số trừ
24: Hiệu
- Gv yêu cầu hs nêu lại tên thành phần và kết quả của phép trừ.
- Gv ghi phép tính theo cột dọc lên bảng.
- Gv chỉ vào từng số trong phép trừ và yêu cầu cả lớp dựa vào phép tính vừa học nêu tên gọi.
- Gv chốt: “Khi đặt tính theo cột dọc, tên các thành phần và kết quả trong phép trừ không thay đổi.”
- Gv nêu chú ý: “ Trong phép trừ 
59 – 35 = 24, 24 là hiệu; 59 – 35 cũng được gọi là hiệu.”
- Gv ghi phép trừ lên bảng:
79 – 46 = 33
- Gv chỉ vào từng số và yêu cầu hs nêu tên gọi của số đó.
- Gv yêu cầu hs lên bảng đặt tính theo cột dọc và nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ trên.
- Gv yêu cầu hs tự lấy phép trừ , nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
- Hs lắng nghe.
- Hs ghi tựa bài vào vở.
- Hs quan sát.
- Hs đọc phép tính.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs thực hiện yêu cầu.
- Hs quan sát.
- Hs thực hiện yêu cầu.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát.
- Hs thực hiện yêu cầu.
- Hs thực hiện yêu cầu.
à SBT
à ST
à Hiệu
- Hs tự lấy ví dụ và nêu tên gọi.
4. Luyện tập:
(12 – 15p)
Bài 1:
- Gv yêu cầu hs quan sát mẫu và đọc phép trừ của mẫu.
- Gv yêu cầu hs nêu cách lm bài thông qua mẫu.
- Gv yêu cầu hs làm bài theo nhóm đôi.
- Gv yêu cầu các nhóm nêu kết quả.
- Gv yêu cầu nhận xét.
- Gv chốt đáp án.
- Hs quan sát và đọc.
- Hs thực hiện yêu cầu.
 + Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
 + Trừ nhẩm theo cột, rồi điền kết quả vào ô thích hợp.
- Hs làm bài.
- Hs nêu kết quả.
- Hs nhận xét.
- Hs quan sát.
SBT
19
90
87
59
72
34
ST
6
30
25
50
0
34
Hiệu
13
60
62
9
72
0
Bài 2:
- Gv yêu cầu hs đọc để bài.
- Gv hướng dẫn hs làm bài.
- Gv yêu cầu hs lên bảng làm bài.
- Gv yêu cầu nhận xét.
- Gv chốt đáp án.
- Hs đọc.
- Hs lắng nghe.
- Hs thực hiện yêu cầu.
- Hs nhận xét.
- Hs lắng nghe.
b, 
c, 
 d, 
Bài 3:
- Gv yêu cầu hs đọc thầm bài toán.
- Gv yêu cầu hs làm bài cá nhân.
- Gv yêu cầu hs đọc bài làm.
- Gv yêu cầu hs nhận xét.
- Gv chốt đáp án.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm.
- Hs nhận xét.
- Hs lắng nghe.
Bài giải
Độ dài đoạn dây còn lại là:
8 – 3 = 5 (dm)
Đáp số: 5dm.
5. Củng cố, dặn dò:
(5p)
- Trò chơi: Tìm đường về nhà.
Luật chơi: Ở các ngã rẽ có các câu hỏi, trả lời đúng các câu hỏi giúp nhân vật di chuyển theo hướng về nhà. Trả lời sai bị mất lượt chơi.
- Gv nhận xét tiết học, yêu cầu chuẩn bị bài học sau “Luyện tập”.
- Hs tham gia trò chơi.
- Hs lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_tiet_7_so_bi_tru_so_tru_hieu.docx