Giáo án Toán học 2 - Tiết 114: Thể tích hình hộp chữ nhật

Giáo án Toán học 2 - Tiết 114: Thể tích hình hộp chữ nhật

I. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 - Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.

 - Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập có liên quan.

 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận chính xác, học sinh kiểm tra: làm 1a.

II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng dạy toán 5.

 Chuẩn bị:

 - Hình hộp chữ nhật rỗng, trong suốt, có nắp.

 - Khối lập phương bằng gỗ thể tích 1cm3 hoặc hình vẽ mô tả như sách giáo khoa.

 - Hình minh họa cắt từ bài 2, 3.

 

doc 2 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 2 - Tiết 114: Thể tích hình hộp chữ nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: TOÁN Tuần: 24 
Tiết: 114 – Bài: Thể tích hình hộp chữ nhật
Ngày soạn: 08/ 02/ 2012 
Ngày dạy: 13/ 02/ 2012 
Người soạn: Phạm Quốc Bình 
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lệ Liễu
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh:
 - Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
 - Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập có liên quan.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận chính xác, học sinh kiểm tra: làm 1a.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng dạy toán 5.
 Chuẩn bị:
 - Hình hộp chữ nhật rỗng, trong suốt, có nắp.
 - Khối lập phương bằng gỗ thể tích 1cm3 hoặc hình vẽ mô tả như sách giáo khoa.
 - Hình minh họa cắt từ bài 2, 3.
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
ï Hoạt động 1: Khởi động.
- Cho học sinh hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
 + Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt, là những mặt nào?
 + Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước? là những kích thước nào?
 + Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu cạnh? Có bao nhiêu đỉnh?
- Gọi học sinh nhận xét.
- Nhận xét chung.
- Giáo viên giới thiệu bài mới: “Thể tích hình hộp chữ nhật”
ï Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
Hình thành công thức và quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật.
a) Ví dụ: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa trang 120.
- Giáo viên lấy thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.
+ Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng xen-ti-met khối ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hợp (xem các hình vẽ dưới đây)
+ Gọi học sinh lên đếm xem xếp 1 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3.
+ Giáo viên: mỗi lớp có 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1cm3).
+ Muốn xếp đầy hộp phải xếp mấy lớp?
+ Vậy cần bao nhiêu hình để xếp đầy hộp?
- Vậy thể tích hình hộp chữ nhật đã cho là: 
 20 x 16 x 10 = 3200 (cm3).
b) Quy tắc:
- Giáo viên ghi trên bảng và giải thích.
20 x 16 x 10 = 3200
 C. dài C. rộng C. cao Thể tích
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
- Giáo viên chốt lại quy tắc.
+ Gọi học sinh đọc quy tắc trong sách giáo khoa trang 121.
- Giáo viên ghi lên bảng:
 Gọi V là thể tích ta có: V = a x b x c 
 (a, b, c là 3 kích thước cùng đơn vị đo).
ï Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Tự làm vào vở.
 a) 5 x 4 x 9 = 180 (cm3).
 b) 1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (cm3).
 c) (dm3).
- Giáo viên nhận xét, sửa bài (ghi thang điểm).
- Chấm điểm vào vở.
- Tổng kết điểm.
ï Hoạt động 4: Trò chơi cũng cố - dặn dò.
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào? 
Trò chơi: 
- Chia lớp thành 2 dãy A và B chơi trò chơi thi đua tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng và chiều cao lần lượt là:
 a) a = 8cm; b = 4cm; c = 3cm.
 b) a = 1.4m; b = 0.8; c = 1.5m.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học thuộc quy tắc, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và xem trước bài: 
“ Thể tích hình lập phương”.
- Cả lớp hát.
- Học sinh trả lời:
 + Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, gồm 2 mặt đáy và 4 mặt xung quanh.
 + Hình hộp chữ nhật 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
 + Hình hộp chữ nhật có 12 cạnh và 8 đỉnh.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa trang 120.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh quan sát hình hộp chữ nhật đã xếp các hình lập phương 1cm3 vào đủ 1 lớp trong hộp (như mô hình).
- Học sinh lên đếm và trả lời.
+ Mỗi lớp gồm 16 hàng, mỗi hàng gồm 20 hình lập phương 1cm3.
+ Muốn xếp đầy hộp phải xếp 10 lớp.
+ Cần 320 x 10 = 3200 (hình lập phương).
+ Học sinh nhắc lại.
- Học sinh nhìn cách ghi của giáo viên trả lời.
- Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
- 2 – 3 học sinh đọc lại.
- Ghi công thức: V = a x b x c
- 2 - 3 học sinh đọc đề: Thể tích hình hộp chữ nhật. 
- Tìm thể tích hình hộp chữ nhật.
- Học sinh làm vào vở.
- Học sinh lắng nghe và đổi vở kiểm tra.
- Nhận xét.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thi đua với nhau.
- Lớp nhận xét tuyên dương.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Duyệt của giáo viên hướng dẫn.
 - Hình thức:
.. ..
..
 - Nội dung:
..
..
..
Ngày tháng năm 2012
 GVHD

Tài liệu đính kèm:

  • docsoangiang.doc