Giáo án Toán 2 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Văn Thị Huỳnh Trâm

Giáo án Toán 2 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Văn Thị Huỳnh Trâm

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Học sinh biết:

 Giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.

 Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần tự giác học tập và hăng hái xây dựng bài và yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Giáo viên: SGK, giáo án, bài giảng điện tử, đồ dùng.

 Học sinh: SGK, vở BT Toán, tập Toán, viết, thước kẻ

 

docx 12 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 2 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Văn Thị Huỳnh Trâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN HỌC THỨ 7
(Từ ngày: 03/9/2018 Đến ngày: 07/9/2018)
THỨ
TIẾT
TKB
LỚP
MÔN
TIẾT
PPCT
TÊN BÀI DẠY
TÍCH HỢP
Thứ hai
03/9/2018
Nghỉ bù lễ 2 tháng 9
Thứ ba
04/9/2018
Làm lễ Khai giảng (trù bị)
1C
2.3
TNXH
7
Ăn uống đầy đủ
Thứ tư
05/9/2018
Lễ khai giảng năm học mới
Thứ năm
06/9/2018
1S
2.2
Toán
31
Luyện tập
3S
2.1
Toán
31
Luyện tập
5S
2.3
Toán (LTT)
7
Ôn tập Tuần 6
2C
2.1
Rèn chữ
7
Rèn từ
3C
2.4
Toán (LTT)
7
Ôn tập Tuần 6
Thứ sáu
07/9/2018
1S
2.1
Toán
32
Ki – lô – gam 
3S
2.2
Toán
32
Ki – lô – gam 
3C
2.1
SHTT
7
Truyền thống nhà trường
Tuần 7	Thứ năm, ngày 06 tháng 9 năm 2018
Tiết PPCT: 31	Toán	
	LUYỆN TẬP
 MỤC TIÊU: Học sinh biết:
Giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần tự giác học tập và hăng hái xây dựng bài và yêu thích môn học.
 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: SGK, giáo án, bài giảng điện tử, đồ dùng.
Học sinh: SGK, vở BT Toán, tập Toán, viết, thước kẻ
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS lấy bảng con thực hiện bài toán sau: Lan có 5 cái kẹo, Hoa có ít hơn Lan 2 cái kẹo. Hỏi Hoa có mấy cái kẹo?
Bài toán này thuộc dạng toán gì?
 Nhận xét 
Bài mới
Giới thiệu bài:
Hoạt động luyện tập:
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau
Anh : 16 tuổi
Em kém anh : 5 tuổi
Em : ... tuổi?
Gọi HS nêu yêu cầu bài.
Dựa vào tóm tắt hãy nêu miệng đề toán.
Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
Vì sao em lấy 16 – 5 = 11 ?
Bài toán này thuộc dạng toán gì ?
Nhận xét. Tuyên dương.
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt 
Em : 11 tuổi
Anh hơn em : 5 tuổi
Anh : ... tuổi?
Gọi 1HS đọc đề bài.
Dựa vào tóm tắt đặt đề bài toán.
Cho HS làm bài vào bảng con.
Bài toán này thuộc dạng toán gì?
Nhận xét. Tuyên dương.
Bài 4: Tòa nhà thứ nhất có 16 tầng, tòa nhà thứ hai có ít hơn tòa nhà thứ nhất 4 tầng. Hỏi tòa nhà thứ hai có bao nhiêu tầng?
Gọi HS đọc đề bài.
Đề bài cho biết gì?
Đề bài hỏi gì?
Để tìm được số tầng của tòa nhà thứ hai ta làm thế nào?
Đây là dạng toán gì?
Cho HS làm bài vào vở. 1HS làm bảng phụ.
Nhận xét. Sửa bài.
Tuyên dương.
Củng cố
Chúng ta vừa học toán bài gì?
Để giải bài toán về nhiều hơn ta làm thế nào?
Để giải bài toán về ít hơn ta làm thế nào?
Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà xem lại bài học.
Chuẩn bị bài tiếp theo: Ki-lô-gam.
Thực hiện.
Đây là bài toán thuộc dạng toán về ít hơn.
Giải bài toán theo tóm tắt sau. (Đọc tóm tắt).
Anh 16 tuổi, em kém anh 5 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi?
Cả lớp làm bảng con. 1 HS làm bảng lớp. Trình bày:
Bài giải:
	Số tuổi của em là:
	16 – 5 = 11 (tuổi)
	Đáp số: 11 tuổi.
Nhận xét bài làm của bạn.
Vì tuổi của em ít hơn tuổi của anh nên để tìm tuổi của em ta làm phép tính trừ, 16 – 5.
Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn.
Giải bài toán theo tóm tắt sau. (Đọc tóm tắt).
Em 11 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi?
Thực hiện. Trình bày:
Bài giải:
	Số tuổi của anh là:
	11 + 5 = 17 (tuổi)
	Đáp số: 17 tuổi.
Nhận xét bài của bạn.
Bài toán này thuộc dạng toán về nhiều hơn.
Tòa nhà thứ nhất có 16 tầng, tòa nhà thứ hai có ít hơn tòa nhà thứ nhất 4 tầng. Hỏi tòa nhà thứ hai có bao nhiêu tầng?
Tòa nhà thứ nhất có 16 tầng, tòa nhà thứ hai có ít hơn tòa nhà thứ nhất 4 tầng.
Hỏi tòa nhà thứ hai có bao nhiêu tầng?
Thực hiện phép tính trừ vì tòa nhà thứ hai ít hơn tòa nhà thứ nhất.
Đây là dạng toán về ít hơn.
Thực hiện.
Sửa bài.
Luyện tập.
Trả lời.
Tuần 7	Thứ sáu, ngày 07 tháng 9 năm 2018
Tiết PPCT: 32	Toán	
	KI – LÔ - GAM
MỤC TIÊU: Học sinh biết:
Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường; Ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và kí hiệu của nó; Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
Thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị đo kg.
Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần tự giác học tập và hăng hái xây dựng bài và yêu thích môn học.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: SGK, giáo án, bài giảng điện tử, đồ dùng.
Học sinh: SGK, vở BT Toán, tập Toán, viết, thước kẻ
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Ổn định
 Kiểm tra bài cũ
Để giải bài toán ít hơn, nhiều hơn ta làm thế nào?
Nhận xét.
 Bài mới
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn
Yêu cầu HS tay phải cầm quyển sách Toán 2, tay trái cầm quyển vở và hỏi: Quyển nào nặng hơn, quyển nào nhẹ hơn? 
Yêu cầu HS lần lượt nhấc quả cân 1kg lên, sau đó nhấc quyển vở lên và hỏi: vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn?
Kết luận: trong thực tế có vật nặng hơn hoặc nhẹ hơn vật khác. Muốn biết vật nặng nhẹ thế nào ta phải cân vật đó.
Hoạt động 2: Giới thiệu các cân đĩa và cách cân đồ vật
Cho HS quan sát cái cân đĩa và nhận xét về hình dạng cái cân đĩa đó.
Với cái cân đĩa, ta có thể cân để xem vật nào nặng (nhẹ) hơn vật nào như sau: Để gói kẹo lên một đĩa và gói bánh lên một đĩa khác.
+ Nếu cân thăng bằng ta nói gói kẹo nặng bằng gói bánh. (Cho HS nhìn vào cân thấy kim chỉ ở điểm chính giữa).
Nêu tình huống :
+ Nếu cân nghiêng về phía gói kẹo ta nói thế nào?
+ Nếu cân nghiêng về phía gói bánh ta nói thế nào?
Hoạt động 3: Giới thiệu kilôgam, quả cân 1 ki-lô-gam
Cân các vật để xem mức độ nặng (nhẹ) thế nào ta dùng đơn vị đo là kilôgam. Kilôgam viết tắt là kg.
Viết lên bảng: Kilôgam – kg, gọi HS đọc.
Cho HS xem các quả cân 1kg, 2kg, 5kg và đọc các số đo ghi trên quả cân.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Đọc, viết (theo mẫu)
Gọi HS nêu yêu cầu bài.
Yêu cầu HS làm bài vào SGK.
Nhận xét sửa bài.
Tuyên dương.
Bài 2: Tính (theo mẫu)
1kg + 2kg = 3kg	10kg – 5kg =
6kg + 20kg =	24kg – 13kg = 
47kg + 12kg =	35kg – 25kg = 
Yêu cầu đọc đề bài.
Nhận xét về các số trong bài tập 2
Quan sát mẫu: 1kg + 2kg = 3kg
Vì sao 1kg cộng 2kg lại bằng 3kg ?
Muốn thực hiện 1kg + 2kg ta làm thế nào? 
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Thu vở, nhận xét.
Củng cố
Hôm nay ta học toán bài gì?
Muốn biết một vật nặng hay nhẹ ta làm thế nào?
Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là gì?
Ki-lô-gam viết tắt là gì?
Nhận xét.
 Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà xem lại bài học.
Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện tập.
Trả lời.
Thực hiện theo yêu cầu.
Quyển sách nặng hơn, quyển vở nhẹ hơn.
HS làm theo yêu cầu.
Quả cân nặng hơn, quyển vở nhẹ hơn.
Cân có hai đĩa, giữa 2 đĩa có vạch thăng bằng, kim thăng bằng.
Theo dõi GV cân mẫu.
Gói kẹo nặng hơn gói bánh hoặc gói bánh nhẹ hơn gói kẹo.
Gói bánh nặng hơn gói kẹo hoặc gói kẹo nhẹ hơn gói bánh.
Ki-lô-gam
HS làm theo yêu cầu.
Đọc, viết (theo mẫu).
Thực hiện.
Trình bày.
Tính (theo mẫu).
Đây là các số đo khối lượng có đơn vị là ki-lô-gam.
Vì 1 cộng 2 bằng 3.
Ta lấy 1 + 2 = 3, rồi viết kg vào sau số 3.
Thực hiện. 1 HS làm bảng lớp.
Sửa bài.
Bài Ki-lô-gam.
Muốn biết một vật nặng hay nhẹ ta đem cân vật.
Ki-lô-gam.
Kg.
Tuần 7	Thứ sáu, ngày 07 tháng 9 năm 2018
Tiết PPCT: 7	Luyện tập toán	
	ÔN TẬP TUẦN 6
MỤC TIÊU
Ôn tập giải bài toán về ít hơn; Phép cộng trong phạm vi 100 dạng 47 + 25.
Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần tự giác học tập và hăng hái xây dựng bài và yêu thích môn học.
 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: phiếu bài tập Toán.
Học sinh: viết, thước kẻ
 NỘI DUNG DẠY HỌC
Kèm theo Phiếu bài tập Tuần 6
Tuần 7	Thứ ba, ngày 04 tháng 9 năm 2018
Tiết PPCT: 7	Tự nhiên xã hội	
	ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
MỤC TIÊU: Học sinh biết:
Ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.
Buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối nên ăn ít, không nên bỏ bữa ăn.
Nghiêm túc trong giờ học, biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể thật tốt.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giáo viên: SGK, giáo án, bài giảng điện tử, đồ dùng dạy học.
Học sinh: SGK, vở bài học, Vở bài tập, bút, thước
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ôn định: 
Bài cũ:
Nêu sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
Ăn chậm nhai kỹ có tác dụng gì?
Nhận xét. Tuyên dương.
Bài mới
Hoạt động 1: Các bữa ăn và thức ăn hàng ngày.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
Dựa theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Chốt lại ý chính và rút ra kết luận chung
Trước và sau bữa ăn chúng ta nên làm gì ?
Nhận xét. Tuyên dương.
Hoạt động 2: Lợi ích của việc ăn uống đầy đủ.
Bước 1: Làm việc cả lớp.
Gợi ý cho học sinh cả lớp nhớ lại những gì các em đã được học bài “Tiêu hoá thức ăn” bằng câu hỏi.
Đưa một số câu hỏi.
Bước 2: Thảo luận trong nhóm các câu hỏi trên. 
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Kết luận chung. 
Hoạt động 3: Trò chơi đi chợ
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
Bước 2: Học sinh bắt đầu chơi.
Bước 3: Từng học sinh nêu trước lớp thức ăn đồ uống của gia đình mình.
Củng cố
Hôm nay chúng ta đã học TNXH bài gì?
Cho HS xem video clip về ăn uống đầy đủ.
Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về xem lại bài.
Chuẩn bị bài học tiếp theo: Ăn uống sạch sẽ.
Hát.
Trả lời.
Làm việc theo nhóm.
Tập hỏi và trả lời nhau trong nhóm.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm trước. 
Học sinh nhắc lại kết luận
Rửa tay sạch trước khi ăn, không ăn đồ ngọt trước bữa ăn.
Sau khi ăn rửa miệng và súc miệng cho sạch.
Học sinh trình bày trước lớp.
Nhắc lại kết luận.
Tham gia trò chơi.
Hôm nay chúng ta học TNXH bài Ăn uống đầy đủ.
Xem video.
Tuần 7	Thứ sáu, ngày 07 tháng 9 năm 2018
Tiết PPCT: 7	Sinh hoạt tập thể
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Học sinh tổng kết ưu khuyết điểm của Tuần 7.
Ổn định nề nếp, sinh hoạt cho tuần tiếp theo.
Hăng hái tham gia học tập, yêu thích lớp học, bạn bè, thầy cô và mái trường.
 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Ổn định
Các hoạt động
Hoạt động 1: Nhận xét Tuần 7
Mời lớp trưởng lên điều khiển sinh hoạt
Tuyên dương những tổ đã thực hiện tốt trong tuần qua.
Tuyên dương cá nhân: 
Phê bình học sinh vi phạm: 
Nhắc nhở, nhận xét, rút kinh nghiệm
Hoạt động 2: Kế hoạch Tuần 8
Chủ điểm: “Truyền thống nhà trường”
Nêu kế hoạch Tuần 7
Tiếp tục nhắc nhở học sinh thực hiện nề nếp tốt:
+ Xếp hàng nghiêm túc khi ra vào lớp.
+ Thực hiện tốt bài hát đầu giờ bài Em yêu trường em.
+ Chào hỏi thầy cô và người lớn
+ Nghiêm túc trong giờ học, không nói chuyện, không làm việc riêng trong lớp.
+ Lưu ý an toàn khi chơi. Tránh xô đẩy, chen lấn trong các giờ ra chơi, giờ ăn.
+ Kim Ngân theo dõi việc xếp ghế sau giờ ăn của lớp.
+ Minh Trí theo dõi việc trực nhật bảng lớp.
+ Mang đầy đủ sách vở khi đến lớp.
Hoạt động 3: Ôn về truyền thống nhà trường. 
Củng cố - Dặn dò
Nhắc lại nội dung kế hoạch.
Chuẩn bị tốt cho tuần mới.
Hát.
Lớp trưởng đánh giá chung.
Các tổ trưởng nhận xét
Lớp phó nhận xét
Ý kiến của cả lớp
Bình chọn:
+ Khen: 
+ Nhắc nhở: 
Cho lớp trưởng đọc lại các việc cần thực hiện cho tuần sau.
Một số HS nhắc lại.
Thực hiện.
Thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_2_tuan_7_nam_hoc_2018_2019_van_thi_huynh_tram.docx