I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết một ngày có 24 giờ,24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các bưởi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian:ngày ,giờ.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ
- Nhận biết thời điểm ,khoảng thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Giáo viên :
- Bảng ghi sẵn nội dung bài học
- Mô hình đồng hồ có thể quay kim.
2. Học sinh :
- Mô hình đồng hồ có thể quay kim.
II. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 3 Tuần : 16.. TRƯỜNG TIỂU HỌC THSP PHAN ĐÌNH PHÙNG Tiết :76 Ngày : Thứ hai 08/08/2011. GIÁO ÁN BÀI DẠY : NGÀY , GIỜ ¬ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Nhận biết một ngày có 24 giờ,24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Biết các bưởi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày. - Nhận biết đơn vị đo thời gian:ngày ,giờ. - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ - Nhận biết thời điểm ,khoảng thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : - Bảng ghi sẵn nội dung bài học - Mô hình đồng hồ có thể quay kim. 2. Học sinh : - Mô hình đồng hồ có thể quay kim. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP : Phương pháp dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ổn định : Hát Thực hành Bài cũ: Hoạt động : Yêu cầu HS quay kim đồng hồ chỉ 2giờ đúng, 5giờ đúng , 9giờ đúng, 12giờ đúng Yêu cầu HS nêu vị trí kim phút, kim giờ. Hs sử dụng mô hình đồng hồ Giảng giải- Đàm thoại Thực hành SGK Bài mới : Hoạt động 1 : Giới thiệu ngày, giờ Bước 1: - Y/c HS nói rõ bây giờ là ban ngày hay ban đêm. - Nêu: Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm chúng ta không nhìn thấy mặt trời. - Đưa ra mặt đồng hồ, GV quay các giờ trong ngày và hỏi HS vào giờ đó ở nhà làm gì? - Giới thiệu: Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Bước 2: - Nêu: Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Nêu: 24 giờ trong một ngày lại được chia ra theo các buổi. - Quay đồng hồ cho HS đọc giờ của từng buổi. - Y/C HS đọc phần bài học trong SGK. - Hỏi: 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ - Tại sao? - Có thể hỏi thêm về các giờ khác. - Vậy còn bức tranh cuối cùng? Hoạt động 2. Luyện tập - thực hành. Bài 1. Y/C HS nêu cách làm bài. - Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ? - Điền số mấy vào chỗ chấm? - Em tập thể dục lúc mấy giờ? - Y/C HS làm tương tự với các phần còn lại. - Nhận xét cho HS điểm. Bài 2. Y/C HS nêu đề bài. - Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ? - Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng? - Hãy đọc câu ghi trên bức tranh 2. - 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều? - Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều? - Bức tranh 4 vẽ điều gì? - Đồng hồ nào chỉ lúc 10 giờ đêm? Bài 3. GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu để làm bài. - HS nhắc lại - Bây giờ là ban ngày. - HS trả lời - HS nhắc lại. - HS đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời: 24 tiếng đồng hồ (24 giờ). - Đọc bài. - Còn gọi là 13 giờ. - Vì 12 gờ trưa rồi đến 1 giờ chiều. 12 cộng 1 bằng 13 nên 1 giờ chính là 13 giờ. - Chỉ 6 giờ. - Điền số 6. - Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng. - Làm bài. 1 HS đọc chữa bài. - Lúc 7 giờ sáng. - Đông hồ C. - Em chơi thả diều lúc 17 giờ. - Còn gọi là 5 giờ chiều. - Đồng hồ D chỉ 5 giờ chiều. - Em ngủ lúc 10 giờ đêm - Đ/ hồ Bảng gài chỉ lúc 10 giờ đêm - Em đọc truyện lúc 8 giờ tối. Đồng hồ A chỉ 8 giờ tối. - Làm bài. 20 giờ còn gọi là 8 giờ tối. Củng cố : Hỏi: 1 ngày có bao nhiêu giờ? Một ngày bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? HS xung phong trả lời Dặn dò : Dặn dò HS ghi nhớ nội dung bài học và luyện tập kỹ cách xem giờ đúng trên đồng hồ. Tập xem giờ ở nhà.
Tài liệu đính kèm: