Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 31, Bài 23+24: Bóp nát quả cam - Chiếc rễ đa tròn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 31, Bài 23+24: Bóp nát quả cam - Chiếc rễ đa tròn

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Chiếc rễ đa tròn; biết phân biệt giọng người kể chuyện và giọng của các nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ); tốc độ khoảng 60 – 65 tiếng/ phút.

- Qua bài đọc và hình ảnh minh họa, hiểu được vì sao Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn, hiểu được tình yêu thương Bác dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

2. Năng lực:

- Hình thành ba năng lực chung (Năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.) và phát triển năng lực đặc thù (Năng lực ngôn ngữ): Biết trao đổi về nội dung của văn bản.

3. Phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất: Yêu nước (Biết yêu thiên nhiên). Trách nhiệm (có ý thức bảo vệ môi trường).

 

docx 23 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 31, Bài 23+24: Bóp nát quả cam - Chiếc rễ đa tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Tiếng Việt
 CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
 BÀI 23: BÓP NÁT QUẢ CAM ( Tiết 1 + 2)
 ĐỌC: BÓP NÁT QUẢ CAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện về một nhân vật lịch sử - Trần Quốc Toản; hiểu được nội dung câu chuyện và chí anh hùng của Trần Quốc Toản.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Đọc phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa các từ mới trong truyện: giặc Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.
- Biết được sự kiện lịch sự và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện.
- Quan sát tranh và nhận ra được các chi tiết trong tranh ở bài đọc.
2. Năng lực: 
- Hình thành ba năng lực chung (Năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.) và phát triển năng lực đặc thù (Năng lực ngôn ngữ): Biết trao đổi về nội dung của văn bản và các chi tiết trong tranh.
3. Phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất: Nhân ái (tình cảm trân trọng đối với người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản, Yêu nước (bồi dưỡng thêm lòng tự hào dân tộc.)
II. CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên
a) Kiến thức: GV nắm được đặc điểm và nội dung VB truyện, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong VB (Truyện có 2 nhân vật chính: Trần Quốc Toản và nhà vua; quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ vua – tôi. Điều này chi phối thái độ và cách xưng hô giữa các nhân vật với nhau).
b) Phương tiện dạy học: 
- Tranh minh họa bài đọc
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở Tập viết 2 tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn và khởi động:
Ôn:
- Tiết trước học bài gì?
- Yêu cầu hs đọc bài thơ, câu chuyện về chú bộ đội hải quân.
Khởi động:
- Gv cho hs nghe bài hát về anh Kim Đồng và yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên một anh hùng nhỏ tuổi mà em biết 
- Gv nhận xét kết nối bài mới: Hôm nay cô và các em sẽ biết thêm một người anh hùng nhỏ tuổi có lòng căm thù giặc sâu sắc, có quyết tâm đánh giặc cứu nước. Đó cũng là người vì căm thù giặc mà bóp nát quả cam vừa được vua ban. Để biết được người anh hùng đó là ai, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay. Gv ghi đề bài: Bóp nát quả cam
Đọc văn bản:
Đọc mẫu:
- Gv đưa tranh minh họa bài đọc, yêu cầu hs quan sát tranh và trao đổi nhóm 2 về nội dung tranh.
- Gv nhận xét chốt lại nội dung tranh vẽ: Trần Quốc Toản quỳ gối tâu vua: “Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh.” Và đặt thanh gươm lên gáy xin chịu tội.
- Gv nêu cách đọc: Đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Chú ý lời thoại của nhân vật: Giọng của Trần Quốc Toản tuy còn trẻ nhưng đanh thép; Giọng của vua trầm và uy nghi. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. Và đọc mẫu.
- Bài đọc có mấy câu?
- Yc Hs đọc nối tiếp câu lần 1
+ Luyện đọc từ khó: ngang ngược, xâm chiếm, tạm nghỉ, ghiến răng...
+ Gv phân biệt, hướng dẫn, đọc mẫu
+ Yêu cầu hs đọc từ
+ Gọi hs đọc toàn bộ từ khó.
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp câu lần 2
- Hướng dẫn đọc câu dài: 
Đợi từ sáng đến trưa,/ vẫn không gặp được vua,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.//
Quốc Toản cảm tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:/ “ Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước.”//
 Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.//
+ Gv hướng dẫn – đọc mẫu
+ Yêu cầu hs đọc
Đọc đoạn:
- Gv chia đoạn: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu... xăm xăm xuống bến.
+ Đoạn 2: tiếp theo  xin chịu tội.
+ Đoạn 3: tiếp theo  một quả cam.
+ Đoạn 4: phần còn lại.
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn lần 1. 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn lần 2 và kết hợp giải nghĩa từ: 
+ Nguyên là tên riêng của triều vua nào?
+ Ngang ngược là thế nào?
+ Em biết gì về Trần Quốc Toản?
+ Thuyền rồng là loại thuyền gì?
+ Em hiểu thế nào về từ bệ kiến?
+ Vương hầu là chỉ những người nào trong triều đình?
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn lần 3. 
Đọc trong nhóm:
- Yêu cầu hs đọc đoạn theo nhóm 4
Thi đọc:
- Yêu cầu hs thi đọc theo nhóm
- Nhận xét – tuyên dương nhóm đọc tốt
Đọc toàn bài:
- Yêu cầu hs đọc toàn bài
- Thư gửi bố ngoài đảo
- 2 – 3 hs thực hiện
- Hs lắng nghe
+ Anh Kim Đồng
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Hs hoạt động nhóm đôi, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs lắng nghe và đọc thầm theo
- 13 câu
- 1 em/ 1 câu
+ Lắng nghe
+ Cá nhân, đồng thanh
+ 1 hs đọc
- 1 em/ 1 câu
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Cá nhân
- Theo dõi, đánh dấu
- 1 em/ 1 đoạn
- 1 em/ 1 đoạn
+ Giặc Nguyên là triều vua Trung Hoa (1279 – 1368), ba lần xăm lược nước ta đều thua.
+ Ngang ngược là bất chấp lẽ phải, tỏ ra không sợ gì.
+ Trần Quốc Toản Toản (1267 – 1285): một thiếu niên anh hùng, em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
+ Thuyền rồng: thuyền của vua có chạm hình con rồng.
+ Bệ kiến: gặp vua
+ Vương hầu: Những người có tước vị cao do vua ban.
- 1 em/ 1 đoạn
- Luyện đọc theo nhóm
- 2 nhóm thi đọc
- Nhóm khác nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 hs đọc
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động chuyển tiết
3. Trả lời câu hỏi: 
- Gv yêu cầu học sinh đọc thầm từng đoạn và nêu câu hỏi:
+ Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
+ Tìm chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua.
+ Vua khen Trần Quốc Toản thế nào?
+ Vì sao được vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức?
+ Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?
+ Qua bài đọc, em biết gì về Trần Quốc Toản?
Ø Gv nhận xét, giáo dục: Nhỏ tuổi như Trần Quốc Toản mà đã có lòng yêu nước, căm thù giặc thì thật đáng khâm phục, đáng để chúng ta học tập.
- Qua đọc và tìm hiểu bài, em nào nêu nội dung của bài đọc hôm nay cho cả lớp nghe.
- Gv nhận xét, nêu nội dung bài: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước và căm thù giặc xâm lược.
4. Luyện đọc lại:
- Gọi hs đọc lại toàn bài
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Xếp các từ ngữ vào 2 nhóm: từ ngữ chỉ người và từ ngữ chỉ vật.
- Bài yêu cầu gì?
- Gv cho hs làm việc nhóm 4
- Gv gọi hs đại diện mỗi nhóm trình bày.
- Gv nhận xét và chốt đáp án: 
+ Từ ngữ chỉ người: Trần Quốc Toản, vua, lính, sứ thần.
+ Từ ngữ chỉ vật: thuyền rống, quả cam, thanh gươm.
Câu 2: Kết hợp ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để tạo câu nêu hoạt động.
- Gv nêu yêu cầu bài
- Gv gợi ý các bước thực hiện: 
+ Đọc các ô chữ.
+ Trong 3 ô chữ bên phải, ô chữ nào chứa các từ ngữ chỉ hoạt động
+ Yêu cầu hs nêu ghép 2 ô chữ để tạo câu nêu hoạt động.
- Gv nhận xét, chốt kết quả: Trần Quốc Toàn xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bên đề gặp vua.
+ Gv giải thích thêm: Trần Quốc Toản trẻ tuổi mà dũng cảm. - câu nêu đặc điểm.
Trần Quốc Toản là một cậu bé có lòng yêu nước. - câu giới thiệu.
- Yêu cầu hs đọc lại câu đúng
6. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bài
- Câu chuyện về Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, nói về điều gì?
- Dặn hs về đọc lại cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài: Chiếc rễ đa tròn
- Nhận xét tiết học.
- Hs hát, chơi 1 trò chơi
+ Trần Quốc Toản gặp vua để xin đánh giặc.
+ Các chi tiết cho thấy Trần Quốc Toàn rất nóng lòng gặp vua: cứ mãi không gặp được vua cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
+ Vua khen Trần Quốc Toàn còn trẻ mà đã biết lo việc nước.
+ Trần Quốc Toàn được vua khen mà vẫn ấm ức vì nghĩ vua coi mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.
+ Việc Trần Quốc Toàn vô tình bóp nát quả cam thê’ hiện Quốc Toản là người rất yêu nước, căm thù giặc.
+ Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước.
- Lắng nghe
- Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước và căm thù giặc xâm lược.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo
- Xếp các từ ngữ vào 2 nhóm: từ ngữ chỉ người và từ ngữ chỉ vật.
- Hoạt động nhóm 4, làm bài vào PBT
- Đại diện nhóm trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
+ 2 – 3 hs đọc
+ Ô chữ thứ 3 chứa các từ ngữ chi hoạt động là xô, xăm xăm xuống.
- Trần Quốc Toàn xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bên đề gặp vua.
- Lắng nghe
- 1 – 2 hs đọc
- 1 – 2 hs đọc lại
- Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước và căm thù giặc xâm lược.
- Hs lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt
 BÀI 23: BÓP NÁT QUẢ CAM ( T3)
 VIẾT CHỮ HOA Q (KIỂU 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết viết chữ viết hoa Q (kiểu 2); viết câu ứng dụng Trần Quốc Toản là người anh hùng nhỏ tuổi.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
2. Năng lực: 
Hình thành và phát triển ở hs năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự chủ, tự học thông qua các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất: Trách nhiệm (Có ý thức viết bài sạch sẽ).
II. CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên
- Chuẩn bị 4 bức tranh (như trong phần Nói và nghe) phóng to để HS sắp xếp, kể chuyện. 
- Mẫu chữ viết Q hoa, vở Tập viết 2 tập hai.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Vở Tập viết 2 tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn và khởi động:
a) Ôn:
- Tiết trước học bài gì?
- Yêu cầu hs đọc bài Bóp nát quả cam và trả lời câu hỏi sgk
- Gv nhận xét
b) Khởi động: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- Gv giới thiệu bài: Các em đã học và viết được chữ viết hoa N. Tiế ... .............................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt
 BÀI 24: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN ( Tiết 4)
LUYỆ TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết được từ ngữ chỉ tình cảm, yêu thương.
- Đặt được câu giới thiệu.
2. Năng lực: 
Hình thành, phát triển 3 năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác,
tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Hình thành, phát triển năng lực đặc thù (NL ngôn ngữ): Phát triển vốn từ về Bác Hồ và nhân dân.
3. Phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất: Trách nhiệm (Tự hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của gv). Chăm chỉ (Chăm học, chăm làm)
II. CHUẨN BỊ:
- Gv: tranh minh họa SGK,
- Hs: vở ô ly (nếu cho viết vào vở), VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn và khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Cho hs chơi trò chơi “Hộp quà bí mật” nêu những điều em biết về Bác Hồ
- Gv nhận xét, tuyên dương
- Gv dẫn dắt  ghi tên bài: Chiếc rễ đa tròn ( Hoạt động: Luyện tập)
Xếp các từ vào nhóm thích hợp:
- Bài yêu cầu gì?
+ Yêu cầu hs đọc các từ đã cho
+ Yêu cầu hs đọc 2 nhóm từ
- Gv hướng dẫn hs thảo luận nhóm 4 sau đó trình bày kết quả vào phiếu nhóm.
- Gọi một số hs trình bày kết quả trước lớp.
- Gv nhận xét và chốt kết quả: 
+ Nhóm 1: Từ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi gồm: chăm lo, yêu thương, quan tâm.
+ Nhóm 2: Từ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ gồm: kính yêu, nhớ ơn, kính trọng.
Chọn từ phù hợp để hoàn thành câu:
- Gv nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu hs đọc các từ đã cho
- Gọi hs giải nghĩa các từ:
+ Em hiểu thế nào là anh dũng?
+ Như thế nào gọi là thân thiện?
+ Cần cù là gì?
- Gv đọc từng câu, yêu cầu hs chọn từ điền
a) Người dân Việt Nam lao động rất (...).
b) Các chú bộ đội chiến đấu (...) để bảo vệ Tổ quốc.
c) Người Việt Nam luôn (...) với du khách nước ngoài.
- Gv nhận xét, chốt kết quả
- Yêu cầu hs đọc lại câu đúng
Quan sát tranh
- Bài yêu cầu gì?
a) Đặt tên cho bức tranh
- Gv treo tranh, yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ ai?
+ Bác Hồ đang làm gì?
+ Em đoán Bác đang ở đâu?
- Yêu cầu hs đặt tên cho bức tranh
- Gv nhận xét, tuyên dương
b) Nói một câu về Bác Hồ
- Gv hướng dẫn hs đặt câu
- Tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Truyền điện” thi nói câu về Bác Hồ.
- Gv nhận xét, biểu dương
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay học bài gì?
- TC Thi đặt câu nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi hoặc tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- Gv nhận xét giờ học.
- Chiếc rễ đa tròn
- Hs tham gia chơi
- Lắng nghe
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp
+ yêu thương, kính yêu, chăm lo, nhớ ơn, kính trọng, quan tâm
+ Nhóm 1: Những từ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi
Nhóm 2: Những từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ
- Hs thực hiện
- 2 nhóm trình bày. Nhóm khác góp ý, bổ sung.
- 1 hs đọc to kết quả đúng. Hs khác theo dõi. Sửa sai nếu có.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
- Lắng nghe, trả lời
+ anh dũng: không sợ khó khăn, nguy hiểm khi làm những việc cao đẹp.
+ thân thiện: thể hiện sự tử tế và có thiện cảm với nhau.
+ cần cù: chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên.
- Lắng nghe, chọn từ
a) Người dân Việt Nam lao động rất cần cù.
b) Các chú bộ đội chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ quốc.
c) Người Việt Nam luôn thân thiện với du khách nước ngoài.
- 1 hs đọc lại
- Hs nêu
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Vẽ Bác Hồ 
+ Bác Hồ đang tưới cây
+ Hs trả lời
- Hs đặt tên
- Lắng nghe và thảo luận nhóm: Nói câu trong nhóm. (VD: Bác Hồ tưới nước cho cây xanh).
- Hs tham gia chơi
- Hs viết câu đúng vào vở
- MRVT: Từ ngữ về Bác Hồ
- Hs tham gia thi
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt
 BÀI 24: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN ( Tiết 5)
VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ MỘT SỰ VIỆC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
Viết được đoạn văn kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
2. Năng lực: 
Hình thành, phát triển 3 năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác,
tự giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.
Hình thành, phát triển năng lực đặc thù (NL ngôn ngữ): Biết cách kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình qua lời kể. Viết đúng được 4 - 5 câu kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn vào vở ô ly.
3. Phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất: Trách nhiệm (Tự hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của gv). Chăm chỉ (Chăm học, chăm làm)
II. CHUẨN BỊ:
Kiến thức:
- GV cần nắm được cách HDHS viết đoạn theo nhiều cách khác nhau.
- Sử dụng PPDH phát huy trải nghiệm, tăng cường hoạt động thực hành giao
tiếp.
Phương tiện dạy học:
- GV: Phiếu thảo luận nhóm
- HS: vở ô ly
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn và khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi giới thiệu về Bác Hồ.
- Gv dẫn dắt  ghi tên bài: Chiếc rễ đa tròn ( Hoạt động: Luyện viết)
Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
- Bài yêu cầu gì?
- Gv hướng dẫn hs kể theo nhóm đôi
- Yêu cầu các nhóm kể trước lớp
- Gv nhận xét, sửa lỗi
Viết 4-5 câu về việc em vừa kể ở trên
- Gọi hs nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu hs làm bài vào vở
- Yêu cầu hs trình bày bài làm
- Gv nhận xét, sửa lỗi, tuyên dương bạn viết hay 
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, em được học những gì?
- Gv hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- Gv nhận xét giờ học.
- Chiếc rễ đa tròn
- Hs tham gia chơi
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Hs nêu
- Hs hoạt động nhóm đôi
- Đại diện 2 nhóm kể trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe, sửa sai
- 1 hs nêu
- Hs làm bài vào vở
- 2 – 3 hs đọc bài làm
- Hs nêu
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
BÀI 24: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN ( Tiết 6)
ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Tìm đọc được câu chuyện kể về Bác Hồ. Chia sẻ được một số thông tin về câu chuyện đã đọc. 
- Đọc đúng, rõ ràng bài đọc câu chuyện kể về Bác Hồ do gv hoặc hs chuẩn bị, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp.
- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. 
2. Năng lực: 
- Hình thành, phát triển 3 năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác,
tự giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.
- Hình thành, phát triển năng lực đặc thù (NL ngôn ngữ): 
+ Tự tìm đọc một câu chuyện kể về Bác Hồ.
+ Biết chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một câu chuyện kể về Bác Hồ một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin.
+ Chú ý nghe để học hỏi cách đọc của các bạn rồi tự điều chỉnh lời nói, cử chỉ, điệu bộ khi chia sẻ.
3. Phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất: Yêu nước (Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm của bản thân đối với Bác Hồ) Trách nhiệm (Tự hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của gv). Chăm chỉ (Chăm học, chăm làm)
II. CHUẨN BỊ:
1.Kiến thức:
- Gv cần hướng dẫn HS biết tìm sách có nội dung phù hợp theo từng chủ đề.
2. Phương tiện dạy học:
- Gv: Phiếu đọc sách, 1 số truyện kể Bác Hồ.
- Hs: 1 số sách, truyện sưu tầm trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn và khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Cho hs thi nói tên những bài hát về Bác Hồ
- Gv nhận xét, tuyên dương
- Gv dẫn dắt  ghi tên bài: Chiếc rễ đa tròn ( Hoạt động: Đọc mở rộng)
Tìm đọc một câu chuyện kể về Bác Hồ:
- Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu hs chia sẻ câu chuyện mình đã tìm đọc theo nội dung sau:
+ Tên câu chuyện là gì?
+ Nêu tên tác giả câu chuyện
+ Điều thú vị hoặc đáng nhớ nhất về Bác Hồ trong câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương
Kể lại câu chuyên đã đọc. Nói cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện
- Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm 4 trao đổi với nhau về những nội dung sau:
+ Tên câu chuyện là gì?
+ Điều thú vị hoặc đáng nhớ nhất về Bác Hồ trong câu chuyện.
+ Cảm xúc của em về Bác Hồ.
- Gọi một số hs trình bày kết quả trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay học bài gì?
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- Gv nhận xét giờ học.
- Chiếc rễ đa tròn
- Hs tham gia chơi
- Lắng nghe
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Tìm đọc một câu chuyện kể về Bác Hồ
- Một số hs chia sẻ
- Kể lại câu chuyên đã đọc. Nói cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện
- Hoạt động nhóm 4
- 2 – 3 hs kể. Cả lớp góp ý, bổ sung.
- Chiếc rễ đa tròn
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_31_bai_2324_bop_nat_qua_cam_ch.docx