TẬP ĐỌC
CHUYỆN BỐN MÙA
I. MỤC TIÊU
Đọc lưu loát được cả câu chuyện.
Đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của các phương ngữ.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm, phân biệt được lời các nhân vật.
Hiểu nghĩa các từ ngữ: đâm chồi nảy lộc, đơm, thủ thỉ, bập bùng, tựu trường.
Hiểu nội dung bài: Qua câu chuyện của bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa, tác giả muốn nói với chúng ta rằng mùa nào trong năm cũng có vẻ đẹp riêng và có ích lợi cho cuộc sống.
Tập đọc Chuyện bốn mùa i. Mục tiêu Đọc lưu loát được cả câu chuyện. Đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của các phương ngữ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm, phân biệt được lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ ngữ: đâm chồi nảy lộc, đơm, thủ thỉ, bập bùng, tựu trường... Hiểu nội dung bài: Qua câu chuyện của bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa, tác giả muốn nói với chúng ta rằng mùa nào trong năm cũng có vẻ đẹp riêng và có ích lợi cho cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ bài tập đọc hoặc các bức tranh vẽ cảnh đẹp của từng mùa trong năm. Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Giới thiệu bài: 3’ - Gọi 1 HS kể tên các mùa trong năm, nêu đặc điểm của mỗi mùa đó. 2. Dạy học bài mới: 2.1. Luyện đọc: 30’ Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài. Cho HS đọc nối tiếp từng câu b)Luyện đọc đoạn: - Cho HS chia đoạn - Gọi 1 HS đọc đoạn 1. - Yêu cầu HS đọc chú giải trong SGK, có thể giải nghĩa thêm nếu thấy HS chưa hiểu. - Mời 1 HS đọc câu của Thu nói với Đông. - Tổ chức cho HS luyện đọc câu văn dài. - Gọi HS đọc lại đoạn 1. - Yêu cầu HS đọc đoạn 2. - Theo dõi HS luyện ngắt giọng. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. - HS theo dõi , lắng nghe. - HS đọc nối tiếp mỗi em đọc 1câu, HS tìm từ khó luyện đọc. - HS chia đoạn. - 1 HS đọc bài. - 1 HS đọc chú giải. - HS đọc bài sau đó nêu cách ngắt câu văn này. + Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấc ngủ ấm trong chăn. // Sao lại có người không thích em được? // - 3 đến 5 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh. - Một số HS đọc bài theo yêu cầu. - 1 HS đọc bài. - Một số HS đọc bài trước lớp. - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2. (Đọc 2 vòng). - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Tiết 2 2.2 Tìm hiểu bài: 20’ - GV đọc lại bài lần 2. - Cho HS nêu câu hỏi 1 - GV nhận xét Câu 2: Tương tự Câu 3: Câu 4: Cho HS nêu ý nghĩa bài thơ 3. Luyện đọc lại: 15’ HS luyện đọc trong nhóm GV cùng lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất. 4. Củng cố - Dặn dò: 3’ Cho HS liên hệ thực tế 4 mùa. Nhắc HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: Lá thư nhầm địa chỉ. - Cả lớp đọc thầm và lần lượt trả lời câu hỏi. - HS khác theo dõi và trả lời câu hỏi 1 a) 4nàng tiên đại diện cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. b) HS lên chỉ từng nàng tiên trong SGK Câu 2: Xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc vì mùa xuân ấm áp thuận lợi cho cây cối phát triển. Câu 3: HS trả lời từng ý. Câu 4: HS nêu ý thích của mình và nêu lý do vì sao em thích. HS Mỗi nhóm 6 em phân vai đọc. Thứ ba ngày11tháng 9năm 2007 Kể chuyện Chuyện bốn mùa I. Mục tiêu Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung Chuyện bốn mùa. Biết kể chuyện bằng lời của mình, kể tự nhiên có giọng điệu và điệu bộ phù hợp với nội dung câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy- học Tranh minh hoạ câu chuyện như SGK. Bảng các câu hỏi cần gợi ý. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài GV hỏi HS bài tập đọc 2 tiết là bài gì? 2. Dạy- học bài mới 2.1. Hướng dẫn kể lại đoạn 1 Bước 1: Kể trong nhóm - GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và các gợi ý để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe. Bước 2: Kể trước lớp - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần có HS kể. 2.2. Kể lại đoạn 2 - Hỏi: Bà Đất nói gì về bốn mùa? 2.3. Kể lại toàn bộ câu chuyện - Yêu cầu kể nối tiếp theo đoạn. - Chia nhóm và yêu cầu HS kể chuyện theo vai. - Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần có nhóm HS trình bày. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết giờ học, tuyên dương các em tích cực hoạt động. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Bài Chuyện bốn mùa. - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, lần lượt từng em kể từng lời của các nàng tiên theo tranh. - Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi em chỉ kể theo 1 tranh sau đó kể cả đoạn 1. - Nhận xét bạn theo tiêu chí đã giới thiệu ở Tuần 1. - 4 HS lần lượt trả lời sau đó một số HS kể lại lời của bà Đất nói với bốn nàng tiên. - Nối tiếp nhau kể đoạn 1, 2. - Tập kể trong nhóm và trình bày trước lớp. - Một số HS phát biểu ý kiến cá nhân. Chính tả Chuyện bốn mùa I. Mục tiêu Chép đúng, không mắc lỗi đoạn Xuân làm cho ... đâm chồi nảy lộc trong bài Chuyện bốn mùa. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt n/l, dấu hỏi/dấu ngã. II. Đồ dùng dạy- học Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Giới thiệu bài GV giới thiệu 2.Dạy- học bài mới 2.1.Hướng dẫn viết chính tả - GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép - Bà Đất nói về các mùa như thế nào? - Đoạn văn có mấy câu? - Trong đoạn văn có những tên riêng nào? - Hãy nêu các chữ cái cần viết hoa. - GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng con. -.Đọc bài cho HS soát lỗi. 2.2.Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài trong Vở - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng. Bài 3:- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thi tìm các chữ theo yêu cầu đã nêu. - Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3.củng cố, dặn dò - Nhận xét chung về giờ học. - Dặn dò HS, em nào mắc từ 3 lỗi trở lên về nhà viết lại cho đúng. - 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi trên bảng. HS trả lời - Viết hoa các chữ cái đầu câu văn. - HS Viết bảng - Nhìn bảng chép bài. - Soát lỗi theo lời đọc của GV. - 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình. - Hoạt động theo nhóm để tìm chữ theo yêu cầu, sau đó cả lớp cùng kiểm tra kết quả của từng nhóm. Mỹ thuật: GV chuyên soạn giảng luyện từ và câu: Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? I. mục tiêu Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về thời gian theo các mùa trong năm. Biết đặc điểm của các mùa trong năm và sử dụng được một số từ ngữ nói về đặc điểm của các mùa. Biết trả lời và đặt câu hỏi về thời gian theo mẫu: Khi nào? II. đồ dùng dạy- học Bảng kẻ sẵn bảng thống kê như bài tập 2, SGK. Mẫu câu bài tập 3. III. các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. giới thiệu bài: 2’ - Trong giờ tập đọc đầu tuần các em đã được học về điều gì? 2. dạy - học bài mới: 35’ Bài 1: (miệng) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu HS chia nhóm và làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu bài tập. - Gọi đại diện các nhóm trình bày phần thứ nhất, kể về các tháng trong năm. Nghe và ghi lên bảng. Bài 2: (viết) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. HS làm vở, 2 em làm bảng phụ. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 3 - Yêu cầu 2 HS đọc đề bài. - Tổ chức cho HS trò chơi hỏi đáp. - Tuyên dương nhóm làm tốt 3.củng cố, dặn dò: 3’ - GV cho HS nhắc lại bài. - Dặn HS về ôn bài. - Chúng em được học về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. - 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Chia nhóm, 4 HS thành 1 nhóm và làm bài theo nhóm. - Một HS đại diện trình bày sau đó các nhóm nhắc lại, cả lớp đọc đồng thanh tên các tháng trong năm. - 2 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo. - Làm bài và chữa bài. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Thực hiện chia nhóm. - Nghe GV hướng dẫn cách chơi và chơi theo nhóm. Tập viết Chữ hoa: P I. mục tiêu Biết viết chữ P hoa theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Phong cảnh hấp dẫn theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định. II. đồ dùng dạy- học Mẫu chữ P hoa .Viết mẫu cụm từ ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn. Vở Tập viết 2, tập 2. III. các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. giới thiệu bài:3’ - GV giới thiệu bài từ chữ mẫu. 2. hướng dẫn tập viết: 30’ - Cho HS quan sát chữ P mẫu và phân tích về độ cao và cách viết. - GV phân tích cách viết chữ P - Yêu cầu HS viết chữ P hoa trong không trung và bảng con. - Sửa cho từng HS. - Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng. - Giải nghĩa từ ứng dụng. - Phân tích về độ cao các con chữ và khoảng cách các con chữ. - Cho hS tập viết bảng con chữ Phong - Hướng dẫn HS viết bài vào vở - Thu và chấm 5đến 7 bài. - Nhận xét bài của HS. 3. củng cố, dặn dò: 3’ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong Vở Tập Viết 2, tập hai. - HS phân tích chữ mẫu. - HS lắng nghe . - HS viết - HS đọc cụm từ - HS giải nghĩa cụm từ - HS phân tíchcác con chữ ở cụm từ ứng dụng. - Viết bảng. - HS viết theo yêu cầu vở tập viết. Âm nhạc: GV chuyên soạn giảng Tập đọc thư trung thu I. mục tiêu Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ mới, các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Ngắt hơi đúng nhịp thơ. Biết thể hiện giọng đọc tình cảm, ân cần khi đọc bài. Hiểu nghĩa các từ mới: Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hoà bình. Hiểu nội dung của bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác mong các cháu thiếu nhi cố gắng học hành, làm các việc vừa sức của mình để tham gia kháng chiến, để giữ gìn hoà bình, xứng đáng là cháu Bác Hồ. II. đồ dùng dạy- học Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện ngắt giọng. Bảng chép sẵn bài thơ cho HS học thuộc lòng. III. các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1.kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi 2 HS lên bảng để kiểm tra bài Lá thư nhầm địa chỉ. 2.dạy- học bài mới: 30’ 2.1. Giới thiệu bài - Yêu cầu một số HS kể những điều các em biết về Bác Hồ. 2.2. Luyện đọc - GV cho HS nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. Chú ý theo dõi HS đọc để phát hiện thêm các từ cần luyện phát âm, các câu cần chú ý ngắt giọng và các em mắc lỗi. - Đọc mẫu sau đó yêu cầu HS đọc các từ này. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài vòng 2. - Mời 1 HS đọc phần đầu. - Gọi 1 HS đọc bài thơ. - Gọi 1 HS đọc chú giải. - Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ. - Gọi HS đọc lại cả bài thơ. - GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp trước lớp bài tập đọc. - Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc trong nhóm của m ... chim khác. - Con gà có đặc điểm gì? - Chạy lon xon có nghĩa là gì? - Tương tự như vậy hãy tìm các từ chỉ đặc điểm của từng loài chim. - Theo con việc tác giả dân gian dùng các từ để gọi người, các đặc điểm của người để kể về các loài chim có dụng ý gì? - Con thích con chim nào trong bài nhất?, vì sao? - Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài vè sau đó xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng. 3. Củng cố dặn dò. - Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về đoạn văn sau của bài vè và chuẩm bị bài sau. - HS 1: Đọc phần 1,2 và trả lời câu hỏi 1,2 của bài. - HS 2: Đọc phần 3,4 và trả lời câu hỏi 3,4 của bài. - 1 HS khá đọc mẫu lần hai. Cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Luyện phát âm các từ: lon xon, nở, linh tinh, liếu điếu, mách lẻo,...(MT,MN) - Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. - 10 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc 2 câu. đọc 2 vòng. - Cả lớp đọc đồng thanh bài vè. - 1 HS đọc bài thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo. - Tác giả muốn nói các loài chim cũng có cuộc sống như cuộc sống của con người. - Trả lời theo suy nghĩ. - Học thuộc lòng sau đó thi đọc thuộc lòng bài thơ. Chính tả: Nghe viết Sân chim I/ Mục tiêu Nghe và đọc lại cho đúng, không mắc lỗi bài chính tả sân chim Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/ tr, uôt/ uôc. II/ Đồ dùng dạy - học Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ sau cho HS viết: + Chào mào, chiền chiện, chích choè, trâu bò, ngọc trai, chẫu chàng, trùng trục,... (MB) 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài - GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần thiết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại. - Đoạn trích nói về nội dung gì? a. Hướng dẫn trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - Trong bài có các dấu câu nào? - Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào? - Các chữ đầu câu viết như thế nào? b.Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ bắt đầu bằng n, l, tr, s,... - Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con. - Nhận xét và sửa lại từ HS viết sai. c.Viết chính tả. - GV đọc bài cho HS viết. d. Soát lỗi e.Thu và chấm một số bài. 2.2 Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 - Yêu cầu HS đọc bài 2 phần a. - Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - Nhận xét và cho điểm HS. - Tiến hành tương tự với phần b của bài tập này. Bài 3 - HS đọc yêu cầu bài. - Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận và viết vào bảng phụ rồi thi giữa các nhóm. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - 2 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp. - Một số HS nhận xét bài bạn trên bảng lớp. - Cả lớp đọc đồng thanh các từ vừa viết. - 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng. - Về cuộc sống của các loài chim trong sân chim. - Đoạn văn có 4 câu. - Dấu chấm, dấu phẩy. - Viết hoa và lùi vào 1 ô vuông. - Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn. - Viết các từ đã tìm được ở trên. - Nghe và viết lại bài. - Soát lỗi theo lời đọc của GV. - Điền vào chỗ trống ch hay tr. - HS nhận xét bài trên bảng. - Đọc đề bài và mẫu. - HS viết vào bảng phụ. tập làm văn Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim i/ mục tiêu Biết đáp lời cảm ơn trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Biết viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim. ii/ đồ dùng dạy - học Tranh minh hoạ bài tập 1, nếu có. Chép sẵn đoạn văn bài tập 3 lên bảng. Mỗi HS chuẩn bị tranh ảnh về loài chim mà con yêu thích. iii/ các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2, 3 HS lên bảng , yêu cầu đọc đoạn văn viết về mùa hè. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài. Bài 1 - Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh. - Hỏi: Khi được cụ già cảm ơn. Bạn HS đã nói gì? - Theo con, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào? - Bạn có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS. - Cho 1 HS đóng lại tình huống. Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại tình huống trong bài.Chú ý HS có thể thêm lời thoại (nếu muốn). - Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1. - Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác. Bài 3 - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn chim chích bông. - Những câu văn nào tả hoạt động của chim chích bông? - Gọi 1 HS đọc yêu cầu câu c. - Gọi 1 HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học. - 2 HS thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài. HS cả lớp theo dõi. - Bạn HS nói không có gì ạ. - Vì giúp các cụ già qua đường chỉ là việc nhỏ mà tất cả chúng ta đều có thể làm được. Nói như vậy để thể hiện sự khiêm tốn , lễ độ. - Một số cặp HS thực hành trước lớp. - 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp cùng suy nghĩ. - HS làm vịêc theo cặp. - HS dưới lớp nhận xét và đưa ra những lời đáp khác (nếu có). - 2 HS lần lượt đọc bài. - Một số HS lần lượt trả lời cho đến khi đủ các câu văn nói về hình dáng của chích bông - Viết 2,3 câu về 1 loài chim con thích. Tập đọc Một trí khôn hơn trăm trí khôn I/ Mục tiêu Đọc lưu loát cả bài. Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ Ngắt, nghỉ đúng sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ. Phân biệt được lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện. II/ Đồ dùng dạy - học Hiểu nghĩa các từ mới: ngầm, cuống quýt, đắn đo, thình lình, coi thường, trốn đằng trời, buồn bã, quý trọng. Hiểu được ý nghĩa của chuyện : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của gà rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn , không nên kiêu căng , coi thường người khác. II/ Đồ dùng dạy - học Tranh minh họa trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu, đoạn cần luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc thuộc lòng bài vè chim. - Nhận xét , cho điểm HS. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài. - Treo bức tranh 1 và hỏi : tranh vẽ cảnh gì? - Ghi tên bài lên bảng. - GV đọc mẫu cả bài một lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài. - Yêu cầu HS tìm các từ khó đọc trong bài. - Yêu cầu HS đọc từng câu. - Gọi 1 HS đọc chú giải. - Nêu yêu cầu cần luyện đọc theo đoạn và gọi 1 HS đọc đoạn 1. - Hãy nêu cách ngắt giọng câu văn đầu tiên trong bài. - Yêu cầu HS đọc câu văn trên theo đúng cách ngắt giọng. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. - Gọi HS đọc đoạn 2. - Gọi HS đọc lại đoạn 2. - Gọi HS đọc đoạn 3. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài theo nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân và đọc đồng thanh. - Tuyên dương các nhóm đọc tốt. - Đọc đồng thanh. 2.2. Tìm hiểu bài. - Giải thích từ ngầm, cuống quýt. - Coi thường nghĩa là gì? - Trốn đằng trời nghĩa là gì? - Gọi 1 HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. - Câu chuyện đã nói lên điều gì? 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - 5 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi. - 1 anh thợ săn đang đuổi con gà. - Theo dõi và đọc thầm theo. - Tìm và nêu các từ. - HS nối tiếp nhau đọc. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. - 1 HS khá đọc bài. - HS vừa đọc bài vừa nêu cách ngắt giọng của mình. - 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc lại đoạn 1. - 1 HS khá đọc bài. - Một số HS đọc bài. - 1 HS khá đọc bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc bài. - Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình. - Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2. - Ngầm: kín đáo, khônhg lộ ra ngoài. Cuống quýt: Vội đến mức rối lên. - Tỏ ý khinh thường. - HS đọc đoạn và tìm hiểu từng đoạn. - Lúc khó khăn , hoạn nạn mới biết ai khôn. Kể chuyện Một trí khôn hơn hai trăm trí khôn I/ Mục tiêu Biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Dựa vào trí nhớ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện với giọng hấp dẫn và sinh động, phù hợp nội dung. Biết nghe và nhận xét lời kể của đoạn. II/ Đồ dùng dạy - học Mũ Chồn, Gà và quần áo, súng, gậy của người thợ săn(nếu có). Bảng ghi sẵn gợi ý nội dung từng đoạn. III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu kể lại chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng. - Nhận xét, cho điểm HS 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài - Treo 2 bức tranh và hỏi: Bức tranh minh họa cho câu chuyện nào? - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1. - Bài cho ta mẫu như thế nào? - Bạn có thể cho biết , vì sao tác giả SGK lại đặt tên cho đoạn 1 của truyện là chú chồn kiêu ngạo? - Vậy theo con, tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì? - Hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho đoạn 1 mà vẫn thể hiện được nội dung của đoạn truyện này. - Yêu cầu HS chia thành nhóm . Mỗi nhóm 4 HS , cùng đọc lại truyện và thảo luận với nhau để đặt tên cho các đoạn tiếp theo của truyện. - Gọi các nhóm trình bày ý kiến. Kể lại từng đoạn truyện Bước 1: Kể trong nhóm. Bước 2: kể trước lớp. - Gọi mỗi nhóm kể lại nội dung từng đoạn. - Yêu cầu HS kể nối tiếp nhau. - Gọi HS nhận xét. - Gọi 4 HS mặc trang phục và kể lại truyện theo hình thức phân vai. - Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - 4 HS lên bảng kể chuyện - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - Mẫu: + Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo + Đoạn 2: Trí khôn của Chồn. - Vì đoạn truyện này kể về sự kiêu ngạo, hợm hĩnh của chồn. Nó nói với Gà Rừng là nó có một trăm trí khôn. - Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được nội dung của đoạn truyện đó. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS làm việc theo nhóm nhỏ. - HS nêu tên cho từng đoạn truyện. - Mỗi nhóm có 4 HS cùng nhau kể. - Các nhóm trình bày, nhận xét. - 4 HS kể nối tiếp lần 1. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. - HS kể theo 4 vai: Người dẫn chuyện, Chồn, Gà Rừng, bá thợ săn. - 1 HS kể chuyện. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Tài liệu đính kèm: