Giáo án Tiếng Việt 2 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tiếng Việt 2 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

- Đọc - hiểu được câu chuyện Người mẹ hiền.

 - Biết thể hiện sự cảm thông - Kiểm soát cảm xúc - Tư duy phê phán.

II. Khởi động:

Trò chơi “Cá nhảy” - ôn bài đọc Thời khóa biểu của em.

Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.

III. Hoạt động cơ bản:

Hoạt động 1: Luyện đọc

 Việc 1: Nghe cô đọc câu chuyện Người mẹ hiền. (cả lớp)

 Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (cặp đôi)

 Việc 3: Nghe cô đọc mẫu rồi đọc theo. (cả lớp)

+ Đọc từ ngữ: không nén nổi, trốn ra sao được, lấm lem, nghiêm giọng.

 + Đọc câu:

- Giờ ra chơi, / Minh thầm thì với Nam: // “Ngoài phố có gánh xiếc. // Bọn mình ra xem đi !” //

- Cô xoa đầu Nam / và gọi Minh đang thập thò ở của lớp vào, nghiêm giọng hỏi: //

 Việc 4: Đọc nối tiếp câu trong nhóm

Việc 5: Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

 Việc 1: Đọc thầm bài và TLCH cá nhân trong SGK (tr.63)

 Đọc đoạn 1- trả lời câu 1

 Đọc đoạn 2 - trả lời câu 2

 Đọc đoạn 3 - trả lời câu 3

 Đọc đoạn 4 - trả lời câu 4, 5

 Việc 2: Chia sẻ trong nhóm

 

docx 7 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
(Từ ngày 22/ 10 - 26/ 10/2018)
Tập đọc:
Bài: NGƯỜI MẸ HIỀN (2 tiết)
I. Mục tiêu:
- Đọc - hiểu được câu chuyện Người mẹ hiền.
 - Biết thể hiện sự cảm thông - Kiểm soát cảm xúc - Tư duy phê phán.
II. Khởi động:
Trò chơi “Cá nhảy” - ôn bài đọc Thời khóa biểu của em.
Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Luyện đọc
	Việc 1: Nghe cô đọc câu chuyện Người mẹ hiền. (cả lớp)
	Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (cặp đôi)
	Việc 3: Nghe cô đọc mẫu rồi đọc theo. (cả lớp) 
+ Đọc từ ngữ: không nén nổi, trốn ra sao được, lấm lem, nghiêm giọng.
 	+ Đọc câu: 
- Giờ ra chơi, / Minh thầm thì với Nam: // “Ngoài phố có gánh xiếc. // Bọn mình ra xem đi !” //
- Cô xoa đầu Nam / và gọi Minh đang thập thò ở của lớp vào, nghiêm giọng hỏi: //
	Việc 4: Đọc nối tiếp câu trong nhóm 	
Việc 5: Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
	Việc 1: Đọc thầm bài và TLCH cá nhân trong SGK (tr.63) 
	Đọc đoạn 1- trả lời câu 1
	Đọc đoạn 2 - trả lời câu 2
	Đọc đoạn 3 - trả lời câu 3
	Đọc đoạn 4 - trả lời câu 4, 5
 Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
 Việc 3: Chia sẻ trả lời câu hỏi trước lớp
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
	Việc 1: Đọc đoạn, bài. (nhóm)
	Việc 2: Thi đọc đoạn, toàn bài trước lớp (cá nhân, nhóm)
IV. Hoạt động ứng dụng:
	+ Kể về cô (thầy) giáo lớp 1 của em cho người thân nghe.
Kể chuyện:
Bài: NGƯỜI MẸ HIỀN 
I. Mục tiêu:
Kể câu chuyện Người mẹ hiền.
II. Khởi động:
Hát bài về thầy (cô) giáo - Kể lại câu chuyện Người thầy cũ.
 Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Dựa theo tranh vẽ, kể lại từng đoạn câu chuyện Người mẹ hiền bằng lời của em:
	Việc 1: Em quan sát tranh và kể (cá nhân)
	Việc 2: Chia sẻ cùng bạn trong nhóm 
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
	Việc 1: Kể nối tiếp đoạn trong nhóm. 
Việc 2: Thi kể đoạn trước lớp 
Hoạt động 3: Dựng lại câu chuyện theo vai 
	Việc 1: Phân vai các bạn trong nhóm (1 Người dẫn chuyện, 1 Minh,1 Nam, 1 bác bảo vệ, 1 cô giáo). 
Việc 2: Thực hiện trong nhóm 
Việc 3: Thi đóng vai trước lớp 
III. Hoạt động ứng dụng:
	Về nhà kể lại câu chuyện Người mẹ hiền cho người thân nghe.
Chính tả (Nghe - viết):
Bài: NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng một đoạn văn. Viết đúng các từ chứa tiếng có vần ao / au; các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / d / gi; các từ chứa tiếng có vần uôn / uông.
II. Khởi động:
 Trò chơi: Trời mưa - Trời nắng - Ôn bài: Làm bài 3(a) tr.61 
 Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Nghe - viết đoạn văn
	Việc 1: Nghe GV đọc đoạn văn sẽ viết (cả lớp)
	Việc 2: Trả lời câu hỏi: (cả lớp)
+ Cô giáo làm gì khi Nam khóc ?
Việc 3: Nghe cô đọc viết vào bảng con từ khó: xấu hổ, thập thò, nghiêm giọng.
Việc 4: Nghe cô đọc viết đoạn văn vào vở ô li
 Việc 5: Đổi chéo vở soát lỗi
Hoạt động 2: Làm bài tập 2, 3(a) (tr.65) 
	Việc 1: Làm bài cá nhân trong phiếu bài tập.
 Việc 2: Chia sẻ bài cặp đôi.
	Việc 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
IV. Hoạt động ứng dụng:
	Làm bài 3(b) vào vở SGK tr.65. Viết lại những chữ em viết sai ở nhà.
Tập đọc:
Bài: BÀN TAY DỊU DÀNG
I. Mục tiêu:
- Đọc - hiểu bài Bàn tay dịu dàng
II. Khởi động:
Trò chơi: “Chanh chua - Cua kẹp” và ôn bài Đọc và TLCH bài Người mẹ hiền. 
Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Luyện đọc
	Việc 1: Nghe cô đọc câu chuyện Bàn tay dịu dàng. (cả lớp)
	Việc 2: Nghe cô đọc mẫu rồi đọc theo. (cả lớp) 
 	+ Đọc từ: dịu dàng, âu yếm, khẽ nói, nặng trĩu nỗi buồn, buồn bã.
+ Đọc câu: 
- Thế là / chẳng bao giờ/ An còn được bà kể chuyện cổ tích, / chẳng bao giờ / An còn được bà âu yếm, / vuốt ve... //
Việc 3: Đọc nối tiếp câu trong nhóm.
Việc 4: Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
	Việc 1: Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi cá nhân trong SGK (tr.66) 
	Đọc đoạn 1,2 - trả lời câu hỏi 1, 2
	Đọc đoạn 3 - trả lời câu hỏi 3
	 Việc 2: Chia sẻ trả lời câu hỏi trong nhóm
 Việc 3: Chia sẻ trả lời câu hỏi trước lớp.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
	Việc 1: Mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài (trong nhóm)
	Việc 2: Thi đọc toàn bài trước lớp (cá nhân, nhóm)
IV. Hoạt động ứng dụng:
Đọc lại bài và trả lời các câu hỏi.
Luyện từ và câu:
Bài: TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
- Nhận biết các từ chỉ hoạt động, trạng thái. Biết dùng dấu phẩy trong câu.
II. Khởi động:
Trò chơi “Tìm từ nhanh” - ôn bài tìm từ chỉ hoạt động.
Ghi tên bài vào vở đọc và mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Bài tập 1. (tr.67)
	Việc 1: Làm việc cá nhân.
Việc 2: Chia sẻ cặp đôi .
Hoạt động 2: (Bài 2,3,4 tr. 67)
	Việc 1: Làm việc cá nhân trong phiếu bài tập.
	Việc 2: Chia sẻ trong nhóm.
	Việc 3: Chia sẻ trước lớp.
IV. Hoạt động ứng dụng:
 Cùng người thân chơi trò thi tìm các từ ngữ chỉ hoạt động nấu ăn. (M: nấu cơm)
Tập viết:
Bài: CHỮ HOA G 
I. Mục tiêu:
- Viết chữ hoa G (cỡ vừa và nhỏ). Câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
II. Khởi động:
Hát bài - Viết chữ hoa E, Ê vào bảng con.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Viết chữ hoa G (cả lớp)
	Việc 1: Quan sát cô viết mẫu và nghe nêu quy trình viết chữ.
	Việc 2: Viết chữ hoa G vào bảng con.
 Việc 3: Viết chữ Góp vào bảng con.
Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng: Góp sức chung tay. (Cả lớp)
	Việc 1: Trả lời câu hỏi Góp sức chung tay có nghĩa là gì ? 
	Việc 2: Quan sát và nghe cô viết mẫu và nêu quy trình viết câu ứng dụng.
Hoạt động 3: Viết vào vở Tập viết 2 (Tập 1) (Cả lớp)
	Việc 1: Em viết vào vở Tập viết 2 (Tập 1)
	Việc 2: Bình chọn bài viết đẹp trong nhóm, cả lớp.
IV. Hoạt động ứng dụng:
	Luyện viết thêm chữ hoa E,, Ê , G ở nhà.
Chính tả (Nghe - viết):
Bài: BÀN TAY DỊU DÀNG
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng một đoạn văn. Viết đúng các từ chứa tiếng có vần ao / au; các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / d / gi; các từ chứa tiếng có vần uôn / uông.
II. Khởi động:
Trò chơi: “Trời mưa” + Làm bài tập 3(b) tr.65
Viết tên bài vào vở - Đọc mục tiêu
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Nghe - viết đoạn văn
	Việc 1: Nghe đọc đoạn văn sẽ viết (cả lớp)
	Việc 2: Trả lời câu hỏi: (cả lớp)
Từ ngữ nào thể hiện tình cảm của thầy đối với An ?
	Việc 3: Nghe cô đọc - viết vào bảng con từ khó: buồn bã, dịu dàng, trìu mến.
Việc 4: Nghe cô đọc viết đoạn thơ vào vở ô li
 Việc 5: Đổi chéo vở soát lỗi
Hoạt động 2: Làm bài tập 2 (tr.69) 
	Việc 1: Cá nhân làm trong phiếu bài tập
	Việc 2: Chia sẻ bài trong nhóm
Hoạt động 3: Làm bài tập 3(b) (tr.69) 
	Trò chơi: Tiếp sức thi điền nhanh, đúng.
IV. Hoạt động ứng dụng:
	Làm bài 3(a) tr.69 ở nhà.
Tập làm văn:
Bài: MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
 KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
 - Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp tình huống.
 - Biết giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.
- Hợp tác - Ra quyết định - Tự nhận thức về bản thân - Lắng nghe phản hồi tích cực
II. Khởi động:
Trò chơi “Con thỏ” + Kể câu chuyện Bút của cô giáo.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Bài 1 sgk (tr.69)
 	Việc 1: Làm việc (cặp đôi)
	Việc 2: Chia sẻ trong nhóm.
Hoạt động 2: Bài 2 sgk (tr.69)
 	Việc 1: Trả lời câu hỏi cá nhân
	Việc 2: Chia sẻ trong nhóm.
Hoạt động 3: Bài 3 sgk (tr.69)
 	Việc 1: Viết đoạn văn ngắn vào vở cá nhân
	Việc 2: Chia sẻ trước lớp.
 IV. Hoạt động ứng dụng:
	Đọc bài văn của em cho người thân nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_2_tuan_8_nam_hoc_2018_2019.docx