Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 13 - Năm 2010

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 13 - Năm 2010

Tập đọc: BÔNG HOA NIỀM VUI

I.Mục tiêu :

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng , đọc rõ lời nhận vặt trong bài .

 -Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện . ( trả lới được các câu hỏi trong SGK).

- Rèn KNS: Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị.

II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh hoạ ,bảng phụ

III. Hoạt động dạy học :

 

doc 20 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 13 - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 22 tháng 11 năm 2010 
 Tập đọc: Bông hoa Niềm Vui 
I.Mục tiêu :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng , đọc rõ lời nhận vặt trong bài .
 -Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện . ( trả lới được các câu hỏi trong SGK).
- Rèn KNS: Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị. 
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ ,bảng phụ
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : Mẹ 
- Gọi HS đọc bài.
- Bài thơ giúp em hiểu gì về người mẹ?
- Nhận xét và cho điểm.
2. Dạy học bài mới :
- Giới thiệu bài. 
HĐ1. Luyện đọc :
a. Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn đọc.
b. Hướng dẫn đọc đúng: 
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu, gv theo dõi hướng dẫn sửa sai cho.
- Luyện đọc các từ khó đọc và dễ sai.
c. Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ câu văn dài.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 +) Những bông hoa màu xanh / lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
+) Một bông cho mẹ , vì cả bố và mẹ / đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.// 
- Luyện đọc. 
d. Đọc bài theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Nhận xét và cho điểm.
- HS đọc bài và trả lời các câu hỏi .
- HS lắng nghe 
- Đọc nối tiếp câu. 
- Luyện đọc đúng : Lộng lẫy , dạy dỗ . xanh.
HS đọc nối tiếp đoạn.
HS đọc chú giải.
HS đọc nối tiếp đoạn.
- Nghe phát hiện chỗ nghắt nghỉ 
- Luyện đọc câu văn dài( cá nhân, đồng thanh) 
- Đọc cho nhau nghe theo nhóm.
- Thi đọc bài.
 Tiết 2 
HĐ2. Tìm hiểu bài :
- Đọc thầm đoạn 1 .
? Mới sớm tinh mơ Chi đã vào vườn hoa để làm gì ? 
? Chi tìm bông hoa niềm vui để làm gì ?
? Vì sao bông hoa cúc màu xanh được gọi tên là bông hoa niềm vui ? 
? Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào ?
? Bông hoa niềm vui được miêu tả ntn?
- Đặt câu với từ lộng lẫy ?
- Đọc thầm đoạn 2 
? Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm vui ?
? Bạn Chi lại đáng khen thêm ở điểm nào? 
- Đọc thầm đoạn 3 .
? Nhìn thấy cô giáo, Chi đã làm gì ?
? Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói như thế nào ?
? Thái độ của cô ra sao ? 
? Khi bố khỏi bệnh , bố đã làm gì ?
? Vì sao?
? Theo em Chi là một cô bé như thế nào ?
HĐ3. Luyện đọc lại bài : 
- Đọc thể hiện theo vai .
- Nhận xét và cho điểm .
3. Củng cố- Dặn dò :
- Em học tập được những gì từ bài học ? 
 - Em thích đoạn nào nhất của bài vì sao ?
 - Nhận xét.
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài quà của bố 
- HS đọc thầm đoạn 1 .
- Tìm bông hoa cúc màu xanh được các bạn gọi là bông hoa niềm vui .
- Để tặng bố, giúp bố dịu bớt cơn đau . 
- Vì màu xanh là màu hi vọng luôn đem lại những điều tốt lành . 
- biết thương yêu bố.
- HS nêu.
- HS đặt câu 
- HS đọc thầm đoạn 2
- Vì Chi nhớ đến nội quy của nhà trường. 
- Tôn trọng nội quy bảo vệ của công 
- HS đọc thầm tiếp đoạn còn lại .
- Chi xin cô.
- Cô ôm Chi vào lòng và nói ...
- Cảm động trước tấm lòng ...
- Bố đưa Chi đến trường để cảm ơn cô.
- Vì nhà trường đã dạy dỗ Chi thành cô bé hiếu thảo.
- Thật thà , rất yêu bố mẹ và tôn trọng nội quy.
- Phân vai và đọc bài theo nhóm .
- Lớp nhận xét .
- HS trả lời theo ý mình.
Toán: 14 trừ đi một số : 14 - 8 
I. Mục tiêu :
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8 , lập được bảng 14 trừ đi một số .
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8 . 
II. Đồ dùng dạy học : - que tính , bảng phụ .
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : Đặt tính rồi tính .
 43 - 27 63 - 9 33 - 6 73 - 48 
 - Nhận xét và ghi điểm .
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Giới thiệu phép tính 14 - 8 
a.- Nêu bài toán.
? Muốn tìm số que tính còn lại ta làm ntn?
- Y/c HS sử dụng q.tính tìm kết quả .
- Còn lại bao nhiêu que tính ?
- Hướng dẫn HS chọn cách bớt hợp lý nhất .
- Viết 14 - 8 = 6 
b. Đặt tính rồi tính 
- Đặt rồi tính vào bảng con. 
? HS nêu cách đặt và cách tính .
- Cho HS nhắc lại cách trừ .
HĐ2: Lập bảng công thức:14 trừ đi một số .
- Viết bảng công thức và y/c HS tìm kết qủa. 
- Cho HS đọc thuộc bảng công thức.
HĐ3: Luyện tập :
Bài 1(cột 1,2 ). Tính nhẩm.
- HS nhẩm và nêu kết quả.
? Khi đã biết kết quả của 5 + 9 có cần tính kết quả của 9 + 5 không? Vì sao?
? Khi ta đã biết kết quả của 9 +5 và 5 +9. Ta có thể ghi ngay kết quả của 14 - 5 và 14 - 9 không? Vì sao?
Bài 2 : 3 phép tính đầu.
- HS tự làm và sau đó nêu cách thực hiện. 
Bài 3 : ( a/ b)
 - Gọi HS đọc Y/C.
- Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Y/C HS làm vào vở.
- 3 HS làm bảng lớp và nêu cách đặt tính và thực hiện.
Bài 4: 
- HS đọc đề , tự tóm tắt.
- HS tự giải bài.
- Nhận xét cho điểm.
3. Củng cố ,dặn dò :
- Đọc thuộc bảng công thức.
- Nhận xét tiết học.
-2HS làm bảng lớp và nêu cách đặt tính 
- Lớp nhận xét .
- HS nhắc lại đề toán .
- Ta thực hiện phép tính trừ 14 - 8 
- Thảo luận N2 để tìm kết quả .
- Còn lại 6 que tính .
- Nêu kết quả và cách tìm 
- HS tự tìm cách đặt tính và cách tính 
- Nêu cách đặt và cách tính .
- Nhiều HS nhắc lại cách trừ .
- Nối tiếp nhau tìm kết quả. 
- Học thuộc bảng công thức. 
- HS nêu yêu cầu và tự nhẩm.
- Nêu kết quả - Lớp nhận xét. 
- Không vì khi ta thay đổi vị trí của số hạng trong cùng một tổng thì tổng vẫn không thay đổi.
- Có vì khi ta lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia.
- Nêu Y/C của bài.
- 1HS bảng lớp, HS khác làm bảngcon.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- 1HS đọc Y/C.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS làm và trả lời.
-HS đọc đề và tự tóm tắt.
- Giải bài tập vào vở.
 Thứ 3 ngày 23 tháng 11 năm 2010 
 Toán: 34 - 8 
I. Mục tiêu : - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 - 8.
 - Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ.
 - Biết giải bài toán về ít hơn.
II. Đồ dùng dạy học : que tính, bảng phụ. 
III. Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: 
- Đọc bảng công thức 14 trừ đi một số.
- Nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài : 
HĐ1. Giới thiệu phép tính 34 - 8.
- Nêu bài toán.
? Muốn tìm số que tính còn lại ta làm như thế nào ? 
- Đặt tính rồi tính. 
? 34 - 8 giống dạng toán nào đã học? 
? Y/c HS nêu cách đặt tính và tính?
- Cho HS nhắc lại cách tính. 
3. Luyện tập :
Bài 1 : ( Cột 1 , 2 , 3 )
- HS tự đọc yêu cầu và làm bài 
? HS nêu kết quả bài làm. 
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 3 : Đọc đề toán 
- Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì? 
- Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?
- HS tóm tắt và làm bài.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 4 : 
 ? x là thành phần gì trong phép tính 
 - HS nêu quy tắc cách tìm 
 - HS làm bài .
 - Nhận xét và cho điểm .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà xem lại bài .
- HS nghe nhắc lại đề toán 
- Ta lấy 34 - 8 
- Giống dạng toán 33 - 5 
- Nêu cách đặt và cách tính 
- HS nhắc lại cách tính .
- HS tự đọc yêu cầu và làm sau đó nêu kết quả - nhận xét 
-Đọc và phân tích đề bài.
- Bài toán về ít hơn.
- 1 HS làm bảng.
 Bài giải: 
 Số con gà nhà bạn Ly nuôi là:
 34 - 9 = 25 ( con )
 Đ/ S : 25 con 
Lớp nhận xét và bổ sung.
- Số hạng chưa biết .
- HS nhắc lại quy tắc .
- Làm bài , 1 bạn làm bảng lớp .
- Nhận xét và bổ sung 
Kể chuyện: Bông hoa Niềm Vui
I. Mục tiêu: 
- Biết kể đoạn đầu của câu chuyện theo 2 cách; theo trình tự và thay đổi trình tự của câu chuyện.
- Dựa vào tranh kể được nội dung đoạn 2,3; kể được đoạn cuối của câu chuyện.
- Rèn KNS: KN giao tiếp, KN lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học : - Tranh.
III. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ : Câu chuyện sự tích cây vú sữa.
- Nhận xét và cho điểm .
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:.
2.2. Hướng dẫn kể:
 a. Kể đoạn mở đầu theo 2 cách 
- Nêu yêu cầu 
- Cách 1: Yêu cầu kể như thế nào?
- Cách 2 : Yêu cầu kể như thế nào?
- Gọi 2 HS khá kể mẫu
- HS tập kể. 
- Nhận xét và sửa cho HS
b. Kể đoạn 2 và 3
- Nêu yêu cầu 
- Yêu cầu kể trong nhóm. 
? Kể bằng lời của mình là kể như thế nào?
- Kể trước lớp :
- Nhận xét và cho điểm 
c. Kể đoạn cuối của câu chuyện. 
-Nêu yêu cầu 
? Nếu là bố của Chi em sẽ nói như thế nào để cảm ơn cô giáo?
- Gọi HS kể đoạn cuối. 
- Nhận xét và cho điểm. 
d. Kể toàn bộ. 
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
e)Dựng lại câu chuyện theo vai.
- Các nhóm phân vai kể .
3. Củng cố - Dặn dò :
 ? Em rút ra bài học gì ở câu chuyện?
 ? Bạn nào đặt tên khác cho chuyện?
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà kể lại cho cả nhà nghe.
-2HS kể nối tiếp. 
-Nêu mục bài 
- 1hs đọc to yêu cầu.
- Theo trình tự như câu chuyện 
- Đảo vị trí các ý trong câu chuyện 
- HS kể :- Bố của Chi đang ốm , phải nằm bệnh viện . Chi muốn đem tặng bố một bông hoa được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau. ..
- Nêu yêu cầu...
- Mỗi bàn 1 nhóm 
- Là không kể theo cách đọc chuyện.
- Các nhóm cử đại diện kể.
- Nhận xét 
-1 hs nêu.
- Cảm ơn cô đã cho cháu Chi hái những bông hoa quý trong vườn.
- Nhiều HS nối tiếp kể 
- Lớp nhận xét bình chọn những bạn kể hay nhất.
- 1 hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Phân vai dựng lại câu chuyện 
- Phải có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ và thật thà, trung thực, tôn trọng nội quy.
Chính tả: Bông hoa Niềm Vui 
I. Mục tiêu : - Chép chính xác bài CT , trình bày đúng doạn lời nói của nhân vật .
 - Làm được BT 2; BT(3) a/b hoặc BT phương ngữ do GV soạn .
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ .
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
- Viết các chữ khó : - Lặng yên, đêm khuya, - Nhận xét và cho điểm .
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài. 
HĐ1. Hướng dẫn tập chép : 
a. Ghi nhớ nội dung :
- Đọc đoạn viết 
? Đoạn văn là lời của ai?
? Cô giáo nói với Chi như thế nào?
b. Hướng dẫn trình bày :
? Đoạn viết có mấy câu?
? Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
? Đoạn viết có những dấu gì ?
c. Tập viết chữ khó
d. Viết bài.
e. Sửa lỗi chính tả.
g. Chấm và chữa.
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Thi tìm chữ. 
 - Thảo luận 
 - Nối tiếp tìm từ.
- Ghi bảng các từ HS tìm được .
- Cho HS đọc lại 
Bài 3: Nêu yêu cầu 
 - Đọc câu mẫu .
 - HS đặt câu.
 - Nhận xét và bổ sung 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài Quà của bố. 
-2HS viết bảng, lớp viết vào bảng con. 
- HS đọc lại đoạn chép .
- Là lời của cô giáo và Chi .
“Em hãy ...hiếu thảo ”
- Có 3 câu .
-Chữ đầu câu và tên riêng của nhân vật và tên riêng của hoa .
- Dấu ( , ) ; ... ng lớp sạch đẹp .
- HS trả lời câu hỏi của GV nêu ra.
- Quan sát tranh và nêu nội dung: Tranh vẽ cảnh trong giờ kiểm tra toán.
- Hà đề nghị Nam cho xem bài vì Hà không làm bài được. 
- HS nêu.
- HS lắng nghe, thảo luận theo nhóm bàn.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét xét từng cách ứng xử.
- HS nhận xét và giải thích vì sao đồng ý hay không đồng ý.
- Nhiều HS kể.
- Lớp nhận xét.
- Lần lượt từng HS lên hái hoa và trả lời câu hỏi có trong hoa.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết, sẽ làm cho niềm vui của bạn tăng lên, nỗi buồn vơi đi.
- HS nghe.
Luyện đọc- viết: Há miệng chờ sung
I./Mục tiêu: - Biết ngắt , nghỉ hơi ở đúng những câu văn có nhiều dấu câu .
 - Hiểu ND : Kẻ lười nhác lại chê người khác lười. Hiểu ý nghĩa truyện: phê phán những kẻ lười biếng, không chịu làm việc, chỉ chờ ăn sẵn.
- Nghe viết chính xác đoạn 2 của bài.
- Rèn KNS: KN tự nhận thức về bản thân, xác định giá trị.
II- Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh 1 số con vật
III- Hoạt động dạy học: 
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
HĐ1. Luyện đọc :
a. Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn đọc.
b. Hướng dẫn đọc đúng: 
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu, GV theo dõi, hướng dẫn sửa sai cho.
- Luyện đọc các từ khó đọc và dễ sai.
c. Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ câu văn dài.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
+ Ôi chao! //Người đâu mà lười thế.//
- Luyện đọc. 
d. Đọc bài theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Nhận xét và cho điểm.
HĐ2. Hướng dẫn viết:
? Câu chuyện đáng cười ở điểm nào?
- Hướng dẫn HS viết từ khó vào bảng con.
- GV đọc đoạn 2 để HS viết.
- GV đọc.
- Y/c HS đõi vở, kiểm tra lỗi chính tả.
- Chữa lỗi chính tả.
- GV chấm bài và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe. 
- Đọc nối tiếp câu. 
- Luyện đọc đúng : chệch, gắt.
HS đọc nối tiếp đoạn.
HS đọc chú giải.
HS đọc nối tiếp đoạn.
 - Nghe phát hiện chỗ nghắt nghỉ 
- Luyện đọc câu văn dài( cá nhân, đồng thanh) 
- Đọc cho nhau nghe theo nhóm.
- Thi đọc bài.
- Kẻ lười lại chê người khác lười.
- nằm ngửa, chệch.
- Viết vào vở.
- HS soát lỗi chính tả.
- Đổi vở, bắt lỗi.
Chính tả: QUà CủA Bố
I. Mục tiêu: 
- HS nghe-viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu.
- Làm được BT2 ; BT3 b.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập.
Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Bông hoa niềm vui 
Đọc 1 số chữ HS viết: yếu ớt, khuyên bảo, múa rối, nói dối.
Nhận xét cho điểm. 
2. Bài mới: Quà của bố 
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả 
- GV đọc đoạn viết.
+ Quà của bố đi câu về có những gì?
+ Bài viết chính tả có mấy câu?
+ Những chữ đầu câu ta viết như thế nào?
+ Câu nào có dấu 2 chấm?
- GV đọc cho HS viết từ khó: cà cuống, niềng niễng, quẫy, tóc nước.
Hướng dẫn HS trình bày vở.
GV đọc câu - cụm từ cho HS viết bài
GV theo dõi uốn nắn.
* GV đọc cho HS soát lỗi bài.
Hướng dẫn sửa lỗi, chấm điểm.
 HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 2:
Tổ chức HS thi đua: Điền vào chổ trống iê hay yê
Tuyên dương.
 Bài 3b:
- Y/ c HS làm nhóm
- GV nhận xét, sửa bài
3. Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Câu chuyện bó đũa.
- 2HS bảng, lớp viết vào bảng con. 
- 1 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen, nhị sen, cá chuối.
4 câu.
Viết hoa.
- HS tìm và trả lời.
- HS viết bảng con. 
HS đọc tư thế ngồi.
- HS viết bài.
HS dò bài
Sửa lỗi.
Đại diện các nhóm thi đua tiếp sức.
 Câu chuyên, yên lặng, viên gạch, luyện tập.
- HS nêu y/ c.
HS làm nhóm.
+ luỹ, chảy, vải, nhãn.
Luyện toán: 14, 24, 34,... trừ đi một số.
I.Mục tiêu: 
 - Luyện tập cho HS về cách tìm số bị trừ và dạng toán 14, 24, 34... trừ đi một số.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Nội dung bài luyện tập 
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Tính .
54 - 8 - 5 = 74 - 17 - 6 = 
 = =
84 - 13 + 23 = 94 - 23 +12 =
 = =
 Bài 2: Tìm x 
 x - 35 = 24 x - 26 = 66
 Bài 3: Bác Lan nuôi 54 con gà. Bác Hà nuôi 19 con gà. Hỏi bác Lan nuôi nhiều hơn bác Hà bao nhiêu con.
- HS đọc y/c và suy nghĩ làm 
- Chấm và chữa bài bổ sung .
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét đánh giá tiết học .
- Về nhà xem lại bài .
HS đọc y/c và suy nghĩ làm .
Chữa bài và nhận xét bổ sung .
 Giải:
 Bác Lan nuôi nhiều hơn số con gà là: 
 54 - 19 = 35(con gà)
 Đ/S: 35(con gà)
Luyện tiếng Việt: Câu kiểu Ai làm gì? 
I. Mục tiêu: 
 - Luyện tập củng cố cho HS về kiểu câu Ai – làm gì?
 - Luyện HS cách viết đoạn văn ngắn.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ ghi nội dung bài luyện tập. 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Củng cố lại kiến thức cũ :
Câu kiểu Ai làm gì ? dùng để đặt câu nói về gì ?
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Câu nào trong những câu dưới đây viết theo mẫu: Ai (con gì ? cái gì ) làm gì?
a.Cây nhài dấu kín những bông hoa trắng trong vòm lá.
b.Mặt trời đỏ như quả cà chua chín.
c.Thi là cô bé hiếu thảo.
d.Bạn An học bài trên gác.
Bài 2: Thêm bộ phận còn thiếu vào các dòng sau để hoàn chỉnh câu .
-Cô giáo ....
- ....xoà cành ôm cậu bé.
- Bố em....
- ...nhận quà và cảm ơn bà.
 Bài 3 : Viết 4à 5 câu trao đổi qua điện thoại theo nội dung sau :
a) Em gọi điện chúc mừng bạn được giải cao trong kì thi học sinh giỏi .
-HS đọc y/c và suy nghĩ làm .
- Chữa và chấm bài , nhận xét bổ sung .
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà xem lại bài 
Nói về hoạt động của người ,vật.
- Nêu y/c và suy nghĩ làm .
Lớp nhận xét và chữa bài bổ sung.
*) Bài 1: 
 - Câu a , d 
*) Bài 3 :
- A lô, Hiền đấy à. Mình là Lan đây. 
Mình rất mừng khi biết bạn được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi này. Chúc bạn tiếp tục được giải nhất trong kì thi tới . 
- Cảm ơn Lan. Mình sẽ cố gắng.
 Thứ 6 ngày 26 tháng 11 năm 2009
Tập làm văn: Kể về gia đình
I- Mục tiêu: 
- Biết kể về gia đình mình theo gợi ý cho trước (BT1). 
- Viết được một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) theo nội dung BT2.
- Rèn KNS: xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý .
III- Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: 
-Khi ông bà, bố mẹ bị mệt em phải làm gì ?
2. Dạy học bài mới :
2.1. Giới thiệu bài :
2.2 Hướng dẫn làm bài tập :
 * Bài 1: (miệng)
-Bài tập y/c gì?
- Treo bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý để HS đọc.
+ Gia đình em có bao nhiêu người?
+ Bố mẹ em làm nghề gì?
+ Anh chị làm nghề gì?
+ Em học lớp mấy? Trường nào?
+ Tình cảm của em đối với gia đình?
- Y/C học sinh thảo luận. 
ề Khi kể về gia đình mình, em dùng từ chính xác nói về công việc của từng người. Tình cảm của em đối với từng người.
- Gọi đại diện nhóm kể.
- Em thấy các bạn kể về gia đình mình ntn ?
-Nhận xét
Baứi 2: Viết
- Bài Y/C ta làm gì ?
? Chữ đầu đoạn, đầu câu viết như thế nào ?
? Khi viết hết câu ta phải làm gì ?
? Khi viết tên riêng ta phải viết ntn ? 
ị Dùng từ chính xác, đặt câu đúng và rõ ý kể về gia đình của em.
- HS viết bài
-Gọi HS đọc lại bài.
- Là người con trong gia đình em phải làm gì ?
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV tổng kết bài.
Chuẩn bị: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Viết tin nhắn.
Nhận xét tiết học. 
- Nêu y/c của bài .
Đọc các câu gợi ý .
- HS thảo luận nhóm đôi kể lại (1 HS hỏi, 1HS trả lời)
- 4 - 5 HS thi kể trước lớp.
-HS nhận xét bổ sung. 
-HS trả lời .
- Gia đình em gồm có 4 người: bố, mẹ, em gái và em. Bố em năm nay 38 tuổi. Bố là bộ đội. Mẹ em kém bố 4 tuổi. Mẹ là một người nội trợ giỏi. Em là học sinh lớp 2, còn em gái đang học mẫu giáo. Gia đình em sống rất hạnh phúc. Em rất tự hào về gia đình mình.
 Toán: 15, 16, 17, 18 TRừ đi một số.
I. Mục tiêu :	
- HS biết thực hiện các phép tính trừ để lập các bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
II. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng toán.
III. hoạt động dạy học:
1. Bài cũ : Đọc bảng trừ 14 .
- Nhận xét và cho điểm. 
2. Bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn lập các bảng trừ 
à GV ghi 15 - 7.
- Thực hiện phép tính trên còn lại bao nhiêu que tính?
Nêu kết quả - Nêu cách làm.
à GV kết luận: vậy 15 - 7 = 8.
- Chia nhóm thực hiện tiếp 2 phép tính trừ.
GV theo dõi các nhóm làm việc.
Treo bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số
Ghi phần kết quả lên bảng.
à Cho HS đọc lại.
HĐ2: Thực hành 
 Bài 1: Tính
Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
Nhận xét 
Tuyên dương HS làm bài tốt.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Y/ c HS đọc các bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Chuẩn bị: 55 - 8, 56 - 7, 37 - 8, 68 - 9.
Nhận xét tiết học.
- 8 que tính.
- HS nêu.
- Đại diện nhóm nêu kết quả phép tính.
 15 - 6 = 9 16 - 7 = 9 
 15 - 7 = 8 16 - 8 = 8 
 15 - 8 = 7 16 - 9 = 7
 15 - 9 = 6 17 - 8 = 9 
 18 - 9 = 9 17 - 9 = 8
HS đọc.
HS đọc yêu cầu.
Cả lớp làm vào vở. Vài HS lên bảng làm.
 15 16 17 14 20 
 _ 9 _ 7 _ 9 - 6 - 8
 6 9 8 8 12
Tập viết: CHữ HOA: L
I.Mục tiêu :
 - Viết đúng chữ L hoa (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng : Lá (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Lá lành đùm lá rách (3 lần).
-Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng: 
Mẫu chữ L hoa cỡ vừa. Câu Lá lành đùm lá rách cỡ nhỏ.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: Chữ hoa: K Gọi 2 HS lên bảng viết chữ K hoa, Kề.
3. Bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ L 
* GV treo mẫu chữ L.
- Chữ L cao mấy li? 
- Có mấy nét?
GV vừa viết vừa nhắc lại từng nét.
- GV yêu cầu HS viết bảng con.
- GV theo dõi, uốn nắn.
 HĐ2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
-Nêu cụm từ ứng dụng?
-Em hiểu câu tục ngữ trên khuyên điều gì?
-Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ:
- GV viết mẫu chữ Lá
- Tập viết chữ Lá.
Nhận xét, uốn nắn, tuyên dương.
 HĐ3: Thực hành 
GV yêu cầu HS nhắc lại cách cầm bút, để vở và tư thế ngồi viết.
-GV yêu cầu HS viết vào vở.
- GV theo dõi uốn nắn, giúp đỡ HS nào viết yếu.
- Chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Về hoàn thành bài viết.
Chuẩn bị : Chữ hoa: M
Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
-HS quan sát.
- Cao 5 li
- Có 1 nét.
- Theo dõi.
- HS viết bảng con chữ L (cỡ vừa và nhỏ).
- HS đọc. 
Khuyên người ta đùm bọc, cưu mang giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
 HS nhận xét. 
- HS theo dõi .
- Tập viết bảng con .
- HS nhắc lại.
HS viết bài vào vở. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_2_tuan_13_nam_2010.doc